Return to Video

Thành phố nổi, Nhà LEGO và các hình dáng kiến trúc khác của tương lai

  • 0:01 - 0:04
    Mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi
  • 0:04 - 0:07
    rằng tôi có nhiều nét giống người LEGO.
  • 0:07 - 0:08
    (Tiếng cười)
  • 0:08 - 0:11
    Và bà ấy thực sự có lý.
  • 0:11 - 0:14
    LEGO là một công ty thành công
  • 0:14 - 0:19
    trong việc khiến mọi người tin rằng
    LEGO đến từ quê nhà họ.
  • 0:19 - 0:22
    Nhưng không, nó đến từ quê nhà của tôi.
  • 0:22 - 0:25
    Vậy nên bạn có thể tưởng tượng ra
    sự hào hứng của tôi khi LEGO gọi đến
  • 0:25 - 0:28
    và mời chúng tôi cùng họ
    thiết kế Nhà Gạch.
  • 0:29 - 0:32
    Đây là mô hình kiến trúc -
    rõ ràng chúng tôi đã xây dựng nó từ LEGO.
  • 0:32 - 0:34
    Và đây là kết quả cuối cùng.
  • 0:34 - 0:36
    Điều chúng tôi cố gắng làm là thiết kế
  • 0:36 - 0:41
    một tòa nhà có tính tương tác
    vừa lôi cuốn lại vừa vui vẻ
  • 0:41 - 0:42
    như chính LEGO,
  • 0:42 - 0:45
    với các sân chơi liên kết với nhau
    trên sân thượng.
  • 0:45 - 0:47
    Bạn có thể vào một khu của sân
  • 0:47 - 0:51
    nơi mà người dân Billund
    có thể rong chơi miễn phí không cần vé.
  • 0:52 - 0:55
    Có lẽ nó là một trong các bảo tàng
    duy nhất trên thế giới
  • 0:55 - 0:58
    cho phép bạn chạm vào hiện vật.
  • 0:59 - 1:05
    Nhưng từ thiết kế trong tiếng Đan Mạch
    là "formgivning", có nghĩa là
  • 1:05 - 1:09
    tạo ra hình dáng chưa từng được tạo ra.
  • 1:09 - 1:12
    Nói cách khác chính là
    kiến tạo hình dáng cho tương lai.
  • 1:13 - 1:17
    Và điều tôi yêu ở LEGO
    là nó không phải đồ chơi.
  • 1:17 - 1:22
    Đó là công cụ giúp trẻ xây dựng
    thế giới của riêng mình,
  • 1:22 - 1:24
    và sống trong thế giới ấy
    thông qua vui chơi
  • 1:24 - 1:29
    và mời những người bạn của mình
    cùng sống và kiến tạo nên thế giới đó.
  • 1:29 - 1:32
    Từ "formgivning"
    có nghĩa chính xác là vậy.
  • 1:32 - 1:38
    Là con người, chúng ta có sức mạnh
    kiến tạo hình dáng cho tương lai.
  • 1:39 - 1:40
    Được truyền cảm hứng bởi LEGO,
  • 1:40 - 1:44
    chúng tôi vừa xây dựng
    một dự án nhà ở xã hội tại Copenhagen,
  • 1:44 - 1:47
    nơi chúng tôi đã chất
    các khối gỗ cạnh nhau.
  • 1:47 - 1:52
    Giữa chúng là những khoảng không dư
    cho chiều cao trần nhà và ban công.
  • 1:52 - 1:55
    Và bằng việc di chuyển nhẹ nhàng
    những khối gỗ,
  • 1:55 - 1:58
    chúng tôi có thể tạo đường cong
    hay bất kỳ hình dáng nguyên sơ nào,
  • 1:58 - 2:00
    thích nghi với bối cảnh đô thị bất kỳ.
  • 2:01 - 2:06
    Vì thích nghi có lẽ là một trong những
    động lực dẫn lối mạnh nhất của kiến trúc.
  • 2:06 - 2:08
    Một ví dụ khác là ở đây tại Vancouver.
  • 2:08 - 2:13
    Chúng tôi được yêu cầu nhìn ra
    ngã ba cầu Granville
  • 2:13 - 2:14
    ngay phần nó chạm tới nội đô.
  • 2:15 - 2:17
    Và chúng tôi bắt đầu vẽ ra các hạn chế.
  • 2:17 - 2:20
    Có một khoảng lùi công trình
    hơn 30m từ cây cầu
  • 2:20 - 2:22
    vì thành phố muốn đảm bảo
  • 2:22 - 2:25
    không ai quan sát giao thông trên cầu.
  • 2:25 - 2:28
    Có một công viên
    nơi chúng tôi không thể phủ bóng lên.
  • 2:28 - 2:32
    Cuối cùng, chúng tôi chỉ còn lại
    một hình tam giác tí hon cỡ dấu chân,
  • 2:32 - 2:33
    gần như quá nhỏ để xây dựng.
  • 2:34 - 2:35
    Nhưng rồi chúng tôi nghĩ,
  • 2:35 - 2:39
    sẽ ra sao nếu khoảng cách 30m kia
    là khoảng cách tối thiểu -
  • 2:39 - 2:43
    một khi có 30m trên không,
    chúng tôi lại có thể xây dựng công trình.
  • 2:44 - 2:45
    Và chúng tôi đã làm vậy.
  • 2:45 - 2:46
    Khi bạn lái xe qua cầu,
  • 2:47 - 2:49
    nó như thể ai đó vén tấm màn lên,
  • 2:49 - 2:51
    chào mừng bạn tới Vancouver.
  • 2:52 - 2:55
    Hay như cỏ dại mọc ở các khe trên vỉa hè
  • 2:55 - 2:58
    và phát triển
    khi gặp ánh sáng và không khí.
  • 2:58 - 3:01
    Dưới cây cầu,
    chúng tôi làm việc với Rodney Graham
  • 3:01 - 3:03
    và một nhóm các nghệ sĩ Vancouver,
  • 3:03 - 3:08
    để tạo nên thứ mà chúng tôi gọi là
    Nhà nguyện Sistine đường phố,
  • 3:08 - 3:09
    một phòng tranh lộn ngược,
  • 3:09 - 3:14
    cố gắng biến tác động tiêu cực
    của cây cầu thành tích cực.
  • 3:14 - 3:17
    Nên dù trông như kiến trúc siêu thực,
  • 3:17 - 3:20
    nó có khả năng thích ứng cao
    với mọi thứ xung quanh.
  • 3:21 - 3:25
    Nếu một cây cầu có thể thành bảo tàng,
    thì bảo tàng có thể được dùng như cây cầu.
  • 3:25 - 3:30
    Ở Na Uy, chúng tôi đang xây một bảo tàng
    trải dài qua một con sông
  • 3:30 - 3:33
    và đem đến cho mọi người
    một chuyến đi qua các buổi triển lãm
  • 3:33 - 3:36
    khi họ băng từ đầu công viên điêu khắc này
    sang đến đầu bên kia.
  • 3:37 - 3:40
    Một lối kiến trúc
    thích nghi với quang cảnh.
  • 3:41 - 3:45
    Ở Trung Quốc, chúng tôi xây dựng
    trụ sở cho một công ty năng lượng
  • 3:45 - 3:49
    và thiết kế mặt tiền như chất vải
    của nhà thiết kế Issey Miyake.
  • 3:49 - 3:52
    Nó gợn sóng,
    nên khi gặp hướng nắng mạnh,
  • 3:52 - 3:54
    toàn bộ đều không thấu quang;
  • 3:54 - 3:57
    khi ngược nắng, toàn bộ lại như thủy tinh.
  • 3:57 - 4:00
    Trung bình, nó chuyển đổi liên tục
    từ đặc sang trong suốt.
  • 4:01 - 4:03
    Và ý tưởng đơn giản
    không cần di chuyển phần nào
  • 4:03 - 4:05
    hay bất kỳ công nghệ nào này,
  • 4:05 - 4:08
    hoàn toàn là vì hình học của mặt tiền,
  • 4:08 - 4:11
    giảm thiểu tiêu thụ năng lượng
    vào việc làm mát đến 30%.
  • 4:13 - 4:15
    Bạn có thể nói rằng
    thứ làm tòa nhà trông tao nhã
  • 4:15 - 4:18
    cũng là thứ khiến nó vận hành tao nhã.
  • 4:18 - 4:21
    Đó là lối kiến trúc
    thích nghi với khí hậu.
  • 4:21 - 4:24
    Bạn cũng có thể thích nghi
    văn hóa với cái khác,
  • 4:25 - 4:29
    như tại Manhattan, chúng tôi đem
    kiến trúc tòa nhà có sân Copenhagen
  • 4:29 - 4:31
    với không gian mở
    nơi mọi người có thể tụ tập
  • 4:31 - 4:33
    như một ốc đảo giữa lòng thành phố,
  • 4:33 - 4:36
    kết hợp nó với chiều sâu và chiều dọc
  • 4:36 - 4:37
    của một tòa nhà chọc trời Mỹ,
  • 4:37 - 4:40
    để tạo nên thứ chúng tôi
    gọi là "tòa nhà chọc trời sân vườn".
  • 4:41 - 4:43
    Từ New York tới Copenhagen.
  • 4:43 - 4:45
    Bên bờ sông Copenhagen,
  • 4:45 - 4:50
    giờ chúng tôi đang hoàn thiện
    nhà máy xử lý rác thành năng lượng.
  • 4:50 - 4:53
    Nó sẽ là nhà máy xử lý rác
    thành năng lượng sạch nhất thế giới,
  • 4:53 - 4:56
    không có chất độc từ ống khói.
  • 4:56 - 4:59
    Một kỳ quan tuyệt vời
    của kỹ thuật hoàn toàn vô hình.
  • 4:59 - 5:01
    Nên chúng tôi nghĩ,
    làm sao thể hiện điều đó ra ngoài?
  • 5:02 - 5:05
    Và ở Copenhagen
    chúng tôi có tuyết, như bạn có thể thấy,
  • 5:05 - 5:08
    nhưng chúng tôi không có ngọn núi nào.
  • 5:08 - 5:11
    Chúng tôi phải đi xe buýt sáu tiếng
    để đến Thụy Điển
  • 5:11 - 5:12
    trượt tuyết trên núi.
  • 5:12 - 5:15
    Chúng tôi nghĩ,
    hãy đặt một con dốc trượt
  • 5:15 - 5:17
    lên mái của nhà máy năng lượng.
  • 5:17 - 5:21
    Đây là bước chạy thử đầu tiên
    mà chúng tôi thực hiện vài tháng trước.
  • 5:21 - 5:23
    Điều tôi thích
  • 5:23 - 5:28
    là nó cũng cho bạn thấy sức mạnh
    thay đổi thế giới của formgivning.
  • 5:28 - 5:30
    Tôi có một con trai năm tháng tuổi,
  • 5:30 - 5:32
    và thằng bé sẽ lớn lên trong một thế giới
  • 5:32 - 5:34
    không biết về việc từng có thời
  • 5:34 - 5:37
    bạn không thể trượt tuyết
    trên mái nhà máy năng lượng.
  • 5:37 - 5:39
    (Tiếng cười)
  • 5:39 - 5:43
    (Tiếng vỗ tay)
  • 5:43 - 5:47
    Hãy tưởng tượng ở thời của thằng bé
    và thế hệ của nó, đó là đường cơ sở.
  • 5:47 - 5:49
    Tưởng tượng chúng có thể
    nhảy xa thế nào,
  • 5:49 - 5:53
    ý tưởng hoang dã nào chúng có thể
    đặt ra cho tương lai mình.
  • 5:53 - 5:57
    Ngay trước nó,
    chúng tôi xây dựng một dự án nhỏ nhất.
  • 5:58 - 6:01
    Cơ bản đó là chín container
  • 6:01 - 6:03
    mà chúng tôi xếp chồng lên
    ở xưởng đóng tàu tại Ba Lan,
  • 6:03 - 6:06
    rồi chúng tôi mang nó qua biển Baltic
  • 6:06 - 6:08
    và neo đậu nó ở cảng Copenhagen,
  • 6:08 - 6:11
    nơi giờ là căn nhà của 12 học sinh.
  • 6:11 - 6:13
    Mỗi học sinh có hướng nhìn đẹp ra biển,
  • 6:13 - 6:17
    chúng có thể nhảy ra khỏi cửa sổ
    xuống con cảng sạch sẽ Copenhagen,
  • 6:17 - 6:18
    và rồi lại trở lên.
  • 6:19 - 6:22
    Tất cả nhiệt lượng từ khối nhiệt của biển,
  • 6:22 - 6:24
    tất cả năng lượng từ Mặt Trời.
  • 6:24 - 6:26
    Đó là 12 khu đầu tiên ở Copenhagen,
  • 6:26 - 6:28
    và đang sắp tới sẽ có 60 cái nữa,
  • 6:28 - 6:30
    200 cái nữa sẽ có tại Gothenburg,
  • 6:30 - 6:32
    và chúng tôi đang bàn với Paris Olympics
  • 6:32 - 6:35
    để đặt một ngôi làng nổi nho nhỏ
    trên sông Seine.
  • 6:36 - 6:40
    Rất giống kiểu kiến trúc
    du mục và tạm thời.
  • 6:40 - 6:44
    Và các bờ sông của thành phố
    đang trải nghiệm sự thay đổi.
  • 6:44 - 6:48
    Thay đổi về kinh tế, công nghiệp
    và khí hậu.
  • 6:48 - 6:51
    Đây là Manhattan trước cơn bão Sandy,
  • 6:51 - 6:54
    và đây là Manhattan sau cơn bão Sandy.
  • 6:54 - 6:56
    Chúng tôi được thành phố New York mời
  • 6:56 - 7:00
    xem xét liệu có thể chống lũ cho Manhattan
  • 7:00 - 7:02
    mà không cần xây đê
  • 7:02 - 7:05
    vì nó sẽ chia tách cuộc sống
    thành phố khỏi con sông quanh nó.
  • 7:05 - 7:08
    Chúng tôi được truyền cảm hứng
    bởi công viên High Line.
  • 7:08 - 7:11
    Có lẽ bạn biết High Line -
    một công viên mới tuyệt vời ở New York.
  • 7:11 - 7:15
    Cơ bản đó là đường ray ngừng hoạt động
  • 7:15 - 7:18
    giờ trở thành một trong những
    khu vui chơi nổi tiếng nhất thành phố.
  • 7:18 - 7:19
    Vậy nên chúng tôi nghĩ,
  • 7:19 - 7:23
    liệu chúng tôi có thể thiết kế
    công trình ngăn lũ cho Manhattan
  • 7:23 - 7:27
    để không cần phải chờ đợi cho tới lúc
    đóng cửa trước khi nó trở nên đẹp đẽ?
  • 7:28 - 7:34
    Chúng tôi đã ngồi xuống với người dân
    sống bên bờ sông New York,
  • 7:34 - 7:38
    và làm việc với họ
    để thiết kế công trình ngăn lũ
  • 7:38 - 7:41
    theo cách chỉ có thể khiến bờ sông của họ
  • 7:41 - 7:44
    dễ tiếp cận và thú vị hơn.
  • 7:44 - 7:47
    Dưới đường FDR,
    chúng tôi đặt các kiến trúc vòm
  • 7:47 - 7:50
    với phần tường trượt ngăn nước lũ.
  • 7:50 - 7:52
    Chúng tôi đang xây dựng
    sân có bậc nhỏ
  • 7:52 - 7:54
    khiến cho phần dưới thú vị hơn,
  • 7:54 - 7:56
    nhưng đồng thời ngăn được lũ.
  • 7:57 - 8:01
    Xa hơn về phía Bắc công viên Sông Đông,
  • 8:01 - 8:04
    chúng tôi tạo nên các con đồi thoai thoải
  • 8:04 - 8:08
    bảo vệ công viên khỏi tiếng ồn
    đường cao tốc,
  • 8:08 - 8:11
    nhưng đổi lại cũng trở thành
    kiến trúc bảo vệ khỏi cơn lũ
  • 8:11 - 8:15
    bằng cách chặn các con sóng xô
    khi bão nổi lên.
  • 8:16 - 8:20
    Ở một góc nhìn nhất định,
    dự án có tên gọi Dryline,
  • 8:21 - 8:22
    cơ bản như High Line -
  • 8:22 - 8:24
    (Tiếng cười)
  • 8:24 - 8:26
    Phiên bản công viên High Line
    giữ Manhattan khô ráo.
  • 8:26 - 8:28
    (Tiếng vỗ tay)
  • 8:28 - 8:32
    Nó được lên lịch động thổ
    tại phần Sông Đông đầu tiên
  • 8:32 - 8:33
    cuối năm nay.
  • 8:33 - 8:36
    Nhưng nó đã được thiết kế lại cơ bản
  • 8:36 - 8:38
    với người dân của Nam Manhattan
  • 8:38 - 8:42
    để tập hợp tất cả cơ sở vật chất
    cần thiết cho sự phục hồi
  • 8:42 - 8:46
    và đem đến cho chúng các tác động
    môi trường và xã hội tích cực bổ sung.
  • 8:47 - 8:52
    Không chỉ New York
    đối mặt với tình trạng này.
  • 8:52 - 8:55
    Thực tế, đến năm 2050,
  • 8:56 - 8:59
    90% các thành phố lớn trên thế giới
  • 8:59 - 9:01
    sẽ phải đối diện với mực nước biển dâng.
  • 9:01 - 9:03
    Ở Hamburg,
  • 9:03 - 9:05
    họ đã tạo ra một khu vực
  • 9:05 - 9:08
    có tầng đáy được thiết kế
    có thể chịu được trận lũ không tránh khỏi.
  • 9:09 - 9:15
    Ở Thụy Điển, họ đã thiết kế một thành phố
    có tất cả công viên đều là vườn ẩm,
  • 9:15 - 9:19
    được thiết kế để đối đầu
    với bão và nước thải.
  • 9:20 - 9:22
    Nên chúng tôi nghĩ, liệu mình có thể -
  • 9:22 - 9:24
    Thật ra, hôm nay,
  • 9:24 - 9:29
    3 triệu người đã sẵn sàng
    sống lâu dài trên biển.
  • 9:30 - 9:33
    Chúng tôi nghĩ, liệu mình có thể
    thực sự tưởng tượng một thành phố nổi
  • 9:33 - 9:37
    được thiết kế để kết hợp mọi
    Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững
  • 9:37 - 9:39
    của Liên Hiệp Quốc
  • 9:39 - 9:43
    thành một hệ sinh thái hoàn toàn mới
    do con người tạo ra.
  • 9:43 - 9:48
    Và tất nhiên, chúng tôi phải thiết kế nó
    để nó có thể tự sản xuất năng lượng,
  • 9:48 - 9:50
    thu thập khối nhiệt từ biển,
  • 9:50 - 9:54
    lực thủy triều, dòng hải lưu và sóng biển,
  • 9:54 - 9:55
    năng lượng từ gió,
  • 9:55 - 9:57
    nhiệt và ánh sáng Mặt Trời.
  • 9:58 - 10:01
    Đồng thời, chúng tôi sẽ tập hợp
    tất cả lượng mưa rơi
  • 10:01 - 10:04
    trên quần đảo nhân tạo này
  • 10:04 - 10:07
    và xử lý nó không dùng đến hóa chất
    mà chỉ dùng cơ học,
  • 10:07 - 10:08
    dự trữ và làm sạch nó.
  • 10:09 - 10:12
    Chúng tôi phải trồng
    thực phẩm tại địa phương,
  • 10:12 - 10:14
    nó phải có nguồn gốc từ cá và thực vật,
  • 10:15 - 10:19
    vì bạn sẽ không có không gian
    hay nguồn cung cho chế độ ăn đồ từ sữa.
  • 10:20 - 10:22
    Và cuối cùng,
  • 10:22 - 10:25
    chúng tôi sẽ xử lý rác thải
    ngay tại địa phương,
  • 10:25 - 10:30
    bằng cách tái chế, biến nó thành
    phân ủ và năng lượng.
  • 10:30 - 10:34
    Tưởng tượng nơi có quy hoạch tổng thể
    đô thị truyền thống,
  • 10:34 - 10:37
    bạn vạch ô lưới đường phố
    nơi có thể lái xe
  • 10:37 - 10:40
    và các khu đất nơi bạn có thể xây
    những tòa nhà.
  • 10:40 - 10:43
    Quy hoạch tổng thể này, chúng tôi đã
    ngồi xuống với một nhóm các nhà khoa học
  • 10:43 - 10:46
    và cơ bản đã bắt đầu
    với tất cả nguồn nguyên liệu
  • 10:46 - 10:48
    sẵn có tự nhiên có thể tái tạo,
  • 10:48 - 10:50
    và rồi chúng tôi bắt đầu phân luồng
    các nguồn nguyên liệu
  • 10:50 - 10:55
    qua hệ sinh thái nhân tạo
    hoặc sự chuyển hóa đô thị.
  • 10:56 - 10:59
    Nó sẽ là dạng mô-đun,
  • 11:00 - 11:01
    tạo lực đẩy,
  • 11:01 - 11:04
    và sẽ được thiết kế
    để chống lại bão nhiệt đới.
  • 11:04 - 11:07
    Bạn có thể đúc sẵn theo tỉ lệ,
  • 11:07 - 11:11
    và kéo nó đến neo vào những cái khác,
    để tạo nên một cộng đồng nhỏ.
  • 11:11 - 11:14
    Chúng tôi thiết kế
    những phần bổ trợ ven biển này
  • 11:14 - 11:16
    để dù nó có dạng mô-đun và theo logic,
  • 11:17 - 11:20
    mỗi đảo vẫn có sự độc đáo
    bởi cảnh quan ven bờ riêng biệt.
  • 11:20 - 11:23
    Kiến trúc phải duy trì
    ở mức tương đối thấp
  • 11:23 - 11:26
    để giữ trung tâm của trọng lực đẩy.
  • 11:26 - 11:29
    Chúng tôi sẽ lấy tất cả những gì
    của kiến trúc này
  • 11:30 - 11:32
    và dùng nó tạo nên không gian mở
  • 11:32 - 11:35
    để bạn có thể tận hưởng
    những khu vườn nông nghiệp bền vững.
  • 11:35 - 11:38
    Chúng tôi thiết kế nó cho vùng nhiệt đới,
    để mọi mái nhà được tối ưu hóa
  • 11:38 - 11:41
    trong việc thu thập năng lượng Mặt Trời
    và tạo bóng mát từ đây.
  • 11:42 - 11:45
    Tất cả nguyên liệu sẽ nhẹ
    và có khả năng tái tạo,
  • 11:45 - 11:46
    như tre và gỗ,
  • 11:46 - 11:50
    chúng cũng sẽ tạo nên môi trường
    ấm áp và lôi cuốn.
  • 11:50 - 11:55
    Và bất kỳ kiến trúc nào
    cũng được coi là vừa vặn với nền tảng này.
  • 11:56 - 12:00
    Bên dưới chúng tôi có khu dự trữ
    trong thuyền phao,
  • 12:00 - 12:03
    gần như phiên bản cực đại
    của nhà ở học sinh
  • 12:03 - 12:04
    mà chúng tôi đã từng làm việc.
  • 12:04 - 12:07
    Chúng tôi có tất cả khu dự trữ năng lượng
    được sản xuất,
  • 12:07 - 12:10
    tất cả khu dự trữ và xử lý nước.
  • 12:10 - 12:15
    Chúng tôi sẽ xử lý
    tất cả rác thải và phân ủ.
  • 12:15 - 12:18
    Chúng tôi cũng có
    phương pháp trồng trọt hỗ trợ
  • 12:18 - 12:21
    với mô hình thủy canh và khí canh.
  • 12:21 - 12:25
    Tưởng tượng gần như một phần dọc
    qua phối cảnh này
  • 12:25 - 12:29
    đi từ không khí bên trên,
    nơi ta có trang trại chiều dọc;
  • 12:29 - 12:33
    ở bên dưới, ta có trang trại
    khí canh và thủy canh.
  • 12:33 - 12:36
    Dưới sâu hơn, ta có trang trại biển
  • 12:36 - 12:39
    và nơi ta gắn hòn đảo với đất liền,
  • 12:39 - 12:44
    ta dùng đá sinh học để tạo nên
    dải san hô mới tái tạo môi trường sống.
  • 12:44 - 12:48
    Hãy nghĩ tới hòn đảo nhỏ có 300 người này.
  • 12:48 - 12:51
    Nó có thể nhóm lại với nhau
    để tạo thành một cụm hoặc khu vực
  • 12:52 - 12:56
    và rồi lại được nhóm lại
    thành một thành phố 10.000 người.
  • 12:56 - 12:59
    Và bạn có thể tưởng tượng
    nếu thành phố nổi này hưng thịnh,
  • 13:00 - 13:03
    nó có thể lớn lên như một vi sinh
    trên đĩa cấy ở phòng thí nghiệm.
  • 13:05 - 13:08
    Một trong những nơi đầu tiên
    chúng tôi xem xét đặt nó,
  • 13:08 - 13:10
    hay neo đậu thành phố nổi này,
  • 13:10 - 13:12
    là ở Đồng bằng Sông Ngọc.
  • 13:12 - 13:15
    Tưởng tượng tấm quang điện
  • 13:15 - 13:18
    trên quần đảo nổi trên biển này.
  • 13:18 - 13:21
    Khi bạn đi thuyền tới đảo,
    bạn sẽ thấy những cư dân biển
  • 13:21 - 13:26
    di chuyển xung quanh
    trên phương tiện vận tải biển khác.
  • 13:26 - 13:29
    Bạn đi qua một cảng cộng đồng.
  • 13:29 - 13:32
    Bạn có thể rong chơi
    trong các khu vườn nông nghiệp bền vững
  • 13:32 - 13:35
    với cảnh quan vừa có tính sản xuất,
    vừa có tính xã hội.
  • 13:35 - 13:40
    Nhà xanh (nhà kính) cũng trở thành nhà cam
    phục vụ đời sống nông nghiệp thành phố,
  • 13:40 - 13:43
    và dưới biển sâu,
  • 13:43 - 13:47
    cuộc sống nông nghiệp, khoa học
  • 13:47 - 13:49
    và không gian mở thật trù phú.
  • 13:49 - 13:52
    Theo một góc độ nào đó,
    bạn có thể tưởng tượng cảng cộng đồng này
  • 13:52 - 13:55
    là nơi mọi người sum họp, cả ngày và đêm.
  • 13:55 - 13:58
    Và nếu đó là cái đầu tiên
    được thiết kế cho vùng nhiệt đới,
  • 13:58 - 14:02
    chúng tôi cũng nghĩ kiến trúc ấy
    thích nghi với bất kỳ văn hóa nào,
  • 14:02 - 14:04
    hãy tưởng tưởng
    thành phố nổi Trung Đông
  • 14:04 - 14:07
    hay Nam Á
  • 14:07 - 14:11
    hoặc có thể là Scandinavia
    một ngày nào đó.
  • 14:12 - 14:15
    Có thể kết luận như sau.
  • 14:16 - 14:20
    Cơ thể con người có 70% là nước.
  • 14:20 - 14:24
    Và bề mặt hành tinh của chúng ta
    có 70% là nước.
  • 14:25 - 14:26
    Và con số này đang tăng.
  • 14:26 - 14:29
    Thậm chí nếu toàn thế giới
    tỉnh dậy vào ngày mai
  • 14:29 - 14:31
    và trở thành các-bon trung tính
    sau một đêm,
  • 14:31 - 14:35
    vẫn có các quốc đảo
    được định sẵn chìm trong biển nước,
  • 14:35 - 14:40
    trừ khi ta cũng phát triển các dạng
    môi trường sống nổi khác cho con người.
  • 14:42 - 14:45
    Điều duy nhất không thay đổi
    trên thế giới này đó là sự đổi thay.
  • 14:45 - 14:49
    Thế giới của chúng ta luôn thay đổi,
    và ngay bây giờ, khí hậu cũng thế.
  • 14:50 - 14:53
    Bất kể khủng hoảng có nghiêm trọng ra sao,
    và nó đúng là như vậy,
  • 14:53 - 14:58
    thì đó cũng là sức mạnh tập thể
    của loài người chúng ta.
  • 14:58 - 15:01
    Chúng ta có sức mạnh thích nghi
    với sự thay đổi
  • 15:02 - 15:05
    và sức mạnh kiến tạo hình dáng
    cho tương lai của mình.
  • 15:06 - 15:12
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Thành phố nổi, Nhà LEGO và các hình dáng kiến trúc khác của tương lai
Speaker:
Bjarke Ingels
Description:

Thiết kế mang lại hình dáng cho tương lai, kiến trúc sư Bjarke Ingels nói. Trong chuyến dự án vòng quanh thế giới của nhóm anh, hành trình đến một nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng (đồng thời còn giống như dốc trượt tuyết trên núi) và Nhà Gạch LEGO ở Đan Mạch - và xem qua cơ sở hạ tầng chống lũ tân tiến tại thành phố New York cũng như một kế hoạch đầy tham vọng để tạo ra những thành phố nổi, bền vững có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:24

Vietnamese subtitles

Revisions