Return to Video

Béo phì + Nạn đói = 1 vấn đề lương thực toàn cầu

  • 0:01 - 0:04
    Tôi là Ellen, tôi rất có tâm hồn ăn uống.
  • 0:04 - 0:06
    Nhưng tôi không bị ám ảnh bởi đồ ăn
  • 0:06 - 0:08
    mà tôi bị ám ảnh về chính sách an ninh toàn cầu
  • 0:08 - 0:11
    bởi vì tôi đã sống ở New York vào ngày 11/9, rõ ràng là điều đó cũng hợp lý mà thôi.
  • 0:11 - 0:13
    Tôi liên hệ chính sách an ninh toàn cầu với lại vấn đề lương thực
  • 0:13 - 0:16
    bởi vì tôi nhận thấy rằng khi tôi đói, tôi rất cọc cằn.
  • 0:16 - 0:18
    Và tôi nghĩ trên thế giới này ai cũng vậy.
  • 0:18 - 0:20
    Đặc biệt là khi bạn và con của bạn đói,
  • 0:20 - 0:22
    hàng xóm xung quanh của bạn cũng vậy
  • 0:22 - 0:24
    thì bạn sẽ rất là dữ dằn.
  • 0:24 - 0:26
    Và điều thú vị là, những khu vực trên thế giới
  • 0:26 - 0:28
    mà nạn đói hoành hành
  • 0:28 - 0:30
    cũng là những nơi thiếu an ninh nhất.
  • 0:30 - 0:32
    Tôi làm việc trong một chương trình lương thực toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc
  • 0:32 - 0:34
    như 1 cách để liên kết những vấn đề
  • 0:34 - 0:36
    về an ninh và lương thực lại.
  • 0:36 - 0:38
    Và khi làm việc ở đó, tôi vô tình phát hiện
  • 0:38 - 0:40
    ra một chương trình rất hay
  • 0:40 - 0:42
    gọi là School Feeding, ý tưởng rất đơn giản là
  • 0:42 - 0:45
    can thiệp và giải quyết dứt điểm
  • 0:45 - 0:47
    cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ và đói kém.
  • 0:47 - 0:50
    Khuyến khích bọn trẻ tới trường bằng cách cho chúng những bữa ăn miễn phí,
  • 0:50 - 0:53
    rõ ràng 1 điều, giáo dục là bước đầu tiên để thoát khỏi đói nghèo.
  • 0:53 - 0:55
    Hơn nữa những bữa ăn này sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà bọn trẻ cần
  • 0:55 - 0:58
    để phát triển tinh thần và thể chất.
  • 0:58 - 1:01
    Khi tôi làm việc cho Liên Hiệp Quốc tôi gặp cô gái này. Cô tên là Lauren Bush.
  • 1:01 - 1:03
    Và cô có 1 ý tưởng rất độc đáo
  • 1:03 - 1:05
    là bán những chiếc túi có tên "Giỏ đựng thức ăn" (Feed Bag) --
  • 1:05 - 1:08
    điều thú vị là bạn có thể sử dụng làm túi xách.
  • 1:08 - 1:10
    Nhưng cứ mỗi chiếc túi được bán ra
  • 1:10 - 1:13
    tương đương với những bữa ăn miễn phí trong 1 năm cho 1 đứa trẻ.
  • 1:13 - 1:15
    Rất đơn giản,
  • 1:15 - 1:17
    giá 1 cái túi là 20-50 đô la
  • 1:17 - 1:19
    để cung cấp những bữa ăn trong suốt 1 năm.
  • 1:19 - 1:21
    Chúng tôi có thể bán những chiếc túi này mà quyên góp được rất nhiều tiền
  • 1:21 - 1:23
    và thu hút sự chú ý của người dân về Chương Trình Lương Thực Toàn Cầu (World Food Programme).
  • 1:23 - 1:25
    Nhưng mọi thứ tiến triển hơi chậm
  • 1:25 - 1:27
    nên Liên Hiệp Quốc đành bác bỏ ý tưởng này.
  • 1:27 - 1:30
    Và chúng tôi nghĩ, trời, ý tưởng này vừa hay vừa quyên được nhiều tiền, vậy mà...
  • 1:30 - 1:33
    Nên chúng tôi mặc kệ, chúng tôi sẽ sáng lập công ty của mình, và nó đã bắt đầu hoạt động 3 năm về trước.
  • 1:33 - 1:36
    Và đó cũng là giấc mơ đầu tiên của tôi, xây dựng 1 công ty tên là FEED.
  • 1:36 - 1:38
    Đây là hình chụp website của chúng tôi.
  • 1:38 - 1:41
    Chúng tôi làm túi xách này cho Haiti chỉ 1 tháng sau khi vụ động đất xảy ra
  • 1:41 - 1:43
    dự án sẽ cung cấp bữa ăn miễn phí cho những đứa trẻ Haiti.
  • 1:43 - 1:46
    FEED hoạt động rất tốt. Cho tới nay chúng tôi đã cung cấp 55 triệu bữa ăn
  • 1:46 - 1:48
    cho những đứa trẻ khắp thế giới
  • 1:48 - 1:51
    tương đương với 555.000 túi xách đã được bán ra,
  • 1:51 - 1:54
    Và hiện nay -- thật khó khăn khi nghĩ về nạn đói,
  • 1:54 - 1:56
    bởi vì chúng ta chỉ toàn nghĩ về việc ăn uống mà thôi.
  • 1:56 - 1:58
    Tôi rất có tâm hồn ăn uống.
  • 1:58 - 2:01
    Và một điều hơi lạ về nạn đói
  • 2:01 - 2:03
    và khi nói về nạn đói
  • 2:03 - 2:06
    là hầu hết mọi người muốn biết nước Mỹ đang như thế nào.
  • 2:06 - 2:08
    Người ta đang làm gì cho những đứa trẻ ở Mỹ?
  • 2:08 - 2:10
    Nạn đói cũng hoành hành ở Mỹ,
  • 2:10 - 2:12
    49 triệu người và gần 16.7 triệu đứa trẻ.
  • 2:12 - 2:15
    Điều này là một thảm kịch cho nước ta.
  • 2:15 - 2:18
    Nạn đói có ý nghĩa khác ở Mỹ so với nạn đói toàn cầu,
  • 2:18 - 2:21
    nhưng điều này cũng rất quan trọng để nói về nạn đói ở nước ta.
  • 2:21 - 2:24
    Nhưng còn 1 vấn nạn khác mà ai cũng biết
  • 2:24 - 2:26
    đó là nạn béo phì, cũng là một thảm kịch.
  • 2:26 - 2:28
    Và một thảm kịch khác nữa là cả nạn đói và nạn béo phì
  • 2:28 - 2:31
    chỉ mới nổi lên trong 30 năm gần đây thôi.
  • 2:31 - 2:33
    Không may là, nạn béo phì không chỉ có ở Mỹ.
  • 2:33 - 2:35
    Mà nó còn lan rộng khắp thế giới
  • 2:35 - 2:38
    và chủ yếu là qua hệ thống lương thực mà chúng ta xuất khẩu.
  • 2:38 - 2:40
    Những con số rất ấn tượng.
  • 2:40 - 2:42
    Cả 1 tỷ người béo phì hoặc thừa cân
  • 2:42 - 2:44
    và 1 tỷ khác thì đang đói kém.
  • 2:44 - 2:46
    Dường như đây là 2 vấn đề riêng lẽ,
  • 2:46 - 2:48
    nhưng tôi bắt đầu nghĩ về việc, bạn biết đấy,
  • 2:48 - 2:51
    cái gì là béo phì, cái gì là đói kém. 2 vấn đề này liên quan tới cái gì?
  • 2:51 - 2:53
    Chúng liên quan tới lương thực thực phẩm.
  • 2:53 - 2:55
    Và khi nghĩ về lương thực thực phẩm,
  • 2:55 - 2:57
    thì nguồn gốc của nó
  • 2:57 - 3:00
    là ở nền nông nghiệp.
  • 3:00 - 3:02
    Nông nghiệp là nguồn gốc của lương thực.
  • 3:02 - 3:04
    Nông nghiệp ở Mỹ cũng rất thú vị.
  • 3:04 - 3:06
    Nó rất vững chắc.
  • 3:06 - 3:09
    Và thực phẩm mà chúng ta sản xuất dẫn tới thực phẩm mà ta tiêu thụ.
  • 3:09 - 3:11
    Thực phẩm mà chúng ta sản xuất ít nhiều gì cũng có bắp, đậu nành và lúa mì.
  • 3:11 - 3:14
    Và như bạn thấy đây, 3/4 lượng thực phẩm mà ta tiêu thụ ngày nay
  • 3:14 - 3:16
    là thức ăn đã qua chế biến và thức ăn nhanh.
  • 3:16 - 3:18
    Không may là, trong hệ thống nông nghiệp nước nhà,
  • 3:18 - 3:20
    chúng ta đã không hoàn thành tốt việc truyền bá
  • 3:20 - 3:23
    những công nghệ này ra toàn thế giới trong 3 thập kỷ qua.
  • 3:23 - 3:26
    Nền nông nghiệp các nước châu Phi, nơi bị ảnh hưởng của nạn đói nhiều nhất trên thế giới
  • 3:26 - 3:28
    lại đi xuống 1 cách trầm trọng
  • 3:28 - 3:30
    và nạn đói lại gia tăng.
  • 3:30 - 3:32
    1 cách nào đó chúng ta đã không
  • 3:32 - 3:34
    truyền bá hệ thống nông nghiệp tiên tiến của mình
  • 3:34 - 3:36
    để giúp đỡ những người khác trên thế giới.
  • 3:36 - 3:39
    Vậy ai là người làm nông? Đó là điều tôi băn khoăn.
  • 3:39 - 3:41
    Tôi đến khu Midwest và đứng trên mấy thùng hạt giống
  • 3:41 - 3:43
    để coi có ngộ ra điều gì không,
  • 3:43 - 3:45
    nhưng tôi chỉ chụp được 1 tấm hình mà thôi.
  • 3:45 - 3:47
    Và sự thật là
  • 3:47 - 3:49
    giữa những người nông dân Mỹ,
  • 3:49 - 3:51
    mà tôi có dịp gặp ở Midwest,
  • 3:51 - 3:53
    họ rất bự con.
  • 3:53 - 3:55
    Và nông trại của họ cũng vậy.
  • 3:55 - 3:57
    Nhưng người nông dân ở những nước khác
  • 3:57 - 4:00
    lại rất gầy gò là bởi vì họ thiếu ăn.
  • 4:00 - 4:02
    Hầu hết những người đói kém trên thế giới sống dựa vào những người nông dân.
  • 4:02 - 4:04
    Và hầu hết họ là phụ nữ --
  • 4:04 - 4:06
    và đó là một chủ đề khác mà tôi không định nêu ra ở đây,
  • 4:06 - 4:08
    nhưng tôi cũng quan tâm tới vấn đề nam nữ bình quyền lắm.
  • 4:08 - 4:10
    Tôi nghĩ là cũng thú vị
  • 4:10 - 4:12
    khi nhìn vào nền nông nghiệp từ 2 khía cạnh.
  • 4:12 - 4:14
    Có những nông trại lớn và tiên tiến
  • 4:14 - 4:16
    sản xuất ra lương thực cho chúng ta ở Mỹ.
  • 4:16 - 4:18
    Và nó đã xuất hiện vào khoản 1980,
  • 4:18 - 4:20
    sau vụ khủng hoảng dầu mỏ,
  • 4:20 - 4:22
    từ khi có sự đại củng cố
  • 4:22 - 4:24
    và đại di cư của những tiểu nông ở Mỹ.
  • 4:24 - 4:26
    Và cùng lúc đó,
  • 4:26 - 4:29
    chúng ta đã để cho những nông dân ở Phi Châu tự lực cánh sinh.
  • 4:29 - 4:32
    Thật không may là, trồng ra được cái gì thì ăn cái đó.
  • 4:32 - 4:34
    Và ở Mỹ, những cái chúng ta ăn
  • 4:34 - 4:37
    dẫn đến béo phì và dẫn tới những thay đổi thực sự
  • 4:37 - 4:40
    trong bữa ăn của chúng ta trong 30 năm vừa qua.
  • 4:40 - 4:42
    Thật điên rồ.
  • 4:42 - 4:44
    Cứ 5 đứa trẻ dưới 2 tuổi thì có 1 đứa uống nước ngọt có ga.
  • 4:44 - 4:46
    Hello. Bạn không bỏ nước ngọt vô chai.
  • 4:46 - 4:48
    Nhưng mọi người làm vậy là ví nó quá rẻ.
  • 4:48 - 4:50
    Và toàn bộ hệ thống lương thực thực phẩm của chúng ta trong 30 năm qua
  • 4:50 - 4:52
    đã thật sự thay đổi.
  • 4:52 - 4:54
    Tôi nghĩ, nó không chỉ xuất hiện ở nước ta,
  • 4:54 - 4:57
    mà chúng ta đã truyền bá hệ thống này ra khắp thế giới.
  • 4:57 - 5:00
    Và khi bạn nhìn vào những dữ liệu của những nước phát triển thậm chí thuộc loại thấp nhất --
  • 5:00 - 5:03
    cụ thể là ở những thành phố, nơi phát triển với nhịp độ nhanh --
  • 5:03 - 5:05
    thì mọi người đều tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến kiểu Mỹ.
  • 5:05 - 5:07
    Và chỉ trong 1 thế hệ,
  • 5:07 - 5:09
    họ bắt đầu từ những người thiếu ăn
  • 5:09 - 5:11
    và tất cả những hậu quả về sức khỏe,
  • 5:11 - 5:13
    đến béo phì và những bệnh tật như tiểu đường
  • 5:13 - 5:15
    và bệnh tim, chỉ trong 1 thế hệ.
  • 5:15 - 5:17
    Và cái hệ thống lương thực mơ hồ này
  • 5:17 - 5:19
    đã ảnh hưởng tới cả nạn béo phì và nạn đói.
  • 5:19 - 5:21
    Không phải là phí thời gian để nói về chuyện này,
  • 5:21 - 5:23
    nhưng đây là hệ thống lương thực toàn cầu
  • 5:23 - 5:26
    mà trong đó 1 tỷ người đang đói kém, còn 1 tỷ khác lại bị béo phì.
  • 5:26 - 5:28
    Tôi nghĩ đó 1 cách duy nhất để nhìn nhận vấn đề.
  • 5:28 - 5:30
    Và thay vì tách cả 2 vấn đề này
  • 5:30 - 5:32
    thành những vấn đề riêng biệt,
  • 5:32 - 5:35
    thì ta nên gộp chung thành 1.
  • 5:35 - 5:37
    Chúng ta thấy có rất nhiều đồ ăn của mình ở khắp thế giới.
  • 5:37 - 5:40
    Và mọi người ở mọi nơi lại đang nhập vào hệ thống thực phẩm của chúng ta.
  • 5:40 - 5:42
    Nên rất thỏa đáng khi chúng ta phải bắt đầu nhìn nhận vấn đề theo 1 cách mới.
  • 5:42 - 5:44
    1 điều, mà tôi
  • 5:44 - 5:47
    và những người làm trong lĩnh vực công nghệ ngồi ở đây biết được là
  • 5:47 - 5:49
    phải mất 30 năm
  • 5:49 - 5:52
    để nhiều công nghệ bắt đầu thấm nhuần vào đời sống của chúng ta,
  • 5:52 - 5:54
    giống như con chuột vi tính, internet và windows.
  • 5:54 - 5:56
    Đó là một chu kỳ 30 năm.
  • 5:56 - 5:58
    Tôi nghĩ 2010 sẽ là năm rất thú vị.
  • 5:58 - 6:00
    Bởi vì đó là kết thúc của chu kỳ 30 năm.
  • 6:00 - 6:02
    Và đó là ngày ra đời của hệ thống lương thực toàn cầu.
  • 6:02 - 6:04
    Và hơn thế nữa
  • 6:04 - 6:06
    Tôi nghĩ, nếu chúng ta thật sự nghĩ rằng
  • 6:06 - 6:09
    đây là những gì xảy ra trong 30 năm qua, thì chúng ta vẫn còn hy vọng.
  • 6:09 - 6:11
    Đây là kỷ niệm 30 năm kể từ ngày thực phẩm biến đổi gen ra đời (GMO)
  • 6:11 - 6:14
    nước Big Gulp, gà viên Chicken McNuggets, nước ngọt có đường hóa học HFCS,
  • 6:14 - 6:16
    khủng hoảng nông nghiệp ở Mỹ
  • 6:16 - 6:19
    và sự thay đổi cách chúng ta truyền bá nông nghiệp ra toàn thế giới.
  • 6:19 - 6:21
    Vậy có rất nhiều lý do trong chu kỳ 30 năm này
  • 6:21 - 6:24
    dẫn đến sự hình thành 1 hệ thống lương thực mới.
  • 6:24 - 6:27
    Tôi cũng không phải là người duy nhất bị ám ảnh tới cái chu kỳ 30 năm này.
  • 6:27 - 6:29
    Những biểu tượng như Michael Pollan
  • 6:29 - 6:31
    và Jamie Oliver tại TED Prize wish
  • 6:31 - 6:34
    cả hai đã chỉ ra chu kỳ 30 năm
  • 6:34 - 6:37
    là phù hợp để hệ thống lương thực thay đổi.
  • 6:37 - 6:39
    Tôi cũng rất quan tâm tới năm 1980
  • 6:39 - 6:42
    vì đó cũng là sinh nhật lần thứ 30 của tôi trong năm nay.
  • 6:42 - 6:45
    Và trong cuộc đời tôi,
  • 6:45 - 6:47
    rất nhiều thứ đã xảy ra cho thế giới --
  • 6:47 - 6:49
    đối với một người bị ám ảnh bởi vấn đề lương thực như tôi--
  • 6:49 - 6:51
    thì rất nhiều thứ đã thay đổi.
  • 6:51 - 6:53
    Ước mơ thứ 2 của tôi là tôi nghĩ
  • 6:53 - 6:55
    chúng ta có thể nhìn vào 30 năm tới
  • 6:55 - 6:57
    là thời gian để hệ thống lương thực thay đổi 1 lần nữa.
  • 6:57 - 6:59
    Và chúng ta đã biết điều gì xảy ra trong quá khứ,
  • 6:59 - 7:01
    vậy nếu chúng ta bắt đầu từ bây giờ, chúng ta nhìn vào những công nghệ
  • 7:01 - 7:03
    và sự cải tiến lâu dài trong hệ thống lương thực,
  • 7:03 - 7:05
    chúng ta có thể cải tạo lại hệ thống lương thực.
  • 7:05 - 7:07
    Và khi tôi đứng lên diễn thuyết 1 lần nữa khi tôi 60 tuổi,
  • 7:07 - 7:10
    Tôi có thể nói rằng chúng ta đã thành công.
  • 7:10 - 7:12
    Và hôm nay tôi sẽ tuyên bố bắt đầu cho 1 tổ chức mới,
  • 7:12 - 7:15
    một tổ chức gây quỹ, 1 phần của hệ thống FEED, gọi là The 30 Project
  • 7:15 - 7:17
    Và The 30 Project sẽ tập trung
  • 7:17 - 7:19
    vào vấn đề thay đổi hệ thống lương thực
  • 7:19 - 7:21
    về lâu về dài.
  • 7:21 - 7:24
    Và tôi nghĩ bằng cách phân phối những bạn bè hợp tác quốc tế vào giải quyết nạn đói
  • 7:24 - 7:26
    và những người ủng hộ trong nước giải quyết nạn béo phì,
  • 7:26 - 7:29
    chúng ta sẽ tìm kiếm những giải pháp lâu dài
  • 7:29 - 7:31
    để cải thiện hệ thống lương thực cho mọi người.
  • 7:31 - 7:33
    Tất cả chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những hệ thống này đều khác nhau.
  • 7:33 - 7:36
    Và mọi người tranh luận về việc liệu nông nghiệp hữu cơ có thể là thực phẩm toàn cầu được không.
  • 7:36 - 7:38
    Nhưng nếu chúng ta có tầm nhìn 30 năm,
  • 7:38 - 7:40
    thì sẽ nhiều hy vọng hơn trong sự kết hợp những ý tưởng.
  • 7:40 - 7:43
    Và tôi hy vọng bằng cách kết hợp những tổ chức độc lập
  • 7:43 - 7:45
    như là chiến dịch ONE và Slow Food,
  • 7:45 - 7:47
    tuy hiện nay những tổ chức này không có nhiều điểm chung,
  • 7:47 - 7:50
    nhưng chúng ta có thể bàn về những giải pháp dài hạn có hệ thống
  • 7:50 - 7:52
    để cải thiện lương thực cho mọi người.
  • 7:52 - 7:54
    Tôi đã có 1 vài ý tưởng, nhìn xem,
  • 7:54 - 7:57
    thực tế là những đứa trẻ ở South Bronx cần táo và cà rốt
  • 7:57 - 7:59
    và những đứa trẻ ở Botswana cũng vậy.
  • 7:59 - 8:02
    Và làm thế nào chúng ta cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho những đứa trẻ này?
  • 8:02 - 8:05
    1 điều nữa là những sản phẩm thịt và cá đã trở thành thực phẩm toàn cầu.
  • 8:05 - 8:07
    Biết được cách tạo ra protein
  • 8:07 - 8:10
    có lợi cho sức khỏe của con người và môi trường
  • 8:10 - 8:13
    là điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc thay đổi khí hậu
  • 8:13 - 8:16
    và cách chúng ta bón phân bằng những chất hóa dầu.
  • 8:16 - 8:18
    Và bạn cũng biết đây là những vấn đề có liên quan với nhau
  • 8:18 - 8:20
    là những vấn đề lâu dài
  • 8:20 - 8:23
    và quan trọng tới cả người tiểu nông ở Châu Phi
  • 8:23 - 8:26
    và cả người nông dân cũng như người tiêu thụ ở Mỹ.
  • 8:26 - 8:29
    Và tôi cũng nghĩ chúng ta nên nhìn nhận những thực phẩm được chế biến theo 1 cách mới mẻ,
  • 8:29 - 8:32
    mà chúng ta thực sự đánh giá những mặt tiêu cực
  • 8:32 - 8:35
    như những chất hóa dầu và lưu lượng phân bón
  • 8:35 - 8:37
    cùng với giá của 1 bịch khoai tây.
  • 8:37 - 8:39
    Nếu giá của 1 bịch khoai tây
  • 8:39 - 8:41
    vốn dĩ đã mắc hơn 1 trái táo,
  • 8:41 - 8:43
    thì có lẽ bây giờ là lúc chúng ta
  • 8:43 - 8:45
    thay đổi cách lựa chọn thực phẩm
  • 8:45 - 8:47
    bởi vì lựa chọn thì cũng chỉ là lựa chọn
  • 8:47 - 8:50
    thay vì 3/4 sản phẩm được làm từ bắp, đậu nành và lúa mì.
  • 8:50 - 8:52
    The30Project.org đã bắt đầu hoạt động,
  • 8:52 - 8:55
    và tôi đã nhận được sự hợp tác từ 1 vài tổ chức khác để bắt đầu.
  • 8:55 - 8:58
    Và nó sẽ lớn mạnh trong 1 vài tháng tới.
  • 8:58 - 9:00
    Nhưng tôi thực sự hy vọng tất cả các bạn đều nghĩ tới 1 cách nào đó
  • 9:00 - 9:02
    mà các bạn có thể nhìn xa hơn về những thứ như hệ thống lương thực
  • 9:02 - 9:04
    và tạo ra sự thay đổi.
  • 9:04 - 9:08
    (Vỗ tay)
Title:
Béo phì + Nạn đói = 1 vấn đề lương thực toàn cầu
Speaker:
Ellen Gustafson
Description:

Ellen Gustafson, người đồng sáng lập ra những chiếc túi xách FEED được bán với mục đích từ thiện, nói rằng nạn béo phì và sự đói kém là 2 mặt của cùng 1 vấn đề. Tại TEDxEast, cô đã giới thiệu dự án The 30 Project -- dự án thay đổi cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm trong 30 năm tới và giải quyết sự bất bình đẳng về lương thực toàn cầu đằng sau những vấn nạn này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:09
Anh Tran added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions