Return to Video

Làm thế nào để nhờ giúp đỡ và nhận được cái gật đầu

  • 0:01 - 0:06
    Nhờ giúp đỡ có lẽ là điều
    tệ hại nhất đúng không?
  • 0:06 - 0:10
    Tôi chưa từng
    nhìn thấy nó trong top mười
  • 0:10 - 0:12
    thứ mà con người ta sợ nhất,
  • 0:12 - 0:14
    cùng với diễn thuyết trước đám đông,
  • 0:14 - 0:16
    và cả cái chết nữa,
  • 0:16 - 0:19
    nhưng tôi dám chắc
    nó thật sự nằm trong danh sách đó.
  • 0:19 - 0:22
    Dù nỗi sợ
    khi phải thừa nhận rằng
  • 0:22 - 0:24
    mình cần được trợ giúp
    thì thật là ngớ ngẩn,
  • 0:24 - 0:29
    dù đó là trợ giúp từ người thân,
    bạn bè hay đồng nghiệp
  • 0:29 - 0:31
    hay thậm chí, từ một người lạ,
  • 0:31 - 0:36
    trong ta vẫn luôn tồn tại
    cảm giác ngại ngùng và xấu hổ
  • 0:36 - 0:38
    khi nhờ ai đó giúp mình,
  • 0:38 - 0:41
    đó là lý do vì sao đa số chúng ta
    cố tránh né điều này
  • 0:41 - 0:43
    bất cứ khi nào có thể.
  • 0:43 - 0:47
    Cha tôi là một trong số đó,
  • 0:47 - 0:52
    tôi xin thề, ông thà chọn cách lái xe
    băng qua đầm lầy có rất nhiều cá sấu,
  • 0:52 - 0:56
    còn hơn là nhờ ai đó
    chỉ đường giúp ông.
  • 0:56 - 0:59
    Khi tôi còn nhỏ,
    gia đình tôi đã có một kì nghỉ.
  • 0:59 - 1:02
    Chúng tôi lái xe từ nhà ở Nam Jersey
    đến Colonial Williamsburg.
  • 1:02 - 1:06
    Và thật không may,
    chúng tôi đã lạc đường.
  • 1:06 - 1:08
    Mẹ và tôi đã năn nỉ cha
  • 1:08 - 1:13
    tấp xe vào lề và hỏi thăm
    cách quay lại quốc lộ
  • 1:13 - 1:15
    nhưng ông một mực từ chối,
  • 1:15 - 1:18
    thêm vào đó, quả quyết rằng
    chúng tôi không hề bị lạc,
  • 1:18 - 1:21
    ông chỉ muốn xem xem
    có gì ở quanh đây thôi.
  • 1:21 - 1:23
    (Cười)
  • 1:23 - 1:25
    Vậy nếu muốn nhờ giúp đỡ,
  • 1:25 - 1:30
    thực tế, tất cả chúng ta
    phải làm nó mỗi ngày--
  • 1:30 - 1:33
    thì cách duy nhất
    khiến ta cảm thấy thoải mái
  • 1:33 - 1:35
    là làm nó thật tốt,
  • 1:35 - 1:38
    để tăng cơ hội rằng
    khi ta cần nhờ ai đó giúp
  • 1:39 - 1:41
    thì chắc chắn họ sẽ gật đầu.
  • 1:41 - 1:44
    Không chỉ vậy,
    họ còn thấy hài lòng
  • 1:44 - 1:47
    và thậm chí, cảm thấy mình
    có ích khi giúp được cho bạn.
  • 1:47 - 1:51
    Chỉ như thế, họ mới sẵn lòng
    để tiếp tục giúp đỡ bạn trong tương lai.
  • 1:51 - 1:54
    Bản nghiên cứu
    mà tôi và các cộng sự đã thực hiện
  • 1:54 - 1:57
    đã làm sáng tỏ lý do
    tại sao đôi khi
  • 1:57 - 1:59
    người ta gật đầu,
    đồng ý giúp
  • 1:59 - 2:01
    và tại sao đôi khi
    họ lại chối từ.
  • 2:01 - 2:04
    Bây giờ, tôi muốn bắt đầu với câu nói:
  • 2:05 - 2:06
    nếu cần trợ giúp,
  • 2:06 - 2:09
    bạn sẽ phải nhờ ai đó.
  • 2:09 - 2:10
    Hãy nói ra.
  • 2:10 - 2:12
    Được chứ?
  • 2:12 - 2:15
    Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta
    trải qua cái mà các nhà tâm lí học gọi là
  • 2:15 - 2:17
    "Ảo tưởng minh bạch",
  • 2:17 - 2:19
    về cơ bản, chúng ta
    luôn lầm tưởng rằng
  • 2:19 - 2:22
    suy nghĩ, cảm xúc
    và nhu cầu của ta
  • 2:22 - 2:25
    rất dễ bị người khác nhìn thấu.
  • 2:25 - 2:27
    Điều này chẳng đúng tí nào
    nhưng chúng ta vẫn tin.
  • 2:27 - 2:31
    Vì vậy, ta phí thời gian mong chờ
    người khác biết được mình cần gì
  • 2:31 - 2:34
    rồi tự đề nghị giúp đỡ chúng ta.
  • 2:34 - 2:37
    Đây thực sự là một lầm tưởng rất tai hại.
  • 2:37 - 2:40
    Thực tế, thì rất khó
    để biết được bạn cần gì,
  • 2:40 - 2:44
    thậm chí, những người thân
    cũng khó thể biết được
  • 2:44 - 2:46
    làm thế nào để có thể giúp đỡ bạn.
  • 2:46 - 2:48
    Bạn trai của tôi đã phải tập thói quen
  • 2:49 - 2:51
    hỏi tôi nhiều lần trong ngày:
  • 2:51 - 2:54
    "Em ổn chứ?
    Em cần anh giúp gì không?"
  • 2:54 - 2:58
    vì tôi rất tệ trong việc biểu lộ
    nhu cầu cần sự giúp đỡ.
  • 2:58 - 3:01
    Giờ thì anh ấy kiên nhẫn hơn
  • 3:01 - 3:04
    và chủ động giúp đỡ nhiều hơn mức
  • 3:04 - 3:08
    mà bất cứ ai trong chúng ta cũng mong đợi.
  • 3:08 - 3:11
    Vì thế, nếu cần giúp đỡ,
    bạn sẽ phải nhờ một ai đó.
  • 3:11 - 3:14
    Nhưng khi ai đó
    biết bạn cần được giúp đỡ,
  • 3:14 - 3:17
    làm thế nào họ biết
    bạn muốn họ giúp bạn?
  • 3:17 - 3:21
    Bạn đã bao giờ tự nguyện
    giúp ai đó
  • 3:21 - 3:23
    mà ngay từ đầu, người đó
    không thực sự muốn bạn giúp chưa?
  • 3:23 - 3:26
    Họ nhanh chóng thấy khó chịu,
    đúng không?
  • 3:26 - 3:29
    Một ngày nọ,
    chuyện có thật.
  • 3:29 - 3:31
    con gái mới lớn của tôi
    đang thay đồ đến trường
  • 3:31 - 3:34
    và tôi đã giúp con bé một cách vô ý.
  • 3:34 - 3:35
    (Cười)
  • 3:35 - 3:38
    Tôi nghĩ con bé trông thật xinh
    với đồ sáng màu.
  • 3:38 - 3:42
    Con bé thì lại thích đồ tối màu,
    trung tính hơn
  • 3:42 - 3:45
    Và tôi đã góp ý thẳng rằng
  • 3:45 - 3:47
    tôi nghĩ con bé nên lên lầu
  • 3:47 - 3:50
    và tìm bộ đồ khác sáng hơn một xíu
  • 3:50 - 3:52
    (Cười)
  • 3:52 - 3:55
    Nếu ánh nhìn
    có thể giết người,
  • 3:55 - 3:57
    thì tôi có lẽ đã không thể
    có mặt tại đây lúc này.
  • 3:57 - 4:03
    Chúng ta không thể trách người khác
    vì đã không giúp đỡ
  • 4:03 - 4:06
    trong khi ta không thực sự biết
    mình muốn gì.
  • 4:06 - 4:08
    Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng
  • 4:08 - 4:12
    90% sự trợ giúp
    từ đồng nghiệp ở chỗ làm
  • 4:12 - 4:16
    là vì đáp lại lời nhờ vả
    của ai đó.
  • 4:16 - 4:19
    Vậy nên bạn cần phải nói:
    "Tôi cần bạn giúp".
  • 4:20 - 4:21
    Không thể vòng vo.
  • 4:21 - 4:23
    Giờ để làm tốt việc đó,
  • 4:23 - 4:26
    để chắc rằng mọi người sẽ giúp
    khi bạn nhờ,
  • 4:26 - 4:29
    có một vài điều hữu ích khác
    mà bạn cần ghi nhớ.
  • 4:29 - 4:33
    Điều đầu tiên:
    khi bạn nhờ giúp đỡ,
  • 4:33 - 4:37
    hãy nói thật rõ và cụ thể
    bạn cần giúp cái gì và tại sao.
  • 4:37 - 4:41
    Những lời nhờ
    mập mờ, gián tiếp
  • 4:41 - 4:44
    không thật sự giúp ích
    với người được nhờ, đúng không?
  • 4:45 - 4:48
    Chúng tôi không biết
    bạn muốn gì từ chúng tôi,
  • 4:48 - 4:49
    và quan trọng,
  • 4:49 - 4:51
    chúng tôi không biết
  • 4:51 - 4:53
    liệu có giúp được bạn hay không.
  • 4:53 - 4:56
    Không ai muốn giúp đỡ
    một cách vô nghĩa.
  • 4:56 - 4:58
    Cũng như tôi, bạn có thể đã nhận được
    vài lời đề nghị như vậy
  • 4:58 - 5:02
    từ những người lạ hết sức thân thiện
    trên Linkedln,
  • 5:02 - 5:07
    những người muốn làm những việc như:
    "cùng đi uống cà phê và trò chuyện"
  • 5:07 - 5:09
    hay "mượn não của bạn tí."
  • 5:09 - 5:13
    Và gần như tôi bỏ qua
    mọi lời đề nghị như này .
  • 5:13 - 5:15
    Như thế không có nghĩa
    tôi không phải là người tốt.
  • 5:15 - 5:18
    Chỉ là khi tôi không biết
    bạn cần gì từ tôi,
  • 5:18 - 5:21
    điều gì bạn mong tôi có thể làm cho bạn,
  • 5:21 - 5:22
    thì tôi không có hứng thú.
  • 5:22 - 5:24
    Không ai có hứng thú cả.
  • 5:24 - 5:27
    Tôi đã có hứng thú hơn
    nếu họ gặp tôi và nói
  • 5:27 - 5:29
    bất cứ điều gì
    họ đang hy vọng nhận được từ tôi,
  • 5:29 - 5:32
    bởi tôi khá chắc rằng họ đã
    có yêu cầu cụ thể trong đầu.
  • 5:32 - 5:34
    Vậy nên hãy mạnh dạn và nói:
  • 5:34 - 5:37
    "Tôi hy vọng được trao đổi về
    cơ hội làm việc ở công ty của bạn."
  • 5:37 - 5:40
    hay "Tôi muốn đề xuất
    một dự án nghiên cứu chung
  • 5:40 - 5:42
    trong lĩnh vực mà tôi biết
    bạn đang quan tâm."
  • 5:42 - 5:46
    hay "tôi muốn nghe lời khuyên của bạn
    về việc vào học trường y."
  • 5:46 - 5:49
    Về chuyên môn, tôi không thể giúp bạn
    điều cuối cùng
  • 5:49 - 5:50
    vì tôi không phải là bác sĩ,
  • 5:50 - 5:54
    nhưng tôi có thể giới thiệu
    những người có thể giúp.
  • 5:54 - 5:56
    Điều thứ hai,
  • 5:56 - 5:58
    rất quan trọng:
  • 5:58 - 6:02
    Làm ơn hãy tránh ba thứ:
    từ chối, xin lỗi và hối lộ.
  • 6:02 - 6:04
    Cực kì quan trọng.
  • 6:04 - 6:07
    Có thứ nào
    nghe quen thuộc không?
  • 6:07 - 6:09
    (Hắng giọng)
  • 6:09 - 6:13
    "Tôi rất xin lỗi
    khi phải nhờ bạn điều này."
  • 6:13 - 6:17
    "Tôi rất ghét phiền bạn
    giúp việc này."
  • 6:17 - 6:22
    "Nếu biết cách làm việc này mà
    không cần bạn giúp, tôi đã làm rồi."
  • 6:22 - 6:23
    (Tiếng cười)
  • 6:23 - 6:26
    Đôi khi cảm giác như
    người ta rất háo hức chứng minh
  • 6:26 - 6:29
    rằng họ không yếu đuối và tham lam
    khi nhờ bạn giúp đỡ,
  • 6:30 - 6:32
    nhưng họ đã
    hoàn toàn bỏ qua việc
  • 6:32 - 6:34
    khiến bạn
    cảm thấy không thoải mái.
  • 6:34 - 6:37
    Bên cạnh đó, làm sao
    tôi thấy vui khi giúp bạn được
  • 6:37 - 6:41
    nếu bạn rất ghét việc nhờ tôi giúp?
  • 6:41 - 6:44
    Và trong khi bạn hoàn toàn có thể
  • 6:44 - 6:48
    trả công cho người lạ để giúp mình,
  • 6:48 - 6:52
    thì bạn lại rất cẩn trọng khi nhờ
  • 6:52 - 6:54
    bạn bè và đồng nghiệp giúp.
  • 6:54 - 6:56
    Khi bạn có mối quan hệ với ai đó,
  • 6:56 - 6:59
    thì giúp đỡ nhau
    hoàn toàn là điều hiển nhiên.
  • 6:59 - 7:02
    Đó là cách ta thể hiện
    sự quan tâm tới người khác.
  • 7:02 - 7:06
    Nếu đưa ra những đãi ngộ
    hoặc trả công cho việc đó,
  • 7:06 - 7:10
    bạn sẽ khiến người khác cảm thấy
    đây không thực sự là một mối quan hệ,
  • 7:10 - 7:11
    mà là một cuộc giao dịch.
  • 7:11 - 7:14
    và chính nó
    sẽ gây nên sự xa cách.
  • 7:14 - 7:18
    Kết quả là, mọi người không
    còn thực sự muốn giúp bạn nữa.
  • 7:18 - 7:20
    Vậy nên một món quà bất ngờ
  • 7:20 - 7:24
    dành cho người đã giúp bạn
    để bày tỏ sự cảm kích và lòng biết ơn
  • 7:24 - 7:25
    hoàn toàn là chuyện bình thường
  • 7:25 - 7:29
    Nhưng lời đề nghị trả công người bạn thân
    giúp bạn chuyển đồ đến căn hộ mới
  • 7:29 - 7:31
    thì không ổn chút nào cả.
  • 7:31 - 7:32
    OK, quy tắc thứ ba,
  • 7:32 - 7:34
    và tôi rất muốn nói đến quy tắc này:
  • 7:34 - 7:36
    Vui lòng không nhờ giúp đỡ
  • 7:37 - 7:39
    qua email hay văn bản.
  • 7:39 - 7:42
    Nghiêm túc đấy, đừng làm thế.
  • 7:42 - 7:44
    Email hay văn bản
    thường không mang tính cá nhân.
  • 7:44 - 7:47
    Tôi biết đôi khi
    không còn cách nào khác,
  • 7:47 - 7:49
    nhưng hầu hết các trường hợp là
  • 7:50 - 7:52
    chúng ta nhờ giúp đỡ
    qua email hay văn bản
  • 7:53 - 7:57
    vì cách này khiến ta cảm thấy
    bớt ngượng hơn.
  • 7:57 - 8:00
    Bạn có biết cách nào khác ít ngượng hơn
    việc sử dụng email hay văn bản không?
  • 8:00 - 8:02
    Câu trả lời là không.
  • 8:02 - 8:05
    Hóa ra, đã có nghiên cứu
    chứng tỏ điều này.
  • 8:05 - 8:11
    nhờ vả bằng đối thoại trực tiếp
    có tỉ lệ thành công cao hơn 30 lần
  • 8:11 - 8:13
    so với được gửi qua email.
  • 8:13 - 8:17
    Vậy nên khi có việc gì đó rất quan trọng
    và thực sự cần ai đó giúp,
  • 8:17 - 8:20
    thì hãy gặp trực tiếp để nhờ
  • 8:20 - 8:23
    hoặc gọi điện cho họ
  • 8:23 - 8:25
    (Tiếng cười)
  • 8:25 - 8:27
    nói cho họ biết
    bạn đang cần được giúp đỡ.
  • 8:27 - 8:29
    Được rồi.
  • 8:29 - 8:33
    Cuối cùng, đây cũng là điều
    thực sự rất, rất quan trọng
  • 8:33 - 8:35
    và có lẽ là thường bị bỏ qua nhất
  • 8:35 - 8:36
    khi nhờ giúp đỡ:
  • 8:36 - 8:39
    khi bạn nhờ ai đó giúp và họ đồng ý,
  • 8:39 - 8:42
    thì hãy tiếp tục theo sát họ!
  • 8:42 - 8:46
    Có một quan niệm sai lầm phổ biến là
    phần thưởng của việc giúp đỡ
  • 8:46 - 8:48
    nằm ở hành động giúp đỡ.
  • 8:48 - 8:50
    Không phải vậy.
  • 8:50 - 8:54
    Phần thưởng của việc giúp đỡ
    là biết được bạn đã giúp đúng chỗ,
  • 8:54 - 8:55
    và nó có ảnh hưởng
  • 8:55 - 8:57
    và bạn đã giúp ích được.
  • 8:57 - 9:00
    Nếu không biết được
    ảnh hưởng từ sự trợ giúp của mình,
  • 9:00 - 9:03
    tôi sẽ phải cảm nhận
    như thế nào đây?
  • 9:03 - 9:06
    Điều này đã xảy ra, là giáo sư
    ở trường đại học nhiều năm,
  • 9:06 - 9:09
    tôi đã viết rất nhiều thư giới thiệu
  • 9:09 - 9:11
    cho người khác đi xin việc
    hoặc học cao học.
  • 9:11 - 9:13
    Và có lẽ với khoảng 95% trong số họ
  • 9:13 - 9:15
    tôi không biết chuyện gì xảy ra sau đó.
  • 9:15 - 9:19
    Làm sao tôi cảm nhận được
    thời gian và công sức bỏ ra là xứng đáng
  • 9:19 - 9:22
    khi không biết
    liệu tôi đã giúp được gì,
  • 9:22 - 9:25
    liệu việc tôi làm đã thực sự giúp bạn
    đạt được thứ bạn muốn?
  • 9:25 - 9:27
    Thực tế, cảm giác hiệu quả này
  • 9:27 - 9:33
    là một phần lý do tại sao một số
    lời kêu gọi tài trợ lại rất thuyết phục --
  • 9:33 - 9:35
    bởi chúng cho phép bạn
    tưởng tượng một cách sống động
  • 9:35 - 9:38
    hiệu quả mà
    mà giúp đỡ của bạn sẽ mang lại.
  • 9:38 - 9:40
    Lấy ví dụ như
    tổ chức từ thiện DonorsChoose.
  • 9:40 - 9:44
    Vào trang DonorsChoose,
    bạn có thể chọn giáo viên theo tên
  • 9:44 - 9:46
    giáo viên của lớp học
    mà bạn có thể giúp đỡ
  • 9:46 - 9:49
    bằng cách mua
    những món đồ cụ thể họ mong muốn
  • 9:49 - 9:54
    như kính hiển vi hoặc máy tính xách tay
    hoặc bộ ghế ngồi linh hoạt.
  • 9:54 - 9:56
    Một lời kêu gọi như thế giúp tôi
    dễ dàng hình dung
  • 9:56 - 9:59
    những điều tốt đẹp
    từ đóng góp của mình,
  • 9:59 - 10:01
    cho tôi cảm giác hiệu quả
    ngay lập tức
  • 10:01 - 10:03
    khi đồng ý giúp đỡ họ.
  • 10:03 - 10:05
    Nhưng bạn có biết họ còn làm gì nữa không?
  • 10:05 - 10:07
    Họ theo sát bạn.
  • 10:07 - 10:10
    Các nhà tài trợ nhận được thư
    từ những đứa trẻ trong lớp học.
  • 10:10 - 10:12
    Họ nhận được các hình ảnh.
  • 10:12 - 10:14
    Họ biết được rằng
    họ đã tạo ra sự khác biệt.
  • 10:14 - 10:17
    Và đây là tất cả những gì
    ta cần làm hàng ngày,
  • 10:17 - 10:20
    đặc biệt nếu muốn mọi người
    tiếp tục giúp đỡ chúng ta
  • 10:20 - 10:22
    về lâu về dài.
  • 10:22 - 10:26
    Hãy dành thời gian để nói với đồng nghiệp
    rằng sự giúp đỡ của họ
  • 10:26 - 10:28
    thực sự đã giúp bạn đạt được doanh số lớn,
  • 10:28 - 10:31
    hoặc giúp bạn có được cuộc phỏng vấn
    mà bạn thực sự mong đợi.
  • 10:31 - 10:35
    Hãy dành thời gian để nói với người yêu
    rằng sự động viên khích lệ của họ
  • 10:35 - 10:38
    thực sự khiến bạn có thể vượt qua
    khoảng thời gian khó khăn.
  • 10:38 - 10:41
    Hãy dành thời gian
    để nói với người trông mèo giúp bạn
  • 10:41 - 10:43
    rằng bạn cực kỳ hạnh phúc
  • 10:43 - 10:47
    khi lần này chúng đã không làm vỡ
    bất cứ thứ gì khi bạn đi vắng,
  • 10:47 - 10:50
    và vì vậy, họ
    đã hoàn thành rất tốt công việc.
  • 10:50 - 10:52
    Điểm mấu chốt là:
  • 10:52 - 10:54
    Tôi biết - hãy tin tôi, tôi biết rằng
  • 10:54 - 10:57
    nhờ giúp đỡ là không hề dễ.
  • 10:57 - 11:00
    Tất cả chúng ta đều có chút lo sợ
    để làm điều đó.
  • 11:00 - 11:02
    Nó khiến ta
    cảm thấy dễ bị tổn thương.
  • 11:02 - 11:06
    Nhưng thực tế trong công việc
    và cuộc sống hiện đại,
  • 11:06 - 11:08
    không ai làm việc đơn độc cả.
  • 11:08 - 11:10
    Không ai đơn độc mà thành công cả.
  • 11:10 - 11:14
    Hơn bao giờ hết,
    ta thực sự phải dựa vào người khác,
  • 11:14 - 11:19
    vào sự hỗ trợ và hợp tác của họ,
    để đạt được thành công.
  • 11:19 - 11:23
    Vì vậy, khi bạn cần giúp đỡ,
    hãy nói nó ra.
  • 11:23 - 11:26
    Và khi làm, hãy làm nó
    theo cách giúp tăng cơ hội
  • 11:26 - 11:28
    nhận được cái gật đầu
  • 11:28 - 11:32
    và khiến người được nhờ
    cảm thấy tuyệt vời vì đã giúp đỡ bạn,
  • 11:32 - 11:35
    bởi vì cả hai bạn đều xứng đáng.
  • 11:35 - 11:36
    Xin cảm ơn.
  • 11:36 - 11:39
    (Vỗ tay)
Title:
Làm thế nào để nhờ giúp đỡ và nhận được cái gật đầu
Speaker:
Heidi Grant
Description:

Nhờ giúp đỡ thì không dễ. Nhưng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, bạn luôn phải làm điều đó. Vậy, làm thế nào để cảm thấy thoải mái khi nhờ một ai đó giúp? Trong bài nói chuyện chủ động này, nhà tâm lý học xã hội Heidi Grant chia sẻ bốn quy tắc đơn giản để nhờ giúp đỡ và nhận được cái gật đầu - đồng thời làm cho sự trợ giúp trở nên ý nghĩa hơn đối với người được nhờ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:53

Vietnamese subtitles

Revisions