Return to Video

Vì sao ta phớt lờ những vấn đề hiển hiện - và đâu là giải pháp

  • 0:01 - 0:05
    Sẽ thế nào khi có
    một vấn đề hiển hiện
  • 0:05 - 0:07
    ngay trước mắt?
  • 0:07 - 0:10
    Thứ mà mọi người bàn tán,
  • 0:10 - 0:13
    thứ trực tiếp ảnh hưởng đến bạn.
  • 0:13 - 0:17
    Liệu bạn có làm mọi điều
    trong khả năng để giải quyết
  • 0:17 - 0:21
    trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn?
  • 0:21 - 0:23
    Đừng quá chắc chắn.
  • 0:23 - 0:27
    Tất cả chúng ta
    đều có xu hướng
  • 0:27 - 0:30
    bỏ lỡ những gì trước mắt.
  • 0:30 - 0:32
    Sự thật là,
  • 0:32 - 0:35
    đôi lúc, ta hoàn toàn
    quay lưng lại với mọi thứ
  • 0:35 - 0:40
    vì áp lực mà chúng gây ra cho ta
  • 0:40 - 0:43
    trong kinh doanh, cuộc sống và thế giới.
  • 0:43 - 0:48
    Tôi muốn đưa ra một ví dụ
    từ lĩnh vực của mình: chính sách kinh tế.
  • 0:48 - 0:52
    Alan Greenspan, người đứng đầu
    Cục dự trữ liên bang,
  • 0:52 - 0:58
    công việc của ông là tìm ra
    vấn đề của nền kinh tế Mỹ
  • 0:58 - 1:00
    để đảm bảo rằng nền kinh tế
    không vượt khỏi tầm kiểm soát.
  • 1:00 - 1:02
    Sau năm 2006,
  • 1:02 - 1:05
    khi giá thị trường chứng khoán đạt đỉnh,
  • 1:05 - 1:09
    càng có nhiều nhà lãnh đạo
    và tổ chức có uy tín
  • 1:09 - 1:12
    bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo
  • 1:12 - 1:17
    về rủi ro cho vay
    và những bong bóng thị trường nguy hiểm.
  • 1:17 - 1:21
    Như bạn đã biết, năm 2008,
    tất cả đều đã sụp đổ.
  • 1:21 - 1:23
    Ngân hàng sụp đổ,
  • 1:23 - 1:26
    thị trường chứng khoán toàn cầu
    mất gần một nửa giá trị.
  • 1:26 - 1:30
    Hàng triệu và hàng triệu người
    bị tịch thu nhà cửa.
  • 1:30 - 1:32
    Và tệ nhất,
  • 1:32 - 1:37
    cứ gần trong mười người Mỹ,
    lại có một người mất việc.
  • 1:37 - 1:39
    Sau khi mọi thứ tạm lắng xuống,
  • 1:39 - 1:44
    Greenspan và nhiều người khác
    bắt đầu mổ xẻ:
  • 1:44 - 1:47
    "Không ai có thể lường trước được
    cuộc khủng hoảng".
  • 1:47 - 1:49
    Họ gọi đó là " Thiên nga đen".
  • 1:49 - 1:52
    Thứ gì đó không thể tưởng tượng,
  • 1:52 - 1:57
    không thể dự đoán
    và hoàn toàn không thể.
  • 1:57 - 2:00
    Một bất ngờ không lường
  • 2:00 - 2:04
    nhưng không hẳn là vậy.
  • 2:04 - 2:08
    Ví dụ, căn nhà ở Manhattan của tôi
    tăng gần gấp đôi giá trị
  • 2:08 - 2:10
    trong vòng chưa đầy bốn năm.
  • 2:10 - 2:13
    Tôi thấy những dấu hiệu đáng ngờ
    và đã bán nó đi.
  • 2:13 - 2:16
    (Cười)
  • 2:16 - 2:20
    (Vỗ tay)
  • 2:20 - 2:22
    Nhiều người khác cũng thấy
    những cảnh báo,
  • 2:22 - 2:25
    lên tiếng
  • 2:25 - 2:27
    và đã bị phớt lờ.
  • 2:27 - 2:31
    Ta không biết chính xác
    cuộc khủng hoảng sẽ thế nào,
  • 2:31 - 2:33
    không có các thông số chính xác.
  • 2:33 - 2:36
    Nhưng chúng ta có thể nói rằng
  • 2:36 - 2:41
    những điều xảy đến là mối nguy
    rõ ràng và có thể dự đoán được,
  • 2:41 - 2:45
    như một con tê giác xám khổng lồ
    lao đến ta.
  • 2:45 - 2:48
    "Thiên nga đen"
    chỉ phù hợp với suy nghĩ rằng
  • 2:48 - 2:53
    ta không thể định đoạt tương lai.
  • 2:53 - 2:57
    Và không may, càng cho rằng
    mình ít có khả năng định đoạt,
  • 2:57 - 3:01
    càng nhiều khả năng
    chúng ta hạ thấp
  • 3:01 - 3:04
    hoặc hoàn toàn bỏ qua nó.
  • 3:04 - 3:08
    Và cơ chế này
    ẩn giấu một mối nguy khác.
  • 3:08 - 3:11
    Hầu hết những vấn đề
    mà ta đang đối mặt
  • 3:11 - 3:13
    là chắc chắn và rõ ràng.
  • 3:13 - 3:17
    Đó là những thứ ta có thể nhìn thấy
    nhưng vẫn không làm gì.
  • 3:17 - 3:20
    Vì vậy, tôi dùng phép ẩn dụ
    "tê giác xám"
  • 3:20 - 3:23
    vì cảm thấy
    đó là cấp thiết.
  • 3:23 - 3:26
    Để giúp ta
    có một cái nhìn mới mẻ
  • 3:26 - 3:29
    nhưng cũng phấn khích
    không kém "thiên nga đen",
  • 3:29 - 3:34
    nhưng lần này,
    dành cho những thứ rất rõ ràng,
  • 3:34 - 3:38
    rất có thể xảy ra,
    nhưng vẫn bị cho vào lãng quên.
  • 3:38 - 3:41
    Đó là những con "tê giác xám".
  • 3:41 - 3:44
    Khi bắt đầu tìm kiếm
    "tê giác xám",
  • 3:44 - 3:47
    bạn sẽ thấy chúng
    trong các tít báo mỗi ngày.
  • 3:47 - 3:51
    Cái mà tôi thấy trong các tít báo
    là một con "tê giác xám" lớn khác,
  • 3:51 - 3:56
    một cuộc khủng hoảng tài chính
    có khả năng rất lớn sẽ xảy ra.
  • 3:56 - 4:00
    Và tôi tự hỏi liệu ta đã học được
    điều gì trong 10 năm qua.
  • 4:00 - 4:04
    Nếu nghe Washington
    hoặc Wall Street,
  • 4:04 - 4:11
    bạn có thể được tha thứ vì nghĩ rằng
    chỉ có thuận buồm mới xuôi gió.
  • 4:11 - 4:14
    Nhưng ở Trung Quốc,
    nơi tôi đã dành rất nhiều thời gian,
  • 4:14 - 4:17
    câu chuyện hoàn toàn khác.
  • 4:17 - 4:20
    Toàn bộ đội ngũ kinh tế,
  • 4:20 - 4:23
    tìm đến Tập Cận Bình ,
  • 4:23 - 4:26
    nói rất cụ thể và rõ ràng
  • 4:26 - 4:29
    về rủi ro tài chính
    như "tê giác xám"
  • 4:29 - 4:32
    và cách để chế ngự nó.
  • 4:32 - 4:34
    Chắc chắn hệ thống chính phủ
    ở Trung Quốc và Mỹ
  • 4:34 - 4:36
    rất, rất khác nhau,
  • 4:36 - 4:38
    ảnh hưởng đến những điều
    có thể và không thể làm.
  • 4:38 - 4:41
    Và nhiều nguyên nhân gốc rễ
    của các vấn đề kinh tế
  • 4:41 - 4:43
    cũng hoàn toàn khác nhau.
  • 4:43 - 4:46
    Nhưng rõ ràng
    cả hai nước đều có vấn đề
  • 4:46 - 4:51
    với nợ công, bất bình đẳng
    và năng suất kinh tế.
  • 4:51 - 4:54
    Vậy tại sao
    mọi chuyện lại khác nhau đến vậy?
  • 4:54 - 4:56
    Câu hỏi này được đạt ra
  • 4:56 - 4:59
    không chỉ ở phương diện quốc gia
  • 4:59 - 5:01
    mà còn cho tất cả mọi người.
  • 5:01 - 5:04
    Có những công ty ô tô
    đặt sự an toàn lên hàng đầu
  • 5:04 - 5:08
    trong khi những hãng khác
    không bận tâm đến việc thu hồi
  • 5:08 - 5:12
    những chiếc xe tồi
    cho đến khi xảy ra tai nạn.
  • 5:12 - 5:18
    Có những người già chuẩn bị mọi thứ
    cho điều không tránh khỏi -
  • 5:18 - 5:21
    viết lời tạm biệt,
  • 5:21 - 5:23
    lên thực đơn cho bữa trưa tang lễ.
  • 5:23 - 5:24
    (Cười)
  • 5:24 - 5:26
    Ông bà tôi là những người như vậy.
  • 5:26 - 5:27
    (Cười)
  • 5:27 - 5:32
    Mọi thứ ngoại trừ ngày mất
    được khắc trên bia mộ.
  • 5:32 - 5:35
    Cũng có những ông bà
  • 5:35 - 5:37
    không thu vén
    những việc cuối cùng ,
  • 5:37 - 5:39
    không bỏ đi những thứ
  • 5:39 - 5:42
    mà họ đã tích trữ hàng thập kỉ
  • 5:42 - 5:44
    và để lại cho con cháu giải quyết.
  • 5:44 - 5:48
    Điều gì làm nên khác biệt
    giữa hai trường phái này?
  • 5:48 - 5:51
    Tại sao có người nhìn thấy mọi thứ
    và đương đầu với chúng
  • 5:51 - 5:55
    và người khác lại đơn thuần
    ngoảnh mặt?
  • 5:55 - 5:58
    Điều đầu tiên phải kể đến
    là văn hóa, xã hội
  • 5:58 - 6:01
    và những người xung quanh.
  • 6:01 - 6:04
    Nếu nghĩ rằng người xung quanh
  • 6:04 - 6:07
    sẽ giúp đỡ khi bạn sa cơ,
  • 6:07 - 6:10
    bạn có xu hướng
    xem nhẹ mối nguy hơn.
  • 6:10 - 6:15
    Điều đó cho phép ta nắm bắt
    cả cơ hội tốt lẫn xấu.
  • 6:15 - 6:18
    Ví dụ như việc mạo hiểm chỉ trích
  • 6:18 - 6:21
    khi nói về một mối nguy
    mà không ai muốn đề cập tới
  • 6:21 - 6:24
    hoặc nắm lấy những cơ hội
    hơi đáng sợ
  • 6:24 - 6:27
    như "tê giác xám".
  • 6:27 - 6:32
    Mỹ có nền văn hóa rất cá nhân:
    hãy đi một mình
  • 6:32 - 6:34
    Nghịch lý thay,
  • 6:34 - 6:37
    điều này khiến nhiều người Mỹ
    ít cởi mở hơn với việc thay đổi
  • 6:37 - 6:39
    và chấp nhận rủi ro.
  • 6:39 - 6:41
    Trung Quốc thì ngược lại,
  • 6:41 - 6:45
    người dân tin rằng chính phủ đang
    ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra,
  • 6:45 - 6:48
    không phải lúc nào cũng đúng
    nhưng mọi người tin là thế.
  • 6:48 - 6:51
    Họ tin rằng có thể dựa vào
    gia đình mình
  • 6:51 - 6:53
    khiến họ dễ gặp
    một số rủi ro nhất định.
  • 6:53 - 6:55
    Như việc mua nhà đất ở Bắc Kinh,
  • 6:55 - 6:59
    hay như việc cởi mở hơn về sự thật
    rằng cần phải đổi hướng.
  • 6:59 - 7:04
    Thực tế, những bước thay đổi
    ở Trung Quốc là đáng kinh ngạc.
  • 7:04 - 7:06
    Thứ hai ,
  • 7:06 - 7:08
    bạn biết bao nhiêu
    về một tình huống
  • 7:08 - 7:11
    và sẵn sàng học hỏi bao nhiêu?
  • 7:11 - 7:15
    Bạn có sẵn lòng nhìn thấy những thứ
    mình không muốn?
  • 7:15 - 7:18
    Nhiều người trong số chúng ta
  • 7:18 - 7:21
    ít khi để ý đến những thứ
    mà mình không muốn.
  • 7:21 - 7:23
    Chúng ta không thích.
  • 7:23 - 7:27
    Chúng ta chỉ thấy những gì
    ta muốn thấy, thích và đồng thuận.
  • 7:27 - 7:30
    Nhưng chúng ta có cơ hội và khả năng
  • 7:30 - 7:33
    sửa chữa những điểm mù này.
  • 7:33 - 7:35
    Tôi đã dành thời gian nói chuyện
    với nhiều loại người
  • 7:35 - 7:38
    về những con "tê giác xám"
    trong cuộc đời và thái độ của họ.
  • 7:38 - 7:40
    Và bạn có thể nghĩ rằng
  • 7:40 - 7:44
    những người sợ
    hay nhạy cảm hơn với rủi ro,
  • 7:44 - 7:48
    là những người ít cởi mở hơn
    với việc thay đổi.
  • 7:48 - 7:50
    Nhưng điều ngược lại
    cũng hoàn toàn đúng.
  • 7:50 - 7:52
    Tôi nhận thấy những người
  • 7:52 - 7:55
    sẵn sàng nhận ra vấn đề xung quanh
    và lên kế hoạch
  • 7:55 - 7:58
    là những người có khả năng chịu đựng
    nhiều rủi ro hơn, những rủi ro tốt
  • 7:58 - 8:01
    và đương đầu với những rủi ro xấu.
  • 8:01 - 8:05
    Đó là vì việc tìm kiếm thông tin,
  • 8:05 - 8:10
    tiếp thêm cho ta sức mạnh
    làm điều mình sợ hãi,
  • 8:10 - 8:12
    dẫn đến điều thứ ba.
  • 8:12 - 8:15
    Bạn cảm thấy mình có thể
    kiểm soát được bao nhiêu
  • 8:15 - 8:17
    con "tê giác xám" trong đời?
  • 8:17 - 8:20
    Một trong những lí do
    ta không hành động
  • 8:20 - 8:23
    đó là ta cảm thấy bất lực.
  • 8:23 - 8:26
    Biến đổi khí hậu,
    có vẻ quá lớn lao
  • 8:26 - 8:30
    mà không một cá nhân nào
    có thể tạo ra sự khác biệt.
  • 8:30 - 8:33
    Vì vậy, một số người
    đơn giản là phớt lờ nó.
  • 8:33 - 8:36
    Người khác thì đổ lỗi
    cho mọi người trừ chính bản thân mình.
  • 8:36 - 8:39
    Như một người bạn đã nói rằng
    sẽ không bao giờ từ bỏ con SUV
  • 8:39 - 8:41
    cho đến khi họ dừng xây
    nhà máy than ở Trung Quốc.
  • 8:41 - 8:45
    Nhưng chúng ta
    thực sự có cơ hội để thay đổi.
  • 8:45 - 8:47
    Không có hai người giống hệt nhau.
  • 8:47 - 8:51
    Mỗi người trong chúng ta
    đều có cơ hội thay đổi thái độ
  • 8:51 - 8:54
    của chính mình và
    những người xung quanh.
  • 8:54 - 8:58
    Vì vậy hôm nay,
    tôi muốn mời gọi tất cả các bạn
  • 8:58 - 9:02
    cùng tôi khơi dậy những cuộc trò chuyện
    cởi mở và trung thực
  • 9:02 - 9:04
    với những người xung quanh
  • 9:04 - 9:07
    về những con "tê giác xám"
    trong thế giới này,
  • 9:07 - 9:11
    và thành thật một cách phũ phàng
    về cách để đối mặt với chúng.
  • 9:11 - 9:14
    Tôi từng nghe rất nhiều lần ở Mỹ:
  • 9:14 - 9:17
    "Chà ,tất nhiên nên giải quyết
    những vấn đề hiển hiện,
  • 9:17 - 9:19
    nhưng nếu không thấy
    gì trước mắt,
  • 9:19 - 9:21
    thì bạn hoặc ngờ nghệch
    hoặc là hững hờ".
  • 9:21 - 9:24
    Đó là những gì họ nói,
    và tôi không hoàn toàn đồng ý.
  • 9:24 - 9:27
    Nếu không thấy
    gì trước mắt
  • 9:27 - 9:31
    thì bạn không ngốc nghếch
    cũng chẳng hững hờ,
  • 9:31 - 9:32
    bạn là con người.
  • 9:32 - 9:37
    Việc nhận ra điểm chungi
    là sự dễ tổn thương đó
  • 9:37 - 9:42
    cho ta sức mạnh
    mở mang tầm nhìn
  • 9:42 - 9:44
    để thấy những gì trước mắt
  • 9:44 - 9:48
    và hành động trước khi
    bị sa lầy.
  • 9:48 - 9:52
    (Vỗ tay)
Title:
Vì sao ta phớt lờ những vấn đề hiển hiện - và đâu là giải pháp
Speaker:
Michele Wucker
Description:

Vì sao ta thường phớt lờ những vấn đề lớn như khủng hoảng tài chính và biến đổi khí hậu cho đến khi đã quá muộn? Michelle Wucker, chiến lược gia về chính sách thúc giục ta thay thế hình ảnh "thiên nga đen" huyền bí - tượng trưng cho thứ hiếm gặp, không thể lường trước hay thảm họa không thể tránh khỏi - với hình ảnh "tê giác xám" thực tế - tượng trưng cho những nguy hiểm có thể ngăn chặn mà ta lại lựa chọn bỏ qua. Qua đó, bà cho thấy lí do tại sao các cuộc khủng hoảng có thể dự đoán được lại khiến ta không kịp trở tay - và chỉ ra một vài dấu hiệu của một con tê giác đang hiện diện và lao đi trong cuộc sống của bạn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:05

Vietnamese subtitles

Revisions