Return to Video

Caitria and Morgan O'Neill

  • 0:03 - 0:06
    Phóng viên: Thị trấn vừa bị tàn phá
    nặng nề
  • 0:06 - 0:09
    Những cái cây bị bật gốc,
    cửa sổ vỡ vụn,
  • 0:09 - 0:12
    những ngôi nhà bị tốc mái.
  • 0:12 - 0:14
    Caitria O'Neil: Đó chính là tôi
  • 0:14 - 0:18
    đứng trước ngôi nhà tại Monson,
    Massachusetts tháng 6 vừa qua.
  • 0:18 - 0:21
    Sau khi cơn lốc xoáy cấp EF3
    quét qua thị trấn
  • 0:21 - 0:23
    và phá tan mái nhà của chúng tôi,
  • 0:23 - 0:25
    tôi quyết định ở lại Massachusetts
  • 0:25 - 0:27
    thay vì tiếp tục chương trình cao học
  • 0:27 - 0:30
    Tôi đã mang hết hành lý về nhà
    vào buổi chiều hôm đó.
  • 0:30 - 0:32
    Morgan O'Neill: Ngày 1/6,
    chúng tôi không chuyên về thiên tai
  • 0:32 - 0:35
    nhưng đến ngày 3/6,
    chúng tôi giả vờ như thế.
  • 0:35 - 0:37
    Trải nghiệm này đã thay đổi
    cuộc đời chúng tôi.
  • 0:37 - 0:39
    Và giờ chúng tôi đang cố thay đổi nó.
  • 0:39 - 0:41
    CO: Lốc xoáy không thường
    xảy ra ở Massachusetts.
  • 0:41 - 0:43
    và khi tôi đang đứng ngay sân trước
  • 0:43 - 0:45
    một cơn lốc lướt qua ngọn đồi.
  • 0:45 - 0:48
    Sau khi một cây cột đèn bay qua,
    tôi và gia đình chạy xuống hầm
  • 0:48 - 0:51
    Cây cối bị quăng quật vào căn nhà,
    các cửa sổ vỡ tung.
  • 0:51 - 0:53
    Khi chúng tôi ra khỏi cửa sau,
  • 0:53 - 0:55
    các máy biến áp đang bốc cháy trên đường.
  • 0:55 - 0:57
    MO: Tôi đã ở đây, tại Boston.
  • 0:57 - 0:59
    Tôi là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại MIT,
  • 0:59 - 1:01
    và tôi tình cờ theo học
    khoa học khí tượng.
  • 1:01 - 1:03
    Thực ra, còn lạ hơn nữa.
  • 1:03 - 1:06
    Tôi đã ở bảo tàng khoa học
    vào thời điểm cơn lốc đến,
  • 1:06 - 1:08
    xem màn hình hiển thị lốc xoáy ở bảo tàng.
  • 1:08 - 1:10
    Nên tôi đã bỏ lỡ cuộc gọi của cô ấy.
  • 1:10 - 1:12
    Khi nhận được tin từ Caitria,
  • 1:12 - 1:14
    tôi bắt đầu theo dõi rađa trực tuyến
  • 1:14 - 1:17
    để gọi về gia đình khi một cơn lốc nữa
    sắp hình thành trong khu vực.
  • 1:17 - 1:20
    Và tôi lái xe về nhà đêm hôm đó
    với pin và nước đá.
  • 1:20 - 1:22
    Nơi chúng tôi sống đối diện một nhà thờ cổ
  • 1:22 - 1:25
    nó đã mất đi gác chuông biểu tượng
    trong cơn bão.
  • 1:25 - 1:27
    Và đã trở thành nơi
    mọi người ở lại qua đêm.
  • 1:27 - 1:30
    Tòa nhà thị chính và đồn cảnh sát
    cũng bị tàn phá trực diện,
  • 1:30 - 1:33
    nên những ai muốn giúp đỡ
    hay cần thông tin
  • 1:33 - 1:35
    đều đến nhà thờ.
  • 1:35 - 1:37
    CO: Chúng tôi đến nhà thờ
    vì nghe nói họ có đồ ăn nóng,
  • 1:37 - 1:39
    nhưng đến nơi, chúng tôi thấy vài vấn đề.
  • 1:39 - 1:41
    Có một số đàn ông to lớn, đầy mồ hôi
    cầm lưỡi cưa
  • 1:41 - 1:43
    đứng ngay giữa nhà thờ,
  • 1:43 - 1:45
    nhưng không ai biết đưa họ đi đâu
  • 1:45 - 1:47
    vì chưa biết mức độ tàn phá thế nào.
  • 1:47 - 1:49
    Và khi chúng tôi đứng nhìn,
    họ tức giận và bỏ đi
  • 1:49 - 1:51
    tự tìm ai đó cần sự giúp đỡ.
  • 1:51 - 1:53
    MO: Chúng tôi bắt đầu tự tổ chức.
  • 1:53 - 1:56
    Tại sao ư? Ai đó cần làm việc này.
    Chúng tôi tìm thấy Mục Sư Bob
  • 1:56 - 1:58
    và đề nghị hỗ trợ một vài thiết bị.
  • 1:58 - 2:01
    Sau đó với 2 cái máy tính và 1 Aircard,
  • 2:01 - 2:05
    chúng tôi đã tự tạo
    một cỗ máy hồi phục của mình.
  • 2:05 - 2:08
    (Vỗ tay)
  • 2:08 - 2:09
    CO: Đó là một cơn lốc,
  • 2:09 - 2:12
    mọi người đến nhà thờ để quyên góp
    và xin làm tình nguyện viên
  • 2:12 - 2:14
    MO: Mọi người quyên góp quần áo.
  • 2:14 - 2:16
    Chúng ta cần kiểm kê
    số đồ đạc chất đống ở đây.
  • 2:16 - 2:19
    CO: Và nên có hotline. Chị sẽ tạo
    một số Google Voice chứ?
  • 2:19 - 2:21
    MO: Ừ. Cần thông báo cái gì
    không nên mang đến
  • 2:21 - 2:25
    Chị sẽ lập một trang Facebook. Em in
    tờ rơi cho các khu dân cư được không?
  • 2:25 - 2:27
    CO: Nhưng ta không biết nhà nào cần giúp.
  • 2:27 - 2:29
    Nên dàn trải tình nguyện viên.
  • 2:29 - 2:31
    MO: Cần nói với họ cái gì không nên mang đến.
  • 2:31 - 2:33
    Có chiếc xe tin tức kìa.
    Chị sẽ nói với họ
  • 2:33 - 2:35
    CO: Chị lấy số em ra khỏi bản tin chưa?
  • 2:35 - 2:37
    Chúng ta không cần thêm tủ lạnh nữa.
  • 2:37 - 2:40
    MO: Bảo hiểm không chi trả khoản đó à? Ông cần đội trát mái nhà ư?
    CO: 6 hộp nước trái cây sẽ đến trong một giờ nữa?
  • 2:40 - 2:42
    Cả hai: Ai đó cho tôi giấy nhớ đi!
  • 2:42 - 2:43
    (Tiếng cười)
  • 2:43 - 2:45
    CO: Cuối cùng cả cộng đồng nhận ra rằng
  • 2:45 - 2:47
    chúng tôi có câu trả lời.
  • 2:47 - 2:49
    MO: Tôi có thể cho đi 3 ấm nấu nước,
  • 2:49 - 2:50
    nhưng phải có ai đến lấy chúng.
  • 2:50 - 2:52
    CO: Xe tôi ở trong phòng khách.
  • 2:52 - 2:55
    MO: Đội của tôi muốn xây lại 12 hòm thư.
  • 2:55 - 2:58
    CO: Chó con mất tích và bảo hiểm không
    bao gồm cho cái ống khói.
  • 2:58 - 3:01
    MO: Nhóm 50 người của tôi
    cần có chỗ ở và thức ăn trong một tuần
  • 3:01 - 3:03
    trong khi sửa chữa nhà cửa.
  • 3:03 - 3:05
    CO: Chị đã cử em đến
    đường Washington hôm qua
  • 3:05 - 3:07
    và giờ người em toàn là cây sơn độc.
  • 3:07 - 3:10
    Đó chính là những gì
    chúng tôi làm trong ngày.
  • 3:10 - 3:12
    Chúng tôi học cách
    trả lời nhanh những câu hỏi
  • 3:12 - 3:15
    và giải quyết những vấn đề trong một phút,
  • 3:15 - 3:17
    nếu không thì khi có
    chuyện khẩn cấp hơn xảy ra,
  • 3:17 - 3:18
    nó sẽ không được giải quyết.
  • 3:18 - 3:21
    MO: Chúng tôi không được cấp phép
    từ hội đồng nào
  • 3:21 - 3:24
    hay từ ban quản lý tình trạng khẩn cấp
    hay từ United Way.
  • 3:24 - 3:27
    Chúng tôi chỉ trả lời câu hỏi
    và đưa ra các quyết định
  • 3:27 - 3:29
    bởi phải có ai đó làm việc này.
  • 3:29 - 3:32
    Sao không là tôi?
    Tôi là người tổ chức chiến dịch.
  • 3:32 - 3:33
    Tôi giỏi xài Facebook.
  • 3:33 - 3:34
    Và có cả hai chúng tôi.
  • 3:34 - 3:35
    (Tiếng cười)
  • 3:35 - 3:39
    CO: Vấn đề là, nếu có là lũ lụt,
    hỏa hoạn hay bão,
  • 3:39 - 3:41
    bạn, hoặc những người như bạn,
  • 3:41 - 3:43
    sẽ đứng ra và bắt đầu tổ chức mọi thứ.
  • 3:43 - 3:46
    Đây là việc khó khăn.
  • 3:46 - 3:49
    MO: Nằm trên mặt đất sau khi làm việc
    17 tiếng một ngày,
  • 3:49 - 3:50
    Caitria và tôi vét sạch ví tiền
  • 3:50 - 3:53
    và cố gằng ghép lại
    các mảnh giấy nhỏ với nhau--
  • 3:53 - 3:56
    tất cả các thông tin cần được
    ghi nhớ và khớp nhau
  • 3:56 - 3:57
    nhằm giúp đỡ một ai đó.
  • 3:57 - 3:59
    Sau khi tắm vào cuối một ngày làm việc,
  • 3:59 - 4:02
    chúng tôi thấy mọi việc lẽ ra
    không quá khó khăn như vậy
  • 4:02 - 4:03
    CO: Ở một đất nước như nơi này
  • 4:03 - 4:05
    nơi chúng ta thở trong wi-fi,
  • 4:05 - 4:08
    tận dụng công nghệ để phục hồi nhanh
    sau bão lẽ ra không phải là vấn đề.
  • 4:08 - 4:11
    Hệ thống như cái chúng tôi
    tạo ra lúc khẩn cấp
  • 4:11 - 4:12
    lẽ ra nên có từ trước.
  • 4:12 - 4:14
    Và nếu một thành viên cộng đồng
  • 4:14 - 4:18
    đang ở vị trí tổ chức tại những khu vực
    bị tàn phá sau thiên tai,
  • 4:18 - 4:20
    những công cụ như thế này nên tồn tại.
  • 4:20 - 4:23
    MO: Thế là chúng tôi quyết định
    tạo ra chúng--
  • 4:23 - 4:24
    sự hồi phục trong một cái hộp
  • 4:24 - 4:26
    một thứ có thể được ứng dụng
    ngay sau thảm họa
  • 4:26 - 4:28
    bởi bất kì một người địa phương
  • 4:28 - 4:30
    CO: Tôi quyết định ở lại,
  • 4:30 - 4:31
    từ bỏ bằng thạc sĩ ở Moscow
  • 4:31 - 4:34
    và làm việc toàn thời gian cho dự án.
  • 4:34 - 4:35
    Chỉ trong năm ngoái,
  • 4:35 - 4:38
    chúng tôi trở thành chuyên gia
    phục hồi cộng đồng sau thảm họa.
  • 4:38 - 4:41
    Có ba vấn đề mà chúng tôi nhận thấy
  • 4:41 - 4:44
    trong cách mọi thứ họat động ngày nay.
  • 4:44 - 4:46
    MO: Dụng cụ.
    Những tổ chức cứu trợ lớn rất xuất sắc
  • 4:46 - 4:49
    trong việc cung ứng
    nguồn lực lớn sau thảm họa,
  • 4:49 - 4:52
    nhưng họ thường chỉ
    thực hiện vài nhiệm vụ cụ thể
  • 4:52 - 4:53
    và rồi họ sẽ rời khỏi.
  • 4:53 - 4:55
    Việc này khiến những người dân địa phương
  • 4:55 - 4:58
    phải đối phó với hàng ngàn
    tình nguyện viên tự phát và đồ quyên góp,
  • 4:58 - 5:00
    mà không có sự huấn luyện, công cụ.
  • 5:00 - 5:03
    Vì thế họ dùng giấy nhớ,
    Excel hay Facebook.
  • 5:03 - 5:06
    Nhưng không có công cụ nào cho bạn
    đánh giá thông tin cần ưu tiên
  • 5:06 - 5:09
    giữa tất cả hình ảnh và lời chúc.
  • 5:09 - 5:10
    CO: Thời điểm.
  • 5:10 - 5:14
    Cứu trợ thiên tai trái ngược
    với vận động chính trị.
  • 5:14 - 5:15
    Trong vận động chính trị,
  • 5:15 - 5:19
    bạn bắt đầu với sự không hứng thú
    và không có khả năng để thực hiện.
  • 5:19 - 5:20
    Bạn xây dựng từ từ
  • 5:20 - 5:23
    cho đến thời điểm huy động cao trào
    khi bầu cử
  • 5:23 - 5:26
    Tuy nhiên, đối với thiên tai, bạn bắt đầu
    đầy hào hứng
  • 5:26 - 5:27
    và không có năng lực.
  • 5:27 - 5:30
    Và bạn chỉ có khoảng 7 ngày để chớp lấy
  • 5:30 - 5:33
    50% những cú tìm kiếm trực tuyến trên mạng
  • 5:33 - 5:34
    để hỗ trợ khu vực của bạn.
  • 5:34 - 5:36
    Rồi các sự kiện thể thao đến,
  • 5:36 - 5:39
    và bạn chỉ có chứng đó nguồn lực
    thu thập được
  • 5:39 - 5:42
    để dùng cho nhu cầu cứu trợ 5 năm sắp tới.
  • 5:42 - 5:44
    Đây là slide về bão Katrina.
  • 5:44 - 5:46
    Đây là biểu đồ về Joplin.
  • 5:46 - 5:50
    Đây là biểu đồ về những cơn lốc ở Dallas
    vào tháng 4 vừa qua
  • 5:50 - 5:52
    nơi chúng tôi dùng phần mềm.
  • 5:52 - 5:53
    Có một khoảng trống ở đây.
  • 5:53 - 5:58
    Những cư dân bị tổn hại phải chờ
    nhân viên bảo hiểm đến xem xét
  • 5:58 - 5:59
    trước khi được giúp xây lại nhà.
  • 5:59 - 6:03
    Trong khi bạn chỉ có 4 ngày nhận được
    sự quan tâm ở Dallas.
  • 6:03 - 6:05
    MO: Dữ liệu.
  • 6:05 - 6:07
    Dữ liệu thường không hấp dẫn,
  • 6:07 - 6:09
    nhưng nó khởi động sự phục hồi.
  • 6:09 - 6:10
    FEMA và chính phủ
  • 6:10 - 6:14
    sẽ chi trả 85% tổn thất do
    các thiên tai mang tầm quốc gia gây ra,
  • 6:14 - 6:16
    để lại 15% phí tổn cho dân địa phương.
  • 6:16 - 6:18
    Và chi phí này có thể rất lớn,
  • 6:18 - 6:22
    nhưng nếu thị trấn có thể huy động
    X số tình nguyện viên trong vòng Y giờ,
  • 6:22 - 6:24
    giá thị quy thành tiền của sức lao động đó
  • 6:24 - 6:26
    sẽ đóng góp cho thị trấn.
  • 6:26 - 6:28
    Nhưng ai biết được điều này?
  • 6:28 - 6:31
    Giờ bạn hãy cố tưởng tượng
    cảm giác bị vô vọng
  • 6:31 - 6:35
    khi bạn cử đi 2,000 tình nguyện viên
    và bạn không chứng minh được điều đó.
  • 6:35 - 6:38
    CO: Đó là 3 vấn đề với 1 giải pháp chung.
  • 6:38 - 6:41
    Nếu chúng ta đưa những công cụ thích hợp
    vào đúng thời điểm
  • 6:41 - 6:43
    cho những người đứng ra tổ chức
  • 6:43 - 6:45
    và bắt tay gắn kết cộng đồng lại,
  • 6:45 - 6:47
    chúng ta có thể tạo ra tiêu chuẩn mới
    cho việc phục hồi sau thiên tai.
  • 6:47 - 6:51
    MO: Chúng ta cần công cụ khảo sát,
    dữ liệu về đồ quyên góp,
  • 6:51 - 6:54
    báo cáo nhu cầu, truy cập từ xa,
  • 6:54 - 6:56
    tất cả tích hợp trong 1 trang web dễ dùng.
  • 6:56 - 6:57
    CO: Chúng tôi cần sự giúp đỡ.
  • 6:57 - 7:00
    Alvin, kĩ sư phần mềm và đồng sáng lập,
    tạo ra những công cụ này.
  • 7:00 - 7:02
    Chris và Bill đã tình nguyện
    dành thời gian
  • 7:02 - 7:04
    để vận hành và quan hệ với các đối tác.
  • 7:04 - 7:08
    Chúng tôi đã bay đến những vùng
    bị thiên tai từ hồi tháng 1,
  • 7:08 - 7:10
    để cài đặt phần mềm, huấn luyện cư dân
  • 7:10 - 7:15
    và cấp phép phần mềm cho
    các khu vực đang chuẩn bị cho thiên tai.
  • 7:15 - 7:18
    MO: Một trong những nơi đầu tiên là
    Dallas sau những con lốc hồi tháng 4
  • 7:18 - 7:22
    Chúng tôi bay đến thị trấn,
    nơi đang có trang Web lỗi thời
  • 7:22 - 7:24
    và 1 trang Facebook hỗn loạn
    giữa các phản hồi.
  • 7:24 - 7:25
    Chúng tôi chạy chương trình.
  • 7:25 - 7:28
    Tất cả sự quan tâm đến
    trong vòng 4 ngày đầu,
  • 7:28 - 7:29
    nhưng khi mất hút trên bản tin,
  • 7:29 - 7:31
    khi các nhu cầu nảy sinh,
  • 7:31 - 7:34
    họ đã có một nguồn lực khổng lồ
    quyên góp từ khắp nơi
  • 7:34 - 7:36
    và họ có thể đáp ứng
    nhu cầu của các cư dân.
  • 7:36 - 7:38
    CO: Nó đã hoạt động
    và có thể trở nên tốt hơn.
  • 7:38 - 7:42
    Chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp
    là điều thiết yếu để phục hồi sau thảm họa
  • 7:42 - 7:45
    bởi nó giúp các trị trấn
    an toàn và linh động hơn.
  • 7:45 - 7:47
    Hãy tưởng tượng những hệ thống này
    có thể đến nơi
  • 7:47 - 7:49
    trước khi thảm họa xảy ra.
  • 7:49 - 7:52
    Đó là thứ chúng tôi đang thực hiện.
  • 7:52 - 7:54
    Chúng tôi cố gắng đưa
    phần mềm đến mọi nơi
  • 7:54 - 7:56
    để mọi người hiểu và biết sử dụng nó
  • 7:56 - 7:57
    và dùng nó
    trước thời điểm thiên tai
  • 7:57 - 8:00
    với nguồn thông tin hạn chế
    để chạy chương trình.
  • 8:00 - 8:01
    MO: Nó không phải là khoa học tên lửa.
  • 8:01 - 8:04
    Những công cụ này thiết thực
    và mọi người cần chúng.
  • 8:04 - 8:07
    Ở thị trấn của tôi, nửa tá người dân
    được đào tạo
  • 8:07 - 8:09
    để tự sử dụng các ứng dụng Web này.
  • 8:09 - 8:11
    Bởi Caitria và tôi sống ở Boston.
  • 8:11 - 8:12
    Họ áp dụng nó ngay lập tức,
  • 8:12 - 8:14
    và giờ họ làm chủ thiên nhiên.
  • 8:14 - 8:17
    Hơn 3 nhóm tình nguyện viên làm việc
    gần như hàng ngày,
  • 8:17 - 8:19
    kể từ 1/6 năm ngoái,
  • 8:19 - 8:22
    nhằm đảm bảo người dân có thứ họ cần
    và có thể trở về nhà của họ.
  • 8:22 - 8:25
    Họ có đường dây nóng,
    danh sách và dữ liệu.
  • 8:25 - 8:26
    CO: Và điều này tạo sự khác biệt.
  • 8:26 - 8:29
    Ngày 1/6 năm nay đánh dấu kỉ niệm 1 năm
  • 8:29 - 8:31
    kể từ cơn lốc Monson.
  • 8:31 - 8:34
    Cộng đồng của chúng tôi trở nên
    gắn kết và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
  • 8:34 - 8:36
    Chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi
  • 8:36 - 8:38
    ở Texas và Alabama.
  • 8:38 - 8:40
    Bởi vì không cần phải học
    tại Harvard hay MIT
  • 8:40 - 8:43
    để tham gia khắc phục
    các vấn đề sau thảm họa,
  • 8:43 - 8:44
    mà cần dân địa phương.
  • 8:44 - 8:46
    Vì dù các tổ chức cứu trợ
    có giỏi đến mức nào,
  • 8:46 - 8:48
    họ cuối cùng vẫn phải quay về nhà.
  • 8:48 - 8:50
    Nhưng nếu trao công cụ
    cho dân địa phương
  • 8:50 - 8:53
    và chỉ cho họ
    những gì cần làm để phục hồi,
  • 8:53 - 8:57
    họ sẽ trở thành những chuyên gia.
  • 8:57 - 9:00
    (Vỗ tay) MO: Nào, đi thôi.
  • 9:00 - 9:03
    (Vỗ tay)
Title:
Caitria and Morgan O'Neill
Speaker:
Caitria + Morgan O'Neill
Description:

After a natural disaster strikes, there’s only a tiny window of opportunity to rally effective recovery efforts before the world turns their attention elsewhere. Who should be in charge? When a freak tornado hit their hometown, sisters Caitria and Morgan O’Neill -- just 20 and 24 at the time -- took the reins and are now teaching others how to do the same. (Filmed at TEDxBoston.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:23

Vietnamese subtitles

Revisions