Return to Video

Cơ thể và Vật cấy - Kaitlyn Sadtler

  • 0:06 - 0:08
    Bơm Insulin giúp cải thiện cuộc sống
  • 0:08 - 0:13
    của nhiều người trong số 415 triệu
    bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới
  • 0:13 - 0:16
    bằng việc theo dõi lượng đường
    trong máu, truyền insulin
  • 0:16 - 0:20
    và tránh việc thường xuyên
    lấy mẫu máu từ ngón tay.
  • 0:20 - 0:25
    Những thiết bị nhỏ này gồm một máy bơm
    và kim dùng để đo mức đường huyết
  • 0:25 - 0:27
    rồi trả kết quả về máy bơm,
  • 0:27 - 0:30
    để tính ra bao nhiêu insulin
    cần phải truyền qua kim.
  • 0:30 - 0:34
    Tuy nhiên có một vấn đề:
    nó chỉ mang tính tạm thời.
  • 0:34 - 0:38
    Trong vòng vài ngày, cảm biến đường huyết
    phải được đổi vị trí và đặt lại.
  • 0:38 - 0:42
    Không chỉ máy theo dõi đường huyết
    và bơm insulin mới gặp vấn đề này,
  • 0:42 - 0:44
    mà tất cả các vật cấy vào cơ thể,
  • 0:44 - 0:47
    cần được thay thế
    vào những khoảng thời gian khác nhau.
  • 0:47 - 0:51
    Đầu gối giả bằng nhựa
    phải được thay thế sau khoảng 20 năm.
  • 0:51 - 0:54
    Những vật cấy khác,
    được dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ,
  • 0:54 - 0:57
    cũng chịu chung số phận
    sau khoảng 10 năm.
  • 0:57 - 1:02
    Điều này không chỉ gây phiền nhiễu
    mà còn tốn kém và nguy hiểm
  • 1:02 - 1:05
    Những bất tiện này xảy ra
    là do hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta.
  • 1:05 - 1:08
    Qua hàng trăm
    triệu năm tiến hóa,
  • 1:08 - 1:10
    các tiền tuyến phòng ngự này
  • 1:10 - 1:14
    đã trở nên cực kỳ lão luyện
    trong việc phát hiện dị vật.
  • 1:14 - 1:16
    Hệ miễn dịch của ta tự hào
  • 1:16 - 1:20
    vì có một kho đồ sộ các dụng cụ
    để tóm giữ, ngăn chặn và phá hủy
  • 1:20 - 1:23
    mọi thứ mà chúng tin
    là không nên nằm trong cơ thể.
  • 1:23 - 1:26
    Nhưng hậu quả
    của sự giám sát liên tục này
  • 1:26 - 1:30
    là cơ thể ta coi cả các vật cấy có ích,
    như máy bơm insulin là nguy hại,
  • 1:30 - 1:34
    như vi khuẩn hay vi rút.
  • 1:34 - 1:37
    Ngay khi máy bơm insulin
    được cấy vào da,
  • 1:37 - 1:42
    sự hiện diện này gây ra thứ gọi là
    "phản ứng cơ thể trước dị vật."
  • 1:42 - 1:44
    Bắt đầu với việc
    các protein di chuyển tự do
  • 1:44 - 1:47
    dính lại trên bề mặt vật cấy.
  • 1:47 - 1:50
    Những protein này bao gồm
    các kháng thể
  • 1:50 - 1:52
    cố vô hiệu hóa vật lạ
  • 1:52 - 1:56
    và gửi đi tín hiệu kêu gọi
    các tế bào miễn dịch khác tới đó
  • 1:56 - 1:58
    để tăng cường tấn công.
  • 1:58 - 2:00
    Các tế bào phản ứng đầu tiên
    khi có viêm
  • 2:00 - 2:03
    là bạch cầu trung tính và đại thực bào,
  • 2:03 - 2:05
    đáp lại cuộc gọi khẩn.
  • 2:05 - 2:08
    Bạch cầu trung tính giải phóng
    các hạt nhỏ chứa đầy enzym
  • 2:08 - 2:12
    cố phá hủy
    bề mặt kim bơm insulin.
  • 2:12 - 2:14
    Đại thực bào
    cũng giải phóng enzym,
  • 2:14 - 2:17
    cùng với các chất có gốc oxit nitric,
  • 2:17 - 2:21
    giúp tạo ra một phản ứng hóa học
    làm thoái hóa vật thể qua thời gian.
  • 2:21 - 2:26
    Nếu đại thực bào
    không thể mau lẹ giải quyết ngoại vật,
  • 2:26 - 2:31
    chúng hợp lại với nhau
    thành một khối gọi là "tế bào khổng lồ."
  • 2:31 - 2:34
    Cùng lúc, các tế bào
    mang tên nguyên bào sợi
  • 2:34 - 2:39
    di chuyển đến điểm đó và bắt đầu tích tụ
    các lớp mô liên kết dày đặc.
  • 2:39 - 2:43
    Chúng bọc quanh cây kim mà thiết bị dùng
    để truyền insulin
  • 2:43 - 2:45
    và phân tích lượng đường huyết.
  • 2:45 - 2:48
    Qua thời gian bị bủa vây,
  • 2:48 - 2:51
    quanh vật cấy dần hình thành
    một khối sẹo.
  • 2:51 - 2:55
    Chức năng của khối sẹo gần như là
    một tường thành bất khả xâm phạm,
  • 2:55 - 2:57
    ngăn sự tương giao quan trọng
  • 2:57 - 3:00
    giữa cơ thể với vật cấy.
  • 3:00 - 3:03
    Lấy ví dụ, khối sẹo
    quanh máy điều hòa nhịp tim
  • 3:03 - 3:07
    có thể cản trở dòng điện,
    làm vô hiệu chức năng.
  • 3:07 - 3:11
    Khớp đầu gối nhân tạo
    tróc các mảnh nhỏ khi bị mòn
  • 3:11 - 3:15
    làm cho các tế bào miễn dịch kháng viêm
    tập trung lại quanh các mảnh này.
  • 3:15 - 3:20
    Tệ hơn, đợt công kích của hệ miễn dịch,
    thậm chí, có thể đe dọa tới mạng sống.
  • 3:20 - 3:23
    Tuy vậy, các nhà nghiên cứu
    đang tìm cách để qua mặt hệ miễn dịch,
  • 3:23 - 3:28
    khiến nó chấp nhận
    các thiết bị mới mà ta đưa vào cơ thể.
  • 3:28 - 3:32
    Chúng tôi đã tìm cách phủ lên vật cấy
    các hóa chất và dược chất nhất định
  • 3:32 - 3:34
    được chấp thuận
    bởi các phản ứng miễn dịch.
  • 3:34 - 3:38
    Về cơ bản, biện pháp đó giúp vật cấy
    vô hình trước hệ miễn dịch.
  • 3:38 - 3:41
    Chúng tôi cũng đang dùng các vật liệu
    cấy ghép tự nhiên hơn,
  • 3:41 - 3:44
    có hình dạng
    bắt chước y hệt các mô,
  • 3:44 - 3:47
    ít bị công kích hơn
  • 3:47 - 3:50
    so với vật cấy
    hoàn toàn nhân tạo.
  • 3:50 - 3:53
    Vài phương thức điều trị
    liên quan tới cấy ghép
  • 3:53 - 3:57
    được thiết kế để tái tạo lại
    những mô đã hư hại hay thương tổn.
  • 3:57 - 4:00
    Trong những trường hợp đó,
    ta có thể đưa vào vật cấy
  • 4:00 - 4:03
    các thành phần
    giúp giải phóng các tín hiệu đặc thù,
  • 4:03 - 4:07
    nhằm điều chỉnh phản ứng miễn dịch
    một cách cẩn thận.
  • 4:07 - 4:11
    Trong tương lai, nghiên cứu song hành
    với hệ miễn dịch này
  • 4:11 - 4:14
    có thể giúp ta phát triển
    các cơ quan nhân tạo ưu việt,
  • 4:14 - 4:16
    các bộ phận cấy ghép
    hoàn toàn hợp nhất,
  • 4:16 - 4:19
    và phương pháp
    tự chữa lành chấn thương.
  • 4:19 - 4:20
    Một ngày không xa,
  • 4:20 - 4:23
    phương pháp này
    sẽ tạo cuộc cách mạng ngành y
  • 4:23 - 4:27
    và làm biến đổi vĩnh viễn
    cơ thể sống của ta.
Title:
Cơ thể và Vật cấy - Kaitlyn Sadtler
Speaker:
Kaitlyn Sadtler
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/your-body-vs-implants-kaitlyn-sadtler

Bơm insulin giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân tiểu đường khắp thế giới, bằng cách theo dõi lượng đường trong máu, truyền insulin và tránh việc thường xuyên phải lấy mẫu máu từ ngón tay. Tuy nhiên, có một vấn đề: nó chỉ mang tính tạm thời. Không chỉ bơm insulin mới gặp vấn đề này, mà tất cả các vật cấy vào cơ thể. Tại sao vậy? Kaitlyn Sadtler sẽ chỉ rõ cách mà hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng với dị vật.

Bài học bởi Kaitlyn Sadtler, đạo diễn bởi Andrew Foerster.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:27

Vietnamese subtitles

Revisions