Return to Video

Loài sinh vật biển thở bằng "cửa hậu" - Cella Wright

  • 0:07 - 0:09
    Bạn có thể đoán đây là gì không?
  • 0:09 - 0:17
    Chiếc vớ bông? Quả chuối chín nẫu?
    Một ống kem đánh răng tầm thường?
  • 0:17 - 0:21
    Thật ra, đấy là một con hải sâm nho nhỏ,
    và dù nghe có vẻ kì cục,
  • 0:21 - 0:27
    hoạt động bản năng hàng ngày của nó
    giúp hệ sinh thái biển trong sạch hơn.
  • 0:27 - 0:31
    Hải sâm là loài thuộc ngành Da gai,
  • 0:31 - 0:36
    cùng với nhím biển, sao biển
    và các động vật biển không xương sống
  • 0:36 - 0:39
    có lớp "da gai"
    và hình dạng đối xứng tỏa tròn.
  • 0:39 - 0:42
    Một số loài hải sâm có các xúc tu lông
    mọc ra từ miệng,
  • 0:42 - 0:45
    một số khác thì phồng lên như quả bóng,
  • 0:45 - 0:48
    và có cả những loài trông như
    Quái vật Gà Không đầu—
  • 0:48 - 0:53
    thực tế là có một loài hải sâm hiếm
    sống dưới biển sâu có tên gọi như vậy.
  • 0:53 - 0:57
    Đặc điểm chung của các loài hải sâm
    là dáng thân hình trụ dài;
  • 0:57 - 1:02
    về cơ bản, hải sâm trông như khối thịt
    không não bao quanh một ống tiêu hóa,
  • 1:02 - 1:06
    với miệng ở một đầu
    và hậu môn là đầu còn lại.
  • 1:06 - 1:09
    Hải sâm có nhiều chân ống dính
    chạy dọc cơ thể
  • 1:09 - 1:12
    giúp nó bò trườn trên mặt đáy biển.
  • 1:12 - 1:16
    Một số chân ống chuyên dụng
    cho việc ăn và hô hấp,
  • 1:16 - 1:20
    dù trên thực tế, nhiều loài hải sâm
    thở bằng hậu môn.
  • 1:20 - 1:23
    Bằng cách nhịp nhàng co giãn các cơ,
  • 1:23 - 1:28
    hải sâm hút và đẩy nước qua một cấu trúc
    giống phổi bên trong cơ thể chúng,
  • 1:28 - 1:32
    gọi là ống hô hấp,
    giúp tách oxy từ nước biển.
  • 1:32 - 1:34
    Một số loài cua và cá ngọc trai
  • 1:34 - 1:37
    lợi dụng hoạt động thở đều đặn này
  • 1:37 - 1:42
    để lẻn vào trú trong cơ thể hải sâm
    khi hậu môn giãn ra.
  • 1:42 - 1:49
    Hậu môn của một con phải sâm có thể
    chứa đến 15 con cá ngọc trai.
  • 1:49 - 1:51
    Tuy nhiên, không phải loài hải sâm nào
  • 1:51 - 1:54
    cũng chấp nhận hành động xâm phạm này.
  • 1:54 - 1:57
    Một số loài có năm cái răng quanh hậu môn,
  • 1:57 - 2:01
    nghĩa là chúng đã tiến hóa
  • 2:01 - 2:03
    để chống lại những vị khách không mời.
  • 2:03 - 2:06
    Cả những loài không có răng ở hậu môn
  • 2:06 - 2:09
    cũng được trang bị các cơ chế tự vệ.
  • 2:09 - 2:11
    Chúng lẩn tránh các mối đe dọa
    và phát động phản công
  • 2:11 - 2:15
    bằng cách sử dụng các mô collagen
    có khả năng đột biến, viết tắt là MCT.
  • 2:15 - 2:20
    Loại mô dạng keo đặc này chứa
    nhiều bó collagen gọi là "sợi fibril"
  • 2:20 - 2:24
    Protein có thể tương tác với các sợi này
    để buộc chúng lại với nhau
  • 2:24 - 2:27
    nhằm làm mô căng,
    hoặc tách chúng ra nhằm làm mô chùng.
  • 2:27 - 2:30
    Loại mô đa năng này có nhiều ưu điểm:
  • 2:30 - 2:33
    giúp hải sâm di chuyển hiệu quả,
  • 2:33 - 2:36
    giúp thay đổi hình dạng cơ thể
    cho vừa với không gian nhỏ hẹp,
  • 2:36 - 2:39
    và giúp sinh sản vô tính
    bằng cách tách đôi.
  • 2:39 - 2:45
    Ứng dụng nổi bật nhất của MCT xuất hiện
    khi hải sâm bị kẻ săn mồi tấn công,
  • 2:45 - 2:48
    Bằng cách thả lỏng phần phụ
    của các mô trong cơ thể ra
  • 2:48 - 2:51
    sau đó nhanh chóng
    làm chùng và co các cơ lại,
  • 2:51 - 2:54
    nhiều loài có khả năng bắn nội tạng
  • 2:54 - 2:56
    qua đường hậu môn.
  • 2:56 - 2:58
    Đây được gọi là "đùn ruột ra ngoài"
  • 2:58 - 3:01
    và là một cơ chế phòng thủ
    hiệu quả đến đáng ngạc nhiên.
  • 3:01 - 3:04
    Ngoài việc làm kẻ săn mồi
    bất ngờ và phân tâm,
  • 3:04 - 3:08
    nội tạng của một số loài hải sâm
    rất nhớt và có độc.
  • 3:08 - 3:11
    Cơ chế đùn ruột nghe có vẻ khủng khiếp,
  • 3:11 - 3:15
    nhưng hải sâm có thể tái tạo
    những gì chúng mất sau phản ứng tự vệ này
  • 3:15 - 3:17
    chỉ trong vài tuần.
  • 3:17 - 3:20
    Ngoài một số loài đã tiến hoá
    để có thể bơi
  • 3:20 - 3:22
    hoặc có thể ăn mà không cần di chuyển,
  • 3:22 - 3:26
    hầu hết những sinh vật ù lì này dành
    nhiều thời gian gặm nhấm ở đáy biển.
  • 3:26 - 3:29
    Hải sâm có mặt ở mọi vùng nước:
    từ bờ biển cạn
  • 3:29 - 3:33
    tới các rãnh sâu 6.000 mét
    dưới mực nước biển.
  • 3:33 - 3:38
    Tại đáy biển, hải sâm chiếm
    phần lớn sinh khối động vật,
  • 3:38 - 3:42
    lên đến 95% tại một số khu vực.
  • 3:42 - 3:46
    Khi loài vật độc đáo hình xúc xích này
    bò trườn, chúng giúp làm sạch cát
  • 3:46 - 3:50
    tiêu hoá chất hữu cơ trong cát,
    rồi bài tiết chất thải.
  • 3:50 - 3:55
    Đồng thời, hải sâm làm sạch
    và cấp oxy cho đáy biển
  • 3:55 - 3:58
    bằng cách phân giải rác vụn
    và tái tạo chất dinh dưỡng.
  • 3:58 - 4:03
    Điều này giúp thảm thực vật biển
    và động vật có vỏ phát triển.
  • 4:03 - 4:07
    Các chất bài tiết từ hải sâm
    cũng có thể hỗ trợ hình thành san hô
  • 4:07 - 4:12
    và hạn chế tác hại của
    nạn axit hóa đại dương.
  • 4:12 - 4:15
    Với vai trò hút bụi đại dương,
    hải sâm đảm đương rất tốt việc này:
  • 4:15 - 4:17
    khoảng một nửa đáy biển đầy cát
  • 4:17 - 4:21
    được cho là đã đi qua ống tiêu hoá
    của một con hải sâm.
  • 4:21 - 4:25
    Vì thế, lần tới khi bạn
    đang vui vẻ tận hưởng
  • 4:25 - 4:28
    những hạt cát len lỏi giữa các ngón chân,
    hãy nhớ rằng
  • 4:28 - 4:32
    những hạt cát này,
    vào một lúc nào đó trước đây,
  • 4:32 - 4:36
    có thể được đùn ra
    từ một quả dưa muối thở bằng "cửa hậu".
Title:
Loài sinh vật biển thở bằng "cửa hậu" - Cella Wright
Speaker:
Cella Wright
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại: https://ed.ted.com/lessons/the-most-important-anus-in-the-ocean-cella-wright

Đây có phải là một chiếc vớ bông? Một quả chuối chín nẫu? Một ống kem đánh răng tầm thường? Thật ra, đấy là một con hải sâm nho nhỏ: một sinh vật có hình hài là khối thịt không não bao quanh một ống tiêu hóa, với miệng ở một đầu và hậu môn là đầu còn lại. Trông lạ lẫm là vậy, nhưng nó giúp hệ sinh thái biển trong sạch hơn nhờ hoạt động bản năng hàng ngày của nó. Cella Wright sẽ cùng chúng ta thám hiểm đại dương để tìm hiểu những sinh vật kì diệu có hình xúc xích này nhé.

Bài giảng trình bày bởi Cella Wright, chỉ đạo bởi Guto BR, Flávia Godoy và Lívia Serri Francoio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:41

Vietnamese subtitles

Revisions