Return to Video

Bãi bỏ thi cử chuẩn hóa, nên chăng? - Arlo Kempf

  • 0:09 - 0:12
    Các kì thi chuẩn hóa đầu tiên
    mà chúng ta biết
  • 0:12 - 0:16
    diễn ra ở Trung Quốc
    cách đây hơn 2.000 năm
  • 0:16 - 0:18
    dưới thời nhà Hán.
  • 0:18 - 0:23
    Quan lại tổ chức các kì thi để tìm người
    có năng lực cho các vị trí cầm quyền.
  • 0:23 - 0:26
    Các môn thi bao gồm triết học,
  • 0:26 - 0:27
    nông nghiệp,
  • 0:27 - 0:29
    và thậm chí là chiến thuật quân sự.
  • 0:29 - 0:34
    Thi cử chuẩn hóa vẫn tồn tại trên
    thế giới suốt 2 thiên niên kỉ tiếp theo
  • 0:34 - 0:36
    và ngày nay, mọi thứ
    do thi cử quyết định
  • 0:36 - 0:40
    từ đánh giá khả năng leo cầu thang
    của lính cứu hỏa ở Pháp
  • 0:40 - 0:43
    đến kiểm tra năng lực ngôn ngữ
    của các nhà ngoại giao ở Canada
  • 0:43 - 0:46
    cho đến đánh giá học sinh ở trường.
  • 0:46 - 0:48
    Một số kì thi xác định
    điểm của một thí sinh
  • 0:48 - 0:52
    bằng cách so với kết quả
    của các thí sinh khác.
  • 0:52 - 0:57
    Số khác đánh giá bằng mức độ
    thí sinh đáp ứng các tiêu chuẩn có sẵn.
  • 0:57 - 1:00
    Bài thi leo cầu thang
    của một lính cứu hỏa
  • 1:00 - 1:03
    có thể được xác định nhờ so sánh
    thời gian thực hiện của anh
  • 1:03 - 1:06
    với thời gian của những lính cứu hỏa khác.
  • 1:06 - 1:09
    Điều này được thể hiện bởi một thứ
    được gọi là đường cong hình chuông.
  • 1:09 - 1:13
    Hoặc bài thi có thể được đánh giá
    dựa trên những tiêu chí định sẵn,
  • 1:13 - 1:17
    như mang được một khối lượng nhất định
    suốt một quãng đường nhất định
  • 1:17 - 1:20
    qua một số bậc thang nhất định.
  • 1:20 - 1:25
    Tương tự, một nhà ngoại giao có thể
    được so sánh với các nhà ngoại giao khác,
  • 1:25 - 1:27
    hoặc so với một bộ tiêu chí cố định
  • 1:27 - 1:31
    thể hiện nhiều trình độ
    thành thạo ngôn ngữ.
  • 1:31 - 1:36
    Tất cả các kết quả này đều có thể được
    thể hiện bằng một thứ gọi là bách phân vị.
  • 1:36 - 1:42
    Nếu một nhà ngoại giao có bách phân vị là
    70, có 70% thí sinh thấp điểm hơn cô ấy.
  • 1:42 - 1:47
    Nếu cô ấy đạt bách phân vị là 30,
    có 70% thí sinh cao điểm hơn cô ấy.
  • 1:47 - 1:51
    Dù các kì thi chuẩn hóa
    đôi lúc vẫn còn gây tranh cãi,
  • 1:51 - 1:53
    chúng đơn thuần chỉ là công cụ.
  • 1:53 - 1:57
    Cũng như thử nghiệm tư duy,
    1 kỳ thi chuẩn hóa như 1cây thước.
  • 1:57 - 1:59
    Sự hữu dụng của một cây thước
    phụ thuộc vào hai yếu tố.
  • 1:59 - 2:02
    Thứ nhất: Bản chất công việc.
  • 2:02 - 2:05
    Cây thước không thể đo nhiệt độ ngoài trời
  • 2:05 - 2:07
    hoặc cường độ âm thanh
    của giọng hát của một ai đó.
  • 2:07 - 2:11
    Thứ hai: Thiết kế của công cụ.
  • 2:11 - 2:14
    Giả sử bạn cần đo chu vi của một quả cam.
  • 2:14 - 2:17
    Cây thước đo độ dài,
    vậy là đã đúng đại lượng,
  • 2:17 - 2:22
    nhưng nó không được thiết kế với độ
    đàn hồi cần thiết để đo chu vi.
  • 2:22 - 2:25
    Vì vậy, nếu các bài kiểm tra không
    tương thích với đối tượng,
  • 2:25 - 2:27
    hoặc không được thiết kế phù hợp,
  • 2:27 - 2:32
    kết quả là chúng sẽ đánh giá sai.
  • 2:32 - 2:33
    Trong trường học,
  • 2:33 - 2:37
    các học sinh mắc chứng lo lắng thi cử
    có thể khó thể hiện hết khả năng
  • 2:37 - 2:38
    trong một bài thi chuẩn hóa.
  • 2:38 - 2:40
    Họ không phải không biết trả lời,
  • 2:40 - 2:44
    mà vì họ quá căng thẳng đến nỗi
    không thể chia sẻ những gì họ đã học.
  • 2:44 - 2:45
    Các học sinh gặp khó trong việc đọc
  • 2:45 - 2:48
    có thể bị cách diễn đạt
    của một bài toán làm rối trí,
  • 2:48 - 2:51
    nên kết quả thi của họ
    phản ánh khả năng đọc-viết
  • 2:51 - 2:54
    hơn là khả năng tính toán.
  • 2:54 - 2:56
    Những học sinh bỡ ngỡ với các bài thi
  • 2:56 - 2:59
    trong đó có những hàm ý lạ về văn hóa
  • 2:59 - 3:01
    có thể làm bài không tốt,
  • 3:01 - 3:03
    qua đó giúp ta biết mức độ
    hiểu biết văn hóa của thí sinh
  • 3:03 - 3:06
    thay vì khả năng học thuật của họ.
  • 3:06 - 3:11
    Trong những trường hợp này, các bài thi
    cần được thiết kế theo hướng khác.
  • 3:11 - 3:13
    Thi cử chuẩn hóa còn gặp khó khăn
  • 3:13 - 3:17
    trong việc đánh giá những khái niệm
    hoặc kĩ năng trừu tượng,
  • 3:17 - 3:21
    như sự sáng tạo, khả năng
    tư duy phản biện, và khả năng hợp tác.
  • 3:21 - 3:22
    Nếu ta thiết kế bài thi không đúng,
  • 3:22 - 3:24
    hoặc sử dụng chúng sai mục đích,
  • 3:24 - 3:27
    hay không khai thác hết chúng,
  • 3:27 - 3:30
    kết quả bài thi sẽ không đáng tin
    hoặc không hợp lí.
  • 3:30 - 3:33
    Sự tin cậy và sự hợp lí là
    hai khía cạnh quan trọng
  • 3:33 - 3:36
    để hiểu được các bài thi chuẩn hóa.
  • 3:36 - 3:37
    Để hiểu sự khác biệt giữa chúng,
  • 3:37 - 3:40
    chúng ta có thể lấy hình ảnh ẩn dụ
    về hai chiếc nhiệt kế hỏng.
  • 3:40 - 3:42
    Một chiếc nhiệt kế không ổn định
  • 3:42 - 3:46
    sẽ cho ra kết quả khác nhau
    sau mỗi lần đo,
  • 3:46 - 3:51
    còn chiếc nhiệt kế ổn định nhưng không
    tin cậy sẽ luôn cho kết quả cao hơn 10 độ.
  • 3:51 - 3:55
    Sự hợp lí còn phụ thuộc vào độ chính xác
    trong việc thể hiện kết quả.
  • 3:55 - 3:59
    Nếu kết quả không phản ánh đúng kì thi,
  • 3:59 - 4:02
    kì thi đó gặp vấn đề về sự hợp lí.
  • 4:02 - 4:06
    Cũng như chúng ta không thể dùng thước
    để đo cân nặng của một con voi,
  • 4:06 - 4:08
    hoặc để xác định nó ăn gì vào bữa sáng,
  • 4:08 - 4:14
    ta không thể dùng mỗi kiểm tra chuẩn hóa
    để biết một người thông minh đến đâu,
  • 4:14 - 4:16
    nhà ngoại giao giải quyết vấn đề ra sao,
  • 4:16 - 4:21
    hoặc lính cứu hỏa có thể dũng cảm đến đâu.
  • 4:21 - 4:25
    Thi cử chuẩn hóa sẽ giúp ta biết
    một chút về nhiều người
  • 4:25 - 4:27
    trong thời gian ngắn,
  • 4:27 - 4:31
    nhưng nó không thể giúp ta
    biết nhiều về một cá nhân.
  • 4:31 - 4:36
    Các nhà khoa học xã hội e ngại kết quả
    thi cử sẽ gây ra những thay đổi rõ rệt
  • 4:36 - 4:39
    và thường là thay đổi tiêu cực
    đối với các thí sinh,
  • 4:39 - 4:42
    đôi khi còn đi kèm với
    những hậu quả kéo dài suốt đời.
  • 4:42 - 4:44
    Dù vậy, ta không thể đổ lỗi cho thi cử.
  • 4:44 - 4:48
    Chính chúng ta mới là người cần
    tiến hành thi cử đúng mục đích,
  • 4:48 - 4:51
    đồng thời thể hiện kết quả thi cử
    một cách thỏa đáng.
Title:
Bãi bỏ thi cử chuẩn hóa, nên chăng? - Arlo Kempf
Description:

Tải về một cuốn sách nói và góp sức cho sứ mệnh phi lợi nhuận của TED-Ed tại địa chỉ: http://www.audible.com/teded

Xem toàn bộ bài giảng tại địa chỉ: https://ed.ted.com/lessons/should-we-get-rid-of-standardized-testing-arlo-kempf

Mặc dù thi chuẩn hóa là chủ đề nóng hổi đặc biệt hiện nay, cách tiếp cận này để đo đếm đã được sử dụng suốt 2 thiên niên kỉ. Và trong khi kết quả từ bài thi chuản hóa có thể giúp chúng ta hiểu được vài điều, nhưng mặc khác chúng cũng bị nhầm lẫn nếu được sử dụng không đúng. Vì vậy, làm gì để những bài kiểm tra chuẩn hóa này thực sự có ý nghĩ đo đếm chất lương? Và chúng có đáng không? Arlo Kempf tiến hành điều tra về bài thi chuẩn hóa.

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà bảo trợ! Đoạn phim này sẽ không thành hiện thực nếu không có các bạn.

Silas Schwarz, Fabio Peters, MJ Tan Mingjie, Yansong Li, Jason A Saslow, Michael Aquilina, Joanne Luce, Ayaan Heban, Henry Li, Elias Wewel, Nina, Bijan Bayat Mokhtari, Kyle Nguyen, Taylor Hunter, Noa Shore, Lex Azevedo, Merit Gamertsfelder, Bev Millar, John Christian S. Ramos, Rishi Pasham, Jhuval.

Truy cập trang Patreon của chúng tôi tại địa chỉ: https://www.patreon.com/teded

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:41

Vietnamese subtitles

Revisions