Return to Video

Làm sao để hoàn thiện tốt hơn những việc bạn quan tâm

  • 0:01 - 0:05
    Hầu hết chúng ta đều cố gắng hết sức
    làm tốt mọi việc trong cuộc sống
  • 0:05 - 0:07
    bất kể đó là công việc, gia đình, học tập
  • 0:07 - 0:09
    hay mọi thứ khác
  • 0:09 - 0:11
    Tôi cũng vậy.
    Tôi luôn cố gắng hết khả năng
  • 0:12 - 0:15
    Nhưng một khoảng thời gian
    trở lại đây, tôi nhận ra
  • 0:15 - 0:19
    bản thân đã không hoàn thiện tốt
    ngay cả những việc mình quan tâm nhất
  • 0:19 - 0:22
    cho dù là làm một người chồng,
    một người bạn,
  • 0:22 - 0:24
    một chuyên gia, hay một người cộng sự
  • 0:24 - 0:26
    tôi thật sự không có nhiều tiến bộ
  • 0:26 - 0:29
    cho dù đã dành ra rất nhiều thời gian
  • 0:29 - 0:30
    làm việc chăm chỉ.
  • 0:31 - 0:35
    Qua những cuộc trò chuyện,
    những nghiên cứu, tôi nhận ra rằng
  • 0:35 - 0:37
    dù chăm chỉ đến đâu, sự đình trệ này
  • 0:37 - 0:39
    hóa ra hết sức bình thường.
  • 0:39 - 0:42
    Nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn
    một vài cách nhìn sâu sắc
  • 0:42 - 0:44
    về lí do và những gì chúng ta có thể làm
  • 0:44 - 0:47
    Tôi học được từ những con người
    và tập thể hiệu quả
  • 0:47 - 0:49
    dù ở bất kì lĩnh vực nào
  • 0:49 - 0:51
    họ đều làm những gì
    ta có thể cạnh tranh
  • 0:51 - 0:55
    Họ trải qua cuộc sống với
    sự luân phiên chủ động giữa 2 vùng:
  • 0:55 - 0:57
    vùng học tập và vùng làm việc
  • 0:58 - 1:01
    Vùng học tập là khi mục tiêu
    của chúng ta được hoàn thiện
  • 1:01 - 1:04
    Chúng ta thực hiện những hoạt động
    dành riêng cho sự hoàn thiện,
  • 1:04 - 1:06
    tập trung vào những gì
    trước đó ta chưa thành thạo,
  • 1:06 - 1:09
    đồng nghĩa chúng ta phải
    nhìn nhận từ những sai lầm
  • 1:09 - 1:11
    biết mình có thể học được gì từ chúng
  • 1:11 - 1:15
    Điều này rất khác với khi
    chúng ta đang ở vùng làm việc,
  • 1:15 - 1:19
    là khi mục tiêu phải được
    thực hiện tốt nhất có thể.
  • 1:19 - 1:22
    Chúng ta tập trung vào những gì
    bản thân đã nắm vững
  • 1:22 - 1:24
    và cố gắng giảm thiểu mọi sai lầm.
  • 1:25 - 1:27
    Cả 2 vùng nêu trên đều là
    những phần của cuộc sống
  • 1:27 - 1:31
    nhưng việc hiểu rõ khi nào
    chúng ta muốn gì ở từng vùng,
  • 1:31 - 1:33
    với những mục tiêu,
    trọng tâm và sự kỳ vọng
  • 1:33 - 1:36
    giúp ta thể hiện tốt hơn
    và tiến bộ nhanh hơn.
  • 1:36 - 1:39
    Vùng làm việc tối đa hóa
    những kết quả trước mắt,
  • 1:39 - 1:41
    trong khi vùng học tập
    thúc đẩy sự phát triển
  • 1:41 - 1:42
    và hiệu suất tương lai.
  • 1:43 - 1:45
    Lí do nhiều người không hề tiến bộ
  • 1:45 - 1:47
    dù làm việc chăm chỉ
  • 1:47 - 1:51
    là vì chúng ta có xu hướng dành
    hầu hết thời gian vào vùng làm việc.
  • 1:52 - 1:53
    Điều này cản trở sự phát triển,
  • 1:53 - 1:56
    và không may, sau một thời gian dài,
    cản trở cả hiệu quả công việc
  • 1:58 - 2:00
    Vậy vùng học tập là như thế nào?
  • 2:01 - 2:03
    Đây là Demosthenes,
    nhà lãnh đạo chính trị,
  • 2:03 - 2:06
    nhà hùng biện và luật sư
    vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại.
  • 2:06 - 2:10
    Để trở nên kiệt xuất như vậy,
    ông ấy đã không dành toàn bộ thời gian
  • 2:10 - 2:12
    chỉ để làm 1 nhà hùng biện
    hay 1 luật sư,
  • 2:12 - 2:15
    những điều vốn thuộc về vùng làm việc.
  • 2:15 - 2:17
    Thay vào đó, ông ấy thực hiện
    công việc cho sự tiến bộ.
  • 2:17 - 2:19
    Dĩ nhiên,ông học tập rất nhiều.
  • 2:19 - 2:22
    Ông ấy học luật và triết học
    với sự hướng dẫn của các cố vẫn
  • 2:22 - 2:26
    song ông cũng nhận ra làm luật sư
    chính là phải thuyết phục được người khác,
  • 2:26 - 2:29
    nên ông đã nghiên cứu
    những bài diễn thuyết lớn
  • 2:29 - 2:30
    và cả diễn xuất.
  • 2:31 - 2:35
    Để bỏ được thói quen kì lạ
    là thường vô tình nhún vai,
  • 2:35 - 2:37
    ông ấy đã tập thuyết trình trước gương,
  • 2:37 - 2:40
    đồng thời treo một chiếc gươm
    lên trên trần nhà
  • 2:40 - 2:42
    để mỗi lần ông ấy nâng vai lên,
  • 2:42 - 2:43
    nó sẽ bị đau.
  • 2:43 - 2:45
    (Tiếng cười)
  • 2:45 - 2:47
    Để diễn đạt được rõ ràng hơn
    dù bị tật nói ngọng
  • 2:47 - 2:50
    ông ấy đã phải thuyết trình
    với những viên đá trong miệng.
  • 2:50 - 2:52
    Ông xây dựng 1 căn phòng dưới lòng đất
  • 2:52 - 2:54
    để luyện tập mà
    không bị gián đoạn
  • 2:54 - 2:56
    hay quấy rầy người khác
  • 2:56 - 2:58
    Và vì thời điểm đó
    các phiên tòa đều rất ồn ào,
  • 2:58 - 3:00
    ông ấy đã phải luyện tập
    bên những bãi biển
  • 3:00 - 3:03
    sao cho giọng nói phát ra
    to hơn cả tiếng sóng biển.
  • 3:03 - 3:05
    Những gì ông ấy làm ở vùng học tập
  • 3:05 - 3:08
    rất khác với công việc ở tòa án,
  • 3:08 - 3:09
    vùng làm việc của ông.
  • 3:09 - 3:11
    Ở vùng học tập,
    những gì ông ấy làm
  • 3:11 - 3:14
    được tiến sĩ Anders Ericsson gọi là
    luyện tập có mục đích
  • 3:14 - 3:17
    Nó bao gồm việc chia nhỏ khả năng
    thành những nhóm kĩ năng,
  • 3:17 - 3:20
    hiểu rõ nhóm kĩ năng nào
    chúng ta cần cải thiện,
  • 3:20 - 3:22
    như giữ vai ở vị trí thấp,
  • 3:22 - 3:25
    khả năng tập trung hoàn toàn
    trong điều kiện thách thức cao
  • 3:25 - 3:27
    vượt ngoài giới hạn kiểm soát
  • 3:27 - 3:29
    Vượt xa những gì mà
    hiện tại chúng ta có thể làm
  • 3:29 - 3:32
    thường xuyên nhớ lại
    những lời nhận xét để điều chỉnh
  • 3:32 - 3:35
    và khéo léo chọn lựa sự chỉ dạy
    từ người thầy nhiều kinh nghiệm
  • 3:35 - 3:37
    bởi các hoạt động dành cho
    quá trình cải thiện
  • 3:37 - 3:39
    mang những đặc trưng riêng
  • 3:39 - 3:41
    những người thầy giỏi
    sẽ hiểu về các hoạt động đó
  • 3:41 - 3:44
    và cho ta nhiều nhận xét
    về mặt chuyên môn.
  • 3:44 - 3:47
    Đây là 1 cách luyện tập ở vùng học tập
  • 3:47 - 3:49
    sẽ mang lại những tiến bộ đáng kể,
  • 3:49 - 3:51
    không chỉ ở khoảng thời gian
    thực hiện công việc.
  • 3:52 - 3:55
    Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng
    trải qua vài năm đầu
  • 3:55 - 3:56
    làm một nghề nào đó,
  • 3:56 - 3:59
    công việc thường bị giậm chân tại chỗ.
  • 3:59 - 4:02
    Điều này đúng trong giảng dạy,
    y học nói chung, điều dưỡng,
  • 4:02 - 4:04
    và những lĩnh vực khác,
  • 4:04 - 4:07
    bởi lẽ khi chúng ta
    tự cho rằng bản thân đã đủ tốt,
  • 4:07 - 4:09
    tự thỏa mãn,
  • 4:09 - 4:11
    ta sẽ không còn dành
    thời gian cho vùng học tập.
  • 4:11 - 4:13
    Chúng ta tập trung toàn bộ thời gian
  • 4:13 - 4:14
    cho công việc,
  • 4:14 - 4:17
    đây không phải một cách
    hiệu quả để tiến bộ.
  • 4:17 - 4:20
    Những người vẫn luôn dành
    thời gian cho vùng học tập
  • 4:20 - 4:22
    sẽ tiến bộ không ngừng.
  • 4:22 - 4:25
    Doanh nhân thành đạt
    dành ít nhất tuần một lần
  • 4:25 - 4:27
    thực hiện các công việc
    với mục tiêu của sự phát triển.
  • 4:27 - 4:29
    Họ đọc để trau dồi kiến thức,
  • 4:29 - 4:32
    thảo luận cùng đồng nghiệp
    hoặc các chuyên gia,
  • 4:32 - 4:35
    thử nghiệm những kế hoạch mới,
    xin lời nhận xét và phản hồi lại
  • 4:35 - 4:37
    Những người chơi cờ giỏi nhất
  • 4:37 - 4:41
    dành rất nhiều thời gian
    không phải để chơi cờ,
  • 4:41 - 4:42
    điều vốn thuộc về vùng làm việc của họ,
  • 4:43 - 4:46
    mà họ cố gắng dự đoán các nước cờ
    của những bậc thầy và phân tích chúng.
  • 4:47 - 4:51
    Mỗi chúng ta hầu như dành
    rất nhiều, rất nhiều giờ
  • 4:51 - 4:53
    để đánh máy tính
  • 4:53 - 4:54
    mà không hề đánh nhanh hơn,
  • 4:54 - 4:58
    nhưng nếu chúng ta chỉ cần
    dành ra 10 đến 20 phút mỗi ngày
  • 4:58 - 5:01
    tập trung hoàn toàn để
    gõ nhanh hơn 10 đến 20%
  • 5:01 - 5:02
    so với tốc độ hiện tại,
  • 5:02 - 5:04
    chúng ta sẽ tiến bộ,
  • 5:04 - 5:07
    đặc biệt nếu ta xác định được
    các lỗi sai thường mắc
  • 5:07 - 5:09
    và luyện gõ những từ đó.
  • 5:09 - 5:11
    Đó là luyện tập có mục đích.
  • 5:12 - 5:14
    Ở những khía cạnh khác của cuộc sống
  • 5:14 - 5:16
    mà chúng ta quan tâm,
  • 5:16 - 5:18
    việc chúng ta chăm chỉ
    nhưng không tiến bộ nhiều
  • 5:18 - 5:21
    có phải vì chúng ta luôn ở vùng làm việc?
  • 5:22 - 5:25
    Thật ra, không thể nói rằng
    vùng làm việc là vô giá trị.
  • 5:25 - 5:27
    Nó vô cùng có ý nghĩa.
  • 5:27 - 5:29
    Khi tôi cần phẫu thuật đầu gối,
    tôi không nói bác sĩ rằng:
  • 5:29 - 5:32
    "Hãy khám kĩ và tập trung
    vào những gì cô không biết"
  • 5:32 - 5:33
    (cười)
  • 5:33 - 5:35
    "Chúng tôi sẽ học hỏi từ sai lầm của cô"
  • 5:36 - 5:39
    Tôi tìm kiếm 1 bác sĩ phẫu thuật
    người mà tôi cảm thấy sẽ làm tốt
  • 5:39 - 5:41
    và tôi muốn cô ấy phải làm tốt.
  • 5:41 - 5:43
    Vùng làm việc
  • 5:43 - 5:45
    cho phép chúng ta thể hiện hết khả năng.
  • 5:46 - 5:47
    Nó còn là động cơ thúc đẩy,
  • 5:47 - 5:50
    và cung cấp cho ta thông tin
    để xác định trọng tâm tiếp theo
  • 5:50 - 5:53
    khi chúng ta quay lại vùng học tập.
  • 5:53 - 5:55
    Do đó, cách để thể hiện tốt chính là
  • 5:55 - 5:58
    luân phiên vùng học tập
    và vùng làm việc,
  • 5:58 - 6:00
    chủ động tạo dựng
    kĩ năng ở vùng học tập,
  • 6:01 - 6:03
    rồi áp dụng những kĩ năng đó
    vào vùng làm việc.
  • 6:04 - 6:06
    Khi Beyoncé đang lưu diễn,
  • 6:07 - 6:09
    suốt buổi biểu diễn,
    cô ấy đang ở vùng làm việc,
  • 6:10 - 6:12
    nhưng hằng đêm khi trở về khách sạn,
  • 6:12 - 6:14
    cô ấy quay về với vùng học tập.
  • 6:14 - 6:17
    Cô ấy xem lại đoạn
    ghi hình buổi diễn vừa rồi.
  • 6:17 - 6:19
    Cô ấy xác định những điểm cần cải thiện,
  • 6:19 - 6:22
    của bản thân, vũ công
    và nhân viên quay phim
  • 6:22 - 6:24
    Ngay sáng hôm sau,
    mọi người đều nhận được ghi chú
  • 6:25 - 6:26
    cho những gì cần điều chỉnh
  • 6:26 - 6:30
    và họ sẽ luyện tập trong suốt ngày
    trước buổi diễn tiếp theo.
  • 6:30 - 6:32
    Đó là một vòng xoáy ốc
  • 6:32 - 6:33
    tiềm năng phát triển không ngừng,
  • 6:33 - 6:37
    chúng ta cần biết khi nào
    nên học tập, khi nào nên làm việc
  • 6:37 - 6:39
    Chúng ta thường muốn
    dành thời gian cho cả hai,
  • 6:39 - 6:41
    nhưng thực tế càng
    ở vùng học tập nhiều
  • 6:41 - 6:43
    ta càng nhanh tiến bộ.
  • 6:43 - 6:46
    Vậy ta có thể làm gì để
    dành nhiều thời gian ở vùng bọc tập?
  • 6:47 - 6:50
    Trước tiên, hãy tin tưởng và hiểu rằng
  • 6:50 - 6:52
    ta có thể tiến bộ,
  • 6:52 - 6:54
    chúng ta thường gọi là
    "tư duy cầu tiến"
  • 6:54 - 6:57
    Thứ hai, phải
    phát triển từng kĩ năng riêng biệt
  • 6:57 - 6:59
    Cần có những mục tiêu được chú trọng,
  • 6:59 - 7:01
    bởi nó cần thời gian và sự nỗ lực.
  • 7:01 - 7:04
    Thứ ba, cần có dự định
    về cách để tiến bộ
  • 7:04 - 7:06
    những gì có thể làm để tiến bộ,
  • 7:06 - 7:09
    không phải theo cách mà tôi
    từng tập ghi-ta khi còn trẻ
  • 7:09 - 7:11
    chơi đi chơi lại những bài hát,
  • 7:11 - 7:13
    hãy luyện tập có mục đích.
  • 7:13 - 7:17
    Và thứ tư, hãy làm những điều ít rủi ro
  • 7:17 - 7:19
    bởi nếu ta trông đợi từ những sai lầm,
  • 7:19 - 7:22
    thì hậu quả của chúng
    không được nghiêm trọng
  • 7:22 - 7:24
    hay thậm chí có tác động to lớn.
  • 7:24 - 7:28
    1 người làm xiếc trên dây không
    tập những trò mới mà không có tấm lưới đỡ
  • 7:28 - 7:31
    1 vận động viên sẽ không
    thử làm động tác mới
  • 7:31 - 7:33
    khi đang thi đấu giải vô địch.
  • 7:33 - 7:35
    Một lí do trong cuộc sống
  • 7:35 - 7:37
    chúng ta dành rất nhiều
    thời gian ở vùng làm việc
  • 7:37 - 7:42
    vì môi trường quanh ta chứa
    những rủi ro cao một cách vô lí
  • 7:42 - 7:44
    Chúng ta tạo ra rủi ro
    xã hội cho người khác,
  • 7:44 - 7:47
    thậm chí ở trường nơi
    vốn chỉ dành cho học tập
  • 7:47 - 7:49
    tôi không nói về các
    bài kiểm tra tiêu chuẩn.
  • 7:49 - 7:52
    Tôi muốn nói rằng từng phút mỗi ngày,
  • 7:52 - 7:54
    nhiều học sinh từ sơ đẳng đến cao đẳng
  • 7:54 - 7:58
    cảm thấy nếu mình mắc lỗi
    sẽ bị người khác coi thường
  • 7:58 - 8:00
    Do đó họ luôn bị căng thẳng
  • 8:00 - 8:03
    và gặp những rủi ro
    không cần thiết cho việc học
  • 8:03 - 8:04
    Họ hiểu rằng lỗi lầm
  • 8:04 - 8:06
    vô tình gây ra nhiều phiền phức
  • 8:06 - 8:10
    khi giáo viên và phụ huynh chỉ
    muốn nghe những đáp án đúng
  • 8:10 - 8:12
    và bác bỏ những lỗi sai
    thay vì đón nhận và xem xét
  • 8:13 - 8:14
    để học hỏi,
  • 8:14 - 8:16
    hay khi ta chỉ đi tìm
    lời giải eo hẹp
  • 8:16 - 8:18
    thay vì khuyến khích
    các suy nghĩ táo bạo hơn
  • 8:18 - 8:19
    để học hỏi từ đó.
  • 8:19 - 8:22
    Khi toàn bộ bài tập chỉ được chấm
    bằng một con số hay một chữ cái
  • 8:22 - 8:24
    rồi được tính vào điểm cuối kì
  • 8:24 - 8:28
    thay vì được dùng để
    luyện tập, sửa lỗi, nhận xét và ôn tập
  • 8:28 - 8:32
    chính chúng ta đã gửi thông điệp
    rằng trường học là 1 vùng làm việc.
  • 8:32 - 8:34
    Tương tự như vậy ở các cơ quan.
  • 8:34 - 8:38
    Trong các công ty tôi hợp tác, tôi thường
    chứng kiến văn hóa chấp hành hoàn mỹ
  • 8:38 - 8:41
    với người lãnh đạo luôn
    thúc đẩy công việc hiệu quả.
  • 8:41 - 8:43
    Điều này khiến nhân viên chỉ
    dừng ở những gì họ biết
  • 8:44 - 8:45
    và không có sáng tạo,
  • 8:45 - 8:47
    nên khi các công ty
    cố gắng đổi mới và phát triển
  • 8:47 - 8:49
    họ bị tụt lại phía sau.
  • 8:50 - 8:52
    Ta có thể tạo ra nhiều
    không gian để phát triển
  • 8:52 - 8:54
    bằng cách nói chuyện với người khác
  • 8:54 - 8:57
    về việc khi nào ta nên ở từng vùng
  • 8:57 - 9:00
    Chúng ta nên làm gì và
    làm thế nào để tiến bộ?
  • 9:00 - 9:03
    Khi nào chúng ta cần thể hiện
    và giảm thiểu những sai lầm?
  • 9:04 - 9:07
    Bằng cách này, chúng ta
    sẽ hiểu rõ thành công là gì,
  • 9:07 - 9:10
    khi nào, và bằng cách nào
    để hỗ trợ người khác tốt nhất.
  • 9:10 - 9:13
    Nhưng nếu chúng ta nhận ra
    bản thân luôn ở tình trạng rủi ro cao
  • 9:13 - 9:17
    và cảm thấy không thể
    bắt đầu những cuộc trò chuyện?
  • 9:17 - 9:20
    Sau đây là 3 việc mà ta
    có thể làm một cách độc lập.
  • 9:20 - 9:24
    Thứ nhất, có thể tạo ra những hòn đảo
    ít rủ ro giữa vùng biển rủi ro cao.
  • 9:25 - 9:27
    Cần có không gian nơi
    sai lầm để lại ít hậu quả.
  • 9:27 - 9:31
    Ví dụ, ta có thể tìm 1 cố vấn
    hay 1 đồng nghiệp đáng tin cậy
  • 9:31 - 9:34
    người để ta trao đổi những ý tưởng
    hay tâm sự vấn đề nhạy cảm
  • 9:34 - 9:35
    hay thậm chí sắm vai.
  • 9:35 - 9:39
    Hoặc ta có thể yêu cầu những cuộc họp
    xin ý kiến phản hồi để xúc tiến dự án.
  • 9:39 - 9:43
    Hoặc có thể sắp xếp thời gian đọc sách,
    xem vi-đi-ô hay đăng kí khóa học trực tyến
  • 9:43 - 9:45
    Đó chỉ là một vài ví dụ.
  • 9:45 - 9:49
    Thứ hai, ta làm việc
    và thể hiện như được kì vọng,
  • 9:50 - 9:52
    và nghĩ về những điều
    có thể làm tốt hơn cho lần sau,
  • 9:52 - 9:53
    giống như Beyoncé đã làm,
  • 9:53 - 9:56
    có thể quan sát và
    thi đua với các chuyên gia
  • 9:56 - 9:59
    Sự quan sát, suy ngẫm và điều chỉnh
    chính là một vùng học tập.
  • 10:00 - 10:03
    Và cuối cùng, chúng ta có thể hướng dẫn
  • 10:03 - 10:06
    và làm giảm rủi ro cho người khác
    qua trao đổi những điều ta cần tiến bộ,
  • 10:06 - 10:09
    đặt câu hỏi về những điều mình chưa biết,
  • 10:09 - 10:11
    xin ý kiến nhận xét,
    chia sẻ về sai lầm
  • 10:11 - 10:13
    và những gì ta học được từ chúng
  • 10:13 - 10:16
    để người khác có cảm giác an tâm
    với những việc tương tự
  • 10:16 - 10:20
    Sự tự tin thật sự
    đến từ việc học tập không ngừng.
  • 10:21 - 10:25
    Vậy sẽ thế nào, nếu thay vì sống
    mà chỉ làm việc , làm việc , làm việc,
  • 10:25 - 10:27
    trình diễn, trình diễn, trình diễn,
  • 10:27 - 10:30
    chúng ta dành nhiều thời gian hơn
    để khám phá,
  • 10:31 - 10:32
    học hỏi,
  • 10:32 - 10:33
    lắng nghe,
  • 10:33 - 10:36
    trải nghiệm, suy ngẫm,
  • 10:36 - 10:39
    phấn đấu và trưởng thành?
  • 10:40 - 10:43
    Sẽ thế nào nếu mỗi chúng ta
    đều có công việc
  • 10:43 - 10:45
    để làm và để tiến bộ?
  • 10:46 - 10:48
    Sẽ thế nào nếu chúng ta
    tạo ra nhiều hòn đảo
  • 10:48 - 10:50
    và vùng biển với ít rủi ro?
  • 10:50 - 10:52
    Và sẽ thế nào nếu chúng ta hiểu rõ
  • 10:52 - 10:55
    về bản thân và những người cộng sự
  • 10:55 - 10:58
    rằng khi nào ta nên học tập
    và khi nào nên làm việc,
  • 10:58 - 11:01
    để những nỗ lực của chúng ta
    mang lại nhiều thành quả hơn,
  • 11:01 - 11:04
    để sự tiến bộ của ta
    không bao giờ dừng lại,
  • 11:04 - 11:07
    và để vượt qua giới hạn "tốt nhất"
    của hiện tại?
  • 11:07 - 11:08
    Cảm ơn các bạn.
Title:
Làm sao để hoàn thiện tốt hơn những việc bạn quan tâm
Speaker:
Eduardo Briceño
Description:

Làm việc chăm chỉ nhưng không tiến bộ? Bạn không phải là người duy nhất. Giảng viên Eduardo Briceño tiết lộ một cách đơn giản để cải thiện những gì bạn đang làm, bất kể đó là công việc, việc nuôi dạy con cái hay các hoạt động sáng tạo. Ông cũng chia sẻ những thiết bị hữu dụng để bạn có thể học tập không ngừng và luôn cảm nhận được sự tiến bộ

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:22

Vietnamese subtitles

Revisions