-
Title:
Thông báo
-
Description:
-
Một phần lớn khác trong trải nghiệm
của người dùng là thông báo.
-
Thông báo cho phép bạn
giao tiếp với người dùng,
-
và chúng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng
khác nhau, tin nhắn, email,
-
push notification, biểu tượng,
rung, banner, và chuông kêu.
-
Bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng
về tần suất gửi thông báo cho người dùng
-
và là các dạng thông báo nào,
-
vì đó là một phần trong
tổng thể trải nghiệm của người dùng.
-
Một biểu đồ hay ma trận như này
có thể giúp bạn hiểu về tầm quan trọng
-
và tính khẩn cấp của thông báo của bạn.
-
Khi tôi đi qua những ví dụ sắp tới,
bạn nên nghĩ tới
-
vị trí của thông báo trên biểu đồ này.
-
Nói chung, bạn muốn tránh việc
gửi nhiều tin nhắn không quan trọng
-
và không khẩn cấp.
-
Nếu bạn gửi nhiều tin nhắn kiểu này,
-
có thể khiến sản phẩm của bạn
thành spam.
-
Nhớ là tần suất gửi một thông báo
có thể thay đổi theo thời gian,
-
và biểu đồ này có thể khác đối với
những cá nhân khác nhau dùng sản phẩm.
-
Bạn nên nghĩ tới những thông báo khác nhau
-
cho các cá nhân khác nhau
khi xây dựng sản phẩm.
-
Một vài cá nhân có sở thích
đối với một kiểu thông báo nào đó.
-
Nói chung, có một số đặc điểm
chủ chốt của thông báo
-
mà bạn nên nhớ vì người dùng của mình.
-
Điều đầu tiên là kiểm soát.
-
Và đây là điều quan trọng nhất
mà bạn muốn trao cho người dùng.
-
Little Big Details là một trang web
cho ta thấy rất nhiều
-
trải nghiệm tuyệt vời.
-
Nói tới kiểm soát,
-
Foursquare của Apple cho người dùng
kiểm soát thông qua menu như thế này.
-
Thứ hai là đánh giá.
-
Những loại thông báo khác
gồm báo cho người dùng
-
về các công việc mà họ đang thực hiện.
-
Đây thực sự là một thiết kế tốt
trong trải nghiệm của người dùng.
-
Bản đánh giá được cung cấp
phụ thuộc vào sản phẩm.
-
Và bằng việc cung cấp phản hồi,
bạn có thể khiến người dùng
-
cảm thấy bạn coi trọng họ
khi khiến sản phẩm dễ sử dụng hơn.
-
Chẳng hạn như Twitter sẽ cố
-
và cung cấp đánh giá nếu bạn gửi
dòng tweet cùng nội dung hai lần.
-
Slack, một ứng dụng tin nhắn cũng
cung cấp đánh giá cho người dùng.
-
Nó gửi xác nhận khi gửi một tin nhắn
-
tới một kênh có người dùng
ở múi giờ khác.
-
Và Amazon gửi đánh giá về việc
một ai đó đã mua món đồ
-
trong Giỏ Hàng muốn mua của bạn.
-
Tất cả những thông báo này đều
liên quan tới bản đánh giá
-
cho người dùng để kết thúc công việc.
-
Thứ ba là tùy chỉnh.
-
Đây là một mặt tinh tế hơn
của những thông báo gửi tới người dùng.
-
Bạn có thể làm điều này
dựa trên thời gian, công việc, địa điểm
-
hay những yếu tố khác
gắn liền với người dùng.
-
Facebook chẳng hạn, cho người dùng
thấy một phần khác của thế giới,
-
tùy vào vị trí người dùng.
-
Cuối cùng, bạn có thể phát triển thông báo
khiến người dùng hình thành thói quen
-
sử dụng sản phẩm của bạn tùy vào
tần suất và phần thưởng bạn dành cho họ.
-
Bạn có thể gõ xem Nir Eyal mô tả
những phần thưởng đa dạng là gì.
-
GitHub trao phần thưởng khác nhau cho
người dùng bằng cách hiện một Octocat khác
-
mỗi lần người dùng không có
thông báo mới.
-
Tumblr gửi email vui nhộn
khi người dùng theo dõi ai đó
-
hay khi ai đó theo dõi người dùng đó.
-
Và, Coffee Meets Bagel,
một ứng dụng hẹn hò,
-
dùng tiền điện tử để thưởng người dùng
vào ứng dụng hẹn hò này.
-
Mỗi đặc điểm này đều góp phần
vào trải nghiệm của người dùng
-
và cách hiểu của họ
về sản phẩm của bạn.