Return to Video

Cuộc phiêu lưu của thợ săn thiên thạch

  • 0:01 - 0:04
    Tôi đang cầm trên tay một thứ rất cổ.
  • 0:04 - 0:07
    Nó cổ hơn bất cứ hiện vật nào,
  • 0:07 - 0:10
    già hơn cuộc sống trên Trái Đất,
  • 0:10 - 0:13
    thậm chí hơn cả lục địa và đại dương.
  • 0:14 - 0:17
    Cái này được hình thành từ hơn
    4 tỉ năm trước
  • 0:17 - 0:19
    vào những ngày sớm nhất
    của hệ mặt trời
  • 0:19 - 0:21
    khi các hành tinh vẫn đang
    được hình thành.
  • 0:21 - 0:24
    Mảnh vụn niken và sắt này trông
    có vẻ không đặc biệt,
  • 0:25 - 0:26
    nhưng khi cắt nó ra,
  • 0:28 - 0:31
    bạn sẽ thấy nó rất khác
    so với kim loại trên Trái Đất
  • 0:31 - 0:35
    Loại mẫu này cho biết những tinh thể kim
    loại chỉ có thể hình thành ở ngoài vũ trụ
  • 0:35 - 0:38
    nơi mà kim loại nóng chảy nguội đi
    cực kì chậm,
  • 0:38 - 0:40
    khoảng vài độ mỗi triệu năm.
  • 0:41 - 0:43
    Cái này từng là một phần của
    vật thể to hơn nhiều,
  • 0:43 - 0:46
    một phần triệu còn lại sau khi các
    hành tinh được hình thành.
  • 0:46 - 0:48
    Chúng tôi gọi những vật thể này
    là các tiểu hành tinh.
  • 0:49 - 0:53
    Tiểu hành tinh là hàng xóm vũ trụ già
    nhất và nhiều nhất.
  • 0:53 - 0:54
    Biểu họa này cho thấy các tiểu hành tinh
    gần Trái Đất
  • 0:54 - 0:56
    đang quay quanh Mặt Trời.
  • 0:56 - 0:57
    tức hình tròn màu vàng kia
  • 0:57 - 0:59
    và quay quanh gần trục Trái Đất,
  • 0:59 - 1:00
    tức hình tròn màu xanh.
  • 1:01 - 1:04
    Kích thước của Trái Đất, Mặt Trời và các
    tiểu hành tinh được phóng đại
  • 1:04 - 1:05
    để bạn có thể thấy rõ hơn.
  • 1:05 - 1:09
    Các nhà khoa học trên thế giới đang
    nghiên cứu về những vật thể này,
  • 1:09 - 1:11
    phát hiện ra những cái mới mỗi ngày,
  • 1:11 - 1:13
    liên tục lập bản đồ không gian
    gần Trái Đất.
  • 1:13 - 1:15
    Đa số công việc này được
    tài trợ bởi NASA.
  • 1:16 - 1:20
    Tôi nghĩ nghiên cứu về tiểu hành tinh như
    một dự án công khai khổng lồ,
  • 1:20 - 1:23
    nhưng thay vì xây dựng xa lộ,
    chúng tôi vẽ họa đồ ngoài vũ trụ,
  • 1:23 - 1:26
    xây dựng một kho lưu trữ mà tồn tại
    lâu dài sau các thế hệ.
  • 1:26 - 1:32
    Đây là 1,556 tiểu hành tinh gần Trái Đất
    vừa được phát hiện năm ngoái.
  • 1:34 - 1:37
    Và đây là tất cả những tiểu hành tinh
    gần Trái Đất được biết đến
  • 1:37 - 1:41
    với con số mới nhất là 13,733.
  • 1:41 - 1:44
    Mỗi loại có hình ảnh, thống kê riêng
  • 1:44 - 1:46
    và nó có hành trình xác định
    quay quanh Mặt Trời
  • 1:46 - 1:48
    Mặc dù các tiểu hành tinh khác nhau
  • 1:48 - 1:51
    nhưng ta có thể đoán được hành trình
    của chúng trong hàng chục năm
  • 1:51 - 1:55
    Và đường đi của một số tiểu hành tinh có
    thể được dự đoán với số liệu chính xác.
  • 1:55 - 1:58
    Ví dụ, các nhà khoa học ở
    Jet Propulsion Laboratory
  • 1:58 - 2:02
    tiên đoán nơi mà thiên thạch Toutatis
    sẽ tới trước 4 năm
  • 2:02 - 2:04
    với sai số khoảng 30km
  • 2:04 - 2:05
    Trong vòng 4 năm đó,
  • 2:05 - 2:09
    Toutatis đi được 8.5 tỉ km.
  • 2:09 - 2:11
    Đó là độ chính xác phân số
  • 2:11 - 2:20
    của 0.000000004.
  • 2:20 - 2:22
    (cười)
  • 2:22 - 2:25
    Lí do mà tôi có mảnh nhỏ tiểu hành tinh
    đẹp đẽ này
  • 2:25 - 2:27
    bởi giống như những
    người hàng xóm khác,
  • 2:27 - 2:29
    thiên thạch đôi lúc rơi
    xuống bất ngờ
  • 2:29 - 2:31
    (cười)
  • 2:33 - 2:34
    Ngày này vào 3 năm trước,
  • 2:34 - 2:38
    một tiểu hành tinh nhỏ phát nổ
    khi qua thành phố Chelyabinsk, Nga.
  • 2:38 - 2:40
    Thiên thạch đó có chiều dài khoảng 19m
  • 2:40 - 2:42
    hoặc to như một cửa hàng tiện lợi.
  • 2:43 - 2:46
    Cứ 50 năm, những thiên thạch ở kích cỡ
    này đâm vào Trái Đất.
  • 2:48 - 2:50
    Cách đây 66 triệu năm,
  • 2:50 - 2:52
    một thiên thạch lớn hơn nhiều
    đâm vào Trái Đất,
  • 2:52 - 2:53
    gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt.
  • 2:53 - 2:57
    75% động thực vật biến mất.
  • 2:57 - 2:59
    bao gồm cả loài khủng lòng.
  • 2:59 - 3:02
    Vật thể ấy dài khoảng 10km
  • 3:02 - 3:06
    và 10km là gần với độ cao hành trình của
    máy bay phản lực 747.
  • 3:06 - 3:08
    Vì vậy lần tới khi đang trên máy bay,
  • 3:08 - 3:09
    bạn hãy đặt chỗ gần cửa sổ,
    nhìn ra ngoài
  • 3:09 - 3:12
    và tưởng tượng một viên đá rất lớn
  • 3:12 - 3:14
    đang nằm ở dưới mặt đất,
  • 3:14 - 3:16
    và nó quẹt một phát qua
    đầu cánh máy bay bạn
  • 3:17 - 3:21
    Nó lớn đến nỗi mà máy bay của bạn
    phải mất tới 1 phút mới bay qua.
  • 3:21 - 3:24
    Đó là kích cỡ của thiên thạch
    đã đâm vào Trái Đất.
  • 3:25 - 3:26
    Thứ luôn chỉ ở trong lòng tôi
  • 3:26 - 3:30
    rằng các tiểu hành tinh được coi
    như là mối đe dọa cho hành tinh này
  • 3:30 - 3:32
    Và từ đó, có một nỗ lực được tập trung
    tiến hành
  • 3:32 - 3:34
    để khám phá và thống kê các
    vật thể này.
  • 3:35 - 3:37
    Tôi thực may mắn khi là
    một phần của nỗ lực này.
  • 3:37 - 3:38
    Tôi là thành viên của
    nhóm các nhà khoa học
  • 3:38 - 3:41
    sử dụng Kính thiên văn NEOWISE của NASA.
  • 3:41 - 3:44
    Giờ đây, NEOWISE không được thiết kế
    để tìm các tiểu hành tinh
  • 3:44 - 3:48
    Nó được thiết kế quay quanh Trái Đất
    và nhìn xa hơn ngoài hệ mặt trời
  • 3:48 - 3:51
    nhằm tìm ra những ngôi sao lạnh nhất
    và dải ngân hà sáng nhất.
  • 3:51 - 3:55
    Nó đã làm rất tốt với thiết kế với
    vòng đời 7 tháng.
  • 3:56 - 3:59
    Nhưng ngày nay, 6 năm sau,
    nó vẫn đang hoạt động.
  • 3:59 - 4:02
    Chúng tôi đã sửa lại nó để khám
    phá và nghiên cứu tiểu hành tinh.
  • 4:02 - 4:04
    Và mặc nó là một con robot không gian
    nhỏ bé tuyệt vời
  • 4:04 - 4:06
    nhưng bây giờ nó như một
    chiếc xe đã qua sử dụng.
  • 4:07 - 4:10
    Chất cryogen được dùng để làm lạnh
    bộ phận cảm ứng của nó không còn
  • 4:10 - 4:12
    nên chúng tôi đùa rằng bộ phận
    điều hòa của nó bị hỏng.
  • 4:12 - 4:17
    Trên hồng hồ đo quãng đường nó
    chỉ 920 triệu dặm,
  • 4:17 - 4:18
    nhưng nó vẫn hoạt động tốt
  • 4:18 - 4:22
    và cứ 11 giây nó sẽ chụp ảnh bầu trời.
  • 4:22 - 4:25
    Nó đã chụp được 23 tấm ảnh
    từ khi tôi bắt đầu nói với bạn.
  • 4:26 - 4:28
    Một trong những lí do mà NEOWISE
    rất quý giá
  • 4:28 - 4:31
    là nó nhìn bầu trời bằng hồng
    ngoại nhiệt phổ rộng.
  • 4:31 - 4:34
    Tức là thay vì nhìn thấy ánh sáng mặt
    trời mà các thiên thạch phản xạ
  • 4:34 - 4:36
    NEOWISE thấy được nhiệt mà
    chúng tỏa ra
  • 4:36 - 4:40
    Đây là một khả năng quan trọng vì một số
    thiên thạch đen như than vậy
  • 4:40 - 4:43
    và sẽ rất khó khắn để nhận ra
    với loại kính thiên văn khác
  • 4:43 - 4:46
    Nhưng với NEOWISE, dù sáng hay tối,
    mọi thiên thạch đều sáng chói
  • 4:49 - 4:52
    Các nhà thiên văn đang sử dụng mọi
    kĩ thuật theo ý họ
  • 4:52 - 4:54
    để phát hiện và nghiên cứu
    thiên thạch.
  • 4:54 - 4:57
    Năm 2010, một cột mốc lịch sử
    đã được đạt tới.
  • 4:57 - 5:01
    Cả cộng đồng cùng nhau phát hiện ra
    hơn 90% số thiên thạch
  • 5:01 - 5:03
    lớn hơn cả vật thể dài 1 km
  • 5:03 - 5:06
    có khả năng gây nên cuộc hủy diệt
    lớn trên Trái Đất.
  • 5:06 - 5:07
    Nhưng công việc chưa dừng tại đó.
  • 5:08 - 5:12
    Một vật thể có 140m hoặc lớn hơn
    có thể tàn sát một đất nước cỡ trung
  • 5:12 - 5:16
    Cho đến giờ chúng tôi mới chỉ tìm thấy
    25% trong số chúng.
  • 5:16 - 5:20
    Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm các
    thiên thạch gần Trái Đất
  • 5:20 - 5:22
    Chúng ta là sinh vật duy nhất có
    thể hiểu được các tính toán
  • 5:22 - 5:24
    hay tạo nên kính thiên văn.
  • 5:24 - 5:26
    Chúng ta biết làm sao để tìm
    ra các vật thể này.
  • 5:26 - 5:28
    Đây là trách nhiệm của chúng ta.
  • 5:28 - 5:32
    Nếu chúng ta tìm thấy một thiên thạch
    nguy hiểm với mức báo động nguy cấp
  • 5:32 - 5:34
    ta có thể di chuyển
    hướng đi của nó
  • 5:34 - 5:37
    Không như động đất, bão tố hay
    núi lửa phun trào,
  • 5:37 - 5:40
    ảnh hưởng của một thiên thạch có
    thể được dự đoán chính xác
  • 5:40 - 5:41
    và được ngăn chặn.
  • 5:41 - 5:44
    Những gì chúng ta cần là lập bản đồ
    không gian gần Trái Đất.
  • 5:44 - 5:46
    Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm
    trên bầu trời
  • 5:46 - 5:48
    Cảm ơn.
  • 5:48 - 5:53
    (vỗ tay)
Title:
Cuộc phiêu lưu của thợ săn thiên thạch
Speaker:
Carrie Nugent
Description:

Hội viên TED Carrie Nugent là một thợ săn tiểu hành tinh - một phần của một nhóm các nhà khoa học làm việc để khám phá và thống kê các hàng xóm vũ trụ lâu đời nhất và nhiều nhất của chúng ta. Tại sao lại để mắt đến các tiểu hành tinh? Trong bài nói ngắn gọn, đầy đủ này, Nugent sẽ giải thích những ảnh hưởng tuyệt vời của chúng đã hình thành nên hành tinh của chúng ta như thế nào và việc tìm ra chúng vào đúng thời điểm có thể có ý nghĩa gì không chỉ là cứu mạng cuộc sống trên trái đất.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:09

Vietnamese subtitles

Revisions