Return to Video

Vắc-xin phòng COVID-19 nào tốt nhất? | DW Tin tức

  • 0:01 - 0:02
    Giọng đàn ông:
    Chỉ Pfizer thôi!
  • 0:02 - 0:05
    Nếu họ cứ cố tiêm Johnson & Johnson,
    tôi sẽ bảo họ cho tôi COVID còn hơn.
  • 0:05 - 0:09
    Giới Internet có vẻ biết chính xác
    vắc-xin nào tốt nhất
  • 0:09 - 0:11
    và vắc-xin nào kém nhất luôn!
  • 0:11 - 0:12
    Moderna ấy hả?
  • 0:12 - 0:13
    Tầm thường, trung bình thôi.
  • 0:13 - 0:15
    Chúng tôi không lấy đồ tầm trung đâu!
  • 0:15 - 0:16
    Mira Fricke: Loài người
    rất đam mê so sánh.
  • 0:16 - 0:19
    Bảo sao chúng ta cũng đang làm vậy
    với vắc-xin phòng COVID-19.
  • 0:20 - 0:23
    Vấn đề là ta không thể so sánh vắc-xin
    dễ dàng như thế được.
  • 0:23 - 0:27
    Làm vậy có khi còn lợi bất cập hại
    trong cơn đại dịch.
  • 0:28 - 0:30
    Chúng ta có xu hướng
    nhìn vào những con số này:
  • 0:30 - 0:32
    tỷ lệ hiệu lực
  • 0:32 - 0:35
    bởi đó là thước đo
    khả năng ta bị nhiễm COVID-19
  • 0:35 - 0:37
    sau khi tiêm vắc-xin.
  • 0:38 - 0:41
    Vấn đề là những con số này
    không "sinh ra bình đẳng"
  • 0:41 - 0:46
    mà chúng phụ thuộc vào địa điểm và thời gian
    tiến hành các thử nghiệm hiệu lực.
  • 0:46 - 0:47
    Carlos Guzmán: Tôi nghĩ
  • 0:47 - 0:49
    nếu ta cứ thế so sánh hiệu lực vắc-xin
    mà không xem xét bối cảnh,
  • 0:49 - 0:52
    ta có thể sẽ đi đến
    những kết luận sai lầm.
  • 0:52 - 0:56
    Có những khác biệt then chốt
    trong nhóm dân số được nghiên cứu,
  • 0:56 - 1:02
    chẳng hạn: độ tuổi, giới tính, môi trường,
    di truyền, tình trạng tồn tại từ trước.
  • 1:03 - 1:05
    Vậy những thử nghiệm hiệu lực đó
    diễn ra thế nào?
  • 1:05 - 1:07
    Những người tham gia
    được chia thành hai nhóm.
  • 1:07 - 1:10
    Một nhóm được tiêm vắc-xin,
    nhóm còn lại dùng giả dược.
  • 1:11 - 1:13
    Sau đó, họ quay trở lại
    cuộc sống thường nhật của mình.
  • 1:14 - 1:15
    Sau một khoảng thời gian nhất định,
  • 1:15 - 1:19
    các nhà nghiên cứu đếm xem trong số này,
    có bao nhiêu người mắc COVID-19.
  • 1:19 - 1:23
    Nếu tất cả người mắc
    nằm trong nhóm giả dược
  • 1:23 - 1:25
    và không một ai trong nhóm vắc-xin,
  • 1:25 - 1:28
    thì vắc-xin đó có hiệu quả 100%.
  • 1:28 - 1:32
    Nếu số người mắc ở cả hai nhóm như nhau
  • 1:32 - 1:34
    thì hiệu lực của vắc-xin đó là 0
  • 1:34 - 1:38
    vì nguy cơ nhiễm bệnh không thay đổi
    sau khi tiêm vắc-xin.
  • 1:39 - 1:42
    Nhưng khả năng người tham gia
    mắc bệnh trong một cuộc thử nghiệm
  • 1:42 - 1:46
    tương ứng với tỷ lệ nhiễm tổng thể
    trong môi trường của họ.
  • 1:46 - 1:51
    CG: Cũng có những khác biệt khi nói về
    sự hiện diện hay vắng mặt của biến thể vi-rút
  • 1:51 - 1:58
    mà đã bị trung hòa nhiều hơn
    hoặc kém hiệu quả hơn bởi những kháng thể
  • 1:58 - 2:01
    được kích thích sản sinh bởi loại protein
    của virus SARS‑CoV‑2 ban đầu
  • 2:01 - 2:04
    có trong thành phần của những vắc-xin hiện tại.
  • 2:05 - 2:08
    MF: Nên là, trong lúc ta nghĩ
    ta biết loại vắc-xin nào là tốt nhất,
  • 2:08 - 2:13
    quan điểm của ta thực ra
    đã bị các yếu tố hoàn cảnh chi phối.
  • 2:13 - 2:15
    N: Hãy cùng xem một ví dụ.
  • 2:15 - 2:19
    Các thử nghiệm của Moderna và Pfizer
    được tiến hành chủ yếu ở Mỹ
  • 2:19 - 2:22
    trước khi xuất hiện những biến thể
    lây nhiễm nhanh hơn,
  • 2:22 - 2:25
    chẳng hạn như biến thể từ Anh hay Nam Phi.
  • 2:27 - 2:31
    Ngược lại, các thử nghiệm
    của AstraZeneca hay Johnson & Johnson
  • 2:31 - 2:33
    được tiến hành nếu không phải muộn hơn
    thì cũng là ở những nước...
  • 2:33 - 2:38
    ...mà những biến thể lây nhanh hơn đã xuất hiện
    rồi trở thành loại lây nhiễm chủ yếu.
  • 2:40 - 2:45
    MF: Vậy nên trên thực tế, tỷ lệ hiệu lực
    sẽ không bao giờ hoàn toàn bằng nhau
  • 2:45 - 2:47
    và chúng có thể thay đổi theo thời gian.
  • 2:47 - 2:50
    CG: Ví dụ, gần đây chúng tôi
    nhận được báo cáo từ Qatar,
  • 2:50 - 2:57
    nơi 50% ca nhiễm là do biến thể Nam Phi
    và 45% do biến thể Anh.
  • 2:57 - 3:03
    Nghiên cứu này cho thấy
    hiệu lực của vắc-xin BioNTech/Pfizer
  • 3:03 - 3:10
    giảm còn 89% đối với những ca nhiễm biến thể Anh
    và 75% đối với những ca nhiễm biến thể Nam Phi.
  • 3:10 - 3:15
    MF: Nhưng có lẽ đã có quá nhiều
    mê muội về tính hiệu quả.
  • 3:15 - 3:19
    N: Tính hiệu quả thường là thước đo
    kết quả tốt nhất có thể:
  • 3:19 - 3:21
    hoàn toàn không có triệu chứng gì.
  • 3:21 - 3:22
    Thay vào đó, chúng ta có thể nhìn vào
  • 3:22 - 3:27
    việc vắc-xin đã phòng trường hợp phải nhập viện
    và tử vong do COVID-19 như thế nào
  • 3:27 - 3:30
    vì tất cả những vắc-xin này
    làm việc đó tốt như nhau.
  • 3:33 - 3:38
    MF: Bây giờ còn một khía cạnh khác ảnh hưởng
    đến cách chúng ta đánh giá vắc-xin:
  • 3:38 - 3:39
    các tác dụng phụ.
  • 3:39 - 3:42
    N: Báo cáo về hiện tượng đông máu hiếm gặp
    đã xuất hiện trên các dòng tiêu đề
  • 3:42 - 3:43
    và khiến mọi người lo lắng.
  • 3:43 - 3:46
    EU cũng đã quyết định
    không gia hạn hợp đồng
  • 3:46 - 3:48
    với AstraZeneca và Johnson & Johnson.
  • 3:48 - 3:53
    Tất cả những việc này có thể khiến ta nghĩ
    vắc-xin này không bằng vắc-xin kia.
  • 3:53 - 3:56
    MF: Nhưng một lần nữa,
    không đơn giản thế đâu
  • 3:56 - 3:59
    vì nguy cơ nhiễm bệnh của từng cá nhân
  • 3:59 - 4:03
    chi phối đánh giá mức độ ích lợi
    của từng loại vắc-xin.
  • 4:04 - 4:07
    N: Hãy cùng xem ví dụ
    về vắc-xin AstraZeneca
  • 4:07 - 4:11
    và giả sử một tỷ lệ nhiễm ở mức vừa phải
    là 55 ca trên một trăm nghìn người.
  • 4:12 - 4:15
    Trong số 100.000 người ở độ tuổi dưới 29,
  • 4:15 - 4:19
    khoảng 2 người sẽ hình thành huyết khối hiếm
    sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca,
  • 4:19 - 4:24
    nhưng không một ai trong số 2 người này
    phải vào phòng chăm sóc tích cực vì nhiễm COVID-19.
  • 4:24 - 4:26
    Nhưng một ai đó trên 60 tuổi
  • 4:26 - 4:29
    dễ phải vào đó do COVID-19 hơn rất nhiều
  • 4:29 - 4:32
    song lại ít có khả năng hình thành huyết khối hiếm.
  • 4:32 - 4:33
    MF: Đó là lý do một số chính phủ đề xuất
  • 4:33 - 4:37
    chỉ dùng vắc-xin AstraZeneca
    cho nhóm trên 60 tuổi.
  • 4:37 - 4:40
    Tuy nhiên, đánh giá này
    thay đổi khi tỷ lệ nhiễm cao hơn.
  • 4:41 - 4:44
    N: Hãy cùng xem phép tính y hệt
    nhưng với tỷ lệ nhiễm cao hơn.
  • 4:44 - 4:47
    Ở đây là 401 ca trên một trăm nghìn người.
  • 4:48 - 4:52
    Giờ thì nguy cơ mọi người phải vào
    phòng chăm sóc tích cực do COVID-19
  • 4:52 - 4:55
    cao hơn nguy cơ hình thành huyết khối
    sau khi tiêm vắc-xin.
  • 4:55 - 4:59
    Trong viễn cảnh này, lợi ích
    của việc tiêm vắc-xin AstraZeneca
  • 4:59 - 5:03
    lớn hơn nguy cơ hình thành huyết khối
    ở tất cả các nhóm tuổi.
  • 5:07 - 5:08
    CG: Và đương nhiên,
  • 5:08 - 5:12
    với một biện pháp can thiệp có tính phòng ngừa
    dành những người khỏe mạnh,
  • 5:12 - 5:13
    như vắc-xin,
  • 5:13 - 5:14
    điều cực kỳ quan trọng
  • 5:14 - 5:16
    là cán cân nguy cơ - lợi ích
  • 5:16 - 5:20
    có thể chấp nhận được đối với nhóm dân số,
    nhóm người hay thậm chí các cá nhân khác nhau.
  • 5:20 - 5:23
    MF: Vậy có phải một số vắc-xin kém hơn loại khác không?
  • 5:23 - 5:25
    Nếu chúng ta chỉ nhìn vào các tác dụng phụ,
  • 5:25 - 5:27
    thì một số vắc-xin có hiệu quả hơn chút,
  • 5:27 - 5:29
    ít nhất là từ những gì ta biết đến nay.
  • 5:29 - 5:31
    Nhưng đó chỉ là một khía cạnh
  • 5:31 - 5:33
    và ta không nên suy xét mỗi vậy.
  • 5:34 - 5:35
    CG: Tôi nghĩ vấn đề chủ chốt là
  • 5:35 - 5:38
    chương trình vắc-xin hay vắc-xin tốt nhất
  • 5:38 - 5:41
    là loại cho phép chúng ta
    phòng bệnh và phòng tử vong
  • 5:42 - 5:46
    và đương nhiên, giảm hậu quả trực tiếp và gián tiếp -
  • 5:46 - 5:47
    những hậu quả tiêu cực -
  • 5:47 - 5:49
    thiệt hại nặng nề.
  • 5:49 - 5:52
    MF: Bất kỳ vắc-xin nào
    được WHO phê duyệt khẩn cấp
  • 5:52 - 5:55
    cũng bảo vệ ta, không để ta
    bị chuyển biến xấu do COVID-19.
  • 5:55 - 5:57
    Chúng phòng tử vong
    và góp phần chấm dứt đại dịch này.
  • 5:58 - 6:01
    N: Cho nên, chừng nào
    vắc-xin còn khan hiếm,
  • 6:01 - 6:04
    chừng đó ta có cơ sở để lý luận rằng
    hãy chọn bất kỳ loại nào đang sẵn có cho ta,
  • 6:04 - 6:08
    vì nếu ta cứ khăng khăng
    đòi một vắc-xin cụ thể nào đó,
  • 6:08 - 6:10
    ta có thể sẽ kéo dài đại dịch này,
  • 6:10 - 6:12
    và việc này có thể
    phải trả giá bằng mạng sống.
Title:
Vắc-xin phòng COVID-19 nào tốt nhất? | DW Tin tức
Description:

Giới Internet có vẻ biết chính xác vắc-xin nào tốt nhất – và cả vắc-xin nào kém nhất.
Tuy nhiên, ta không thể so sánh vắc-xin dễ dàng như thế được. Làm vậy có khi còn lợi bất cập hại trong cơn đại dịch.
Chúng ta có xu hướng nhìn vào tỷ lệ hiệu lực, bởi đó là thước đo khả năng ta nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin. Vấn đề là, những con số này không "sinh ra bình đẳng". Chúng còn phụ thuộc vào địa điểm và thời gian tiến hành các thử nghiệm hiệu lực, và cả những người tham gia.
Vậy ta xác định loại vắc-xin tốt nhất cho ta như thế nào?

Đăng ký theo dõi tại: https://www.youtube.com/user/deutschewelleenglish?sub_confirmation=1

Xem thêm tin tức tại: http://www.dw.com/en/
Theo dõi DW trên các nền tảng mạng xã hội:
►Facebook: https://www.facebook.com/deutschewellenews/
►Twitter: https://twitter.com/dwnews
►Instagram: https://www.instagram.com/dwnews
Để xem các video tiếng Đức, hãy truy cập: https://www.youtube.com/dwdeutsch

#Coronavirus #Vaccine #Pandemic

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Misinformation and Disinformation
Duration:
06:23

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions