Return to Video

Những bí mật tôi tìm thấy dưới đáy đại dương kì bí

  • 0:01 - 0:02
    Tôi là nhà hóa học đại dương.
  • 0:02 - 0:05
    Tôi nhìn vào hóa chất
    của đại dương ngày nay,
  • 0:05 - 0:07
    và cả trong quá khứ.
  • 0:07 - 0:09
    Khi nhìn về quá khứ
  • 0:09 - 0:13
    bằng cách kiểm chứng tàn tích hóa thạch
    của rặng san hô dưới đáy.
  • 0:13 - 0:15
    Bạn có thể thấy một trong
    những san hô phía sau tôi.
  • 0:15 - 0:20
    Nó được lấy gần Nam Cực,
    sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển
  • 0:20 - 0:22
    rất khác biệt so với
    những loại san hô khác
  • 0:22 - 0:26
    bạn có lẽ đã may mắn thấy
    nếu bạn đi nghỉ ở xứ nhiệt đới.
  • 0:26 - 0:28
    Tôi hi vọng rằng
    bài nói này giúp bạn
  • 0:28 - 0:30
    có cái nhìn 4 chiều về đại dương.
  • 0:30 - 0:33
    2 chiều, như ảnh 2 chiều xinh đẹp này
  • 0:33 - 0:35
    của nhiệt độ bề mặt nước biển.
  • 0:35 - 0:39
    Bức ảnh được chụp từ vệ tinh, nên nó
    có độ phân giải không gian rất lớn.
  • 0:40 - 0:43
    Những đặc trưng tổng thể
    thì cực kì dễ hiểu.
  • 0:43 - 0:46
    Thời tiết ấm ở vùng gần xích đạo
    vì có nhiều ánh sáng hơn.
  • 0:46 - 0:49
    Lạnh ở vùng địa cực
    vì có ít ánh sáng hơn.
  • 0:49 - 0:52
    Và điều đó cho phép những chỏm băng lớn
    hình thành ở Nam Cực
  • 0:52 - 0:54
    và phần trên của bán cầu Bắc.
  • 0:54 - 0:58
    Nếu bạn nhảy xuống biển,
    hay thậm chí nhấn chân xuống biển,
  • 0:58 - 1:00
    bạn biết đó, càng đi sâu càng lạnh hơn,
  • 1:00 - 1:04
    và phần lớn là vì nước sâu lấp đầy
    vực thẳm đại dương
  • 1:04 - 1:07
    đến từ những vùng địa cực lạnh lẽo
    nơi nước đặc hơn.
  • 1:08 - 1:11
    Nếu chúng ta quay trở về
    thời điểm 20,000 năm trước,
  • 1:11 - 1:13
    Trái đất trông có vẻ khác nhiều.
  • 1:13 - 1:16
    Tôi chỉ cho bạn xem phiên bản hoạt hình
    một trong những sự khác biệt
  • 1:16 - 1:19
    bạn sẽ thấy nếu bạn lùi về
    thời điểm đó.
  • 1:19 - 1:20
    Chỏm băng lớn hơn bây giờ nhiều.
  • 1:20 - 1:24
    Chúng phủ khắp các châu lục,
    và chúng mở rộng về phía đại dương.
  • 1:24 - 1:26
    Mực nước biển thấp hơn 120 mét.
  • 1:27 - 1:30
    Mức CO2 thì rất thấp so với hiện tại.
  • 1:30 - 1:34
    Nhìn chung, trái đất có lẽ lạnh hơn
    chừng 3 đến 5 độ,
  • 1:34 - 1:37
    và càng ngày càng lạnh
    ở những vùng địa cực.
  • 1:38 - 1:39
    Điều tôi và những đồng nghiệp
  • 1:39 - 1:42
    đang cố gắng hiểu chính là
  • 1:42 - 1:45
    cách chúng ta chuyển
    từ điều kiện thời tiết lạnh
  • 1:45 - 1:48
    sang điều kiện thời tiết ấm
    mà chúng ta tận hưởng ngày nay.
  • 1:48 - 1:50
    Chúng ta biết từ việc nghiên cứu lõi băng
  • 1:50 - 1:53
    sự chuyển giao từ điều kiện lạnh
    sang ấm là không hề suôn sẻ
  • 1:53 - 1:58
    vì bạn có thể dự đoán
    từ việc tăng chậm trong bức xạ mặt trời.
  • 1:58 - 2:01
    Và chúng ta biết điều này từ lõi băng,
    vì nếu bạn khoan sâu vào băng,
  • 2:01 - 2:05
    bạn sẽ thấy những vòng băng hàng năm,
    bạn có thể thấy trong núi băng.
  • 2:05 - 2:07
    Bạn có thể thấy
    những lớp trắng - xanh này.
  • 2:07 - 2:10
    Khí bị nén trong lõi băng,
    nên ta đo được lượng CO2 -
  • 2:10 - 2:13
    đó là lí do ta biết lượng CO2
    thấp hơn trong quá khứ -
  • 2:13 - 2:16
    và tính chất hóa học của băng
    cũng cho ta biết về nhiệt độ
  • 2:16 - 2:17
    tại những vùng địa cực.
  • 2:17 - 2:21
    Và nếu bạn chuyển thời gian
    từ 20.000 năm trước đến thời điểm này,
  • 2:21 - 2:23
    bạn thấy nhiệt độ đã tăng lên.
  • 2:23 - 2:24
    Nó không hề tăng một cách đều đặn.
  • 2:24 - 2:26
    Thỉnh thoảng nó tăng vô cùng nhanh,
  • 2:26 - 2:28
    sau đó bình ổn trở lại,
  • 2:28 - 2:29
    rồi tăng lên nhanh chóng.
  • 2:29 - 2:31
    Điều này xảy ra khác nhau ở hai địa cực,
  • 2:31 - 2:34
    và lượng CO2 cũng tăng lên nhảy vọt.
  • 2:35 - 2:38
    Nên chúng tôi chắc chắn đại dương
    có liên quan chuyện này.
  • 2:38 - 2:40
    Đại dương chứa lượng CO2 khổng lồ,
  • 2:40 - 2:43
    nhiều gấp khoảng 60 lần so với khí quyển.
  • 2:43 - 2:46
    Điều này giúp tản nhiệt quanh xích đạo,
  • 2:46 - 2:50
    đại dương thì đầy ắp nguồn dinh dưỡng
    và điều khiển hiệu suất chính.
  • 2:50 - 2:53
    Nếu ta muốn tìm hiểu
    diễn tiến dưới lòng đại dương,
  • 2:53 - 2:55
    chúng tôi phải xuống tận nơi,
  • 2:55 - 2:56
    xem xét tình hình ở đây,
  • 2:56 - 2:57
    và bắt đầu khám phá.
  • 2:57 - 3:00
    Đây là cảnh tượng ngoạn mục
    từ núi ngầm dưới biển
  • 3:00 - 3:03
    sâu khoảng 1km tại hải phận quốc tế.
  • 3:03 - 3:06
    vùng xích đạo quanh Đại Tây Dương,
    cách xa đất liền.
  • 3:06 - 3:09
    Cùng với đội nghiên cứu của tôi,
    bạn là một trong những người đầu tiên
  • 3:09 - 3:11
    được thấy một phần của đáy biển,
  • 3:11 - 3:13
    Bạn có thể đang thấy nhiều loài mới.
  • 3:13 - 3:15
    Chúng tôi không biết là gì.
  • 3:15 - 3:18
    Bạn sẽ phải thu thập nhiều mẫu vật
    và phân loại rõ ràng.
  • 3:18 - 3:20
    Bạn có thể thấy
    rặng san hô kẹo cao su.
  • 3:20 - 3:22
    Có nhiều ngôi sao lấp lánh sống trên đó.
  • 3:22 - 3:25
    Đó là những thứ trông giống
    xúc tu của san hô.
  • 3:25 - 3:28
    Có nhiều san hô từ nhiều dạng
    canxi cacbonat khác nhau
  • 3:28 - 3:32
    phát triển trên đất bazan của
    ngọn núi to dưới biển này,
  • 3:32 - 3:35
    và cái thứ màu đen kia,
    chúng là san hô hóa thạch,
  • 3:35 - 3:37
    và chúng ta sẽ nói một chút về chúng
  • 3:37 - 3:39
    khi ta lùi về đúng lúc.
  • 3:39 - 3:42
    Để làm được điều đó, chúng ta cần
    thuê tàu nghiên cứu.
  • 3:42 - 3:45
    Đây là James Cook,
    tàu nghiên cứu đại dương
  • 3:45 - 3:46
    neo ở Tenerife.
  • 3:46 - 3:47
    Nhìn cũng đẹp đúng không?
  • 3:48 - 3:49
    Tuyệt, nếu bạn không phải là
    thủy thủ giỏi.
  • 3:50 - 3:52
    Đôi khi mọi việc trông giống như thế này.
  • 3:52 - 3:55
    Đây là chúng tôi, đang cố đảm bảo
    không mất đi những mẫu vật quí giá.
  • 3:55 - 3:58
    Mọi người hối hả vây quanh
    và tôi bị say sóng nặng,
  • 3:58 - 4:01
    nên không phải lúc nào cũng vui,
    nhưng đa phần là vậy.
  • 4:01 - 4:04
    Chúng tôi phải trở thành người
    vẽ bản đồ giỏi để làm được điều này.
  • 4:04 - 4:08
    Bạn không thể thấy loại san hô
    đặc biệt đó khắp mọi nơi đâu.
  • 4:08 - 4:11
    Nó có thể ở bất kì đâu và ở rất sâu
  • 4:11 - 4:13
    nhưng chúng ta thật sự
    cần phải tìm đúng nơi.
  • 4:13 - 4:16
    Chúng ta vừa xem bản đồ thế giới,
    và vạch trên đó là hải trình của chúng tôi
  • 4:16 - 4:17
    từ năm ngoái.
  • 4:18 - 4:19
    Đó là môt chuyến đi 7 tuần,
  • 4:19 - 4:21
    và đây là chúng tôi, đang tự dựng bản đồ riêng
  • 4:21 - 4:26
    của khoảng 75,000 km2 đáy biển
    trong 7 tuần,
  • 4:26 - 4:28
    nhưng đó chỉ là một phần nhỏ
    của đáy biển.
  • 4:28 - 4:30
    Chúng ta đang đi
    từ Tây sang Đông,
  • 4:30 - 4:33
    qua nhiều phần đại dương
    trông phẳng lì trên bản đồ lớn
  • 4:33 - 4:37
    nhưng thật ra vài ngọn núi ở đây
    lớn cỡ Everest.
  • 4:37 - 4:39
    Với những bản đồ chúng tôi vẽ trên tàu,
  • 4:39 - 4:41
    chúng tôi có độ phân giải 100 mét,
  • 4:41 - 4:44
    đủ để chọn những khu vực
    để triển khai trang thiết bị,
  • 4:44 - 4:45
    nhưng không đủ để thấy nhiều.
  • 4:46 - 4:48
    Để làm được, chúng tôi cần lái
    thiết bị điều khiển từ xa
  • 4:48 - 4:50
    xuống khoảng 5m cách mực đáy biển.
  • 4:51 - 4:54
    Nếu vậy, chúng tôi có thể
    vẽ ra những bản đồ độ phân giải một mét
  • 4:54 - 4:56
    dưới sâu hàng ngàn mét.
  • 4:56 - 4:58
    Đây là thiết bị điều khiển từ xa,
  • 4:58 - 5:00
    phương tiện dùng để nghiên cứu.
  • 5:00 - 5:03
    Bạn có thể thấy một dãy
    những bóng đèn lớn ở phía trên.
  • 5:03 - 5:06
    Có nhiều máy quay có độ phân giải cao,
    các cánh tay máy,
  • 5:06 - 5:09
    và nhiều chiếc hộp nhỏ và vài thứ
    để chứa các mẫu vật.
  • 5:09 - 5:13
    Đây là buổi đi lặn dưới biển
    đầu tiên của chúng tôi,
  • 5:13 - 5:15
    lao xuống lòng đại dương.
  • 5:15 - 5:17
    Chúng tôi đi khá nhanh để chắc chắn
    thiết bị điều khiển từ xa
  • 5:17 - 5:19
    không bị ảnh hưởng
    bởi tàu khác.
  • 5:19 - 5:20
    Và chúng tôi lặn xuống,
  • 5:20 - 5:23
    và đây là những thứ bạn thấy được.
  • 5:23 - 5:26
    Chúng là bọt biển dưới đáy biển,
    to khoảng một mét.
  • 5:27 - 5:31
    Đây là dưa biển đang bơi -
    cơ bản là một loại sên biển nhỏ.
  • 5:31 - 5:32
    Đoạn này bị chậm lại.
  • 5:32 - 5:35
    Đa phần đoạn phim chiếu cho bạn
    đã được gia tốc,
  • 5:35 - 5:37
    vì những thước phim này
    mất nhiều thời gian.
  • 5:37 - 5:40
    Đây cũng là loài sên biển xinh đẹp.
  • 5:41 - 5:44
    Và loài động vật bạn xem tiếp theo
    sẽ là một ngạc nhiên lớn.
  • 5:44 - 5:47
    Tôi chưa từng thấy loài tương tự
    và nó khiến chúng tôi phải ngạc nhiên.
  • 5:47 - 5:51
    Sau khi làm việc khoảng 15 tiếng
    và chúng tôi khá là vui vẻ,
  • 5:51 - 5:54
    đột nhiên con quái vật biển khổng lồ
    bắt đầu lăn qua,
  • 5:54 - 5:57
    nó gọi là kì lân biển hoặc là
    hải tiêu thuộc địa, nếu bạn thích.
  • 5:57 - 5:59
    Đây không phải thứ
    chúng tôi đang tìm.
  • 5:59 - 6:01
    Chúng tôi đang tìm san hô,
    rặng san hô sâu dưới biển.
  • 6:02 - 6:04
    Chút nữa bạn sẽ thấy ảnh
    của một loài san hô.
  • 6:05 - 6:07
    Nó nhỏ, cao khoảng 5cm.
  • 6:07 - 6:10
    Được làm từ canxi cacbonat,
    nên bạn có thể thấy xúc tu của nó,
  • 6:11 - 6:13
    di chuyển trong hải lưu.
  • 6:13 - 6:16
    Sinh vật giống vậy có lẽ
    sống được khoảng 100 năm.
  • 6:16 - 6:20
    Và khi nó trưởng thành,
    nó hấp thụ hóa chất từ đại dương.
  • 6:20 - 6:22
    Và những hóa chất nào hay lượng hóa chất,
  • 6:22 - 6:25
    phụ thuộc vào nhiệt độ; phụ thuộc độ pH,
  • 6:25 - 6:26
    phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng.
  • 6:26 - 6:30
    Nếu có thể hiểu cách mà
    những hóa chất này đi vào trong xương,
  • 6:30 - 6:32
    ta có thể quay lại, thu thập
    những mẫu hóa thạch,
  • 6:32 - 6:35
    và tái thiết lại những gì
    đại dương từng có trong quá khứ.
  • 6:35 - 6:39
    Bạn có thể thấy chúng tôi đang nhặt
    san hô bằng một hệ thống chân không,
  • 6:39 - 6:41
    và đặt vào thùng chứa mẫu vật.
  • 6:41 - 6:43
    Nên nói thêm là phải làm rất cẩn thận.
  • 6:43 - 6:46
    Một vài loài thậm chí còn sống lâu hơn.
  • 6:46 - 6:49
    Đây là san hô đen Leiopathes,
    ảnh do đồng nghiệp của tôi chụp -
  • 6:49 - 6:53
    Brendan Roark, khoảng 500m
    bên dưới Hawaii.
  • 6:53 - 6:55
    4.000 năm là một thời gian dài.
  • 6:55 - 6:58
    Nếu bạn lấy 1 nhánh san hô
    và đánh bóng lên,
  • 6:58 - 7:00
    đây là khoảng 100 mi-crô-mét bề ngang.
  • 7:01 - 7:03
    Brendan đem mẫu san hô này về phân tích --
  • 7:03 - 7:05
    bạn có thể thấy các dấu tích --
  • 7:05 - 7:08
    và anh có thể chỉ ra chúng chính là
    dải băng hàng năm,
  • 7:08 - 7:10
    hóa ra cho dù sâu tận 500 mét dưới đại dương,
  • 7:10 - 7:13
    san hô có thể ghi lại
    những thay đổi theo mùa,
  • 7:13 - 7:15
    điều này khá là tuyệt vời.
  • 7:15 - 7:18
    Nhưng 4,000 năm không đủ để ta
    quay về thời kì đóng băng cực đại cuối.
  • 7:18 - 7:20
    Vậy chúng ta nên làm gì?
  • 7:20 - 7:22
    Chúng tôi thu thập
    những mẫu hóa thạch.
  • 7:22 - 7:25
    Đây là điều làm cho tôi thực sự
    không được ưa trong đội nghiên cứu
  • 7:25 - 7:26
    Đi cùng chúng tôi,
  • 7:26 - 7:28
    có cá mập khổng lồ ở khắp nơi,
  • 7:28 - 7:30
    có nhiều kì lân biển,
    hải sâm đang bơi gần đó,
  • 7:30 - 7:32
    nhiều bọt biển khổng lồ,
  • 7:32 - 7:34
    tôi nhờ mọi người đi xuống
    khu vực có hóa thạch chết
  • 7:34 - 7:38
    và bỏ ra hàng giờ kiểu như
    đào quanh đáy biển.
  • 7:38 - 7:41
    Và chúng tôi đi nhặt những san hô này,
    đem chúng về và phân loại.
  • 7:41 - 7:44
    Nhưng mỗi loại lại khác độ tuổi,
  • 7:44 - 7:46
    và nếu chúng tôi có thể biết
    tuổi của chúng
  • 7:46 - 7:48
    chúng tôi có thể đo được
    những tín hiệu hóa học đó,
  • 7:48 - 7:50
    điều này giúp chúng tôi biết
  • 7:50 - 7:52
    chuyện gì đã diễn ra ở đại dương
    trong quá khứ.
  • 7:53 - 7:54
    Và ảnh bên tay trái của tôi đây,
  • 7:54 - 7:57
    tôi đã lấy một mẫu san hô,
    đánh bóng nó cẩn thận
  • 7:57 - 7:59
    và chụp ảnh quang học.
  • 7:59 - 8:00
    Bên tay phải của tôi,
  • 8:01 - 8:04
    chúng tôi lấy mẫu san hô tương tự,
    cho vào lò phản ứng hạt nhân,
  • 8:04 - 8:05
    làm giảm sự phân hạt,
  • 8:05 - 8:06
    và mỗi lần có vài sự phân hủy diễn ra,
  • 8:06 - 8:08
    điều đó lại được
    đánh dấu trên san hô,
  • 8:08 - 8:10
    từ đó chúng tôi thấy được
    sự phân bổ uranium.
  • 8:10 - 8:12
    Sao chúng tôi làm vậy?
  • 8:12 - 8:14
    Uranium là chất khá bị xem thường,
  • 8:14 - 8:15
    nhưng tôi thích nó.
  • 8:15 - 8:18
    Sự phân rã giúp chúng tôi
    biết được tỉ lệ và ngày tháng
  • 8:18 - 8:20
    chuyện đang diễn ra ở đại dương.
  • 8:20 - 8:22
    Và nếu bạn nhớ ngay từ đầu,
  • 8:22 - 8:24
    đó là thứ chúng tôi muốn có được
    khi nghĩ về khí hậu.
  • 8:24 - 8:26
    Chúng tôi dùng laser
    phân tích uranium
  • 8:26 - 8:29
    Và 1 trong những sản phẩm con,
    thori có trong san hô.
  • 8:29 - 8:32
    và do đó ta biết chính xác
    tuổi của hóa thạch này.
  • 8:33 - 8:35
    Đoạn minh họa xinh đẹp này
    của đại dương phía Nam
  • 8:35 - 8:38
    mà tôi dùng sẽ minh hoa
    cách chúng tôi dùng những san hô này
  • 8:38 - 8:42
    để nắm được những thông tin phản hồi
    từ đại dương cổ xưa.
  • 8:42 - 8:45
    Bạn có thể thấy độ dày
    của bề mặt nước biển
  • 8:45 - 8:47
    trong phim hoạt hình này
    của Ryan Abernathey.
  • 8:47 - 8:50
    Đây chỉ là dữ liệu của một năm,
  • 8:50 - 8:52
    nhưng bạn thấy được đại dương phía Nam
    náo nhiệt như thế nào.
  • 8:52 - 8:56
    Hỗn hợp dày đặc, đặc biệt là Drake Passage,
  • 8:56 - 8:58
    được trình bày trong thanh bên cạnh,
  • 8:58 - 9:01
    là một trong những dòng hải lưu
    mạnh nhất trên thế giới
  • 9:01 - 9:03
    chảy ngang qua đây, từ Tây sang Đông.
  • 9:03 - 9:05
    Nó trộn lẫn rất hỗn loạn,
  • 9:05 - 9:08
    vì nó đang di chuyển qua
    những ngọn núi lớn dưới biển,
  • 9:08 - 9:12
    và điều này cho phép CO2 và nhiệt
    trao đổi trong và ngoài với không khí.
  • 9:12 - 9:16
    Và cơ bản là, các đại dương đang
    hít thở qua đại dương phía Nam.
  • 9:17 - 9:22
    Chúng tôi thu thập san hô
    quanh đi quẩn lại ngang qua Nam Cực,
  • 9:22 - 9:25
    và chúng tôi tìm được
    điều ngạc nhiên từ việc truy tuổi bằng uranium;
  • 9:25 - 9:28
    san hô đã di cư từ Nam sang Bắc
  • 9:28 - 9:31
    suốt thời kì chuyển giao giữa
    thời kì đóng băng và gian băng.
  • 9:31 - 9:32
    Chúng tôi không biết lí do,
  • 9:32 - 9:35
    nhưng chúng tôi nghĩ là có
    liên quan đến nguồn thức ăn
  • 9:35 - 9:37
    và có lẽ khí là oxy ở trong nước.
  • 9:38 - 9:39
    Và ở đây.
  • 9:39 - 9:42
    Tôi sẽ minh họa điều tôi nghĩ
    chúng tôi biết được về khí hậu
  • 9:42 - 9:44
    từ những san hô ở đại dương phía Nam đó.
  • 9:44 - 9:47
    Chúng tôi lên xuống núi biển
    để nhặt san hô hóa thạch.
  • 9:47 - 9:49
    Đây là hình ảnh minh họa.
  • 9:49 - 9:50
    Chúng tôi nghĩ về
    thời kì đóng băng,
  • 9:50 - 9:52
    từ bản phân tích san hô
    chúng tôi làm,
  • 9:52 - 9:55
    rằng phần sâu của đại dương
    phía Nam rất giàu cacbon.
  • 9:55 - 9:58
    và có một lớp đặc ở phía trên đỉnh.
  • 9:58 - 10:01
    Điều đó ngăn CO2 thoát khỏi đại dương.
  • 10:02 - 10:04
    Sau đó chúng tôi tìm thấy
    san hô độ tuổi trung bình,
  • 10:04 - 10:09
    và chúng cho thấy đại dương hòa lẫn
    phần nào với sự chuyển giao khí hậu.
  • 10:09 - 10:11
    Điều đó cho phép cacbon
    thoát khỏi biển sâu.
  • 10:12 - 10:15
    Và sau đó nếu chúng tôi phân tích
    những san hô gần với ngày nay,
  • 10:15 - 10:18
    hay thật ra dù gì nếu chúng ta
    đi xuống đó vào hôm nay
  • 10:18 - 10:20
    và đo đạc lượng hóa chất trong san hô,
  • 10:20 - 10:24
    chúng tôi thấy chúng tôi di chuyển đến vị trí
    mà cacbon có thể thay đổi liên tục.
  • 10:24 - 10:26
    Đây là cách chúng tôi
    dùng hóa thạch san hô
  • 10:26 - 10:28
    để giúp chúng tôi
    nghiên cứu môi trường.
  • 10:30 - 10:32
    Nên tôi muốn cho các bạn
    xem slide cuối.
  • 10:32 - 10:36
    Đây vẫn chỉ là lấy một phần đầu tiên
    của đoạn phim mà tôi đã chiếu cho bạn.
  • 10:36 - 10:38
    Đây là một khu vườn san hô tuyệt đẹp.
  • 10:38 - 10:41
    Chúng tôi thậm chí không ngờ
    tìm được thứ tuyệt như vậy.
  • 10:41 - 10:43
    Sâu hàng ngàn mét.
  • 10:43 - 10:44
    Có nhiều loài mới.
  • 10:44 - 10:46
    Đó là một nơi xinh đẹp.
  • 10:46 - 10:48
    Có nhiều hóa thạch xen lẫn,
  • 10:48 - 10:50
    và giờ tôi đã cho bạn biết cách
    trân trọng hóa thạch san hô
  • 10:50 - 10:52
    ở dưới đó.
  • 10:52 - 10:55
    Nên lần tới lúc bạn đủ may mắn
    để bay qua đại dương
  • 10:55 - 10:56
    hay chèo thuyền vượt biển,
  • 10:56 - 10:59
    chỉ cần nghĩ - có nhiều núi biển phía dưới
  • 10:59 - 11:01
    mà chưa có ai khám phá được,
  • 11:01 - 11:02
    và còn có các rặng san hô xinh đẹp.
  • 11:02 - 11:03
    Cảm ơn.
  • 11:03 - 11:05
    (Vỗ tay)
Title:
Những bí mật tôi tìm thấy dưới đáy đại dương kì bí
Speaker:
Laura Robinson
Description:

Laura Robinson chứng minh những dốc đứng của những ngọn núi khổng lồ dưới biển hàng trăm mét dưới mặt biển. Cô ấy tìm kiếm những rặng san hô ngàn năm tuổi mà cô ấy có thể kiểm chứng phản ứng hạt nhân để khám phá đại dương thay đổi theo thời gian ra sao. Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử của Trái Đất, Robinson hi vọng tìm được vài manh mối có thể xảy ra trong tương lai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:21

Vietnamese subtitles

Revisions