Return to Video

Máy tính có thể làm thơ?

  • 0:01 - 0:02
    Tôi có một thắc mắc.
  • 0:03 - 0:05
    Liệu máy vi tính có thể làm thơ?
  • 0:07 - 0:09
    Một câu hỏi đáng suy ngẫm.
  • 0:10 - 0:11
    Các bạn suy nghĩ một chút,
  • 0:11 - 0:14
    rồi đột nhiên có một chuỗi câu hỏi như:
  • 0:15 - 0:16
    Máy vi tính là gì?
  • 0:17 - 0:18
    Thơ là gì?
  • 0:19 - 0:20
    Sự sáng tạo là gì?
  • 0:22 - 0:23
    Nhưng những câu hỏi này
  • 0:23 - 0:26
    con người dành cả cuộc đời
    để tìm câu trả lời,
  • 0:26 - 0:28
    chứ một bài thuyết trình TED
    là chưa đủ đâu.
  • 0:28 - 0:31
    Chúng ta sẻ phải thử
    một cách tiếp cận khác.
  • 0:31 - 0:33
    Nhìn lên đây, chúng ta có 2 bài thơ.
  • 0:34 - 0:36
    Một bài do con người viết,
  • 0:36 - 0:38
    bài còn lại được viết bởi một máy vi tính.
  • 0:38 - 0:41
    Hãy cho tôi biết bài thơ nào của ai.
  • 0:41 - 0:42
    1.Ruồi nhỏ
    Trò chơi mùa hạ.
  • 0:42 - 0:44
    Tay nhẹ bẫng
    Phủi đi
  • 0:44 - 0:45
    Ta không là mi hay mi không là ta?
  • 0:45 - 0:47
    2.Ta cảm nhận
    hoạt động trong đời bạn
  • 0:47 - 0:49
    Sáng sớm
    Dừng để thấy, Đức Cha, tôi ghét
  • 0:49 - 0:51
    Không phải tất cả các đêm để
    bắt đầu cách khác
  • 0:51 - 0:53
    Tôi sẽ trườn xoáy
    Mò mẫm trong bao la
  • 0:53 - 0:56
    Trí óc của chuột nếu như tôi
    Biết được tôi mang một năm quan trọng
  • 0:56 - 0:57
    hẳn vậy.
  • 0:57 - 0:58
    Hết giờ.
  • 1:00 - 1:04
    Giơ tay lên nếu bạn nghĩ bài thơ thứ nhất
    được viết bởi con người.
  • 1:06 - 1:07
    Ok, đa số.
  • 1:07 - 1:10
    Giơ tay lên nếu bạn nghĩ bài thơ thứ 2
    được viết bởi con người.
  • 1:11 - 1:12
    Rất can đảm,
  • 1:13 - 1:17
    Bởi bài thứ nhất được viết bởi thi sĩ
    William Blake.
  • 1:18 - 1:21
    Bài thứ hai được viết bởi một thuật toán
  • 1:21 - 1:24
    bằng cách thu thập những từ ngữ
    từ Facebook của tôi trong 1 ngày
  • 1:24 - 1:27
    và sau đó kết hợp theo thuật toán,
  • 1:27 - 1:31
    bằng phương thức mà tôi sẽ mô tả sau.
  • 1:31 - 1:34
    Thử một bài kiểm tra khác.
  • 1:34 - 1:36
    Như trước,
    bạn không đủ thời gian để đọc,
  • 1:37 - 1:38
    nên thử đoán xem.
  • 1:38 - 1:41
    1. Sư tử gầm và chó sủa. Khá thú vị
    và kỳ lạ rằng chim bay mà không
  • 1:41 - 1:45
    gầm hay sủa. Chuyện thú rừng đầy mê hoặc
    chỉ có trong mơ và tôi sẽ hát nếu như
  • 1:45 - 1:47
    tôi không kiệt sức và mỏi mệt.
  • 1:47 - 1:49
    2.O! Chuột túi, vòng bạc và nước ngọt sôcôla
    Em rất đẹp! Ngọc trai
  • 1:49 - 1:51
    kèn, táo tầu, aspirins! tất cả
    những gì họ luộn nói về
  • 1:51 - 1:55
    vẫn khiến một bài thơ đầy ngạc nhiên
    Những thứ này xuất hiện hàng ngày
  • 1:55 - 1:59
    Kể cả ở bờ biển và trong quan tài. Chúng
    mang ý nghĩa. Chúng mạnh như đá.
  • 1:59 - 2:00
    Hết giờ.
  • 2:00 - 2:03
    Ai nghĩ bài thứ nhất
    được viết bởi con người,
  • 2:03 - 2:05
    giơ tay lên.
  • 2:06 - 2:07
    Được rồi,
  • 2:07 - 2:10
    Còn ai nghĩ bài thứ hai
    được viết bởi con người
  • 2:10 - 2:11
    giơ tay lên.
  • 2:12 - 2:16
    Xấp xỉ 50/50.
  • 2:16 - 2:18
    Có vẻ khó đoán hơn.
  • 2:18 - 2:19
    Câu trả lời là,
  • 2:19 - 2:23
    Bài thứ nhất được tạo bởi
    một phần mềm gọi là Racter,
  • 2:23 - 2:26
    được tạo ra vào những năm 1970,
  • 2:26 - 2:29
    còn bài thứ hai được viết bởi
    nhà thơ Frank O'Hara,
  • 2:29 - 2:32
    một trong những thi sĩ tôi yêu thích.
  • 2:33 - 2:36
    (Cười)
  • 2:36 - 2:40
    Chúng ta vừa làm
    thử nghiệm Turing cho thơ ca.
  • 2:40 - 2:45
    Thử nghiệm Turing được tiến hành lần đầu
    bởi Alan Turing năm 1950,
  • 2:45 - 2:46
    để trả lời cho câu hỏi,
  • 2:46 - 2:48
    liệu máy vi tính có biết suy nghĩ?
  • 2:48 - 2:51
    Alan Turing tin rằng máy vi tính có thể
  • 2:51 - 2:54
    trò chuyện thông qua
    văn viết với con người,
  • 2:54 - 2:57
    với sự thành thạo mà khiến con người
    không thể nhận biết
  • 2:57 - 3:00
    rằng họ đang nói chuyện với
    máy tính hay con người,
  • 3:00 - 3:03
    khi ấy, máy vi tính
    được cho là có trí tuệ.
  • 3:03 - 3:07
    Năm 2013, bạn tôi Benjamin Laird và tôi,
  • 3:07 - 3:10
    chúng tôi tạo ra thí nghiệm Turning
    trực tuyến.
  • 3:10 - 3:11
    Nó có tên bot hay không,
  • 3:11 - 3:13
    bạn có thể tự tìm hiểu và trải nghiệm.
  • 3:13 - 3:15
    Về cơ bản nó là những gì chúng ta vừa làm.
  • 3:15 - 3:17
    Bạn được cho xem 1 bài thơ,
  • 3:17 - 3:19
    bạn không biết máy tính
    hay con người sáng tác
  • 3:19 - 3:21
    rồi bạn phải đoán.
  • 3:21 - 3:24
    Hàng ngàn người đã thử thí nghiệm online,
  • 3:24 - 3:26
    và cho ra kết quả.
  • 3:26 - 3:27
    Vậy kết quả là gì?
  • 3:28 - 3:31
    Turing đã nói rằng nếu máy tính có thể
    lừa một người rằng nó là con người
  • 3:31 - 3:33
    30% thời gian,
  • 3:33 - 3:36
    thì tức là nó đã vượt qua
    bài kiểm tra Turing về trí tuệ
  • 3:37 - 3:39
    Chúng tôi có các bài thơ trong
    dữ liệu bot hay không
  • 3:39 - 3:42
    khiến 65% người đọc nghĩ rằng
  • 3:42 - 3:43
    được viết bới một con người.
  • 3:44 - 3:48
    Vì vậy, tôi nghĩ ta có câu trả lời
    cho câu hỏi của chúng ta.
  • 3:48 - 3:50
    Theo nguyên lý thí nghiệm Turning,
  • 3:50 - 3:52
    một máy vi tính có thể viết thơ?
  • 3:52 - 3:54
    Vâng, chắc chắn nó có thể.
  • 3:56 - 3:58
    Nhưng nếu bạn có cảm giác không thoải mái
  • 3:58 - 4:00
    với câu trả lời này, không sao cả.
  • 4:00 - 4:02
    Nếu bạn có phản ứng không tích cực
    với điều này,
  • 4:02 - 4:06
    cũng không sao
    vì đây chưa phải là kết thúc.
  • 4:06 - 4:09
    Hãy trải nghiệm
    bài kiểm tra thứ ba và cuối cùng này.
  • 4:09 - 4:11
    Lại nhé, bạn phải đọc
    và nói cho tôi
  • 4:11 - 4:12
    cái nào là viết bởi con người,
  • 4:12 - 4:15
    1. Những lá cờ đỏ là lý do
    cho những lá cờ xinh đẹp.
  • 4:15 - 4:17
    Và những chiếc nơ.
    Nơ của những lá cờ
  • 4:17 - 4:18
    Và mặc chât liệu /
    Lý do để mặc chất liệu.
  • 4:18 - 4:21
    Tặng niềm vui thích
    Bạn có thể cho tôi vùng miền (...)
  • 4:21 - 4:24
    2. Con hươu bị thương nhảy cao nhất,
    Tôi đã nghe thấy hoa thủy tiên
  • 4:24 - 4:27
    Tôi đã nghe tiếng cờ hôm nay
    Tôi đã nghe tiếng anh thợ săn nói;
  • 4:27 - 4:30
    Đây sự ngây ngất của cái chết,/
    và rồi phanh gần như đã xong
  • 4:30 - 4:33
    Và bình minh tới quá gần
    Khiến ta chạm vào nỗi thất vọng (...)
  • 4:33 - 4:35
    OK, hết thời gian.
  • 4:35 - 4:38
    Vậy, giơ tay lên nếu bạn nghĩ bài 1 được viết bởi con người.
  • 4:40 - 4:43
    Giơ tay nếu bài 2 được viết bởi con người.
  • 4:43 - 4:45
    Whoa, có nhiều người hơn.
  • 4:46 - 4:49
    Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bài 1
  • 4:49 - 4:53
    được viết bởi thi sĩ Gertrude Stein.
  • 4:54 - 4:59
    Và bài 2 được tạo với thuật toán
    gọi là RKCP.
  • 4:59 - 5:02
    Bây giờ, trước khi tiếp tục,
    hãy để tôi mô tả rất nhanh và đơn giản,
  • 5:03 - 5:04
    cách RKCP hoạt động.
  • 5:05 - 5:09
    RKCP là một thuật toán
    sáng tạo bởi Ray Kurzweil,
  • 5:09 - 5:11
    giám đốc kỹ thuật của Google
  • 5:11 - 5:13
    và là một người tin tưởng
    vào trí tuệ nhân tạo.
  • 5:14 - 5:18
    Vậy, bạn cho RKCP một chuỗi ký tự,
  • 5:18 - 5:22
    nó phân tích chuỗi ấy
    để tìm ra cách sử dụng ngôn ngữ,
  • 5:22 - 5:25
    và sau đó nó tái tạo lại ngôn ngữ
  • 5:25 - 5:27
    bắt chước chuỗi ký tự đầu.
  • 5:27 - 5:29
    Vì thế trong bài thơ
    chúng ta vừa thấy
  • 5:29 - 5:32
    Bài thứ 2, bài mà mọi người nghĩ
    là của con người,
  • 5:32 - 5:33
    Nó được tái tạo từ bài thơ
  • 5:33 - 5:35
    viết bởi Emily Dickinson,
  • 5:35 - 5:37
    máy nhìn cách cô ấy sử dụng ngôn ngữ,
  • 5:37 - 5:39
    mô phỏng bài mẫu,
  • 5:39 - 5:43
    và sau đó tái tạo
    một phiên bản theo cấu trúc tương tự.
  • 5:45 - 5:47
    Nhưng điều quan trọng về RKCP
  • 5:47 - 5:50
    là nó không biết
    ý nghĩa của ngôn từ nó sử dụng.
  • 5:50 - 5:53
    Ngôn ngữ chỉ là nguyên liệu thô,
  • 5:53 - 5:55
    nó có thể là tiếng Trung,
    tiếng Thụy điển,
  • 5:55 - 5:59
    nó có thể là ngôn ngữ góp nhặt
    từ Facebook của bạn trong 1 ngày.
  • 5:59 - 6:01
    Nó chỉ là nguyên liệu thô.
  • 6:01 - 6:04
    Tuy nhiên, nó có thể tạo ra 1 bài thơ
  • 6:04 - 6:07
    nghe còn thật hơn cả
    bài thơ của Gertrude Stein,
  • 6:07 - 6:10
    mặc dù Gertrude Stein là con người.
  • 6:11 - 6:15
    Những gì ta đã làm, ít nhiều,
    là bài kiểm tra Turing đảo ngược
  • 6:18 - 6:21
    Gertrude Stein,
    một người có thể sáng tác thơ
  • 6:21 - 6:25
    khiến cho đại đa số người đọc
    nghĩ là được viết
  • 6:25 - 6:27
    bởi máy tính.
  • 6:27 - 6:31
    Vậy, theo nguyên lý đảo
    của bài kiểm tra Turing,
  • 6:31 - 6:33
    Gertrude Stein là một máy tính.
  • 6:33 - 6:35
    (Cười)
  • 6:35 - 6:37
    Cảm thấy bối rối ư?
  • 6:37 - 6:39
    Tôi nghĩ thế cũng đủ rồi.
  • 6:40 - 6:44
    Cho đến giờ chúng ta có
    con người viết giống như người,
  • 6:44 - 6:47
    chúng ta có máy tính
    viết như máy tính,
  • 6:47 - 6:50
    chúng ta có máy tính
    sáng tác như người,
  • 6:50 - 6:54
    nhưng chúng ta cũng có,
    có lẽ là gây hoang mang nhất,
  • 6:54 - 6:56
    là con người viết như máy tính.
  • 6:57 - 6:59
    Vậy chúng ta có gì
    từ những điều này?
  • 7:00 - 7:03
    Chúng ta có thấy rằng William Blake
    một cách nào đó con người hơn
  • 7:03 - 7:04
    so với Gertrude Stein?
  • 7:04 - 7:07
    Hay là Gertrude Stein thì giống máy tính
    hơn William Blake?
  • 7:07 - 7:09
    ( cười )
  • 7:09 - 7:11
    Đây là những câu hỏi mà tôi tự hỏi
  • 7:11 - 7:13
    khoảng 2 năm nay,
  • 7:13 - 7:15
    và tôi không có câu trả lời.
  • 7:15 - 7:17
    Nhưng những gì tôi có
    là một số nhìn nhận
  • 7:17 - 7:20
    về mối quan hệ của chúng ta với công nghệ.
  • 7:21 - 7:24
    Vì vậy, kết luận nhận đầu tiên của tôi,
  • 7:24 - 7:25
    vì một vài lý do,
  • 7:25 - 7:28
    chúng ta liên hệ thơ với loài người.
  • 7:28 - 7:32
    Đển khi chúng ta hỏi,
    "Máy tính có thể sáng tác thơ không?"
  • 7:32 - 7:33
    chúng ta đồng thời cũng hỏi,
  • 7:33 - 7:35
    "Làm con người có nghĩa là gì
  • 7:35 - 7:38
    và làm thế nào chúng ta đặt ra giới hạn
    xung quanh việc này?
  • 7:38 - 7:42
    Làm thế nào chúng ta nói ai hoặc cái gì
    có thể là một phần của thể loại này?"
  • 7:42 - 7:46
    Đây cơ bản là một câu hỏi triết học,
    tôi tin là như thế,
  • 7:46 - 7:49
    và nó không thể được trả lời
    bằng bài kiểm tra có không,
  • 7:49 - 7:50
    như bài kiểm tra Turing.
  • 7:50 - 7:53
    Tôi cũng tin Alan Turing hiểu điều này,
  • 7:53 - 7:56
    và khi ông nghĩ
    bài kiểm tra vào năm 1950,
  • 7:56 - 7:59
    ông cũng xem như đó là
    khiêu khích triết học.
  • 8:01 - 8:04
    Và kết luận thứ hai của tôi là
  • 8:04 - 8:07
    khi ta dùng bài kiểm tra Turing với thơ,
  • 8:07 - 8:10
    chúng ta không thật sự kiểm tra khả năng
    của những chiếc máy tính
  • 8:10 - 8:13
    bởi vì thuật toán cấu tạo nên thơ,
  • 8:13 - 8:18
    chúng khá là đơn giản và đã tồn tại,
    khoảng từ những năm 1950.
  • 8:19 - 8:22
    Những gì chúng ta đang làm
    với bài kiểm tra Turing về thơ,
  • 8:22 - 8:27
    là thu thập những ý kiến về
    cái gì hình thành nên tính con người.
  • 8:28 - 8:31
    Vì thế, điều mà tôi đã tìm ra,
  • 8:31 - 8:34
    chúng ta đã nhìn thấy điều này
    trước đó,
  • 8:34 - 8:37
    chúng ta thấy rằng William Blake
    giống một con người hơn
  • 8:37 - 8:38
    so với Gertrude Stein.
  • 8:38 - 8:40
    Tất nhiên, điều này không có nghĩa là
  • 8:40 - 8:43
    William Blake thật sự giống con người hơn
  • 8:43 - 8:45
    hay là Gertrude Stein
    giống máy tính hơn.
  • 8:46 - 8:50
    Chỉ đơn giản là
    định nghĩa con người không ổn định.
  • 8:51 - 8:54
    Điều này khiến tôi hiểu rằng
  • 8:54 - 8:57
    con người không phải là
    một khái niệm lạnh lùng, cứng nhắc.
  • 8:57 - 9:00
    Thật ra, đó là thứ gì đó được xây dựng
    với những quan điểm của chúng ta
  • 9:00 - 9:03
    và là thứ thay đổi theo thời gian.
  • 9:05 - 9:07
    Và kết luận cuối cùng của tôi
  • 9:07 - 9:09
    là máy tính ít hay nhiều,
  • 9:09 - 9:13
    hoạt động như một tấm gương
    phản chiếu bất kỳ ý tưởng nào của con người
  • 9:13 - 9:15
    mà chúng ta cho nó.
  • 9:15 - 9:17
    Chúng ta cho máy tính Emily Dickson,
  • 9:17 - 9:19
    nó phản chiếu Emily Dickson lại chúng ta.
  • 9:20 - 9:22
    Chúng ta cho nó William Blake,
  • 9:22 - 9:24
    thì đó sẽ là điều phản chiếu lại chúng ta.
  • 9:24 - 9:26
    Chúng ta cho nó Gertrude Stein,
  • 9:26 - 9:28
    điều chúng ta nhận lại
    chính là Gertrude Stein.
  • 9:29 - 9:31
    Hơn bất cứ công nghệ nào,
  • 9:31 - 9:37
    máy tính chính là một tấm gương phản chiếu
    bất ký ý tưởng nào mà con người dạy nó.
  • 9:38 - 9:40
    Tôi chắc chắn rằng rất nhiều người trong các bạn
    đã nghe
  • 9:40 - 9:43
    rất nhiều về trí thông minh nhân tạo gần đây.
  • 9:45 - 9:48
    Và phần lớn cuộc nói chuyện là về
  • 9:48 - 9:49
    chúng ta có tạo ra được nó hay không?
  • 9:50 - 9:54
    Chúng ta có thể tạo
    một chiếc máy tính thông minh?
  • 9:54 - 9:56
    Chúng ta có thể tạo ra
    một chiếc máy tính sáng tạo?
  • 9:56 - 9:58
    Điều có vẻ được hỏi đi hỏi lại
  • 9:58 - 10:01
    là liệu ta có thể làm ra
    chiếc máy tính-như-con người?
  • 10:02 - 10:04
    Nhưng những gì chúng ta đã thấy
    cho đến bây giờ
  • 10:04 - 10:07
    chính là con người không phải
    là một thực tế khoa học,
  • 10:07 - 10:10
    đó là một ý tưởng tiếp nối,
    luôn chuyển dịch
  • 10:10 - 10:13
    và là thứ thay đổi theo thời gian.
  • 10:13 - 10:16
    Vì thế khi chúng ta bắt đầu
    vật lộn với những ý tưởng
  • 10:16 - 10:18
    về trí thông minh nhân tạo trong tương lai,
  • 10:18 - 10:20
    chúng ta không chỉ nên hỏi chính mình,
  • 10:20 - 10:22
    "Ta có thể tạo ra nó không?"
  • 10:22 - 10:24
    Mà chúng ta cũng nên tự hỏi
  • 10:24 - 10:27
    "Ý tưởng nào của con người mà chúng ta
    muốn phản chiếu lại?"
  • 10:28 - 10:31
    Đây là một quan điểm triết học,
  • 10:31 - 10:34
    và nó không thể được trả lời
    chỉ bởi phần mềm,
  • 10:34 - 10:39
    mà còn đòi hỏi một chút
    suy ngẫm về nhân loại, về nhân sinh.
  • 10:39 - 10:40
    Cảm ơn.
  • 10:40 - 10:43
    (Vỗ tay)
Title:
Máy tính có thể làm thơ?
Speaker:
Oscar Schwartz
Description:

Giả sử bạn đọc một bài thơ và cảm thấy xúc động với nó, nhưng khi phát hiện ra tác giả là một chiếc máy tính, bạn có thấy trải nghiệm này thật khác thường không? Bạn nghĩ cái máy tính đó đã thể hiện được cái tôi và rất sáng tạo, hay bạn cảm thấy mình đã bị lừa? Trong bài nói này, tác giả Oscar Schwartz xem xét lý do tại sao chúng ta phản ứng mạnh với ý tưởng một máy tính làm thơ, và cái cách mà phản ứng mạnh mẽ đó giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của việc là con người.

Bài kiểm tra về thơ số 1

Bài thơ số 1

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:56

Vietnamese subtitles

Revisions