Return to Video

Quantum Computers Explained – Limits of Human Technology

  • 0:00 - 0:03
    Trong suốt chiều dài lịch sử,
    công nghệ được sinh ra từ
  • 0:03 - 0:06
    trí tuệ loài người, lửa và gậy gộc.
  • 0:07 - 0:10
    Khi lửa và gậy gộc biến thành
    nhà máy điện và vũ khí hạt nhân,
  • 0:10 - 0:13
    não bộ chúng ta đã đạt được
    bước tiến bộ vĩ đại nhất.
  • 0:13 - 0:18
    Từ thập kỷ 60, sức mạnh trí tuệ nhân loại
    tăng lên theo cấp số nhân,
  • 0:18 - 0:22
    làm ra những cỗ máy nhỏ dần,
    đồng thời ngày càng mạnh mẽ.
  • 0:23 - 0:25
    Nhưng quá trình này sắp đến giới hạn
    về mặt vật lý.
  • 0:26 - 0:29
    Bộ phận máy tính đang đạt đến kích cỡ
    của một nguyên tử.
  • 0:29 - 0:33
    Để hiểu được vì sao đây là một vấn đề,
    ta cần biết khái niệm cơ bản.
  • 0:40 - 0:44
    Một máy tính được làm bởi nhiều bộ phận
    đơn giản, làm những việc đơn giản,
  • 0:44 - 0:48
    lưu trữ, xử lý dữ liệu và
    điều khiển các bộ phận.
  • 0:49 - 0:51
    Các chip máy tính gồm các module,
  • 0:51 - 0:54
    mang theo các cổng logic,
    gồm các transistor.
  • 0:55 - 0:58
    Transistor là bộ phận cơ bản nhất trong
    việc xử lý dữ liệu,
  • 0:58 - 1:02
    về cơ bản, nó là một công tắc để
    mở hoặc đóng
  • 1:02 - 1:03
    lối đi của thông tin.
  • 1:04 - 1:08
    Thông tin được sử dụng dưới dạng bit,
    có thể nhận giá trị 0 hoặc 1.
  • 1:09 - 1:13
    Chuỗi nhiều bit được dùng để đại diện
    cho các thông tin phức tạp hơn.
  • 1:14 - 1:18
    Transistor là tập hợp các cổng logic,
    mỗi cổng có chức năng rất đơn giản.
  • 1:18 - 1:23
    Ví dụ, một cổng AND sẽ trả về kết quả
    là 1 nếu mọi đầu vào là 1
  • 1:23 - 1:25
    và trả về 0 trong tất cả các
    trường hợp còn lại
  • 1:26 - 1:29
    Kết hợp các cổng logic sẽ đem lại
    các module tính toán thực tế hơn,
  • 1:29 - 1:31
    ví dụ như là phép cộng hai số.
  • 1:31 - 1:35
    Khi có thể cộng, bạn có thể nhân,
    và khi có thể nhân,
  • 1:35 - 1:37
    bạn cơ bản là làm được mọi thứ.
  • 1:37 - 1:41
    Mọi hoạt động thực tế dễ dàng hơn
    toán lớp 1 theo đúng nghĩa đen,
  • 1:41 - 1:44
    nên bạn có thể tưởng tượng máy tính
    giống như một lớp học
  • 1:44 - 1:46
    đang giải các bài toán đơn giản.
  • 1:47 - 1:51
    Với số lượng đủ lớn, chúng có thể
    tính toán ra mọi thứ.
  • 1:51 - 1:54
    Tuy nhiên, khi các bộ phận
    ngày càng nhỏ và mỏng,
  • 1:54 - 1:56
    vật lý lượng tử khiến mọi thứ
    trở nên khó hơn.
  • 1:57 - 2:00
    Cụ thể hơn, một transistor chỉ đơn giản
    là một công tắc điện.
  • 2:00 - 2:03
    Điện là đường dịch chuyển của
    electron từ nơi này sang nơi khác,
  • 2:03 - 2:08
    vì thế công tắc là cánh cổng để
    ngăn electron di chuyển theo một hướng.
  • 2:08 - 2:12
    Ngày nay, kích cỡ một transistor
    vào khoảng 14 nm,
  • 2:12 - 2:15
    tức là nhỏ hơn đường kính virus HIV
    8 lần,
  • 2:15 - 2:18
    nhỏ hơn hồng cầu 500 lần.
  • 2:19 - 2:22
    Một transistor đang gần đạt kích cỡ
    của một nguyên tử,
  • 2:22 - 2:26
    electron có thể chỉ cần dịch chuyển
    xuyên qua "cánh cổng" này
  • 2:26 - 2:28
    thông qua một "đường hầm lượng tử".
  • 2:29 - 2:32
    Về mặt lượng tử, vật lý hoạt động
    khá khác so với
  • 2:32 - 2:33
    những gì ta từng được làm quen,
  • 2:33 - 2:37
    và máy tính truyền thống khồng còn
    phù hợp nữa.
  • 2:37 - 2:41
    Chúng ta đang tiến tới rào cản
    vật lý trong việc phát triển công nghệ.
  • 2:42 - 2:44
    Để giải quyết vấn đề này,
    các nhà khoa học
  • 2:44 - 2:47
    đang thử nghiệm các tính chất
    lượng tử bất thường
  • 2:47 - 2:49
    bằng cách xây dựng máy tính lượng tử.
  • 2:50 - 2:53
    Trong máy tính thông thường, bit là đơn vị
    nhỏ nhất của thông tin.
  • 2:54 - 2:58
    Máy tính lượng tử sử dụng qubit, đơn vị
    cũng có thể đặt là một trong hai giá trị.
  • 2:58 - 3:01
    Một qubit có thể là hệ
    hai trạng thái lượng tử,
  • 3:01 - 3:04
    giống như là một spin trong từ trường
    hoặc là một photon đơn lẻ.
  • 3:05 - 3:08
    0 và 1 là các trạng thái của hệ thống,
  • 3:08 - 3:11
    giống như photon phân cực theo
    chiều ngang hoặc dọc.
  • 3:11 - 3:15
    Trong thế giới lượng thử, qubit không cần
    phải là 0 hoặc 1;
  • 3:15 - 3:18
    nó có thể là cả hai
    với một tỉ lệ nhất định.
  • 3:18 - 3:20
    Đây là nguyên lý chồng chập.
  • 3:20 - 3:24
    Nhưng cho đến khi kiểm tra giá trị,
    ví dụ như đưa photon vào một màng lọc,
  • 3:24 - 3:29
    nó sẽ phải chọn là phân cực dọc
    hoặc ngang.
  • 3:29 - 3:34
    Vì thế, khi không ai để ý, qubit có thể
    là sự chồng chập các khả năng
  • 3:34 - 3:37
    có giá trị 1 và 0, và bạn không thể đoán
    nó sẽ về giá trị nào.
  • 3:38 - 3:42
    Nhưng ngay khi bạn tính đến nó,
    nó sẽ ngay lập tức về chỉ một giá trị.
  • 3:42 - 3:45
    Nguyên lý chồng chập chính là
    bước ngoặt.
  • 3:45 - 3:48
    4 bit cổ điển có thể là một trong
  • 3:48 - 3:50
    2^4 giá trị tại một thời điểm.
  • 3:50 - 3:54
    Nghĩa là với 16 giá trị cho phép,
    bạn chỉ dùng được một.
  • 3:55 - 3:57
    4 qubit với chồng chập
  • 3:57 - 4:00
    có thể trở thành 16 giá trị cùng một lúc!
  • 4:01 - 4:04
    Con số này tăng theo cấp số nhân
    với từng qubit được thêm vào.
  • 4:05 - 4:08
    20 qubit có thể lưu trữ
    hơn một triệu giá trị song song nhau.
  • 4:09 - 4:12
    Kỳ lạ hơn, qubit có một tính chất rất dị
  • 4:12 - 4:15
    là rối lượng tử, một kết nối giữa
    các qubit
  • 4:15 - 4:18
    khiến cho trạng thái qubit này đổi
    dựa vào qubit còn lại,
  • 4:18 - 4:20
    không quan trọng khoảng cách giữa chúng.
  • 4:21 - 4:23
    Đồng nghĩa với việc chỉ cần tính
    một qubit
  • 4:23 - 4:28
    chúng ta có thể suy ra qubit còn lại
    mà không cần tính đến nó.
  • 4:28 - 4:31
    Vận dụng qubit cũng rất hại não.
  • 4:31 - 4:34
    Một cổng logic thông thường
    cần một nhóm đầu vào
  • 4:34 - 4:36
    vừa đưa ra một giá trị trả về duy nhất.
  • 4:37 - 4:40
    Một cổng lượng tử sử dụng
    một đầu vào là kiểu chồng chập,
  • 4:40 - 4:45
    biến đổi các khả năng, và trả về
    một kiểu chồng chập khác.
  • 4:45 - 4:50
    Vì thế một máy tính lượng tử cài đặt qubit
    và sử dụng các cổng lượng tử để làm rối
  • 4:50 - 4:53
    và vận dụng các khả năng để có thể
    tính toán đầu ra,
  • 4:53 - 4:58
    xem xét sự chồng chập để cuối cùng
    có được một chuỗi số 0 và 1.
  • 4:58 - 5:01
    Đồng nghĩa với việc bạn có thể
    tính toán rất nhiều phép tính
  • 5:01 - 5:04
    phù hợp với thiết lập bạn đề ra
    trong cùng một lúc.
  • 5:05 - 5:07
    Đương nhiên bạn chỉ nhận được một kết quả
  • 5:07 - 5:09
    và đó chưa chắc là kết quả bạn cần,
  • 5:09 - 5:12
    vì thế bạn cần kiểm tra lại và thử lại
    nếu cần.
  • 5:13 - 5:16
    Nhưng nếu khai thác khả năng chồng chập
    và rối lượng tử,
  • 5:16 - 5:18
    việc này có thể hiệu quả hơn rất rất nhiều
  • 5:18 - 5:20
    so với làm việc tương tự trên máy tính
    thông thường.
  • 5:22 - 5:25
    Vậy nên, trong khi máy tính lượng tử
    chưa thể thay thế máy tính trong nhà,
  • 5:25 - 5:28
    nó có thể vô cùng hữu dụng ở một số mảng.
  • 5:29 - 5:30
    Một trong số đó là tìm dữ liệu.
  • 5:31 - 5:32
    Để tìm dữ liệu nào đó,
  • 5:32 - 5:35
    một máy tính phải kiểm tra
    tất cả các mục trong một thời gian.
  • 5:36 - 5:39
    Thuật toán lượng tử chỉ cần căn bậc hai
    thời gian trên,
  • 5:39 - 5:42
    mà nếu là cơ sở dữ liệu lớn,
    đó là một sự khác biệt rõ ràng.
  • 5:43 - 5:47
    Thuật toán lượng tử rất nổi tiếng trong
    lĩnh vực phá bảo mật thông tin.
  • 5:47 - 5:50
    Hiện tại, trình duyệt, email và tài khoản
    ngân hàng
  • 5:50 - 5:53
    của bạn được bảo mật bằng hệ thống mã hóa,
    cấp cho mọi người
  • 5:53 - 5:57
    một khóa công khai để mã hóa một tin nhắn
    mà chỉ bạn có thể giải mã.
  • 5:57 - 6:00
    Vấn đề ở chỗ khóa công khai có thể
    sử dụng
  • 6:00 - 6:02
    để tính ra khóa cá nhân bí mật của bạn.
  • 6:03 - 6:06
    May là việc đó nếu làm trên
    máy tính thông thường
  • 6:06 - 6:08
    cần hàng năm trời thử các giá trị.
  • 6:08 - 6:11
    Nhưng máy tính lượng tử với tốc độ bá đạo
  • 6:11 - 6:12
    có thể làm rất nhanh chóng.
  • 6:13 - 6:15
    Một ứng dụng thú vị khác là
    mô phỏng.
  • 6:16 - 6:19
    Mô phỏng thế giới lượng tử cần
    nguồn tài nguyên rất lớn,
  • 6:19 - 6:22
    thậm chí với các cấu trúc lớn,
    như là phân tử,
  • 6:22 - 6:24
    chúng thường thiếu chính xác.
  • 6:25 - 6:28
    Vậy nên tại sao không mô phỏng lượng tử
    bằng chính vật lý lượng tử?
  • 6:29 - 6:32
    Mô phỏng lượng tử có thể đem lại
    hiểu biết mới về protein,
  • 6:32 - 6:34
    tạo ra cuộc cách mạng về dược phẩm.
  • 6:34 - 6:37
    Hiện tại ta không thể biết liệu
    máy tính lượng thử sẽ
  • 6:37 - 6:41
    là một công cụ chuyên biệt
    hay là cuộc cách mạng nhân loại.
  • 6:41 - 6:44
    Chúng ta không thể biết giới hạn
    của công nghệ,
  • 6:44 - 6:46
    và chỉ có duy nhất một cách để biết được!
  • 6:48 - 6:51
    Video được hỗ trợ bởi Học viện Khoa học
    Australia,
  • 6:51 - 6:54
    nơi chắp cánh và hỗ trợ cho ngành khoa học
    một cách tuyệt vời.
  • 6:54 - 6:57
    Tìm hiểu thêm về ượng tử và
    các vấn đề khác
  • 6:57 - 6:59
    tại .
  • 6:59 - 7:02
    Một hân hạnh lớn khi làm việc cùng họ,
    vì thế hãy thăm họ!
  • 7:02 - 7:06
    Video của chúng tôi được hoàn thành nhờ
    hỗ trợ của các bạn trên Patreon.com.
  • 7:07 - 7:11
    Nếu muốn hỗ trợ thêm và trở thành
    thành viên của binh đoàn chim Kurzgesagt,
  • 7:11 - 7:12
    hãy thăm Patreon của Kurzgesagt!
  • 7:12 - 7:16
    Sub by Phú Trần - gpaddy.com
Title:
Quantum Computers Explained – Limits of Human Technology
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
07:17

Vietnamese subtitles

Revisions