Return to Video

Mọi thứ bạn nghe trên phim là một sự lừa đảo

  • 0:01 - 0:03
    Tôi muốn bắt đầu bằng cách
    thực hiện một thí nghiệm.
  • 0:05 - 0:08
    Tôi sẽ trình chiếu ba video
    về một ngày mưa.
  • 0:09 - 0:13
    Nhưng tôi đã thay đổi phần âm thanh
    của một trong những video này,
  • 0:13 - 0:15
    và thay vì sử dụng âm thanh của mưa,
  • 0:15 - 0:18
    tôi đã thêm vào
    âm thanh của thịt xông khói rán.
  • 0:19 - 0:23
    Và tôi muốn các bạn suy nghĩ kĩ lưỡng xem
    clip nào sử dụng tiếng của thịt xông khói.
  • 0:24 - 0:26
    (Tiếng mưa rơi)
  • 0:27 - 0:29
    (Tiếng mưa rơi)
  • 0:32 - 0:34
    (Tiếng mưa rơi)
  • 0:41 - 0:42
    Được rồi.
  • 0:43 - 0:46
    Thực ra, tôi đã nói dối.
  • 0:46 - 0:47
    Đó đều là tiếng rán thịt.
  • 0:47 - 0:49
    (Tiếng thịt chiên xèo xèo)
  • 0:52 - 0:54
    (Tiếng vỗ tay)
  • 0:57 - 1:00
    Điều tôi muốn không phải làm bạn thấy đói
  • 1:01 - 1:02
    mỗi khi bạn thấy cảnh trời mưa,
  • 1:02 - 1:08
    mà để cho thấy là bộ não chúng ta
    chấp nhận sự dối trá có điều kiện.
  • 1:09 - 1:11
    Chúng ta không tìm kiếm sự chính xác.
  • 1:12 - 1:15
    Vì vậy trong một khía cạnh của sự lừa dối,
  • 1:15 - 1:18
    tôi xin trích lời
    một trong những tác giả tôi ưa thích.
  • 1:18 - 1:25
    Trong "The Decay of Lying",
    Oscar Wilde đưa ra ý tưởng
  • 1:25 - 1:31
    rằng mọi nghệ thuật tồi tề đều từ
    việc sao chép tự nhiên và là thực tế.
  • 1:31 - 1:36
    và tất cả nghệ thuật tuyệt vời
    đều đi kèm với nói dối và lừa gạt,
  • 1:37 - 1:40
    kể về những điều tốt đẹp và không có thật.
  • 1:40 - 1:44
    Nên khi bạn đang xem một bộ phim
  • 1:45 - 1:46
    và điện thoại reo,
  • 1:46 - 1:48
    chuông điện thoại, thực tế, không reo.
  • 1:49 - 1:53
    Nó được thêm vào sau đó
    trong giai đoạn hậu kì ở studio.
  • 1:53 - 1:56
    Tất cả những gì bạn nghe được đều là giả.
  • 1:56 - 1:58
    Mọi thứ, trừ những đoạn đối thoại,
  • 1:58 - 1:59
    là giả.
  • 1:59 - 2:03
    Khi bạn xem phim và thấy cảnh
    một con chim đang vỗ cánh
  • 2:03 - 2:05
    (tiếng chim vỗ cánh)
  • 2:06 - 2:08
    Họ đã không thực sự thu âm từ con chim.
  • 2:08 - 2:13
    Nghe sẽ giống thật hơn nếu
    bạn thu âm tiếng một tờ giấy
  • 2:13 - 2:15
    hay lắc găng tay làm bếp.
  • 2:15 - 2:17
    (Tiếng vỗ)
  • 2:19 - 2:22
    Âm thanh tàn thuốc cháy
  • 2:22 - 2:24
    (Tiếng thuốc lá cháy)
  • 2:25 - 2:28
    Nó thực tế nghe đáng tin hơn
  • 2:28 - 2:31
    nếu bạn nắm lấy quả bóng Saran Wrap nhỏ
  • 2:31 - 2:32
    rồi thả tay ra.
  • 2:32 - 2:35
    (Tiếng quả bóng Saran Warp được thả)
  • 2:36 - 2:37
    Những cú đấm?
  • 2:37 - 2:39
    (Âm thanh cú đấm)
  • 2:39 - 2:41
    Ôi, để tôi tua lại một lần nữa
  • 2:41 - 2:42
    (Âm thanh cú đấm)
  • 2:43 - 2:46
    Nó thường được tạo ra bằng cách
    cắm con dao vào rau củ,
  • 2:46 - 2:48
    thông thường là bắp cải.
  • 2:49 - 2:50
    (Tiếng bắp cải bị dao đâm)
  • 2:51 - 2:54
    Cái kế tiếp -- là âm thanh xương gãy.
  • 2:54 - 2:56
    (Tiếng xương gãy)
  • 2:57 - 2:59
    À, không có ai thực sự bị thương cả.
  • 2:59 - 3:00
    Nó thực ra là...
  • 3:01 - 3:04
    Tiếng bẻ cần tây hoặc xà lách đông lạnh.
  • 3:04 - 3:06
    (Tiếng bẻ xà lách đông lạnh
    hoặc cần tây)
  • 3:07 - 3:08
    (Tiếng cười)
  • 3:09 - 3:14
    Để tạo ra đúng âm thanh
    không phải là điều dễ dàng
  • 3:14 - 3:16
    giống như một cuộc dạo chơi đến siêu thị
  • 3:16 - 3:19
    và đi tới khu vực rau củ.
  • 3:19 - 3:21
    Nhưng thực chất
    việc đó phức tạp hơn thế nhiều.
  • 3:21 - 3:24
    Vậy hãy cùng lật ngược kĩ thuật
  • 3:24 - 3:26
    sự sáng tạo ra hiệu ứng âm thanh
  • 3:26 - 3:30
    Một trong những câu chuyện tôi yêu thích
    đến từ Frank Serafine.
  • 3:30 - 3:32
    Ông đóng góp cho
    kho tàng của chúng ta,
  • 3:32 - 3:35
    là nhà thiết kế âm thanh tuyệt vời cho
    '"Tron", "Star Trek" và nhiều phim khác.
  • 3:36 - 3:41
    Ông là một phần trong đội ngũ Paramount,
    đoạt giải Oscar âm thanh xuất sắc nhất
  • 3:41 - 3:44
    cho phim
    "Cuộc truy đuổi dưới đáy trùng khơi".
  • 3:44 - 3:47
    Vào thời kì chiến tranh lạnh,
    trong thập niên 90,
  • 3:47 - 3:52
    họ đã được yêu cầu sản xuất
    âm thanh động cơ chân vịt của tàu ngầm.
  • 3:52 - 3:53
    Và họ gặp một vấn đề nhỏ:
  • 3:53 - 3:57
    Họ không thể tìm được một chiếc tàu ngầm
    ở West Hollywood.
  • 3:57 - 4:00
    Về cơ bản, điều họ đã làm là,
  • 4:00 - 4:04
    họ đến bể bơi ở của một người bạn,
  • 4:04 - 4:08
    và Frank thực hiện một viên đạn pháo,
    hoặc quả bom.
  • 4:09 - 4:11
    Họ đặt một chiếc mic ở dưới nước
  • 4:11 - 4:14
    và một chiếc mic ở trên đầu,
    bên ngoài bể bơi.
  • 4:14 - 4:17
    Và đây là
    âm thanh của chiếc mic đặt dưới nước.
  • 4:17 - 4:19
    (Tiếng sụt dưới nước)
  • 4:20 - 4:21
    Thêm vào cái mic ở phía trên,
  • 4:21 - 4:23
    nó nghe khá giống với cái này:
  • 4:23 - 4:25
    (Tiếng nước bắn)
  • 4:26 - 4:30
    Bây giờ họ lấy âm thanh đó
    và giảm nó xuống một quãng tám,
  • 4:30 - 4:32
    đại khái giống như làm chậm lại
    bản thu âm.
  • 4:33 - 4:35
    (Tiếng nước bắn tại quãng tám thấp hơn)
  • 4:36 - 4:39
    Và họ loại bỏ rất nhiều những tần số cao.
  • 4:39 - 4:41
    (Tiếng nước bắn)
  • 4:41 - 4:43
    Và kéo nó xuống một quãng tám khác.
  • 4:44 - 4:47
    (Tiếng nước bắn tại quãng tám thấp hơn)
  • 4:47 - 4:49
    Rồi họ thêm vào một chút tiếng nước bắn
  • 4:49 - 4:51
    từ cái mic ở phía trên.
  • 4:51 - 4:55
    (Tiếng nước bắn)
  • 4:55 - 4:57
    Và bằng cách lặp vòng tròn âm thanh đó,
  • 4:57 - 4:58
    họ đã có được điều này:
  • 4:58 - 5:01
    (Tiếng chân vịt quay)
  • 5:04 - 5:11
    Vậy nên, sự sáng tạo và kỹ thuật
    đi cùng với nhau để tạo ra ảo giác
  • 5:11 - 5:14
    rằng chúng ta đang ở trong chiếc tàu ngầm.
  • 5:15 - 5:18
    Nhưng một khi bạn đã tạo ra được
    âm thanh của mình
  • 5:18 - 5:21
    và bạn đồng bộ nó với hình ảnh,
  • 5:21 - 5:25
    bạn muốn những âm thanh này
    sống trong thế giới của câu chuyện.
  • 5:25 - 5:29
    Một trong những cách tốt nhất để làm điều
    này là thêm vào hiệu ứng tiếng vang.
  • 5:30 - 5:33
    Và đây là công cụ âm thanh đầu tiên
    tôi muốn nói đến.
  • 5:33 - 5:38
    Tiếng vang là dư âm của âm thanh
  • 5:38 - 5:40
    sau khi âm thanh gốc đã kết thúc.
  • 5:40 - 5:43
    Vì vậy nó giống như là --
  • 5:43 - 5:46
    tất cả âm thanh dội lại từ các chất liệu,
  • 5:46 - 5:49
    từ những vật thể và các bức tường
    xung quanh âm thanh.
  • 5:49 - 5:51
    Lấy một ví dụ, âm thanh của một phát súng.
  • 5:51 - 5:54
    Âm thanh ban đầu
    ngắn hơn thời gian nửa giây.
  • 5:56 - 5:57
    (Tiếng phát súng)
  • 5:58 - 5:59
    Bằng cách thêm vào tiếng vang,
  • 5:59 - 6:03
    chúng ta có thể làm cho nó giống như
    được thu âm trong một nhà tắm.
  • 6:03 - 6:05
    (Tiếng súng vang trong nhà tắm)
  • 6:05 - 6:09
    Hoặc giống như được thu âm
    trong một nhà nguyện hoặc một nhà thờ.
  • 6:09 - 6:10
    (Tiếng súng vang trong nhà thờ)
  • 6:11 - 6:13
    Hoặc trong một hẻm núi.
  • 6:14 - 6:16
    (Tiếng súng vang trong hẻm núi)
  • 6:16 - 6:19
    Vì vậy âm vang mang lại cho chúng ta
    rất nhiều thông tin
  • 6:19 - 6:24
    về không gian giữa người nghe
    và nguồn âm thanh gốc.
  • 6:24 - 6:26
    Nếu âm thanh là hương vị,
  • 6:26 - 6:30
    thì tiếng vang giống như là
    mùi vị của âm thanh.
  • 6:30 - 6:32
    Nhưng tiếng vang
    còn có thể làm nhiều hơn thế.
  • 6:32 - 6:36
    Lắng nghe một âm thanh
    với tiếng vang ít hơn rất nhiều
  • 6:36 - 6:39
    so với các hành động trên màn hình
  • 6:39 - 6:42
    sẽ ngay lập tức
    làm cho chúng ta biết rằng
  • 6:42 - 6:44
    chúng ta đang lắng nghe
    một bình luận viên,
  • 6:44 - 6:49
    một người kể chuyện khách quan không
    tham gia vào các hành động trên màn hình.
  • 6:50 - 6:55
    Tương tự như vậy, những khoảnh khắc
    tình cảm thân mật trong phim điện ảnh
  • 6:55 - 6:57
    thì thường không có tiếng vang,
  • 6:57 - 7:01
    bởi vì đó là cách mà nó sẽ phát ra
    nếu ai đó đang nói bên tai chúng ta.
  • 7:01 - 7:03
    Trên một phương diện hoàn toàn khác,
  • 7:03 - 7:06
    thêm nhiều tiếng vang cho một giọng nói
  • 7:06 - 7:09
    sẽ làm cho chúng ta nghĩ rằng
    chúng ta đang nghe một đoạn hồi tưởng,
  • 7:10 - 7:13
    hoặc có thể
    chúng ta đang ở trong đầu của một nhân vật
  • 7:14 - 7:16
    hoặc là chúng ta đang nghe
    giọng nói của Chúa.
  • 7:16 - 7:19
    Hoặc thậm chí
    có quyền lực lớn hơn trong phim
  • 7:19 - 7:20
    Morgan Freeman.
  • 7:20 - 7:22
    (Tiếng cười)
  • 7:22 - 7:23
    Vậy nên --
  • 7:23 - 7:25
    (Tiếng vỗ tay)
  • 7:26 - 7:29
    Nhưng còn những công cụ khác
    hoặc các mánh khoé mà
  • 7:29 - 7:31
    nhà thiết kế âm thanh sử dụng là gì?
  • 7:32 - 7:34
    Vâng, đây là một thứ quan trọng khác.
  • 7:40 - 7:41
    Nó là sự yên lặng.
  • 7:42 - 7:45
    Một vài khoảnh khắc yên lặng
    sẽ làm cho chúng ta chú ý.
  • 7:46 - 7:48
    Và trong thế giới phương Tây,
  • 7:48 - 7:50
    chúng ta không dùng
    sự im lặng bằng lời nói.
  • 7:50 - 7:54
    Chúng được xem như là sự vụng về
    hoặc bất lịch sự.
  • 7:55 - 7:58
    Vì vậy sự im lặng
    trước khi giao tiếp bằng lời nói
  • 7:59 - 8:01
    có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng.
  • 8:01 - 8:05
    Nhưng hãy tưởng tượng một bộ phim
    thực sự hoành tráng của Hollywood,
  • 8:05 - 8:09
    nơi mà nó đầy rẫy các vụ nổ và
    các khẩu súng tự động.
  • 8:10 - 8:14
    Âm thanh to ngừng lại
    sẽ không còn ầm ĩ nữa, sau một thời gian.
  • 8:14 - 8:16
    Vì vậy theo một cách âm - dương,
  • 8:16 - 8:19
    im lặng cần độ ồn và độ ồn cần sự im lặng
  • 8:19 - 8:22
    để cho bất kỳ cái nào trong chúng
    có tác dụng.
  • 8:22 - 8:24
    Nhưng im lặng nghĩa là gì?
  • 8:24 - 8:27
    Vâng, nó phụ thuộc vào
    cách mà nó được dùng trong mỗi bộ phim.
  • 8:27 - 8:31
    Im lặng có thể đặt chúng ta
    vào trong đầu của một nhân vật
  • 8:31 - 8:32
    hoặc là suy ngẫm.
  • 8:32 - 8:35
    Chúng ta thường liên hệ sự im lặng với...
  • 8:37 - 8:38
    sự nghiền ngẫm,
  • 8:39 - 8:40
    trầm tư,
  • 8:41 - 8:43
    ở sâu trong suy nghĩ.
  • 8:45 - 8:48
    Nhưng ngoài việc có một ý nghĩa,
  • 8:48 - 8:50
    sự im lặng trở thành một tấm vải trống
  • 8:50 - 8:54
    mà người xem được mời vẽ lên đó
    những suy nghĩ của riêng họ.
  • 8:55 - 8:59
    Nhưng tôi muốn làm rõ điều này:
    không có cái gì giống như sự im lặng.
  • 8:59 - 9:04
    Tôi biết điều này có vẻ như là tuyên bố
    hoang đường nhất từ trước nay ở TED Talk.
  • 9:05 - 9:10
    Nhưng cho dù nếu bạn bước vào
    một căn phòng không có tiếng vang nào
  • 9:10 - 9:12
    và không có bất cứ âm thanh bên ngoài nào,
  • 9:12 - 9:15
    bạn vẫn có thể nghe thấy được
    âm thanh bơm máu của bản thân.
  • 9:16 - 9:20
    Trong rạp chiếu phim, theo truyền thống,
    không có bất kỳ khoảnh khắc im lặng nào
  • 9:20 - 9:22
    bởi vì âm thanh của máy chiếu.
  • 9:23 - 9:25
    Ngay cả trong
    thế giới âm thanh vòm ngày nay,
  • 9:26 - 9:29
    thực sự không có khoảnh khắc im lặng
    nào nếu bạn lắng nghe xung quanh.
  • 9:30 - 9:33
    Luôn luôn có một vài dạng tiếng ồn nào đó.
  • 9:33 - 9:36
    Vậy bây giờ,
    khi không có cái gì giống như sự im lặng,
  • 9:36 - 9:39
    các nhà làm phim và thiết kế âm thanh
    sẽ sử dụng cái gì thay cho sự im lặng?
  • 9:39 - 9:44
    Như là một từ đồng nghĩa, họ thường dùng
    âm thanh bối cảnh xung quanh.
  • 9:44 - 9:48
    Âm thanh bối cảnh xung quanh là
    những âm thanh nền riêng biệt,
  • 9:48 - 9:51
    chúng đặc trưng cho từng địa điểm.
  • 9:51 - 9:53
    Mỗi địa điểm có một âm thanh duy nhất,
  • 9:53 - 9:55
    và mỗi phòng đều có một âm thanh riêng,
  • 9:55 - 9:57
    được gọi là tông của căn phòng.
  • 9:57 - 9:59
    Và đây là đoạn ghi âm
    của một cái chợ ở Morocco.
  • 9:59 - 10:02
    (Tiếng của giọng nói, nhạc)
  • 10:05 - 10:08
    Còn đây là đoạn ghi âm
    Quảng trường Thời đại ở New York.
  • 10:09 - 10:13
    (Tiếng của giao thông, còi ôtô, giọng nói)
  • 10:15 - 10:19
    Tông của căn phòng là sự thêm vào của
    tất cả tiếng ồn bên trong nó:
  • 10:19 - 10:21
    máy thông gió, máy sưởi, tủ lạnh.
  • 10:22 - 10:24
    Đây là một bản ghi âm
    căn hộ của tôi tại Brooklyn.
  • 10:24 - 10:29
    (Bạn có thể nghe tiếng thông gió,
    ấm nước, tủ lạnh và giao thông trên đường)
  • 10:35 - 10:40
    Âm thanh bối cảnh
    làm việc theo cách nguyên thuỷ nhất.
  • 10:41 - 10:44
    Chúng có thể nói chuyện trực tiếp với
    não chúng ta trong tiềm thức.
  • 10:45 - 10:50
    Cho nên, chim líu lo ngoài cửa sổ của bạn
    có thể biểu đạt trạng thái bình thường,
  • 10:51 - 10:54
    cũng có thể là vì, như là một giống loài,
  • 10:54 - 10:58
    chúng ta đã quen với âm thanh đó
    mỗi buổi sáng trong hàng triệu năm.
  • 10:58 - 11:02
    (Tiếng chim líu lo)
  • 11:06 - 11:09
    Mặt khác, các âm thanh công nghiệp
    đã được giới thiệu đến chúng ta nhiều hơn
  • 11:10 - 11:11
    thời gian gần đây.
  • 11:12 - 11:14
    Mặc dù cá nhân tôi thực sự rất thích chúng
  • 11:14 - 11:17
    chúng đã được dùng
    bởi người hùng của tôi, David Lynch
  • 11:17 - 11:19
    và thiết kế âm thanh của ông ấy,
    Alan Splet
  • 11:19 - 11:21
    âm thanh công nghiệp thường bao hàm
    ý nghĩa tiêu cực.
  • 11:21 - 11:24
    (Tiếng ồn từ máy móc)
  • 11:28 - 11:33
    Những hiệu ứng âm thanh có thể
    kết nối với bộ nhớ cảm xúc của chúng ta.
  • 11:35 - 11:37
    Đôi khi, chúng có thể rất quan trọng
  • 11:37 - 11:40
    khi mà chúng trở thành một nhân vật
    trong một bộ phim.
  • 11:41 - 11:45
    Tiếng sấm sét có thể biểu thị sự can thiệp
    của thần thánh hay sự giận dữ.
  • 11:46 - 11:49
    (Tiếng sấm sét)
  • 11:52 - 11:56
    Những tiếng chuông nhà thờ có thể
    gợi cho chúng ta nhớ về thời gian đã qua,
  • 11:56 - 11:58
    hoặc có lẽ là về cái chết của chính mình.
  • 12:00 - 12:03
    (Tiếng chuông ngân)
  • 12:08 - 12:12
    Và âm thanh kính vỡ có thể chỉ
    sự kết thúc của một mối quan hệ
  • 12:12 - 12:14
    hoặc là một tình bạn.
  • 12:14 - 12:16
    (Tiếng kính vỡ)
  • 12:17 - 12:20
    Các nhà khoa học tin rằng
    những âm thanh chói tai,
  • 12:20 - 12:25
    ví dụ như nhạc cụ hơi hoặc kèn
    được chơi rất lớn,
  • 12:26 - 12:31
    có thể làm chúng ta nhớ đến
    tiếng động vật gầm rú trong tự nhiên
  • 12:31 - 12:34
    và vì thế, tạo nên một cảm giác
    kích thích hoặc sợ hãi.
  • 12:35 - 12:37
    (Tiếng chơi nhạc cụ hơi và kèn)
  • 12:41 - 12:44
    Và bây giờ chúng ta đã nói về
    các âm thanh trên màn hình.
  • 12:44 - 12:49
    Nhưng đôi khi, nguồn gốc của một âm thanh
    không thể được nhìn thấy.
  • 12:49 - 12:51
    Đó là cái mà chúng ta gọi là
    âm thanh ngoài màn hình,
  • 12:52 - 12:53
    hay "acousmatic".
  • 12:54 - 12:55
    Những âm thanh ngoài màn hình --
  • 12:56 - 13:01
    thuật ngữ "acousmatic" xuất phát từ
    Pythagoras ở Hy Lạp cổ đại,
  • 13:01 - 13:05
    người đã quen với việc dạy học đằng sau
    bức màn hay rèm cửa trong nhiều năm,
  • 13:05 - 13:08
    không để lộ bản thân
    cho các học trò của mình.
  • 13:08 - 13:11
    Tôi nghĩ nhà toán học và triết học
    đã nghĩ rằng,
  • 13:12 - 13:13
    theo cách đó,
  • 13:14 - 13:18
    học trò của ông
    có thể tập trung hơn vào giọng nói,
  • 13:18 - 13:20
    vào từ ngữ của ông và vào ý nghĩa của nó,
  • 13:20 - 13:23
    chứ không phải là hình ảnh ông ấy nói.
  • 13:23 - 13:26
    Đại loại như là trong phim
    "Phù thuỷ xứ Oz",
  • 13:26 - 13:30
    hay "1984" Anh Cả,
  • 13:30 - 13:34
    tách rời giọng nói với nguồn gốc của nó,
  • 13:34 - 13:36
    tách rời nguyên nhân và kết quả
  • 13:36 - 13:40
    phần nào tạo ra cảm giác
    có mặt đồng thời ở khắp nơi,
  • 13:40 - 13:42
    và vì thế, cảm thấy quyền lực.
  • 13:43 - 13:46
    Có một truyền thống mạnh mẽ về
    âm thanh ngoài màn hình.
  • 13:47 - 13:54
    Các nữ tu sĩ trong những tu viện ở Rome
    hay Venice thường hát trong các căn phòng
  • 13:54 - 13:58
    ở nơi dành cho dàn đồng ca, gần với trần,
  • 13:58 - 14:02
    tạo ra ảo giác là chúng ta đang lắng nghe
    các thiên thần trên thiên đường.
  • 14:02 - 14:06
    Richard Wagner nổi tiếng với việc
    tạo ra các dàn nhạc ẩn
  • 14:06 - 14:10
    được đặt trong một cái hốc sàn nhà hát
    nằm giữa sân khấu và người xem.
  • 14:10 - 14:15
    Và anh hùng của tôi, Aphex Twin, nổi tiếng
    trốn trong góc tối các câu lạc bộ.
  • 14:15 - 14:20
    Tôi nghĩ điều mà các bậc thầy này đã biết
    đó là bằng việc giấu đi nguồn gốc,
  • 14:20 - 14:22
    bạn có thể tạo ra cảm giác thần bí.
  • 14:22 - 14:24
    Nó được nhìn thấy nhiều lần
    trong điện ảnh,
  • 14:24 - 14:27
    với Hitchcock và and Ridley Scott
    trong phim "Alien."
  • 14:27 - 14:29
    Nghe một âm thanh
    mà không biết nguồn gốc của nó
  • 14:29 - 14:33
    sẽ tạo ra trạng thái căng thẳng.
  • 14:35 - 14:40
    Ngoài ra, nó còn có thể giảm thiểu các
    giới hạn hình ảnh nhất định mà đạo diễn có
  • 14:40 - 14:44
    và cho thấy cái gì đó
    không có trong lúc quay phim.
  • 14:44 - 14:46
    Nếu những điều này nghe hơi
    lý thuyết suông,
  • 14:46 - 14:48
    tôi muốn trình chiếu một đoạn video ngắn.
  • 14:49 - 14:52
    (Tiếng rít từ đồ chơi)
  • 14:52 - 14:55
    (Tiếng máy đánh chữ)
  • 14:56 - 14:58
    (Tiếng trống)
  • 14:59 - 15:01
    (Tiếng bóng bàn)
  • 15:02 - 15:05
    (Tiếng mài dao)
  • 15:06 - 15:09
    (Tiếng chà đĩa nhạc)
  • 15:09 - 15:11
    (Tiếng cưa gỗ)
  • 15:11 - 15:12
    (Tiếng phụ nữ hét lên)
  • 15:13 - 15:16
    Điều mà tôi đang cố chứng minh
    với những công cụ này là
  • 15:18 - 15:20
    âm thanh là một thứ ngôn ngữ.
  • 15:21 - 15:24
    Nó có thể đánh lừa chúng ta bằng cách
    chuyên chở ta về mặt địa lý;
  • 15:25 - 15:26
    nó có thể thay đổi tâm trạng;
  • 15:27 - 15:28
    nó có thể thiết lập nhịp đi;
  • 15:29 - 15:33
    nó có thể làm chúng ta cười hoặc
    làm chúng ta sợ hãi.
  • 15:35 - 15:38
    Ở cấp độ cá nhân,
    tôi đã phải lòng với thứ ngôn ngữ này
  • 15:38 - 15:39
    một vài năm về trước,
  • 15:39 - 15:44
    và bằng cách nào đó đã quyết định
    làm cho nó trở thành một nghề nghiệp.
  • 15:45 - 15:48
    Tôi nghĩ rằng với công việc của chúng tôi
    thông qua thư viện âm thanh,
  • 15:49 - 15:54
    chúng tôi đang cố gắng mở rộng
    vốn từ vựng của ngôn ngữ đó.
  • 15:56 - 15:59
    Và theo cách đó,
    chúng tôi đưa ra những công cụ phù hợp
  • 15:59 - 16:01
    cho các nhà thiết kế âm thanh,
  • 16:01 - 16:02
    nhà làm phim, và
  • 16:02 - 16:04
    nhà thiết kế trò chơi điện tử và ứng dụng,
  • 16:05 - 16:08
    để tiếp tục kể những câu chuyện
    thậm chí còn hay hơn
  • 16:08 - 16:11
    và tạo ra những sự lừa gạt tốt đẹp hơn.
  • 16:11 - 16:12
    Cám ơn đã lắng nghe.
  • 16:12 - 16:16
    (vỗ tay)
Title:
Mọi thứ bạn nghe trên phim là một sự lừa đảo
Speaker:
Tasos Frantzolas
Description:

Thiết kế âm thanh được xây dựng trên những mánh khoé lừa bịp -- khi bạn xem một bộ phim hoặc chương trình truyền hình, gần như tất cả các âm thanh bạn nghe đều là giả. Trong bài nói chuyện tràn đầy âm thanh này, Tasos Frantzolas khám phá vai trò của âm thanh trong cách kể chuyện và giải thích làm sao mà não của chúng ta dễ dàng bị lừa bởi những gì chúng ta nghe.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:35

Vietnamese subtitles

Revisions