Return to Video

Trẻ con có coi những nhà tài trợ tinh trùng là gia đình?

  • 0:01 - 0:03
    "Cha mẹ" là gì?
  • 0:04 - 0:06
    "Cha mẹ" là gì?
  • 0:07 - 0:10
    Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời.
  • 0:10 - 0:12
    Ngày nay, chúng ta có
    nhà nhận con nuôi,
  • 0:12 - 0:13
    cha mẹ kế,
  • 0:13 - 0:15
    những bà mẹ thay thế
    (sinh hộ).
  • 0:15 - 0:19
    Rất nhiều cha mẹ phải
    đối mặt với những câu hỏi khó
  • 0:19 - 0:21
    và những quyết định khó.
  • 0:21 - 0:27
    Có nên nói với con chúng ta về việc hiến tinh trùng?
  • 0:27 - 0:29
    Nếu có, thì khi nào nên nói?
  • 0:29 - 0:31
    Nên dùng từ ngữ như thế nào cho phù hợp?
  • 0:31 - 0:37
    Những người tài trợ tinh trùng
    thường được cho là "cha đẻ",
  • 0:37 - 0:41
    nhưng chúng ta có nên dùng từ "cha" không?
  • 0:41 - 0:44
    Với tư cách là một nhà triết học
    và một nhà xã hội học,
  • 0:44 - 0:49
    tôi đã dành nhiều thời gian với
    những câu hỏi về khái niệm "làm cha mẹ".
  • 0:49 - 0:52
    Ngày hôm nay, tôi sẽ kể
    cho các bạn những gì tôi học được
  • 0:52 - 0:55
    sau khi nói chuyện với
    các bậc cha mẹ và trẻ con.
  • 0:55 - 0:57
    Tôi sẽ cho các bạn thấy rằng
  • 0:57 - 1:00
    họ biết điều gì quan trọng nhất
    ở trong một gia đình,
  • 1:00 - 1:03
    dù rằng gia đình của họ
    hơi khác biệt một chút.
  • 1:03 - 1:09
    Tôi sẽ cho các bạn thấy sự sáng tạo
    trong cách họ trả lời những câu hỏi này.
  • 1:09 - 1:14
    Nhưng tôi cũng sẽ cho các bạn thấy
    những mối lo của các bậc cha mẹ.
  • 1:15 - 1:17
    Chúng tôi phỏng vấn các cặp đôi
  • 1:17 - 1:21
    đã nhận được điều trị vô sinh
    ở Bệnh Viện Đại Học Ghent,
  • 1:21 - 1:23
    sử dụng tinh trùng
    từ các nhà tài trợ tinh trùng.
  • 1:23 - 1:25
    Trên dòng thời gian điều trị này,
  • 1:25 - 1:29
    các bạn có thể nhìn thấy
    hai điểm chúng tôi thực hiện phỏng vấn.
  • 1:29 - 1:32
    Chúng tôi phỏng vấn các đôi khác giới
  • 1:32 - 1:36
    mà người đàn ông, vì một lí do nào đó,
    không có tinh trùng tốt,
  • 1:36 - 1:38
    và những cặp đồng tính nữ,
  • 1:38 - 1:43
    và tất nhiên họ cần
    tinh trùng từ người khác.
  • 1:43 - 1:46
    Chúng tôi cũng phỏng vấn trẻ con.
  • 1:47 - 1:48
    Tôi muốn biết những đứa trẻ đó
  • 1:48 - 1:53
    định nghĩa các khái niệm về
    cha mẹ và gia đình như thế nào.
  • 1:54 - 1:57
    Và đó chính là những gì tôi đã hỏi chúng,
  • 1:58 - 2:00
    tất nhiên không dùng những từ ngữ ấy.
  • 2:01 - 2:04
    Tôi đã vẽ một cây táo.
  • 2:05 - 2:08
    Bằng cách này, tôi có thể hỏi
    những câu hỏi trừu tượng,
  • 2:08 - 2:12
    mà không khiến lũ trẻ bỏ chạy.
  • 2:13 - 2:17
    Như các bạn thấy,
    cây táo này không có gì cả.
  • 2:18 - 2:20
    Và nó minh hoạ cách nghiên cứu của tôi.
  • 2:20 - 2:23
    Bằng cách thiết kế những kĩ thuật như vậy,
  • 2:23 - 2:28
    tôi có thể gỉảm tối đa bất kì ý nghĩa
    hay bối cảnh nào trong cuộc phỏng vấn,
  • 2:28 - 2:32
    bởi vì tôi muốn biết
    cách nhìn nhận của những đứa trẻ này.
  • 2:32 - 2:34
    Tôi hỏi các em:
  • 2:34 - 2:38
    Gia đình em sẽ trông như thế nào
    nếu như nó là một cây táo?
  • 2:38 - 2:42
    Và lũ trẻ sẽ lấy những quả táo bằng giấy,
    tượng trưng cho những người,
  • 2:42 - 2:44
    mà chúng cho là thành viên trong gia đình.
  • 2:44 - 2:47
    Rồi chúng sẽ viết tên lên quả táo
    và treo lên cái cây.
  • 2:47 - 2:49
    Rồi tôi sẽ bắt đầu hỏi.
  • 2:50 - 2:54
    Hầu hết lũ trẻ đều bắt đầu
    với một bậc cha mẹ hoặc anh chị em.
  • 2:54 - 2:56
    Một đứa bắt đầu với "Boxer"
  • 2:57 - 2:59
    con chó già đã chết của ông bà.
  • 3:00 - 3:04
    Lúc này, chưa có ai nhắc đến
    nhà tài trợ tinh trùng.
  • 3:04 - 3:09
    Vậy nên tôi hỏi lũ trẻ
    về cách chúng được sinh ra.
  • 3:09 - 3:11
    Tôi nói, "Trước khi em được sinh ra,
  • 3:11 - 3:14
    chỉ có mỗi cha mẹ em thôi,
  • 3:14 - 3:15
    hoặc có mỗi hai mẹ của em thôi.
  • 3:15 - 3:19
    Vậy em cho cô biết, làm sao
    em trở thành một phần của gia đình?
  • 3:19 - 3:21
    Rồi lũ trẻ sẽ giải thích.
  • 3:21 - 3:23
    Một đứa nói rằng,
  • 3:24 - 3:26
    "Cha mẹ em không có hạt giống tốt,
  • 3:27 - 3:31
    nhưng có những người đàn ông khác
    có thừa những hạt giống tốt.
  • 3:31 - 3:33
    Họ đem những hạt đó đến bệnh viện,
  • 3:33 - 3:35
    rồi thả chúng vào một cái hũ to.
  • 3:36 - 3:38
    Mẹ em đến bệnh viện,
  • 3:38 - 3:40
    rồi lấy ra hai hạt giống,
  • 3:41 - 3:43
    một hạt cho em và
    một hạt cho em gái của em.
  • 3:44 - 3:46
    Mẹ em cho hạt giống ấy vào trong bụng --
  • 3:46 - 3:48
    bằng cách nào đó --
  • 3:48 - 3:51
    rồi bụng của mẹ em to lên,
  • 3:51 - 3:52
    và thế là em được sinh ra".
  • 3:53 - 3:54
    Hmm.
  • 3:56 - 4:00
    Sau khi chúng nhắc đến
    người tài trợ tinh trùng,
  • 4:00 - 4:04
    tôi bắt đầu hỏi về người ấy,
    sử dụng những từ ngữ lũ trẻ đã dùng.
  • 4:04 - 4:05
    Tôi nói,
  • 4:05 - 4:10
    "Nếu như người đàn ông ấy là một quả táo,
  • 4:10 - 4:12
    em sẽ làm gì với quả táo ấy?"
  • 4:12 - 4:14
    Và một cậu bé tự lẩm nhẩm suy nghĩ,
  • 4:14 - 4:16
    tay cầm quả táo.
  • 4:16 - 4:17
    Cậu bé ấy nói,
  • 4:18 - 4:21
    "Em sẽ không để quả táo này
    cùng với những quả khác.
  • 4:21 - 4:24
    Bởi vì ông ấy không phải gia đình của em.
  • 4:24 - 4:26
    Nhưng em cũng sẽ không
    đặt ông ấy xuống đất.
  • 4:26 - 4:28
    Như thế lạnh lùng quá.
  • 4:29 - 4:32
    Em nghĩ ông ấy nên được đặt ở thân cây,
  • 4:32 - 4:35
    bởi vì ông ấy đã biến
    gia đình em thành hiện thực.
  • 4:35 - 4:37
    Nếu như ông ấy không cho các hạt giống,
  • 4:37 - 4:41
    mọi thứ sẽ thật buồn bởi vì
    gia đình em sẽ không có ở đây,
  • 4:41 - 4:43
    và em cũng sẽ không ở đây."
  • 4:46 - 4:49
    Và các bậc cha mẹ
    cũng dựng nên những câu truyện --
  • 4:49 - 4:52
    những truyện cổ tích để kể cho con cái.
  • 4:53 - 4:56
    Một cặp đôi giải thích cách họ thụ tinh
  • 4:56 - 4:58
    bằng cách đưa con đến trang trại
  • 4:59 - 5:02
    cho chúng xem cách
    bác sĩ thú y thụ tinh cho bò.
  • 5:04 - 5:05
    Tại sao không chứ?
  • 5:05 - 5:07
    Đó là cách họ giải thích;
  • 5:08 - 5:11
    cách họ tự tạo ra
    những câu chuyện về gia đình.
  • 5:11 - 5:12
    Tự làm thôi.
  • 5:13 - 5:15
    Có một cặp đôi khác viết sách --
  • 5:15 - 5:16
    cho mỗi đứa con một cuốn.
  • 5:17 - 5:18
    Những tác phẩm nghệ thuật
  • 5:18 - 5:22
    chứa đựng những suy nghĩ
    và cảm xúc trong quá trình điều trị.
  • 5:22 - 5:25
    Thậm chí họ còn để
    vé gửi xe ở bệnh viện trong đấy.
  • 5:25 - 5:27
    Vậy các phụ huynh đều tự làm:
  • 5:27 - 5:30
    tự tìm cách, dùng từ ngữ và hình ảnh
  • 5:30 - 5:33
    để kể cho con cái
    những câu chuyện của gia đình.
  • 5:34 - 5:37
    Và những câu chuyện này rất khác nhau,
  • 5:37 - 5:41
    nhưng tất cả đều có một điểm chung:
  • 5:42 - 5:45
    đều nói về mong muốn có một đứa trẻ
  • 5:46 - 5:48
    và cuộc thám hiểm để có được đứa trẻ.
  • 5:48 - 5:54
    Nó đều nói rằng đứa trẻ ấy đặc biệt,
    và được yêu thương nhiều như thế nào.
  • 5:55 - 6:00
    Và những nghiên cứu hiện nay cho thấy
    những đứa trẻ này lớn lên bình thường.
  • 6:00 - 6:03
    Chúng không có nhiều vấn đề hơn
    những đứa trẻ khác.
  • 6:03 - 6:07
    Nhưng các bậc cha mẹ vẫn muốn
    giải thích quyết định của họ
  • 6:07 - 6:09
    thông qua những câu chuyện họ kể.
  • 6:09 - 6:13
    Họ mong rằng con của họ hiểu được lí do
  • 6:13 - 6:15
    họ quyết định có một gia đình như vậy.
  • 6:16 - 6:20
    Cơ bản là vì niềm lo sợ con cái
    của họ không đồng tình
  • 6:20 - 6:23
    và sẽ không chấp nhận
    người cha/mẹ không chung di truyền.
  • 6:23 - 6:25
    Và mối lo này có thể hiểu được,
  • 6:25 - 6:27
    bởi vì chúng ta sống trong một xã hội
  • 6:27 - 6:30
    vô cùng chuộng quan hệ khác giới
    và quan trọng hoá di truyền --
  • 6:30 - 6:32
    một thế giới vẫn tin rằng
  • 6:32 - 6:36
    một gia đình thực sự
    có một mẹ, một cha
  • 6:36 - 6:39
    và những đứa con đẻ của họ.
  • 6:40 - 6:41
    Vậy.
  • 6:42 - 6:45
    Tôi muốn kể cho các bạn
    về một cậu thanh niên.
  • 6:45 - 6:49
    Cậu ta sinh ra nhờ được hiến tinh trùng,
    nhưng không trong nghiên cứu của tôi.
  • 6:49 - 6:51
    Một ngày nọ,
    cậu cãi nhau với cha của mình,
  • 6:51 - 6:53
    và cậu kêu lên,
  • 6:53 - 6:55
    "Giờ ông còn bảo tôi phải làm gì nữa à?
  • 6:55 - 6:58
    Ông có phải là cha của tôi đâu!"
  • 6:59 - 7:04
    Đó chính là những gì các bậc cha mẹ lo sợ.
  • 7:04 - 7:08
    Cậu thanh niên nhanh chóng
    cảm thấy có lỗi, rồi họ làm lành.
  • 7:08 - 7:12
    Nhưng phản ứng của người cha
    mới thật đáng ngạc nhiên.
  • 7:12 - 7:13
    Ông nói,
  • 7:14 - 7:20
    "Bộc phát này không liên quan gì
    đến gen di truyền.
  • 7:20 - 7:23
    Nó là vì thằng bé đang dậy thì --
  • 7:23 - 7:24
    đang hay gây khó dễ.
  • 7:24 - 7:26
    Đó là những gì chúng hay làm ở tuổi này.
  • 7:27 - 7:28
    Nó sẽ hết thôi."
  • 7:29 - 7:31
    Người cha này cho chúng ta thấy
  • 7:31 - 7:34
    rằng nếu có gì không hay xảy ra,
  • 7:34 - 7:36
    chúng ta không nên ngay lập tức cho rằng
  • 7:36 - 7:39
    đó là bởi vì gia đình hơi khác biệt.
  • 7:39 - 7:43
    Những việc này xảy ra ở mọi gia đình.
  • 7:44 - 7:45
    Thỉnh thoảng,
  • 7:46 - 7:47
    mọi cha mẹ đều nghĩ:
  • 7:48 - 7:50
    Ta có phải là một người cha/mẹ tốt?
  • 7:51 - 7:52
    Những bậc cha mẹ này cũng vậy.
  • 7:53 - 7:57
    Trên hết, họ muốn những gì
    tốt nhất cho con cái của mình.
  • 7:58 - 8:00
    Nhưng họ cũng thỉnh thoảng nghĩ:
  • 8:00 - 8:02
    Ta có phải là một người cha/mẹ
    thực sự hay không?
  • 8:02 - 8:06
    Và mối lo này của họ tồn tại
    trước khi họ trở thành một người cha/mẹ.
  • 8:06 - 8:10
    Từ lúc bắt đầu của điều trị,
    khi họ gặp chuyên gia cố vấn,
  • 8:10 - 8:13
    họ tập trung lắng nghe
  • 8:13 - 8:15
    bởi vì họ muốn thực hiện thật chính xác.
  • 8:16 - 8:18
    Ngay cả 10 năm sau,
  • 8:18 - 8:21
    họ vẫn nhớ những lời khuyên họ nhận được.
  • 8:25 - 8:28
    Và khi họ nhớ đến chuyên gia cố vấn
  • 8:29 - 8:31
    và những lời khuyên bảo của họ,
  • 8:31 - 8:32
    chúng tôi cùng nhau bàn luận.
  • 8:32 - 8:35
    Và chúng tôi gặp một cặp đồng tính nữ.
  • 8:37 - 8:41
    Họ kể rằng: "Khi con trai tôi hỏi,
    'Con có bố không?'
  • 8:41 - 8:45
    chúng tôi sẽ nói,
    'không, con không có bố.'
  • 8:45 - 8:48
    Nhưng chúng tôi sẽ không nói gì hơn,
    trừ khi con hỏi,
  • 8:48 - 8:50
    bởi vì con có thể chưa sẵn sàng để biết.
  • 8:50 - 8:52
    Chuyên gia cố vấn nói vậy."
  • 8:54 - 8:56
    Tôi không biết nữa. Cái này hơn khác
  • 8:56 - 9:00
    so với cách chúng ta
    trả lời các câu hỏi của trẻ con.
  • 9:00 - 9:03
    Ví dụ như,
    "Sữa được làm ở nhà máy ạ?"
  • 9:03 - 9:07
    Chúng ta sẽ trả lời,
    "Không, sữa được vắt từ bò,"
  • 9:07 - 9:09
    Rồi chúng ta sẽ nói về người nông dân,
  • 9:09 - 9:12
    và cách sữa được
    đưa đến các cửa hàng để bán.
  • 9:12 - 9:18
    Chúng ta sẽ không trả lời,
    "Không sữa không làm từ nhà máy".
  • 9:20 - 9:22
    Có gì đó hơi kì lạ ở đây,
  • 9:22 - 9:25
    và tất nhiên lũ trẻ
    để ý được điều này.
  • 9:25 - 9:27
    Một cậu bé kể rằng,
  • 9:27 - 9:32
    "Em hỏi cha mẹ em rất nhiều câu hỏi,
    nhưng cha mẹ hay phản ứng kì lạ.
  • 9:33 - 9:37
    Em có một bạn ở trường,
    cũng được sinh ra như em.
  • 9:37 - 9:41
    Thế nên nếu em có câu hỏi gì,
    em cứ hỏi bạn ý thôi."
  • 9:42 - 9:43
    Thông minh phải không?
  • 9:43 - 9:45
    Vấn đề được giải quyết.
  • 9:46 - 9:49
    Nhưng cha mẹ đứa bé
    không biết chuyện này,
  • 9:49 - 9:52
    và chắc chắn đấy không phải
    những gì họ nghĩ có thể xảy ra,
  • 9:52 - 9:53
    các chuyên gia cố vấn cũng vậy
  • 9:53 - 9:59
    khi họ nói về sự quan trọng
    về việc giao tiếp thoáng trong nhà.
  • 10:00 - 10:03
    Và đó là một điều kì lạ
    ở những lời khuyên nhủ.
  • 10:03 - 10:07
    Khi chúng ta đưa cho người khác thuốc,
    chúng ta tìm chứng cớ trước.
  • 10:07 - 10:09
    Chúng ta thử nghiệm,
    chúng ta tìm hiểu thêm.
  • 10:09 - 10:13
    Chúng ta muốn biết
    tác dụng của loại thuốc này
  • 10:13 - 10:16
    và nó có thể ảnh hưởng gì
    đến cuộc sống của con người.
  • 10:16 - 10:18
    Và khuyên nhủ thì sao?
  • 10:18 - 10:21
    Chỉ khuyên nhủ thôi không đủ,
  • 10:21 - 10:25
    ngay cả nếu như chuyên gia
    khuyên bằng những từ ngữ chuyên môn,
  • 10:25 - 10:28
    hay nói thật tận tình.
  • 10:28 - 10:31
    Khuyên nhủ phải có chứng cớ --
  • 10:31 - 10:35
    chứng minh rằng nó
    có thể cải tiến cuộc sống con người.
  • 10:36 - 10:41
    Vậy nên cái nhà triết học trong tôi
    muốn nói cho các bạn một nghịch lý:
  • 10:42 - 10:47
    Tôi khuyên các bạn
    nên ngừng nghe những lời khuyên.
  • 10:48 - 10:49
    Đúng vậy.
  • 10:54 - 10:57
    Tôi sẽ không kết thúc bài thuyết trình
    với những gì tồi tệ đã xảy ra;
  • 10:57 - 11:02
    tôi muốn nhắc đến tình yêu thương
    trong những gia đình này.
  • 11:03 - 11:06
    Các bạn còn nhớ những quyển sách
    và chuyến đi tới trang trại chứ?
  • 11:06 - 11:09
    Khi cha mẹ làm
    những gì họ cho là đúng,
  • 11:09 - 11:12
    họ có thể làm được
    những điều tuyệt vời.
  • 11:12 - 11:16
    Tôi muốn các bạn nhớ rằng,
    là một thành viên trong gia đình,
  • 11:16 - 11:19
    bất kể gia đình đó
    khác biệt như thế nào,
  • 11:19 - 11:25
    mọi gia đình đều cần
    một tình yêu thương lớn lao.
  • 11:25 - 11:29
    Và chúng ta không cần phải là
    chuyên gia để tạo ra yêu thương.
  • 11:29 - 11:32
    Chúng ta đều làm được.
  • 11:33 - 11:35
    Có thể nó khó thực hiện,
  • 11:35 - 11:38
    và có những lúc,
    chúng ta cần một vài lời khuyên.
  • 11:39 - 11:41
    Trong trường hợp ấy,
  • 11:41 - 11:43
    hãy nghĩ đến ba thứ này.
  • 11:44 - 11:48
    Chọn lọc các lời khuyên có thể
    thực hiện được trong gia đình của bạn.
  • 11:48 - 11:53
    Bạn mới là chuyên gia,
    bởi vì đó là gia đình của bạn.
  • 11:54 - 12:01
    Và cuối cùng, tin vào khả năng
    và sự sáng tạo của mình,
  • 12:01 - 12:05
    bời vì bạn có thể tự làm được.
  • 12:05 - 12:07
    Cảm ơn.
Title:
Trẻ con có coi những nhà tài trợ tinh trùng là gia đình?
Speaker:
Veerle Provoost
Description:

Chúng ta định nghĩa cha mẹ hoặc gai đình như thế nào? Nhà đạo đức sinh học Veerle Provoost nghiên cứu những câu hỏi này qua các trao đổi với các gia đình không truyền thống: có con nuôi, qua hai lần cưới, nhờ một bà mẹ thay thế (sinh hộ) hoặc nhờ các nhà tài trợ tinh trùng. Trong bài thuyết trình này, Provoost chia sẽ về cách các ông bố bà mẹ và con cái dựng nên những câu chuyện để kể về gia đình của bản thân.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:26

Vietnamese subtitles

Revisions