Return to Video

Máy tính và Khuyết tật Cảm giác

  • 0:01 - 0:06
    [nhạc]
  • 0:16 - 0:18
    Một thập kỷ trước, máy tính cá nhân
  • 0:18 - 0:21
    đã đặt ra những dấu ấn đầu tiên.
  • 0:21 - 0:23
    Đó là sự thay đổi đáng kinh ngạc
  • 0:23 - 0:25
    trong cách ta làm việc
  • 0:25 - 0:27
    đặc biệt là với người khuyết tật
  • 0:27 - 0:29
    thay đổi này càng sâu sắc hơn.
  • 0:29 - 0:31
    Đây là lần đầu tiên mà người khuyết tật
  • 0:31 - 0:33
    nhất là người khiếm thị
  • 0:33 - 0:35
    có cơ hội cạnh tranh cao
  • 0:35 - 0:36
    nhờ sử dụng máy tính.
  • 0:36 - 0:39
    Tôi thấy rằng máy tính đã mở ra
  • 0:39 - 0:43
    cả một thế giới mới, nhất là
    nhờ sử dụng chữ Braille.
  • 0:43 - 0:46
    Tôi có thể sử dụng SR để
  • 0:46 - 0:50
    truy cập nhiều phần mềm khác nhau,
    tôi cũng có thể đánh máy
  • 0:50 - 0:53
    ngay trên máy tính, chỉ
    bằng cách nhấn vài phím
  • 0:53 - 0:55
    và nó sẽ tự động chuyển sang Braille
  • 0:55 - 0:56
    mà tôi đọc hiểu được.
  • 0:56 - 1:02
    Tôi dùng một phần mềm đầu ra âm thanh
  • 1:02 - 1:08
    để đọc những thứ như email
  • 1:08 - 1:11
    và nhất là để tìm kiếm thông tin
  • 1:11 - 1:14
    nó sẽ đọc cho tôi nghe kết quả.
  • 1:14 - 1:16
    Họ đang nói về công nghệ hỗ trợ thích nghi
  • 1:16 - 1:19
    phần mềm và phần cứng
    có trong máy tính cá nhân
  • 1:19 - 1:22
    cũng như kết nối Internet
    để hỗ trợ cho người khuyết tật.
  • 1:22 - 1:25
    Những công nghệ hiện có của chúng tôi
  • 1:25 - 1:27
    phù hợp cho nhiều loại khuyết tật
  • 1:27 - 1:28
    liên quan đến cảm giác.
  • 1:28 - 1:31
    Ví dụ, với người có thính giác kém
  • 1:31 - 1:33
    chúng tôi dùng phụ đề hoặc
    công nghệ chiếu sáng
  • 1:33 - 1:37
    đặc biệt lên màn hình; còn với người
    khiếm thị thì đầu ra thông tin thay thế
  • 1:37 - 1:40
    hoặc thêm vào cách nhập
    và xuất dữ liệu bằng âm thanh.
  • 1:40 - 1:42
    Khuyết tật cảm giác nghĩa là
  • 1:42 - 1:46
    các giác quan như thị giác,
    thính giác, xúc giác bị ảnh hưởng.
  • 1:46 - 1:48
    Có thể chỉ là khuyết tật nhẹ
  • 1:48 - 1:51
    hoặc hoàn toàn mất khả năng cảm giác
  • 1:51 - 1:52
    ở một hoặc vài giác quan.
  • 1:55 - 1:58
    Khuyết tật thị giác bao gồm
    khó nhìn hoặc mù hoàn toàn.
  • 1:59 - 2:02
    Khuyết tật thính giác bao gồm
    khó nghe hoặc điếc hoàn toàn.
  • 2:03 - 2:06
    Khuyết tật xúc giác bao gồm
    chai lì hoặc tê liệt hoàn toàn.
  • 2:10 - 2:12
    Khuyết tật cảm giác ảnh hưởng khác nhau
  • 2:12 - 2:15
    lên mỗi người, tùy theo cách họ thích nghi
  • 2:15 - 2:17
    và mức độ của khuyết tật.
  • 2:17 - 2:19
    Như cá nhân tôi, khuyết tật
    thính giác khá nặng
  • 2:19 - 2:21
    nên tôi gặp nhiều vấn đề giao tiếp
  • 2:21 - 2:23
    Nói chuyện bằng điện thoại
  • 2:23 - 2:25
    là chuyện bất khả thi với tôi.
  • 2:25 - 2:27
    Nhưng giờ đây máy tính có thể
  • 2:27 - 2:29
    tăng cường khả năng giao tiếp
    của tôi lên rất nhiều
  • 2:29 - 2:31
    nhất là bằng email.
  • 2:31 - 2:34
    Nhờ email mà tôi có thể giao tiếp
    với mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
  • 2:34 - 2:37
    Một số người khuyết tật cảm giác
  • 2:37 - 2:40
    có thể không cần đến loại công nghệ này,
  • 2:40 - 2:43
    một số thì ngược lại.
  • 2:43 - 2:45
    Để chọn điều tốt nhất,
  • 2:45 - 2:47
    hãy bắt đầu từ việc quyết định
  • 2:47 - 2:49
    việc bạn muốn máy tính giúp mình.
  • 2:49 - 2:51
    Rồi từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
  • 2:52 - 2:55
    Ý kiến của người sử dụng trong việc
  • 2:55 - 2:57
    lựa chọn loại công nghệ hỗ trợ cho mình
  • 2:57 - 2:58
    là cực kỳ quan trọng.
  • 3:00 - 3:03
    Họ là chuyên gia về nhu cầu của bản thân,
  • 3:03 - 3:04
    họ nhất định phải tham gia
  • 3:04 - 3:08
    để có được kết quả tốt nhất.
  • 3:08 - 3:11
    Công nghệ hỗ trợ thật sự rất hữu dụng.
  • 3:11 - 3:15
    Tôi có thể truy cập Internet
    và tìm kiếm về mọi thứ
  • 3:15 - 3:18
    tôi có thể nhập dữ liệu bằng giọng nói
  • 3:18 - 3:20
    nó thật sự giúp tôi rất nhiều.
  • 3:22 - 3:24
    Chúng tôi sẽ đề cập một số công cụ
  • 3:24 - 3:26
    có thể hữu dụng cho người
    khuyết tật cảm giác.
  • 3:26 - 3:29
    Đây chỉ là một số ít,
  • 3:29 - 3:31
    luôn có những lựa chọn đa dạng khác
  • 3:31 - 3:33
    nhiều phần cứng và phầm mềm mới
  • 3:33 - 3:35
    đã và đang được phát triển.
  • 3:38 - 3:40
    Chúng ta sẽ bắt đầu
    với khuyết tật thị giác.
  • 3:40 - 3:43
    Đầu tiên hãy định nghĩa,
  • 3:43 - 3:45
    khó nhìn là thị giác bị khiếm khuyết mà
  • 3:45 - 3:47
    vẫn thấy được một phần
    nào đó của hình ảnh.
  • 3:47 - 3:49
    Nó có thể mang tính tổng quát
  • 3:49 - 3:53
    hoặc có biến chuyển, như
    tầm nhìn hình ống, mù luân phiên
  • 3:53 - 3:55
    giữa các khu vực thị giác,
    và mù hoàn toàn.
  • 3:55 - 4:00
    Hoặc có thể là nhạy cảm ánh sáng,
    hoặc không thể phân biệt màu sắc.
  • 4:00 - 4:03
    Người khiếm thị hầu như
    mất hoàn toàn khả năng thị giác.
  • 4:03 - 4:05
    Bây giờ tôi sẽ mở Internet Explorer.
  • 4:05 - 4:06
    [SR] http...
  • 4:06 - 4:09
    Đầu ra âm thanh là chức năng nổi bật nhất
  • 4:09 - 4:11
    đối với người khiếm thị.
  • 4:11 - 4:13
    Phần mềm này cho phép máy tính
  • 4:13 - 4:15
    đọc to lên văn bản, email, v.v...
  • 4:15 - 4:17
    [SR] Trang có 31 liên kết.
  • 4:17 - 4:20
    Ryan, một học sinh trung học
    mắc chứng khiếm thị
  • 4:20 - 4:22
    đang sử dụng phần mềm SR.
  • 4:22 - 4:24
    SR cho tôi biết mọi thứ
    hiện có trên màn hình,
  • 4:24 - 4:27
    và dùng card âm thanh
    để đọc to lên mọi thứ.
  • 4:27 - 4:29
    Nó giúp tôi lướt web, dùng email,
  • 4:29 - 4:31
    hoặc viết báo cáo.
  • 4:31 - 4:35
    Tôi có thể tạo tập tin Word
    và bắt đầu đánh chữ,
  • 4:35 - 4:38
    SR sẽ phát âm từng ký tự mà
    bàn phím ghi nhận được.
  • 4:38 - 4:39
    [SR] W, I, N, D, O, W, S, chấm câu.
  • 4:39 - 4:42
    SR cũng có thể đọc to
    những gì tôi đã viết ra
  • 4:42 - 4:45
    xem có lỗi chính tả hay
    ngữ pháp không.
  • 4:45 - 4:47
    [SR] Tôi thích Jaws của Windows.
  • 4:47 - 4:50
    Người khiếm thị dùng bàn phím
    tiêu chuẩn để nhập thông tin,
  • 4:50 - 4:52
    bàn phím đó cũng giúp họ sử dụng SR.
  • 4:52 - 4:55
    [SR] Liên kết công cụ tham khảo.
  • 4:55 - 4:57
    [SR] Enter.
  • 4:57 - 4:58
    Các hệ thống đầu ra Braille
  • 4:58 - 5:00
    có mặt khi người dùng cần có
  • 5:00 - 5:02
    thông tin chi tiết hơn âm thanh.
  • 5:02 - 5:05
    Màn hình hiển thị ký tự Braille
    này có thể tự làm mới
  • 5:05 - 5:08
    hiển thị thông tin trên màn hình
    lên một khu vực gồm nhiều nút
  • 5:08 - 5:10
    có độ cảm ứng cao.
  • 5:10 - 5:12
    Để in tài liệu dùng cho xem lại
  • 5:12 - 5:15
    thì ta có công cụ dập Braille.
  • 5:15 - 5:16
    Các bạn sẽ có khoảng 8 phút...
  • 5:16 - 5:19
    Công cụ ghi chú di động
    dùng âm thanh hay Braille
  • 5:19 - 5:21
    cũng cực kỳ cần thiết
    trong đời sống hằng ngày.
  • 5:21 - 5:23
    Em đang viết đây.
  • 5:23 - 5:27
    Nhiều người bị khó nhìn sử dụng
    phần mềm phóng to màn hình.
  • 5:27 - 5:31
    Nó phóng to văn bản và hình ảnh
    đang có lên màn hình chiếu.
  • 5:31 - 5:32
    Hoặc người ta dùng camera quan sát,
  • 5:32 - 5:35
    công cụ phóng to ra video
    với tài liệu bằng giấy in
  • 5:35 - 5:37
    và nhất là hình ảnh.
  • 5:37 - 5:39
    Camera này có chức năng
    tự động tập trung điểm nhìn
  • 5:39 - 5:41
    và kết nối với máy tính.
  • 5:41 - 5:44
    Bạn đặt giấy bên dưới đây và
  • 5:44 - 5:47
    điều chỉnh một ít
  • 5:47 - 5:49
    phóng to thu nhỏ tùy ý bạn.
  • 5:49 - 5:51
    Với người nhạy cảm ánh sáng,
  • 5:51 - 5:53
    hệ thống này có thể thay đổi màn hình
  • 5:53 - 5:55
    từ nền trắng chữ đen sang
    nền đen chữ trắng.
  • 5:55 - 5:58
    Đánh dấu ký tự cỡ lớn
  • 5:58 - 6:00
    có thể có ích cho người khó nhìn
  • 6:00 - 6:02
    nhất là khi đang tập đánh máy.
  • 6:05 - 6:07
    Em có thắc mắc,
  • 6:07 - 6:08
    chữ này nghĩa là gì?
  • 6:08 - 6:11
    Khuyết tật về thính giác
  • 6:11 - 6:13
    bao gồm khó nghe
    hoặc điếc hoàn toàn.
  • 6:13 - 6:16
    Về sử dụng máy tính thông thường
  • 6:16 - 6:18
    họ không cần nhiều công nghệ hỗ trợ.
  • 6:18 - 6:22
    Chức năng cần thiết là
    chuyển đổi thông tin âm thanh
  • 6:22 - 6:23
    sang thông tin hình ảnh.
  • 6:24 - 6:26
    Ví dụ, khi máy tính phát ra tín hiệu
  • 6:26 - 6:28
    thông báo có lỗi sai
  • 6:28 - 6:31
    thì phải có công cụ chuyển đổi
  • 6:31 - 6:33
    tiếng bíp đó sang loại hình khác.
  • 6:38 - 6:42
    Truyền thông đa phương tiện
    cũng gây khó khăn với người khiếm thính.
  • 6:42 - 6:44
    Cần có phụ đề cho video và
    ký âm đầy đủ ở dạng văn bản.
  • 6:45 - 6:50
    Tuy nhiên, đa số người tạo
    nội dung không lưu ý đến điều này.
  • 6:50 - 6:52
    Tất nhiên một số thì ngược lại.
  • 6:52 - 6:55
    Khi tôi sử dụng máy tính ở nhà
  • 6:58 - 7:02
    một số trò chơi và Internet
  • 7:02 - 7:03
    có sẵn phụ đề.
  • 7:03 - 7:06
    Để giao tiếp trực tiếp
  • 7:06 - 7:08
    người khó nghe hoặc khiếm thính
  • 7:08 - 7:10
    có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ.
  • 7:10 - 7:13
    Ví dụ như phần mềm nhắn tin tức thời,
  • 7:13 - 7:17
    hoặc thiết bị TTY và TDD
  • 7:17 - 7:19
    cho phép gửi tin nhắn qua
    kết nối điện thoại.
  • 7:19 - 7:22
    Các thiết bị TTY và TDD mới còn cho phép
  • 7:22 - 7:26
    người dùng máy tính giao tiếp
    nhanh chóng với người dùng TTY hoặc TDD.
  • 7:33 - 7:35
    [lời nói]
  • 7:35 - 7:38
    [lời nói chuyển đổi sang văn bản]
  • 7:38 - 7:40
    Người bị chai lì ở tay hoặc ngón tay
  • 7:40 - 7:44
    có thể không sử dụng được
    bàn phím và chuột máy tính.
  • 7:44 - 7:46
    Nên họ sẽ điều khiển máy tính
  • 7:46 - 7:49
    cũng như nhập liệu thông qua phần mềm
    đầu vào bằng âm thanh.
  • 7:49 - 7:50
    Nếu tình trạng này là kết quả của
  • 7:50 - 7:55
    hội chứng tiểu đường, khả năng
    cao là kèm theo suy giảm thị giác.
  • 7:55 - 7:59
    Trong trường hợp này, đầu vào
    và đầu ra đều ở dạng âm thanh
  • 7:59 - 8:01
    được kết nối với nhau
    bởi phần mềm trung gian.
  • 8:02 - 8:05
    [SR] Đặc biệt chú ý đến tính chính xác
    của hệ thống nhận diện.
  • 8:05 - 8:08
    Phần mềm trung gian cho phép
    phần mềm đầu ra âm thanh
  • 8:08 - 8:10
    kết nối thẳng tới phần mềm
    đầu vào âm thanh.
  • 8:10 - 8:15
    Nhờ đó mà người dùng
    có thể dùng máy tính để
  • 8:15 - 8:18
    giao tiếp được thành công.
  • 8:20 - 8:21
    Lựa chọn công nghệ hỗ trợ
  • 8:21 - 8:24
    cần được quyết định dựa theo
    nhu cầu từng cá nhân.
  • 8:24 - 8:26
    Trong giáo dục, công việc,
    và đời sống hằng ngày
  • 8:26 - 8:29
    quan trọng là công cụ
    phát huy được tác dụng.
  • 8:29 - 8:31
    Sự tiến bộ của công nghệ
  • 8:31 - 8:33
    cũng như cách dùng máy tính
    trong 10-15 năm vừa qua
  • 8:33 - 8:34
    thật sự ấn tượng, nhất là
  • 8:34 - 8:36
    với người khuyết tật.
  • 8:36 - 8:39
    Khi thấy những người bạn quanh tôi,
    cũng như người khuyết tật khác
  • 8:39 - 8:41
    có thể thành công
    trong học tập và công việc
  • 8:41 - 8:42
    là một cảm giác tuyệt vời,
  • 8:43 - 8:45
    và tôi rất mong chờ vào tương lai.
  • 8:45 - 8:48
    Để tìm hiểu thêm về tính
    tiếp cận trong IT, hãy truy cập:
  • 8:56 - 9:00
    Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định
    có trong video này thuộc về cá nhân
  • 9:00 - 9:04
    chứ không đại diện cho quan điểm của
    Quỹ Khoa học Quốc gia.
  • 9:04 - 9:08
    Mã số tài trợ 9800324.
  • 9:15 - 9:19
    Bản quyền thiết lập năm 2015/2001
    thuộc về Đại học Washington.
  • 9:19 - 9:23
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 9:23 - 9:27
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Máy tính và Khuyết tật Cảm giác
Description:

more » « less
Video Language:
Afar
Team:
DO-IT
Duration:
09:30

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions