Return to Video

Chúng tôi khám phá những bí ẩn trong vật lý như thế nào

  • 0:01 - 0:05
    Có thứ gì đó về vật lý
  • 0:05 - 0:09
    khiến tôi rất phiền não kể từ khi
    tôi chỉ là một đứa trẻ.
  • 0:11 - 0:13
    Nó liên quan tới một câu hỏi
  • 0:13 - 0:16
    mà nhiều nhà khoa học luôn tìm kiếm
    trong 100 năm nay
  • 0:16 - 0:17
    mà vẫn chưa có câu trả lời.
  • 0:19 - 0:22
    Làm thế nào để những thứ nhỏ nhất
    trong tự nhiên
  • 0:22 - 0:24
    những phần nhỏ của thế giới lượng tử
  • 0:24 - 0:27
    có thể dung hoà với những thứ lớn nhất
    trong tự nhiên --
  • 0:27 - 0:31
    trái đất, những vì sao và thiên hà
    gắn kết với nhau bởi trọng lực?
  • 0:31 - 0:34
    Là một đứa trẻ, tôi bị bối rối
    bởi những câu hỏi như thế.
  • 0:34 - 0:37
    Tôi sẽ mày mò kính hiển vi
    và nam châm điện
  • 0:37 - 0:39
    và tôi sẽ tìm hiểu về lực
    của các vật nhỏ,
  • 0:39 - 0:41
    và về cơ học lượng tử
  • 0:41 - 0:44
    và tôi bị kinh ngạc khi những mô tả đó
    khớp với
  • 0:44 - 0:45
    sự quan sát của chúng tôi
  • 0:46 - 0:48
    Rồi tôi quan sát những ngôi sao
  • 0:48 - 0:50
    và tôi tìm hiểu rằng chúng ta biết về
    trọng lực ở mức nào
  • 0:50 - 0:54
    và tôi sẽ suy nghĩ kĩ càng,
    chắc phải có một cách nào đó
  • 0:54 - 0:56
    để hai hệ thống ấy có thể liên kết.
  • 0:57 - 0:58
    Nhưng rất tiếc là không có.
  • 1:00 - 1:01
    Những cuốn sách nói rằng
  • 1:01 - 1:04
    vâng, ta biết rất nhiều
    về hai lĩnh vực này một cách riêng biệt,
  • 1:04 - 1:07
    nhưng khi ta thử liên kết chúng lại
  • 1:07 - 1:08
    tất cả mọi thứ bị phá vỡ.
  • 1:09 - 1:10
    Và trong 100 năm qua,
  • 1:10 - 1:15
    không có bất kì ý tưởng nào để giải quyết
    thảm hoạ vật lý cơ bản này
  • 1:15 - 1:17
    một cách thuyết phục và xác thực
  • 1:18 - 1:20
    Và với một tôi nhỏ bé khi ấy --
  • 1:20 - 1:22
    một James nhỏ bé, tò mò và đầy hoài nghi --
  • 1:22 - 1:25
    thì đây là một đáp án hoàn toàn không hài lòng
  • 1:26 - 1:28
    Vâng, tôi chỉ là một thằng nhóc hoài nghi.
  • 1:28 - 1:32
    Tua nhanh tới hiện tại,
    tháng 12, 2015,
  • 1:33 - 1:36
    khi tôi đang cảm thấy mình đang ở giữa
  • 1:36 - 1:38
    thế giới vật lý đang bị đảo lộn.
  • 1:40 - 1:43
    Mọi chuyện bắt đầu ở CERN khi chúng tôi
    thấy một dữ liệu rất hấp dẫn,
  • 1:43 - 1:46
    một dấu hiệu của loại hạt mới,
  • 1:46 - 1:50
    một ý niệm mơ hồ về một câu trả lời
    phi thường cho câu hỏi đó.
  • 1:52 - 1:54
    Vâng, tôi vẫn là một thằng nhóc
    đầy hoài nghi, tôi nghĩ thế,
  • 1:54 - 1:56
    nhưng giờ tôi đã là một "thợ săn" hạt
  • 1:56 - 2:00
    là một nhà vật lý của dự án
    Máy gia tốc hạt (LHC), tại CERN
  • 2:00 - 2:03
    một thí nghiệm khoa học lớn nhất
    từng có
  • 2:04 - 2:07
    Nó là một căn hầm dài 27km
    ở biên gới Pháp và Thuỵ Sỹ
  • 2:07 - 2:09
    nằm bên dưới mặt đất 100m.
  • 2:09 - 2:10
    Và tại căn hầm này,
  • 2:10 - 2:14
    Chúng tôi sử dụng nam châm siêu dẫn
    lạnh hơn cả nhiệt độ ngoài vũ trụ
  • 2:14 - 2:18
    để tăng tốc các hạt proton
    đến gần với tốc độ ánh sáng
  • 2:18 - 2:21
    và cho chúng va chạm với nhau
    hàng triệu lần mỗi giây,
  • 2:21 - 2:24
    rồi thu thập những gì sót lại sau va chạm
  • 2:24 - 2:28
    để tìm kiếm những hạt chưa được khám phá
  • 2:29 - 2:31
    Việc thiết kế và chế tạo tốn hàng thập kỉ
  • 2:31 - 2:34
    bởi hàng ngàn nhà vật lý
    đến từ khắp thế giới
  • 2:34 - 2:37
    cho đến mùa hè năm 2015
  • 2:37 - 2:40
    chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi
    để khởi động máy LHC
  • 2:40 - 2:45
    với năng lượng lớn nhất
    mà con người từng thí nghiệm
  • 2:46 - 2:48
    Hiện tại, nguồn năng lượng cao hơn
    là rất quan trọng
  • 2:48 - 2:50
    vì đối với các hạt, cần có sự tương đương
  • 2:50 - 2:53
    giữa năng lượng và khối lượng hạt
  • 2:53 - 2:55
    mà khối lượng là một con số không thay đổi
  • 2:56 - 2:57
    Để tìm ra các loại hạt mới
  • 2:57 - 3:00
    chúng tôi cần đạt tới một con số lớn hơn
  • 3:00 - 3:03
    Để làm được điều đó, cần tạo máy gia tốc
    lớn hơn, năng lượng cao hơn
  • 3:03 - 3:05
    và máy gia tốc lớn nhất, năng lượng
    cao nhất thế giới
  • 3:05 - 3:07
    đó chính là LHC.
  • 3:08 - 3:13
    Và rồi, chúng tôi cho các tia proton
    va chạm với động năng cực lớn
  • 3:13 - 3:17
    chúng tôi thu thập dữ diệu dần dần
    trong hàng tháng trời
  • 3:19 - 3:23
    Và các hạt mới có thể hiển thị
    trên dữ liệu dưới dạng những dị điểm--
  • 3:23 - 3:26
    một sự chênh lệnh nhỏ ngoài mong đợi
  • 3:26 - 3:30
    những cụm nhỏ của các điểm dữ liệu
    khiến biểu đồ không còn trơn tru,
  • 3:30 - 3:32
    Ví dụ, dị điểm này,
  • 3:33 - 3:36
    sau hàng tháng trời lấy dữ liệu vào năm 2012
  • 3:36 - 3:38
    đã dẫn đến sự khám phá ra hạt Higgs --
  • 3:38 - 3:39
    Boson Higgs --
  • 3:39 - 3:42
    và đạt được một giải Nobel
    vì đã xác minh được sự tồn tại của nó
  • 3:44 - 3:48
    Bước nhảy về năng lượng trong năm 2015
  • 3:49 - 3:52
    đã thể hiện cơ hội tốt nhất
    mà nhân loại từng có
  • 3:52 - 3:53
    để phát hiện ra loại hạt mới
  • 3:53 - 3:56
    một đáp án cho những câu hỏi
    đã có từ rất lâu
  • 3:56 - 3:59
    bời vì chúng tôi đã sử dụng
    gần như gấp 2 lần năng lượng
  • 3:59 - 4:01
    khi phát hiện ra Boson Higgs
  • 4:01 - 4:04
    Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã cống hiến
    cả sự nghiệp chỉ cho khoảnh khắc này
  • 4:04 - 4:06
    Và rõ ràng rằng, đối với tôi,
  • 4:07 - 4:09
    đây là khoảnh khắc mà tôi hằng trông đợi
    trong suốt cuộc đời
  • 4:09 - 4:11
    2015 chính là khoảnh khắc này đây.
  • 4:13 - 4:15
    Đến tháng Sáu 2015,
  • 4:16 - 4:18
    máy LHC được khởi động trở lại,
  • 4:19 - 4:22
    Tôi và đồng nghiệp đều nín thở
    và cắn móng chờ đợi,
  • 4:22 - 4:24
    sau cùng,chúng tôi đã thấy vụ
    va chạm proton đầu tiên
  • 4:24 - 4:26
    với năng lượng cao nhất từ trước đên giờ.
  • 4:26 - 4:29
    Những tràng vỗ tay, rượu và tiệc mừng
  • 4:29 - 4:32
    Đây là bước ngoặt mới của khoa học
  • 4:32 - 4:37
    Chúng tôi không biết sẽ tìm được gì
    với nguồn dữ liệu mới này.
  • 4:40 - 4:42
    Nhưng vài tuần sau, chúng
    tôi thấy một dị điểm
  • 4:44 - 4:46
    Nó không phải dị điểm lớn
  • 4:47 - 4:49
    Nhưng đủ lớn để khiến bạn phải
    nhướn mày kinh ngạc
  • 4:49 - 4:52
    Nhưng mức độ nhướn mày tính theo
    thang điểm 10
  • 4:52 - 4:54
    So với 10 điểm khi bạn phát hiện ra
    một loại hạt mới
  • 4:54 - 4:56
    thì nó đó chỉ đáng 4 điểm mà thôi.
  • 4:56 - 4:57
    (Tiếng cười)
  • 4:58 - 5:04
    Tôi đã dành hàng giờ, hàng ngày,
    hàng tuần trong các cuộc họp nội bộ
  • 5:04 - 5:06
    tranh luận với đồng nghiệp
    về dị điểm này,
  • 5:06 - 5:09
    chọc và đâm nó với những
    thí nghiệm tàn nhẫn nhất
  • 5:09 - 5:11
    để xem xét kĩ lưỡng.
  • 5:12 - 5:15
    Nhưng thậm chí sau hàng tháng
    nghiên cứu trong vô vọng
  • 5:15 - 5:18
    trải qua hàng đêm ở văn phòng
    và không về nhà
  • 5:18 - 5:20
    ăn tối bằng kẹo ngọt,
  • 5:20 - 5:22
    cà phê phải tính bằng thùng --
  • 5:22 - 5:26
    chúng tôi là những cái máy
    biến cà phê ra những biểu đồ --
  • 5:26 - 5:27
    (Tiếng cười)
  • 5:27 - 5:30
    Dị điểm này vẫn không biến mất.
  • 5:31 - 5:33
    Cho đến vài tháng sau đó,
  • 5:33 - 5:37
    chúng tôi công bố dị điểm này với thế giới
    với thông điệp rất rõ ràng
  • 5:37 - 5:40
    dị điểm này rất thú vị
    nhưng không hải là đường cùng
  • 5:40 - 5:44
    Nên chỉ cần chú ý đến nó
    và thu thập nhiều dữ liệu hơn.
  • 5:44 - 5:46
    Chúng tôi cố gắng dễ chịu hơn với nó.
  • 5:47 - 5:50
    Cả thế giới chào đón nó.
  • 5:50 - 5:52
    Báo chí thích điều này.
  • 5:53 - 5:55
    Mọi người nói nó khiến họ nhớ đến
    dị điểm nhỏ
  • 5:55 - 5:59
    trong hành trình khám phá boson Higgs.
  • 5:59 - 6:02
    Và hơn hết là
    những người đồng nhiệp lý thuyết của tôi
  • 6:03 - 6:05
    Tôi rất yêu những người đồng nghiệp ấy --
  • 6:05 - 6:09
    họ đã viết 500 trang báo cáo
    về dị điểm này.
  • 6:09 - 6:10
    (Tiếng cười)
  • 6:11 - 6:15
    Thế giới vật lý hạt
    đang bị đảo lộn.
  • 6:16 - 6:20
    Nhưng điều gì về dị điểm đặc biệt này--
  • 6:20 - 6:24
    đã khiến hàng ngàn nhà vật lý
    "mất phong độ" ?
  • 6:26 - 6:27
    Dị điểm này rất khác biệt.
  • 6:28 - 6:30
    Nó cho ta thấy rằng,
  • 6:30 - 6:33
    ta đang thấy một lượng lớn
    những cuộc va chạm không ngờ tới.
  • 6:33 - 6:36
    khi mà theo dữ liệu chỉ có
    duy nhất 2 photon,
  • 6:36 - 6:37
    2 hạt ánh sáng.
  • 6:37 - 6:38
    Điều này rất hiếm.
  • 6:39 - 6:42
    Va chạm hạt không giống như va chạm xe hơi
  • 6:42 - 6:43
    Chúng có những quy luật khác
  • 6:43 - 6:46
    Khi hai hạt va chạm với vận tốc
    gần với vận tốc ánh sáng
  • 6:46 - 6:47
    nó thuộc về thế giới lượng tử
  • 6:47 - 6:49
    Và trong thế giới lượng tử
  • 6:49 - 6:52
    hai loại hạt đó có thể tạo ra một hạt mới
  • 6:52 - 6:55
    mà chỉ tồn tại trong một phần ngàn giây
  • 6:55 - 6:58
    trước khi chúng tách ra thành hạt khác
    và đụng vào cảm biến .
  • 6:58 - 7:01
    Hãy tưởng tượng hai chiếc xe va chạm
    và rồi biến mất,
  • 7:01 - 7:03
    thay vào đó là một chiếc xe đạp xuất hiện.
  • 7:03 - 7:04
    (Tiếng cười)
  • 7:04 - 7:07
    Và rồi chiếc xe nổ tung
    thành hai cái ván trượt --
  • 7:07 - 7:08
    đụng vào cảm biến của ta
  • 7:08 - 7:09
    (Tiếng cười)
  • 7:09 - 7:11
    Hy vọng rằng, không phải theo nghĩa đen.
  • 7:11 - 7:13
    Chúng rất hiếm.
  • 7:14 - 7:18
    Khả năng mà chỉ 2 photon đụng phải
    cảm biến là rất hiếm.
  • 7:18 - 7:22
    Và bởi tính chất lượng tử đặc biệt
    của hạt photon,
  • 7:22 - 7:25
    rất ít khả năng để các hạt mới --
  • 7:26 - 7:27
    những chiếc xe huyền thoại đó
  • 7:27 - 7:29
    có thể sinh ra hai hạt photon.
  • 7:30 - 7:33
    Nhưng một trong những lựa chọn này rất lớn
  • 7:33 - 7:36
    và điều này cần xét đến câu hỏi mà lâu nay
  • 7:36 - 7:38
    vẫn khiến tôi phiền não--
  • 7:38 - 7:39
    về trọng lực.
  • 7:42 - 7:45
    Trọng lực có vẻ rất lớn lao với các bạn
  • 7:45 - 7:49
    nhưng nó rất nhỏ bé so với
    những lực khác trong tự nhiên
  • 7:49 - 7:51
    Tôi có thể đánh bại lực hấp dẫn khi nhảy
  • 7:52 - 7:55
    nhưng không thể lấy proton ra khỏi tay
  • 7:56 - 8:00
    Sức mạnh của trọng lực so với
    những lực khác trong tự nhiên ư?
  • 8:00 - 8:03
    Chỉ là 10 mũ âm 39.
  • 8:03 - 8:05
    Một số thập phân với 39 số 0.
  • 8:05 - 8:06
    Tệ hơn là,
  • 8:06 - 8:09
    tất cả những lực tự nhiên
    được mô tả chi tiết
  • 8:09 - 8:12
    bởi một thứ mà ta gọi là Mô hình chuẩn -
  • 8:12 - 8:15
    lý thuyết diễn tả toàn vẹn về tự nhiên
    từ những thứ sơ cấp nhất,
  • 8:15 - 8:16
    và khá rõ ràng,
  • 8:16 - 8:20
    nó là một trong những thành tựu
    to lớn nhất của loài người --
  • 8:20 - 8:24
    ngoại trừ trọng lực - không tuân thủ theo
    Mô hình chuẩn
  • 8:24 - 8:26
    Thiệt điên rồ.
  • 8:26 - 8:29
    Cứ như thể là phần lớn trọng lực
    đã biến mất đâu đó.
  • 8:30 - 8:32
    Ta có thể cảm nhận một ít trọng lực
  • 8:32 - 8:34
    vậy phần còn lại đã đi đâu rồi?
  • 8:34 - 8:35
    Không ai biết được.
  • 8:36 - 8:40
    Nhưng một cách giải thích theo lý thuyết
    có thể đưa ra một cách giải quyết đại khái
  • 8:42 - 8:43
    Các bạn và tôi --
  • 8:43 - 8:45
    thậm chí đằng sau bạn,
  • 8:45 - 8:47
    chúng ta sống trong không gian ba chiều
  • 8:47 - 8:50
    Tôi hi vọng rằng khẳng định này
    không còn nghi ngờ nữa
  • 8:50 - 8:52
    (Tiếng cười)
  • 8:52 - 8:55
    Tất cả các hạt đã biết cũng tồn tại
    trong không gian ba chiều
  • 8:55 - 8:57
    Thực tế, 'hạt' chỉ là một tên gọi khác
  • 8:57 - 9:00
    của một lực kích thích
    trong trường ba chiều
  • 9:00 - 9:02
    một sự lắc lư cố định trong không gian.
  • 9:03 - 9:07
    Quan trọng hơn, tất cả công thức toán học
    mà ta mô tả đống hỗn độ này,
  • 9:07 - 9:10
    đều dẫn đến kết luận rằng
    chỉ tồn tại 3 chiều không gian.
  • 9:10 - 9:13
    Nhưng đó chỉ là con số, ta có thể
    thay đổi nó theo cách ta muốn.
  • 9:13 - 9:17
    Và con người đã "xoay lòng vòng"
    với các chiều không gian
  • 9:17 - 9:18
    từ rất lâu rồi,
  • 9:18 - 9:20
    nhưng nó luôn là một khái niệm
    toán học trừu tượng.
  • 9:20 - 9:23
    Ý tôi là, hãy nhìn xung quanh bạn,
    đằng sau bạn, hãy nhìn quanh,
  • 9:24 - 9:26
    chỉ có 3 chiều không gian thôi.
  • 9:27 - 9:29
    Nhưng nếu không đúng thì sao?
  • 9:30 - 9:36
    Nếu phần trọng lực mất tích đã rò rỉ
    sang một không gian khác
  • 9:36 - 9:38
    mà chúng ta không thấy được.
  • 9:39 - 9:42
    Làm sao nếu trọng lực cũng mạnh như
    các loại lực khác,
  • 9:42 - 9:46
    nếu bạn có thể thấy nó trong
    một chiều không gian khác,
  • 9:46 - 9:49
    và những gì bạn và tôi thấy-
    một phần nhỏ của trọng lực
  • 9:49 - 9:50
    làm nó trông có vẻ rất yếu?
  • 9:52 - 9:53
    Nếu đúng như vậy,
  • 9:53 - 9:56
    ta nên mở rộng "Mô hình chuẩn" của hạt
  • 9:56 - 10:00
    để thêm vào một hạt mới,
    một hạt ngoài chiều không gian trọng lực.
  • 10:00 - 10:03
    một graviton đặc biệt tồn tại
    trong một chiều không gian khác.
  • 10:03 - 10:05
    Qua ánh mắt của các bạn,
  • 10:05 - 10:07
    Chắc rằng các bạn muốn hỏi tôi rằng,
  • 10:07 - 10:10
    Làm sao có thể kiểm nghiệm ý tưởng điên rồ
    và đầy viễn tưởng này,
  • 10:10 - 10:13
    khi mà ta đang ở trong không gian 3 chiều?
  • 10:13 - 10:14
    Cách mà chúng tôi luôn làm
  • 10:14 - 10:16
    cho va chạm 2 hạt proton --
  • 10:16 - 10:17
    (Tiếng cười)
  • 10:17 - 10:20
    Hiếm mà sự va chạm dội lại
  • 10:20 - 10:23
    vào một chiều không gian khác,
    mà có lẽ ở đó,
  • 10:23 - 10:25
    tạo ra một graviton trong tức thời,
  • 10:25 - 10:30
    rồi bật trở lại không gian 3 chiều
    của máy LHC
  • 10:30 - 10:32
    và tách ra thành hai photon,
  • 10:32 - 10:34
    hai hạt ánh sáng.
  • 10:35 - 10:38
    Và giả thiết, một chiều không gian khác
  • 10:38 - 10:42
    là một trong những khả năng duy nhất,
    loại hạt mà theo giả thiết --
  • 10:42 - 10:44
    có thuộc tính lượng tử đặc biệt--
  • 10:44 - 10:48
    mà nó có thể sinh ra dị điểm- 2 photon.
  • 10:50 - 10:56
    Vậy nên, khả năng để giải thích sự bí ẩn
    của trọng lực
  • 10:56 - 10:59
    và khám phá một chiều không gian khác--
  • 10:59 - 11:01
    có lẽ giờ các bạn đã hiểu được,
  • 11:01 - 11:05
    tại sao hàng ngàn chuyên viên vật lý
    lại "mất phong độ"
  • 11:05 - 11:07
    trước điểm nổi nhỏ bé này.
  • 11:07 - 11:10
    Khám phá mới này có thể viết lại
    sách giáo khoa.
  • 11:11 - 11:12
    Những hãy nhớ rằng,
  • 11:12 - 11:14
    một thông điệp từ chúng tôi -
    những nhà thực nghiệm
  • 11:14 - 11:16
    rằng những gì chúng tôi đang làm
  • 11:16 - 11:17
    rất rõ ràng.
  • 11:17 - 11:18
    ta cần thêm dữ liệu nữa
  • 11:18 - 11:20
    Với nhiều dữ liệu hơn,
  • 11:20 - 11:24
    dị điểm này sẽ trở thành
    một giải Nobel xuất sắc --
  • 11:24 - 11:26
    (Tiếng cười)
  • 11:26 - 11:29
    Những dữ liệu mới sẽ lấp lại
    không gian của điểm nổi này
  • 11:29 - 11:31
    và khiến nó trở về một đường trơn tru
  • 11:32 - 11:33
    Chúng tôi thu nhiều hơn -
  • 11:33 - 11:35
    với gấp 5 lần dữ liệu, sau hàng tháng trời
  • 11:35 - 11:37
    dị điểm của ta,
  • 11:37 - 11:39
    được lấp lại bằng phẳng.
  • 11:43 - 11:47
    Báo chí đưa tin về "nỗi thất vọng lớn",
    về "niềm tin vô vọng",
  • 11:47 - 11:49
    và về những nhà vật lý hạt "đáng buồn".
  • 11:49 - 11:51
    Với giọng điệu như vậy,
  • 11:51 - 11:55
    Chắc các bạn nghĩ chúng tôi đã tắt
    máy LHC và quay về nhà.
  • 11:55 - 11:56
    (Tiếng cười)
  • 11:57 - 11:58
    Nhưng chúng tôi không làm vậy
  • 12:01 - 12:03
    Tại sao không à?
  • 12:04 - 12:07
    Ý tôi là, nếu tôi đã không tìm ra hạt mới,
    và sự thật là vậy
  • 12:08 - 12:11
    Nếu tôi không tìm ra loại hạt mới,
    tại sao tôi lại ở đây?

  • 12:11 - 12:14
    Tại sao tôi lại không tự chịu xấu hổ
  • 12:14 - 12:15
    mà trở về nhà?
  • 12:19 - 12:23
    Nhà vật lý hạt là những nhà khám phá.
  • 12:23 - 12:26
    Phần lớn những gì chúng tôi làm
    là lập nên những biểu đồ.
  • 12:27 - 12:30
    Hãy để tôi nói theo hướng khác,
    hãy tạm quên đi máy LHC nhé.
  • 12:30 - 12:34
    Tưởng tượng bạn là một nhà thám hiểm
    không gian đến một hành tinh lạ
  • 12:34 - 12:35
    tìm người ngoài hành tinh
  • 12:35 - 12:37
    Việc đầu tiên bạn làm là gì?
  • 12:38 - 12:41
    Lập tức đi vòng quanh hành tinh đó,
    nhanh chóng tìm kiếm
  • 12:41 - 12:43
    một dấu hiệu sống rõ ràng
  • 12:43 - 12:45
    rồi báo cáo lại với trạm
  • 12:45 - 12:46
    Đây là tình trạng của tôi hiện nay
  • 12:47 - 12:49
    Chúng tôi trông đợi ở máy LHC
  • 12:49 - 12:51
    tìm kiếm những lại hạt mới,
    dễ dàng nhận thấy,
  • 12:51 - 12:53
    và có thể nói rằng không hề có.
  • 12:54 - 12:56
    Ta thấy một sinh vật lạ lấp ló
    ở một ngọn núi đằng xa
  • 12:56 - 12:58
    Nhưng khi ta lại gần,
    nó chỉ là một tảng đá
  • 12:59 - 13:01
    Chúng ta phải làm gì bây giờ?
    Chỉ đơn giản là từ bỏ và bỏ đi?
  • 13:01 - 13:03
    Hoàn toàn không:
  • 13:03 - 13:05
    Ta sẽ là nhà khoa học tệ hại nếu làm vậy
  • 13:05 - 13:09
    Ta sẽ dành hàng thập kỉ để nghiên cứu
  • 13:09 - 13:10
    lập bản đồ lãnh thổ,
  • 13:10 - 13:13
    lấy mẫu đất bằng công cụ chuyên dụng
  • 13:13 - 13:14
    lật tung từng hòn đá,
  • 13:14 - 13:16
    khoan sâu xuống lòng đất.
  • 13:16 - 13:19
    Những loại hạt mới có thể
    xuất hiện ngay lập tức,
  • 13:19 - 13:21
    như một hạt rõ ràng nổi lên,
  • 13:21 - 13:25
    hoặc là sau nhiều năm lấy dữ liệu
    thì chúng mới chịu lộ diện.
  • 13:26 - 13:31
    Nhân loại chỉ vừa mới bắt đầu khám phá nó
    với máy LHC ở mức năng lượng này,
  • 13:31 - 13:32
    chúng tôi còn phải nghiên cứu thêm.
  • 13:32 - 13:38
    Nhưng nếu, sau 10 hay 20 năm,
    ta vẫn không tìm được hạt mới nào
  • 13:39 - 13:41
    Ta sẽ tạo ra một cái máy lớn hơn.
  • 13:41 - 13:42
    (Tiếng cười)
  • 13:42 - 13:44
    Ta sẽ thử với năng lượng cao hơn
  • 13:44 - 13:46
    Ta sẽ thử với năng lượng cao hơn.
  • 13:47 - 13:50
    Kế hoạch chỉ vừa thử nghiệm với
    căn hầm 100km dưới mặt đất
  • 13:51 - 13:54
    để va chạm hạt với 10 lần
    năng lượng của máy LHC.
  • 13:54 - 13:56
    Chúng tôi không biết tự nhiên để
    hạt mới ở đâu.
  • 13:56 - 13:58
    Chúng tôi chỉ quyết định tiếp tục,
  • 13:58 - 14:01
    Nhưng nếu, thậm chí với
    một căn hầm 100km,
  • 14:01 - 14:02
    hay một căn hầm 500km
  • 14:03 - 14:05
    hay thâm chí là một máy gia tốc
    10,000 km ở giữa không gian
  • 14:05 - 14:07
    ở giữa Trái đất và Mặt trăng,
  • 14:07 - 14:10
    mà vẫn không tìm được loại hạt mới?
  • 14:12 - 14:14
    Có lẽ chúng tôi đã làm sai bài toán
    vật lý hạt này ư?
  • 14:14 - 14:16
    (Cười)
  • 14:16 - 14:18
    Có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ lại
  • 14:19 - 14:22
    Có lẽ ta cần thêm nhiều nguồn lực,
    công nghệ và nhiều chuyên gia
  • 14:22 - 14:24
    hơn là hiện tại ta đang có
  • 14:25 - 14:28
    Chúng tôi đã sử sụng trí tuệ nhân tạo
    và công nghệ "máy tính tự học"
  • 14:28 - 14:29
    trong cấu tạo của LHC.
  • 14:29 - 14:32
    Tưởng tượng việc thiết kế một
    thí nghiệm vật lý hạt
  • 14:32 - 14:33
    sử dụng nhiều thuật toán phức tạp
  • 14:33 - 14:36
    để nó có thể tự dạy mình cách tìm ra
    một chiều không gian khác.
  • 14:36 - 14:38
    Nhưng phải làm sao?
  • 14:38 - 14:39
    Làm sao nếu câu hỏi cuối cùng:
  • 14:39 - 14:43
    Làm sao nếu trí tuệ nhân tạo không thể
    giúp ta tìm ra đáp án?
  • 14:43 - 14:45
    Làm sao nếu những câu hỏi mở này,
    sau hàng thế kỉ,
  • 14:45 - 14:47
    dường như không thể trả lời
    trong một tương lai gần.
  • 14:47 - 14:50
    Phải làm sao nếu câu hỏi mà tôi
    luôn trăn trở từ khi còn nhỏ,
  • 14:50 - 14:53
    dường như không thể trả lời
    trong cuộc đời tôi.
  • 14:54 - 14:56
    Nếu thế thì ...
  • 14:56 - 14:58
    sẽ còn hấp dẫn hơn nhiều.
  • 15:00 - 15:03
    Chúng ta buộc phải suy nghĩ
    theo một cách hoàn toàn khác.
  • 15:04 - 15:06
    Chúng tôi sẽ xem xét lại giả thuyết,
  • 15:06 - 15:09
    và xác định liệu có sai sót ở đâu đó.
  • 15:09 - 15:13
    Và chúng ta sẽ cần động viên nhiều người
    tham gia nghiên cứu khoa học
  • 15:13 - 15:16
    vì chúng tôi cần tư tưởng mới
    cho những vấn đề của thế kỉ cũ này.
  • 15:16 - 15:19
    Tôi chưa có câu trả lời,
    và vẫn đang luôn tìm kiếm nó.
  • 15:19 - 15:21
    Nhưng ai đó -- có thể là ai đó
    còn đang đến trường
  • 15:21 - 15:23
    thậm chí là ai đó chưa được sinh ra
  • 15:24 - 15:27
    có thể cho chúng tôi một cái nhìn mới
    về vật lý
  • 15:27 - 15:31
    và chỉ ra nếu chúng tôi đang đi sai hướng.
  • 15:32 - 15:35
    Đây sẽ không phải là kết thúc của vật lý,
  • 15:35 - 15:36
    mà sẽ mở ra một khởi đầu mới.
  • 15:37 - 15:38
    Xin cảm ơn.
  • 15:38 - 15:41
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Chúng tôi khám phá những bí ẩn trong vật lý như thế nào
Speaker:
James Beacham
Description:

James Beacham tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mở quan trọng nhất trong ngành vật lý bằng cách sử dụng thí nghiệm khoa học lớn nhất từng có - Máy gia tốc hạt tại CERN (LHC). Qua cuộc trò chuyện về vật lý đầy thú vị và dễ hiểu này, Beacham đưa ta vào cuộc hành trình xuyên qua những chiều không gian ngoài để tìm kiếm những loại hạt mới (và giải thich về sự bí ẩn của trọng lực) và động lực để tiếp tục hành trình khám phá này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:54

Vietnamese subtitles

Revisions