Return to Video

2014-10-27 Francophone Educators' Retreat

  • 0:08 - 0:14
    (Chuông)
  • 0:15 - 0:20
    (Chuông)
  • 0:22 - 0:25
    (Chuông)
  • 0:34 - 0:36
    Làng Mai
  • 0:39 - 0:41
    Mùa thu 2014
  • 0:53 - 0:54
    Lời mở đầu khóa tu của Thầy
  • 0:54 - 0:57
    Chùa Pháp Vân
    Xóm Thượng
  • 0:57 - 0:58
    Ngày 27 tháng 10 2014
  • 0:59 - 1:03
    Sư cô Đào Nghiêm,
    sư cô ngồi có thoải mái không?
  • 1:03 - 1:05
    Dạ thưa Thầy, rất thoải mái.
  • 1:05 - 1:06
    (Cười)
  • 1:06 - 1:10
    Còn sư cô Jina?
    - Thưa Thầy, con cũng vậy.
  • 1:10 - 1:12
    Ta có thể bắt đầu chứ?
  • 1:13 - 1:15
    Rất tốt.
  • 1:15 - 1:18
    Xin chào mừng các bạn,
  • 1:20 - 1:23
    chào mừng các đồng nghiệp thân thương,
  • 1:26 - 1:35
    chào mừng đến với khóa tu pháp ngữ dành cho
    thầy cô giáo, những người làm trong ngành giáo dục.
  • 1:37 - 1:39
    Bản thân tôi, tôi cũng là thầy giáo.
  • 1:39 - 1:40
    (Cười)
  • 1:40 - 1:42
    Và tôi yêu công việc của mình!
  • 1:42 - 1:43
    (Cười)
  • 1:43 - 1:47
    Tôi biết chắc rằng
    các bạn cũng yêu công việc của mình.
  • 1:48 - 1:52
    Các bạn mong muốn xây dựng nên
    những người con trai, con gái trẻ tuổi
  • 1:54 - 1:59
    khỏe mạnh, tươi vui,
    có khả năng sống hạnh phúc,
  • 2:00 - 2:05
    và có khả năng đem lại sự hạnh phúc
    cho những người xung quanh.
  • 2:07 - 2:11
    Sứ mạng của chúng ta không chỉ là
    trao truyền kiến thức,
  • 2:12 - 2:16
    mà là đào tạo con người,
    xây dựng một nhân loại chân chính
  • 2:19 - 2:20
    xinh đẹp
  • 2:20 - 2:25
    có khả năng chăm sóc
    cho hành tinh quý báu của chúng ta.
  • 2:27 - 2:30
    Tôi đã có rất nhiều may mắn
  • 2:30 - 2:34
    Bởi vì những người đã đến với tôi,
    nhất là những người trẻ,
  • 2:34 - 2:38
    họ đều có chung một lý tưởng.
  • 2:40 - 2:45
    Họ muốn được học
    cách chuyển hóa bản thân,
  • 2:46 - 2:51
    cách sống hạnh phúc và giúp đỡ
    những người khác cùng sống hạnh phúc.
  • 2:52 - 2:57
    Vì thế, mỗi khi tôi bước vào lớp học,
    chúng tôi đều rất hạnh phúc.
  • 2:58 - 2:59
    Lúc nào cũng vậy!
  • 3:01 - 3:09
    Có một sự thông hiểu lẫn nhau
    giữa thầy và trò.
  • 3:11 - 3:17
    Và sự có mặt của tình huynh đệ
  • 3:21 - 3:32
    khiến cho công việc dạy và học
    trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
  • 3:34 - 3:36
    Tôi luôn cố gắng tìm hiểu
  • 3:41 - 3:44
    cuộc sống của học trò tôi.
  • 3:46 - 3:51
    Tôi nói về những khó khăn của bản thân,
    về ước vọng của tôi, về những điều như thế.
  • 3:52 - 3:57
    Và vì lẽ đó sự truyền thông
    luôn luôn dễ dàng và có mặt.
  • 3:59 - 4:03
    Chúng ta đều biết rằng trẻ em, học trò
    trong thời đại của chúng ta hôm nay
  • 4:04 - 4:06
    có rất nhiều khổ đau trong mình.
  • 4:08 - 4:11
    Đó là vì ba mẹ của chúng khổ đau.
  • 4:12 - 4:17
    Cha mẹ của chúng đã không còn có thể
    trò chuyện với nhau được.
  • 4:20 - 4:25
    Và cũng không có sự truyền thông dễ dàng
    giữa cha mẹ và con cái.
  • 4:26 - 4:32
    Vì thế, có một sự cô đơn,
    một khoảng không,
  • 4:32 - 4:35
    một sự trống trải trong đứa trẻ.
  • 4:35 - 4:42
    Và đứa trẻ tìm cách khỏa lấp sự trống trải trong lòng
    bằng trò chơi điện tử
  • 4:42 - 4:43
    và bằng những thứ khác.
  • 4:43 - 4:45
    Điều này chúng ta thấy rất rõ.
  • 4:46 - 4:52
    Vì vậy có một sự khổ đau to lớn
    trong những người trẻ.
  • 4:53 - 4:59
    Điều đó làm cho việc dạy học
    trở nên rất khó khăn.
  • 5:02 - 5:06
    Và bản thân chúng ta,
    chúng ta cũng có những khó khăn.
  • 5:08 - 5:11
    Chúng ta đã cố gắng hết sức,
  • 5:12 - 5:22
    nhưng hoàn cảnh, gia đình, đồng nghiệp
    người cùng làm việc với ta
  • 5:23 - 5:26
    họ cũng có rất nhiều khó khăn
    trong bản thân.
  • 5:27 - 5:28
    Vì vậy, rất khó khăn.
  • 5:30 - 5:35
    Nếu thầy cô giáo, những người đồng nghiệp,
    không có hạnh phúc.
  • 5:36 - 5:40
    thì làm cách nào ta có thể
    đem lại hạnh phúc cho những đứa trẻ?
  • 5:40 - 5:42
    Đó là một vấn đề lớn!
  • 5:43 - 5:48
    Chúng ta không có đủ
    sự kiên nhẫn, sự hiểu biết
  • 5:52 - 5:55
    sự tươi mát, lòng từ bi
  • 5:56 - 5:59
    để có thể đối mặt
    với tất cả những khó khăn đó.
  • 6:01 - 6:03
    Vì vậy
  • 6:06 - 6:12
    việc có một chiều sâu tâm linh
    là rất cần thiết cho chúng ta,
  • 6:14 - 6:16
    nó sẽ giúp cho chúng ta
    chuyển hóa bản thân
  • 6:20 - 6:24
    và có thể bắt đầu giúp đỡ
    những người xung quanh dần chuyển hóa.
  • 6:25 - 6:30
    bắt đầu từ những người thân
    trong gia đình và với người bạn đời.
  • 6:32 - 6:39
    Và sau đó, nếu chúng ta thành công
    trong phép thực tập này,
  • 6:39 - 6:48
    ta sẽ trở nên dễ chịu hơn,
    tươi cười và giàu từ bi.
  • 6:49 - 6:55
    Rồi ta có thể giúp đỡ đồng nghiệp của ta
    cùng làm điều tương tự.
  • 6:57 - 7:01
    Và ta sẽ có thể mang sự thực tập này
    vào lớp học.
  • 7:02 - 7:08
    Do đó, việc đầu tiên là thực hiện
    một cuộc quay về vĩ đại.
  • 7:10 - 7:13
    một cuộc quay về vĩ đại
    ngay nơi bản thân mình.
  • 7:15 - 7:16
    Lối thoát!
  • 7:17 - 7:18
    Ta đi tìm một lối thoát.
  • 7:19 - 7:23
    Nhưng lối thoát cho chúng ta lại bắt đầu
    bằng việc đi vào bên trong.
  • 7:23 - 7:25
    'Muốn thoát ra thì phải đi vào.'
  • 7:28 - 7:31
    Thầy có thể vẽ một hình ảnh không,
    thầy Pháp Linh?
  • 7:31 - 7:32
    (Cười)
  • 7:33 - 7:34
    Đúng rồi!
  • 7:34 - 7:36
    (Cười)
  • 7:36 - 7:39
    Đó là sự quay về vĩ đại nơi bản thân
  • 7:40 - 7:43
    để có thể chăm sóc bản thân,
  • 7:44 - 7:49
    để có khả năng chữa lành
    những khó khăn còn trong bản thân.
  • 7:51 - 7:54
    Và ở đây chúng ta
    có được những phương pháp để thực tập.
  • 7:56 - 7:59
    Và chúng ta có thể
    thực tập chung với nhau, rất vui.
  • 8:03 - 8:10
    Với hơi thở có ý thức, ta có thể
    đem tâm của mình trở về với thân,
  • 8:13 - 8:15
    và chăm sóc cho
    thân thể của chúng ta trước nhất.
  • 8:16 - 8:21
    Có những căng thẳng, những đau đớn
    trong thân thể của chúng ta.
  • 8:23 - 8:29
    Và với sự thực tập này
    ta có thể trở về với thân của ta,
  • 8:30 - 8:36
    nhận diện sự có mặt của những căng thẳng,
    của nỗi khổ trong thân ta
  • 8:37 - 8:42
    và hít thở như thế nào
    để làm vơi những nỗi khổ đó.
  • 8:46 - 8:50
    Và chỉ với một giờ thực tập
    đã có thể đem lại nhiều thay đổi.
  • 8:53 - 8:57
    Một bài tập do đức Phật trình bày:
  • 9:00 - 9:03
    "Thở vào, tôi ý thức về thân thể của tôi."
  • 9:06 - 9:09
    Tôi quay trở về nơi thân thể của tôi,
    vốn rất tuyệt vời,
  • 9:12 - 9:16
    nhưng giờ phút này đây,
    thân tôi không có nhiều bình an.
  • 9:18 - 9:20
    Và nếu như không có sự bình an trong thân
  • 9:21 - 9:24
    rất khó để có sự an lạc trong tâm.
  • 9:25 - 9:28
    Thân và tâm luôn luôn đi chung với nhau.
  • 9:28 - 9:31
    Vì lẽ đó, phải bắt đầu với thân,
  • 9:31 - 9:37
    trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi,
  • 9:38 - 9:41
    ta có thể thực tập rất tốt
    nhằm buông thư cơ thể.
  • 9:42 - 9:44
    Đó là điều đầu tiên.
  • 9:46 - 9:49
    Ngồi trong xe buýt,
  • 9:52 - 9:56
    hay trong xe hơi,
    ta đều có thể làm như vậy.
  • 9:59 - 10:03
    Khi đang chuẩn bị bữa sáng,
    ta cũng có thể làm điều đó.
  • 10:06 - 10:09
    Khi đang rửa chén,
    ta cũng có thể làm điều đó.
  • 10:10 - 10:13
    Do đó ta có rất nhiều thời gian
    để làm điều đó, để thực tập.
  • 10:13 - 10:17
    Buông thư cơ thể rất quan trọng.
  • 10:18 - 10:21
    Và còn có những bài tập
  • 10:24 - 10:26
    giúp chúng ta nhận diện
  • 10:28 - 10:32
    những mầu nhiệm sự sống,
    những vẻ đẹp của thiên nhiên
  • 10:33 - 10:36
    đang có mặt trong giờ phút hiện tại.
  • 10:38 - 10:40
    Rất dễ.
  • 10:42 - 10:45
    Nếu chúng ta phát một tâm nguyện,
  • 10:45 - 10:52
    và nếu chúng ta tập trung hoàn toàn
    vào hơi thở
  • 10:55 - 10:58
    khi đó, chúng ta có thể dừng lại
    mọi sự nghĩ suy.
  • 11:01 - 11:06
    Chúng ta suy tư nhiều, nhưng
    những suy nghĩ của ta lại không hiệu quả.
  • 11:10 - 11:14
    Chúng ta càng lúc càng rối rắm khi suy tư.
  • 11:16 - 11:19
    'Ta suy tư nên ta không còn thực sự tồn tại.'
  • 11:20 - 11:23
    Ta suy tư nên ta đánh mất mình trong suy tư.
  • 11:27 - 11:33
    Vì lẽ đó nếu ta chỉ tập trung vào hơi thở,
  • 11:34 - 11:37
    ngay cả khi hơi thở của ta
    chỉ kéo dài hai hay ba giây,
  • 11:38 - 11:40
    ta đã dừng lại sự suy tư,
  • 11:41 - 11:47
    ta tự do thoát khỏi quá khứ và tương lai,
    khỏi các kế hoạch.
  • 11:48 - 11:52
    Và việc hít thở có thể đem lại sự dễ chịu.
  • 11:54 - 11:59
    Đối với người hành giả,
    hơi thở có thể rất dễ chịu.
  • 12:02 - 12:03
    Bạn đang còn sống đây.
  • 12:03 - 12:07
    Bạn đang thở một hơi đây.
  • 12:07 - 12:08
    Đó là một điều tuyệt vời!
  • 12:09 - 12:14
    Những ai đã chết không còn có thể
    hít thở dù chỉ một hơi.
  • 12:14 - 12:16
    (Cười)
  • 12:18 - 12:21
    Tôi thở nghĩa là tôi đang sống.
  • 12:21 - 12:27
    Và còn sống là một phép nhiệm mầu,
    nhiệm mầu lớn nhất trên đời này!
  • 12:29 - 12:35
    Thở một hơi
    có thể đem đến cho ta sự an lạc.
  • 12:36 - 12:45
    Và khi ta thực tập phép thở này,
    ta đem tâm trở về với thân
  • 12:48 - 12:54
    vì trong cuộc sống thường ngày
    thân của ta đang ở đó,
  • 12:54 - 12:56
    nhưng tâm của ta lại ở nơi khác,
  • 12:58 - 13:04
    mắc kẹt trong quá khứ, trong tương lai,
    và trong những dự án hay lòng hiềm giận.
  • 13:05 - 13:08
    Khi đó thân và tâm không ở cùng với nhau.
  • 13:10 - 13:16
    Và khi đó ta đang không thực sự sống.
  • 13:17 - 13:20
    Chúng ta phải đem tâm trở về với thân,
  • 13:21 - 13:26
    để cho ta thực sự có mặt
    và sống sâu sắc trong giây phút này,
  • 13:29 - 13:32
    mỗi giây phút của cuộc đời ta.
  • 13:34 - 13:43
    Và khi thân và tâm hợp nhất
    bạn đang sống một cách trọn vẹn, có mặt
  • 13:45 - 13:50
    và bạn sẽ nhận diện được
    những điều tuyệt vời sự sống đang có mặt:
  • 13:53 - 13:57
    Mặt trời, cây cối, chim muông.
  • 13:59 - 14:03
    Thiên quốc đang có mặt ở đây và bây giờ.
  • 14:06 - 14:11
    Đó là sự nhận diện đơn giản và thuần khiết
    về vẻ đẹp của các mầu nhiệm sự sống.
  • 14:15 - 14:17
    Và bạn cũng có thể nhận thấy
  • 14:17 - 14:21
    bạn đang có nhiều
    may mắn hơn kẻ khác,
  • 14:23 - 14:28
    may mắn được sống
    hạnh phúc bây giờ và ở đây.
  • 14:31 - 14:35
    Nếu bạn có thời gian, bạn có thể...
  • 14:39 - 14:47
    ghi lại tất cả những điều kiện hạnh phúc
    mà ta đã có lên một trang giấy,
  • 14:49 - 14:52
    những điều ta không cần phải
    tìm kiếm trong tương lại.
  • 14:54 - 14:56
    Tôi đoan chắc rằng
    một trang sẽ không đủ đâu.
  • 14:57 - 14:59
    Hai trang cũng không đủ.
  • 14:59 - 15:02
    Ba trang hay bốn trang cũng không đủ.
  • 15:02 - 15:07
    Bạn đang có rất nhiều may mắn,
    rất nhiều điều kiện hạnh phúc.
  • 15:08 - 15:11
    và hạnh phúc là điều có thể
    bây giờ và ở đây.
  • 15:11 - 15:14
    Và đó, đó là lời dạy của đức Phật.
  • 15:16 - 15:19
    Người Pháp có câu ngạn ngữ.
  • 15:19 - 15:21
    "Ta còn chờ gì để sống hạnh phúc?"
  • 15:21 - 15:23
    (Cười)
  • 15:24 - 15:29
    Ta có một bài tập
    giúp ta nhận diện được điều đó,
  • 15:30 - 15:34
    những điều mầu nhiệm sự sống,
    Thiên Quốc,
  • 15:34 - 15:38
    những điều kiện hạnh phúc đang có sẵn.
  • 15:38 - 15:42
    Và bạn có thể phát khởi
    một cảm giác hỉ lạc,
  • 15:42 - 15:47
    một cảm giác hạnh phúc
    bất kể nơi nào và bất kể ở đâu.
  • 15:50 - 15:54
    Một người hành giả thực tập chánh niệm
  • 15:54 - 15:56
    có khả năng...
  • 15:59 - 16:07
    phát khởi cảm giác hỉ và lạc
    bất kì lúc nào.
  • 16:09 - 16:11
    Đó là nghệ thuật hạnh phúc.
  • 16:11 - 16:12
    Rất đơn giản.
  • 16:12 - 16:16
    Rất dễ dàng, ai cũng làm được.
  • 16:17 - 16:20
    Và rồi ta bài tập thứ hai.
  • 16:21 - 16:27
    Khi có cảm giác đau khổ phát khởi,
  • 16:29 - 16:35
    khi có cảm giác đau khổ phát khởi,
  • 16:36 - 16:42
    ta có thể thở như thế nào
    để có thể phát khởi
  • 16:42 - 16:44
    năng lượng chánh niệm,
  • 16:45 - 16:52
    để có thể nhận diện những cảm thọ này,
    những cảm xúc này
  • 16:52 - 16:54
    và ôm ấp nó một cách trìu mến.
  • 16:55 - 17:00
    Và bạn có thể đem lại sự xoa dịu
    ngay sau vài phút?
  • 17:01 - 17:03
    Điều đó rất quan trọng.
  • 17:04 - 17:07
    Ta phải biết lắng nghe...
  • 17:10 - 17:12
    chính nỗi khổ niềm đau của mình...
  • 17:14 - 17:19
    trong thân ta, trong cảm thọ và cảm xúc.
  • 17:20 - 17:24
    Người khác cũng có những điều tượng tự.
  • 17:25 - 17:29
    Người ấy cũng có những đau khổ trong mình.
  • 17:30 - 17:36
    Vì thế người ấy đã nói, đã hành xử,
    đã làm cho ta khổ đau.
  • 17:37 - 17:42
    Không phải là
    người đó có cố tâm làm ta đau khổ,
  • 17:43 - 17:48
    nhưng là vì người ấy không thể chữa trị
    những nổi khổ trong mình.
  • 17:49 - 17:54
    Và chúng ta, những người hành giả,
    biết cách chuyển hóa khổ đau.
  • 17:55 - 17:58
    Chuyển hóa khổ đau, đó là một nghệ thuật.
  • 18:00 - 18:07
    Ta đã nói về nghệ thuật hạnh phúc
    và ta cũng nói về nghệ thuật khổ đau.
  • 18:08 - 18:10
    Ta phải học cách khổ đau.
  • 18:11 - 18:20
    Những ai biết cách khổ đau,
    người đó sẽ đau khổ ít hơn nhiều.
  • 18:23 - 18:24
    Hãy tin tôi.
  • 18:27 - 18:34
    Người biết cách khổ đau,
    sẽ đau khổ ít hơn nhiều so với kẻ khác.
  • 18:36 - 18:37
    Đó là một sự thật.
  • 18:40 - 18:46
    Và nếu bạn có khả năng
    thấy được nỗi khổ nơi người khác
  • 18:48 - 18:50
    ta sẽ không tiếp tục khổ đau nữa.
  • 18:51 - 18:54
    Tội nghiệp người đó, tội nghiệp bạn tôi,
    tội nghiệp đồng nghiệp của tôi!
  • 18:54 - 18:56
    Có rất nhiều khổ đau trong người đó.
  • 18:57 - 19:00
    Anh ta đã không biết cách
    để chữa trị những đau khổ.
  • 19:00 - 19:05
    Anh ta hành động, anh ta đau khổ
    và anh ta làm người khác đau khổ.
  • 19:06 - 19:10
    Và khi bạn biết cách ứng xử như thế
    trong đôi mắt bạn ánh lên lòng từ bi.
  • 19:12 - 19:15
    Và khi bạn nhìn người khác với tâm từ bi
  • 19:15 - 19:16
    bạn không còn khổ đau nữa.
  • 19:16 - 19:19
    Lòng từ bi là thuốc giải cho sự giận hờn.
  • 19:19 - 19:21
    (Cười)
  • 19:22 - 19:27
    Và việc phát khởi năng lượng từ bi rất đơn giản,
  • 19:28 - 19:33
    chỉ cần ta nhận diện được nỗi khổ niềm đau
    to lớn đang có mặt trong người ấy
  • 19:35 - 19:39
    Và rồi bạn có được lòng từ bi với người ấy.
  • 19:39 - 19:44
    Bạn có thể mỉm cười thật hiền từ và bi mẫn.
  • 19:45 - 19:46
    Người ấy sẽ rất ngạc nhiên:
  • 19:49 - 19:52
    "Tại sao bạn lại hành động như vậy?"
  • 19:54 - 20:02
    Trong một tình huống như thế,
    người khác sẽ giận dữ phản ứng lại,
  • 20:02 - 20:08
    nhưng còn bạn, bạn lại buông thư,
    tươi cười và giàu lòng thương.
  • 20:10 - 20:12
    Và nhờ cách đó ta có thể giúp đỡ kẻ khác.
  • 20:13 - 20:19
    Vì vậy, một cuộc quay trở về
    là bước đầu tiên cần thực hiện.
  • 20:20 - 20:24
    Và sau đó, bạn có thể bắt đầu việc giúp đỡ
  • 20:24 - 20:27
    người bạn đời của mình
    và người thân trong gia đình mình.
  • 20:28 - 20:41
    Vì người kia đã chứng kiến sự chuyển hóa nơi bạn
    và họ có niềm tin nơi bạn
  • 20:42 - 20:47
    rằng nếu họ cũng thực tập như bạn,
    họ cũng sẽ thành công,
  • 20:53 - 20:58
    và việc hòa giải, sự phục hổi và sự truyền thông trở nên khả dĩ,
  • 21:00 - 21:10
    bởi vì ái ngữ, lời nói yêu thương, và bi thính,
    lắng nghe với lòng từ bi, luôn hiệu nghiệm
  • 21:14 - 21:22
    có khả năng phục hồi truyền thông
    và đem lại sự hòa giải.
  • 21:24 - 21:31
    "Bạn thân ơi, tôi biết bạn có rất nhiều
    sự khổ đau trong những năm qua.
  • 21:34 - 21:38
    Tôi đã không giúp được bạn.
  • 21:40 - 21:45
    Tôi đã hành xử thế nào
    mà tình trạng càng trở nên khó khăn hơn.
  • 21:49 - 21:54
    Bạn thân ơi, tôi không cố tâm
    để làm bạn khổ đau đâu.
  • 21:56 - 22:03
    Tôi đã hành xử như thế bởi vì tôi đã không thấy
    và không hiểu nỗi khổ đau to lớn trong bạn.
  • 22:04 - 22:06
    Bạn phải giúp tôi, bạn ơi.
  • 22:06 - 22:10
    Bạn phải nói cho tôi nghe
    tất cả mọi điều trong lòng bạn:
  • 22:12 - 22:14
    tất cả những khó khăn,
    nỗi đau khổ của bạn.
  • 22:17 - 22:21
    Tôi tin rằng, nếu tôi hiểu được
    nỗi khổ niềm đau của bạn,
  • 22:21 - 22:26
    tôi sẽ không hành xử
    như tôi đã làm trong quá khứ.
  • 22:27 - 22:32
    Và nếu bạn muốn giúp tôi, bạn ơi,
    hãy kể tôi nghe những điều trong lòng bạn."
  • 22:34 - 22:35
    Đó là lời nói ái ngữ!
  • 22:36 - 22:42
    Và đó là chìa khóa có thể mở
    cánh cửa lòng người khác.
  • 22:44 - 22:45
    Rất hiệu nghiệm!
  • 22:46 - 22:53
    Ngay cả sau năm năm khó khăn, người đó vẫn sẽ
    kể cho ta những điều trong lòng mình.
  • 22:55 - 22:58
    Và giờ phút đó, bạn có thể
    thực tập như Bồ tát Quán Thế Âm:
  • 22:59 - 23:02
    lắng nghe với lòng từ bi,
    lắng nghe đơn thuần.
  • 23:06 - 23:08
    Pháp bi thính...
  • 23:12 - 23:17
    chỉ có một đích: giúp người khác dốc hết
    những điều chất chứa trong lòng mình
  • 23:17 - 23:20
    để giúp người bớt khổ.
  • 23:22 - 23:25
    Ngay cả khi những điều người đó
    nói không chính xác,
  • 23:27 - 23:29
    ta không được ngắt lời người đó.
  • 23:30 - 23:33
    Ta phải để người đó nói,
  • 23:33 - 23:35
    nói và nói.
  • 23:36 - 23:43
    Sau này, ta sẽ có dịp
    để chia sẻ vài thông tin
  • 23:46 - 23:50
    giúp người đó chỉnh sửa nhận thức của mình.
  • 23:50 - 23:52
    Nhưng không phải là lúc này!
  • 23:53 - 23:55
    Rất hiệu nghiệm!
  • 23:57 - 24:03
    Phuc hồi sự truyền thông,
    đem lại sự hòa giải.
  • 24:05 - 24:14
    Và với sự hợp tác giữa thầy cô giáo,
    gia đình và bạn đời của người đó
  • 24:15 - 24:20
    ta có thể thực hiện bước tiếp theo:
  • 24:21 - 24:25
    Ta có thể hướng đến nơi ta làm việc,
  • 24:27 - 24:32
    bao gồm đồng nghiệp của ta, học trò của ta
  • 24:35 - 24:39
    Ta biết rất rõ rằng phần lớn đồng nghiệp
  • 24:39 - 24:41
    đều mang những nỗi khổ niềm đau trong mình.
  • 24:45 - 24:50
    Và nếu chúng ta có hiểu,
    có thương trong lòng
  • 24:52 - 24:54
    chúng ta sẽ giảm bớt rất nhiều khổ đau
  • 24:55 - 24:59
    khi rắc rối tới,
    khi những đồng nghiệp của ta bùng phát.
  • 25:04 - 25:12
    Ta phải có ước mơ xây dựng TăngThân,
    nghĩa là một cộng đồng
  • 25:14 - 25:21
    giữa những người đồng nghiệp,
    giữa những thành viên của cơ sở giáo dục.
  • 25:22 - 25:25
    Có ít nhất hai,
    ba hay bốn người đồng nghiệp
  • 25:26 - 25:29
    mà bạn có thể nói chuyện dễ dàng, phải không?
  • 25:31 - 25:36
    Vì vậy, đầu tiên, ta nên nói với
    những người đó về thực trạng.
  • 25:38 - 25:43
    Và những người đó cũng đã thấy được
    sự chuyển hóa và trị liệu trong bạn.
  • 25:45 - 25:50
    Bạn tươi mát,
    giàu tình thương và tươi cười.
  • 25:53 - 25:55
    Bạn có thể nói chuyện với họ như vậy.
  • 25:56 - 25:58
    Ta cần phải xây dựng một Tăng Thân.
  • 26:01 - 26:10
    Ta phải gặp mặt thường xuyên
    để có thể duy trì sự thực tập,
  • 26:11 - 26:19
    không chỉ như một cá nhân hay một gia đình,
    mà như một cộng đồng.
  • 26:21 - 26:24
    Xây dựng Tăng Thân, đó là điều...
  • 26:28 - 26:31
    tối cần thiết!
  • 26:36 - 26:43
    Ta có đi thiền hành chung
    với nhau thật đẹp.
  • 26:44 - 26:46
    Ta có thể uống trà chung với nhau.
  • 26:47 - 26:51
    Ta có thể tổ chức
    một buổi thiền buông thư chung.
  • 26:53 - 27:02
    Và ta sẽ thành lập một cộng đồng nhỏ
    bao gồm những giáo viên hạnh phúc.
  • 27:03 - 27:06
    Những thầy cô giáo có hạnh phúc
    sẽ thay đổi thế giới.
  • 27:08 - 27:13
    Và với TăngThân nhỏ bé này
    ta có thể thay đổi
  • 27:14 - 27:19
    toàn bộ cộng đồng trong trường học.
  • 27:20 - 27:23
    Ta có thể viết một lá thư,
    ta có thể nói thế này:
  • 27:23 - 27:25
    Chúng tôi là một nhóm người,
  • 27:27 - 27:32
    chúng tôi đã cùng nhau thực tập những điều này
    và đã đạt được rất nhiều thay đổi
  • 27:33 - 27:36
    trong đời sống, trong công việc
    và trong lớp học của chúng tôi.
  • 27:38 - 27:43
    Chúng tôi nghĩ rằng nếu các bạn
    có thể tham gia cùng chúng tôi,
  • 27:44 - 27:46
    đó sẽ là điều tuyệt vời nhất.
  • 27:46 - 27:51
    Và những đồng nghiệp khác
    có thể sẽ nếm thử
  • 27:51 - 27:54
    thứ an lạc này, tình huynh đệ
    và sự buông thư này.
  • 27:57 - 28:00
    Ta không thể để
    tình trạng tiếp tục thế này,
  • 28:01 - 28:04
    bởi vì nếu thầy cô giáo
    mà không có hạnh phúc,
  • 28:06 - 28:12
    không có sự hòa hợp,
    sự bình an giữa họ,
  • 28:13 - 28:15
    làm cách nào họ có thể giúp người trẻ
  • 28:15 - 28:18
    bớt khổ đau và thành công trong công việc?
  • 28:21 - 28:27
    Vì vậy việc xây dựng Tăng Thân
    là điều tối cần thiết.
  • 28:29 - 28:33
    Mỗi thầy cô giáo phải là
    một người xây dựng Tăng Thân.
  • 28:35 - 28:43
    Bạn biết rằng điều đầu tiên mà đức Phật
    đã nghĩ đến sau khi giác ngộ
  • 28:47 - 28:49
    là xây dựng một Tăng Thân không?
  • 28:50 - 28:52
    Ngài hiểu rất rõ rằng
    nếu không có một Tăng Thân
  • 28:52 - 28:56
    Ngài không thể nào thành tựu
    sự nghiệp giác ngộ của một vị Phật.
  • 28:56 - 29:00
    (Cười)
  • 29:01 - 29:12
    Thầy cô giáo cũng có một sự nghiệp
    cao quý, xinh đẹp và đáng kính.
  • 29:14 - 29:19
    Thiếu một Tăng Thân,
    ta không thể làm nên những điều vĩ đại.
  • 29:21 - 29:26
    Vì vậy, việc dựng Tăng
    là một điều tối quan trọng.
  • 29:28 - 29:35
    Vì vậy bạn thân mến, chúng ta đang có
    một khóa tu, một điều kì diệu.
  • 29:37 - 29:41
    Và chúng ta có thời gian, có cơ hội
    để thực tập chung với nhau.
  • 29:42 - 29:48
    Tôi chúc chúng ta có
    một khóa tu tốt đẹp và an lạc.
  • 29:49 - 29:50
    Xin cám ơn!
Title:
2014-10-27 Francophone Educators' Retreat
Description:

more » « less
Video Language:
French
Duration:
29:54

Vietnamese subtitles

Revisions