Return to Video

Michael Archer: Chúng ta sẽ hồi sinh loài ếch ấp trứng bằng bao tử và loài hổ Tasmania nhu thế nào?

  • 0:01 - 0:04
    Tôi muốn kiểm chứng câu hỏi
    mà chúng ta đều quan tâm đến
  • 0:04 - 0:07
    Sự tuyệt chủng có phải là mãi mãi không?
  • 0:07 - 0:10
    Tôi chú trọng vào hai dự án
    mà tôi muốn nói với các bạn.
  • 0:10 - 0:11
    Một là Dự án về Thú có túi (Thylacine).
  • 0:11 - 0:13
    Thứ nữa là Dự án Lazarus,
  • 0:13 - 0:15
    chú trọng vào loài ếch ấp trứng trong bao tử
  • 0:15 - 0:18
    Và cũng là hợp lí nếu có câu hỏi rằng,
  • 0:18 - 0:20
    tại sao chúng ta lại tập trung
    vào hai loài động vật này?
  • 0:20 - 0:23
    Điểm thứ nhất là mỗi con
  • 0:23 - 0:26
    đại diện cho một họ duy nhất về loài của chúng
  • 0:26 - 0:27
    Chúng ta đã để mất toàn bộ họ này
  • 0:27 - 0:30
    Đó là sự mất mát một nhóm gien của trên toàn cầu
  • 0:30 - 0:31
    Tôi muốn lấy lại nó
  • 0:31 - 0:36
    Nguyên nhân thứ hai là chúng ta đã giết chúng
  • 0:36 - 0:39
    Với trường hợp loài thú có túi, rất đáng tiếc,
  • 0:39 - 0:42
    chúng ta đã bắn hạ bất cứ cá thể nào trong tầm mắt
    Chúng ta đã tàn sát chúng
  • 0:42 - 0:45
    Với trường hợp loài ếch ấp trứng trong bao tử,
  • 0:45 - 0:48
    chúng ta có lẽ đã "mưu sát chúng bằng nấm mốc"
  • 0:48 - 0:50
    Có một loại nấm mốc đáng sợ đã lan ra
  • 0:50 - 0:52
    toàn thế giới được gọi là nấm mốc chytrid
  • 0:52 - 0:54
    và nó tác động đến mọi loài ếch trên thế giới
  • 0:54 - 0:56
    Chúng tôi nghĩ có có lẽ là lí do
    khiến loài ếch này tuyệt chủng
  • 0:56 - 0:59
    và con người đang phát tán loài nấm mốc này.
  • 0:59 - 1:02
    Điều này đưa ra một luận điểm luân lí rất quan trọng
  • 1:02 - 1:04
    Và tôi nghĩ có lẽ bạn đã nghe đến rất nhiều lần
  • 1:04 - 1:06
    Khi chủ đề này được nêu ra
  • 1:06 - 1:08
    Đìều tôi cho là quan trọng đó là,
  • 1:08 - 1:11
    nếu rõ ràng là chúng ta đã tận diệt những loài này
  • 1:11 - 1:14
    vậy thì chúng ta không chỉ có nghĩa vụ về đạo đức
  • 1:14 - 1:16
    để xem xét rằng mình có thể làm được gì về điều này
    mà chúng ta còn phải có
  • 1:16 - 1:20
    một sự ràng buộc về đạo đức cố gắng làm điều gì đó
    nếu có thể
  • 1:20 - 1:24
    Tôi muốn nói về dự án Lazarus.
  • 1:24 - 1:26
    Đó là một con ếch. Bạn sẽ nghĩ, ếch à.
  • 1:26 - 1:30
    Đúng rồi,
    nhưng đây không phải là con ếch thông thường
  • 1:30 - 1:33
    Không giống như một con ếch thông thường
    đẻ trứng trong môi trường nước
  • 1:33 - 1:35
    rồi bỏ đi và hy vọng những quả trứng đó
    gặp mọi điều tốt đẹp
  • 1:35 - 1:39
    con ếch này nuốt những quả trứng đã được thụ tinh
  • 1:39 - 1:43
    vào trong bao tử nơi mà chỉ để chứa thức ăn
  • 1:43 - 1:44
    nhưng lại không tiêu hóa những quả trứng
  • 1:44 - 1:47
    và biến bao tử thành dạ con.
  • 1:47 - 1:50
    Trong bao tử,
    những quả trứng phát triển thành nòng nọc
  • 1:50 - 1:54
    và rồi những con nòng nọc
    tiếp tục phát triển thành ếch
  • 1:54 - 1:57
    và chúng lớn lên trong bao tử cho đến tận khi
  • 1:57 - 2:00
    con ếch già tội nghiệp gần bị căng phồng và nổ tung.
  • 2:00 - 2:02
    Nó sẽ bị ho và nấc cục, và rồi bắn ra
  • 2:02 - 2:04
    từng dải ếch con
  • 2:04 - 2:07
    Hiện nay, khi những nhà sinh học nhìn thấy điều này
    Họ đều thích thú
  • 2:07 - 2:09
    Họ nghĩ rằng điều này rất phi thường.
  • 2:09 - 2:13
    Không có một loài vật nào, chứ đừng nói đến loài ếch, được biết đến là có thể làm được việc này
  • 2:13 - 2:15
    thay đổi một bộ phận chức năng trong cơ thể
    thành một bộ phận khác
  • 2:15 - 2:19
    Và bạn có thể tưởng tượng rằng
    giới y khoa cũng bị chao đảo về điều này
  • 2:19 - 2:22
    Nếu chúng ta có thể tìm hiểu
    cách mà con ếch điều khiển
  • 2:22 - 2:24
    chức năng của bao tử, liệu thông tin đó
  • 2:24 - 2:27
    có giúp chúng ta hiểu và sử dụng hữu ích
  • 2:27 - 2:29
    để giúp chính mình?
  • 2:29 - 2:32
    Điều này không có nghĩa tôi đang đề nghị chúng ta thai nghén con mình trong bao tử
  • 2:32 - 2:34
    nhưng tôi cho rằng có khả năng chúng có lẽ muốn
  • 2:34 - 2:37
    điều khiển việc tiết dịch trong bao tử
  • 2:37 - 2:40
    Ngay lúc mà mọi người hân hoan về điều này thì
    đùng một cái
  • 2:40 - 2:42
    Nó bị tuyệt chủng
  • 2:42 - 2:45
    Tôi gọi cho bạn mình là Giáo Sư Mike Tyler
  • 2:45 - 2:46
    tại Đại Học Adelaide.
  • 2:46 - 2:48
    Ông là người cuối cùng lưu giữ loài ếch này,
  • 2:48 - 2:50
    một đàn trong phòng thí nghiệm.
  • 2:50 - 2:52
    Tôi hỏi rằng"Mike, liệu bằng cách nào đó ..."
  • 2:52 - 2:53
    điều này khỏang 30 hay 40 năm về trước--
  • 2:53 - 2:57
    'liệu bằng cách nào đó anh đã lưu giữ
    mô đông lạnh của những con ếch này không?
  • 2:57 - 3:00
    Ông suy nghĩ và lục tìm trong tủ đông lạnh
  • 3:00 - 3:02
    với nhiệt độ khoảng âm 20 độ bách phân
  • 3:02 - 3:04
    Ông lục qua mọi thứ trong tủ đông
  • 3:04 - 3:06
    và có một cái hũ dưới đáy tủ
  • 3:06 - 3:09
    chứa mô của những con ếch này.
  • 3:09 - 3:12
    Điều này rất thú vị, nhưng không có lí do nào
  • 3:12 - 3:13
    để chúng ta hy vọng là việc này sẽ thành công,
  • 3:13 - 3:17
    vì những mô này không được tẩm chất chống đông
  • 3:17 - 3:21
    những loại chất lỏng không hình thành tinh thể khi đóng băng, để bảo quản những mô này khi bị đông lạnh
  • 3:21 - 3:24
    Thông thường, khi nước đóng băng, nó giãn nở
  • 3:24 - 3:25
    và điều này cũng diễn ra trong một tế bào.
  • 3:25 - 3:28
    Nếu bạn đông lạnh mô, nước có trong đó sẽ giãn nở
  • 3:28 - 3:30
    gây tổn hại hay phá vỡ màng tế bào
  • 3:30 - 3:32
    Chúng tôi quan sát mô dưới kính hiển vi
  • 3:32 - 3:35
    Nó trông không tệ lắm.
    Màng tế bào trông còn nguyên
  • 3:35 - 3:37
    Vậy nên chúng tôi cho rằng nên thử một chuyến
  • 3:37 - 3:39
    Điều chúng tôi đã làm được gọi là
  • 3:39 - 3:42
    sự cấy ghép nhân tế bào thể.
  • 3:42 - 3:45
    Chúng tôi lấy trứng của một loài ếch họ hàng
    đang còn sống,
  • 3:45 - 3:48
    Chúng tôi rút bỏ nhân trứng
  • 3:48 - 3:51
    bằng tia phóng xạ cực tím
  • 3:51 - 3:54
    Sau đó lấy nhân chết từ mô chết
  • 3:54 - 3:58
    của loài ếch bị tuyệt chủng
    và đưa những nhân này vào trong trứng
  • 3:58 - 4:02
    Theo luật thì đây đại loại như
    dự án nhân bản vô tính
  • 4:02 - 4:04
    giống như dự án tạo ra cừu Dolly,
    nhưng thực chất nó rất khác biệt
  • 4:04 - 4:08
    vì trường hợp cừu Dolly là
    tạo ra nhân bản sống từ những tế bào sống
  • 4:08 - 4:10
    Đó là một phép màu,nó có tính khả thi.
  • 4:10 - 4:14
    Điều mà chúng tôi làm là lấy nhân tế bào chết
    từ một loài tuyệt chủng
  • 4:14 - 4:17
    cấy vào một loài hoàn toàn khác
    và hy vọng thành công
  • 4:17 - 4:19
    Chúng tôi không có lí do nào dể hy vọng như thế
  • 4:19 - 4:23
    chúng tôi đã thực nghiệm hàng trăm cái như thế
  • 4:23 - 4:26
    Và vào tháng hai năm ngoái,
    lần cuối cùng chúng tôi thực nghiệm
  • 4:26 - 4:28
    Tôi thấy một phép lạ bắt đầu xảy ra,
  • 4:28 - 4:32
    Điều chúng tôi tìm được là hầu hết những cái trứng đó không thành công
  • 4:32 - 4:35
    nhưng đột nhiên một cái bắt đầu phân chia
  • 4:35 - 4:39
    Điều dó thật thú vị. Và rồi cái trứng đó lại phân chia
  • 4:39 - 4:41
    và cứ thế tiếp tục. Rồi trong thời gian ngắn
  • 4:41 - 4:46
    chúng tôi đã có một bào thai ở giai đọan đầu với hàng trăm tế bào đang phân chia
  • 4:46 - 4:48
    Chúng tôi thậm chí đã làm xét nghiệm ADN cho những tế bào này
  • 4:48 - 4:52
    và ADN của lòai ếch tuyệt chủng
    có trong những tế bào này
  • 4:52 - 4:54
    Chúng tôi rất hào hứng.
    Đây không phải là một con nòng nọc
  • 4:54 - 4:59
    Không phải là một con ếch.Nhưng đó là một quá trình dài hơi trong cuộc hành trình này
  • 4:59 - 5:01
    để tạo ra, hay tái sinh một loài tuyệt chủng
  • 5:01 - 5:04
    Đây là một thông tin mà chúng tôi vẫn chưa tuyên bố ra ngoài công chúng
  • 5:04 - 5:07
    Chúng tôi rất hào hứng.
    Chúng tôi phải cố gắng qua được mốc này
  • 5:07 - 5:10
    Hiện tại chúng tôi muốn bọc tế bào này
    bắt đầu quá trình hình thành phôi dạ
  • 5:10 - 5:13
    tập hợp lại để rồi tạo ra những mô khác
  • 5:13 - 5:17
    Quá trình này tiếp tục
    để tạo ra nòng nọc và sau đó là ếch
  • 5:17 - 5:19
    hãy trông chừng nơi này nhé. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy loài ếch này
  • 5:19 - 5:22
    nhảy nhót vui vẻ trở lại với thế giới này đấy
  • 5:22 - 5:28
    Cám ơn. (Vỗ tay)
  • 5:28 - 5:31
    Chúng tôi vẫn chưa làm được điều này, nhưng hãy giữ những tràng pháo tay đó sẳn sàng
  • 5:31 - 5:35
    Dự án thứ hai mà tôi muốn nói đến là
    Dự Án Thú Có Túi
  • 5:35 - 5:39
    Với nhiều người, loài thú này trông có vẻ giống như một chú chó
  • 5:39 - 5:41
    hay có lẽ giống cọp, vì nó có vằn trên thân
  • 5:41 - 5:43
    nhưng nó không có họ hàng gì
    với bất kì loài nào kể trên
  • 5:43 - 5:46
    Nó là loài thú có túi. Nuôi con non trong một cái túi
  • 5:46 - 5:48
    giống như loài gấu koala hay kang-gu-ru,
  • 5:48 - 5:53
    nó có một lịch sử rất dài và thú vị
  • 5:53 - 5:56
    bắt đầu từ 25 triệu năm trước
  • 5:56 - 5:58
    Nhưng đó cũng là một lịch sử bi tráng
  • 5:58 - 6:02
    Con đầu tiên chúng ta thấy xuất hiện trong những khu rừng mưa nhiệt đới cổ đại
  • 6:02 - 6:05
    tại Úc khỏang 25 triệu năm trước
  • 6:05 - 6:08
    Và Hội Đồng Địa Lý Quốc Gia đang giúp chúng tôi
  • 6:08 - 6:11
    khảo sát lớp trầm tích hóa thạch này.
    Đây là Riversleigh
  • 6:11 - 6:14
    Trong những lớp đá kia
    là những loài động vật tuyệt vời
  • 6:14 - 6:16
    Chúng tôi đã tìm thấy những con sư tử có túi
  • 6:16 - 6:19
    Loài kang-gu-ru ăn thịt.
  • 6:19 - 6:21
    Nó không giống như những gì bạn thường nghĩ
    về một con kang-gu-ru
  • 6:21 - 6:23
    nhưng đây là những con kang-gu-ru ăn thịt.
  • 6:23 - 6:25
    Chúng tôi tìm thấy loài chim lớn nhất trên thế giới
  • 6:25 - 6:27
    lớn hơn loài đã từng sống tại Madagaska,
  • 6:27 - 6:31
    nó cũng là loài ăn thịt sống.
    Nó là một loài vịt to lớn kì lạ
  • 6:31 - 6:34
    Và những con cá sấu thời đó cũng không hung tợn
  • 6:34 - 6:36
    Bạn nghĩ cá sấu gây ra những điều xấu xa
  • 6:36 - 6:38
    nằm trong những vũng nước
  • 6:38 - 6:40
    Những con cá sấu này thực sự sống trên mặt đất
  • 6:40 - 6:44
    chúng thậm chí còn trèo cây
    và nhảy bổ xuống con mồi
  • 6:44 - 6:45
    trên mặt đất.
  • 6:45 - 6:50
    Chúng từng có loại cá sấu nhảy này tại Úc.
    Chúng có tồn tại
  • 6:50 - 6:53
    Chúng không chỉ nhảy xuống trên
  • 6:53 - 6:55
    những loài vật kì lạ mà còn cả loài thú có túi
  • 6:55 - 6:59
    Đây là 5 loài thú có túi khác nhau
    trong những khu rừng cổ đại đó
  • 6:59 - 7:03
    Kích cỡ từ tầm rất lớn đến tầm trung bình
  • 7:03 - 7:07
    và cho đến tầm chỉ cỡ bằng con chó chihuahua.
  • 7:07 - 7:09
    Paris Hilton có lẽ cũng đã có thể mang theo
  • 7:09 - 7:11
    một trong những con này trong túi xách nhỏ xinh
  • 7:11 - 7:13
    cho tới khi một con cá sấu nhảy
    hạ cánh trên cô nàng
  • 7:13 - 7:15
    Dù sao đi nữa, đó cũng là nơi kì thú,
  • 7:15 - 7:18
    nhưng không may,
    Châu Úc không tồn tại mãi với điều kiện đó
  • 7:18 - 7:22
    Sự biến đổi khí hậu đã tác động lên toàn thế giới trong thời gian dài
  • 7:22 - 7:25
    và dần dần, những cánh rừng biến mất
  • 7:25 - 7:26
    nơi này bắt đầu khô hạn,
  • 7:26 - 7:29
    số lượng về chủng loại của loài thú có túi
    bắt đầu giảm sút
  • 7:29 - 7:32
    cho đến 5 triệu năm trước, chỉ còn lại 1 con,
  • 7:32 - 7:34
    Khoảng 10 ngàn năm trước, chúng đã biến mất
  • 7:34 - 7:37
    tại New Guinea, và không may
  • 7:37 - 7:41
    khoảng 4 ngàn năm trước, vài người nào đó
  • 7:41 - 7:44
    chúng ta không biết là ai, đã đưa loài chó dingo
  • 7:44 - 7:47
    đến Úc. Đây là loài chó rất cổ xưa
  • 7:47 - 7:49
    Và bạn có thể thấy, thân hình chó dingo rất giống
  • 7:49 - 7:51
    với loài thú có túi.
  • 7:51 - 7:54
    Sự tương đồng đó có nghĩa là
    có lẽ chúng đã cạnh tranh với nhau
  • 7:54 - 7:56
    Chúng ăn cùng loại thức ăn
  • 7:56 - 7:58
    Thậm chí có khả năng người bản địa đã nuôi
  • 7:58 - 8:01
    những con chó dingo như thú cưng, và vì thế
  • 8:01 - 8:04
    chúng đã có lẽ có lợi thế trong cuộc chiến sinh tồn
  • 8:04 - 8:07
    Những gì chúng ta biết đó là
    sau khi loài chó dingo được đưa đến
  • 8:07 - 8:09
    loài thú có túi bị tuyệt chủng trên đất Úc
  • 8:09 - 8:14
    sau đó chúng chỉ tồn tại ở Tasmania.
  • 8:14 - 8:17
    Sau đó, không may,
    phần tiếp của câu chuyện buồn của loài thú có túi
  • 8:17 - 8:20
    là những người Châu Âu đến vào năm 1788,
    và họ mang
  • 8:20 - 8:24
    đến những thứ quý gí đối với họ bao gồm cả cừu
  • 8:24 - 8:27
    Họ nhìn thoáng qua loài thú có túi
  • 8:27 - 8:30
    và nghĩ, chờ chút, thế này thì không được rồi
  • 8:30 - 8:33
    Loài thú đó sẽ ăn hết cừu của chúng ta mất
  • 8:33 - 8:35
    Điều đó thực sự không xảy ra
  • 8:35 - 8:39
    Chó rừng có ăn một vài con cừu
    nhưng loài thú có túi không mảy may động đến cừu
  • 8:39 - 8:41
    Nhưng ngay lập tức,
    chính quyền tuyên bố, đúng là nó
  • 8:41 - 8:44
    hãy loại trừ chúng, họ trả tiền
  • 8:44 - 8:46
    để cho người đi tàn sát bất cứ cá thể nào họ thấy
  • 8:46 - 8:51
    Đến đầu những năm 1930, 3-4 ngàn thú có túi
  • 8:51 - 8:54
    đã bị giết. Đó là một thảm họa,
  • 8:54 - 8:57
    và họ đã đạt mức không còn gì để giết
  • 8:57 - 9:00
    Hãy xem đoạn phim này
  • 9:00 - 9:03
    Nó khiến tôi rất buồn,
    vì nó là một con vật rất tuyệt vời
  • 9:03 - 9:08
    Thật tuyệt vời khi nghĩ lại chúng ta đã có
    công nghệ để ghi hình lại nó
  • 9:08 - 9:12
    trước khi nó lao xuống bờ vực tuyệt chủng
  • 9:12 - 9:15
    không may là tại thời điểm đó, chúng ta đã không
  • 9:15 - 9:19
    có một chút gì gọi là quan ngại bảo vệ cho loài này
  • 9:19 - 9:23
    Đây là những tấm hình của con thú có túi
    sống sót cuối cùng, Benjamin
  • 9:23 - 9:26
    Trong sở thú Beaumaris tại Hobart.
  • 9:26 - 9:29
    Tồi tệ hơn nữa, họ đã xóa sổ loài này
  • 9:29 - 9:33
    gần như hoàn toàn, con vật này,
    nó chết vì bị bỏ mặc
  • 9:33 - 9:35
    những người chăm sóc đã không
    đưa nó vào chuồng có mái che
  • 9:35 - 9:40
    trong một đêm giá rét tại Hobart. Nó chết bởi cái lạnh
  • 9:40 - 9:42
    và vào buổi sáng, khi họ thấy xác Benjamin
  • 9:42 - 9:45
    họ vẫn thờ ơ với nó
  • 9:45 - 9:48
    họ quẳng nó vào đống rác
  • 9:48 - 9:51
    Có cần tiếp diễn như vậy chăng?
  • 9:51 - 9:54
    Vào năm 1990, Tôi vào Viện Bảo Tàng Nước Úc
  • 9:54 - 9:58
    Tôi bị hấp dẫn bởi lòai thú có túi.
    Tôi vẫn luôn bị ám ảnh với những con thú này
  • 9:58 - 10:00
    Lúc đó tôi đang nghiên cứu về sọ, cố gắng tìm ra
  • 10:00 - 10:02
    mối liên quan của chúng với các loài động vật khác
  • 10:02 - 10:06
    Và tôi thấy cái hũ này, trong đó
  • 10:06 - 10:10
    và một con thú có túi non cái, khoảng 6 tháng tuổi
  • 10:10 - 10:13
    Người tìm ra nó đã giết mẹ nó
  • 10:13 - 10:16
    và ướp con non này trong rượu
  • 10:16 - 10:20
    Tôi là một nhà cổ sinh vật, nhưng vẫn biết rượu là một chất bảo tồn ADN
  • 10:20 - 10:24
    Nhưng đây là năm 1990, tôi đã hỏi những người bạn là những nhà di truyền học
  • 10:24 - 10:27
    chúng ta có thể nghĩ đến việc
    nghiên cứu con thú non này
  • 10:27 - 10:30
    và chiết xuất ra ADN nếu có,
  • 10:30 - 10:32
    và rồi vào lúc nào đó trong tương lai
  • 10:32 - 10:34
    chúng ta sẽ sử dụng ADN này
    hồi sinh lòai thú có túi
  • 10:34 - 10:39
    Những nhà di truyền học cười lớn.
    Nhưng đó là 6 năm trước khi cừu Dolly ra đời
  • 10:39 - 10:41
    Nhân bản vô tính là khoa học viễn tưởng.
    Nó đã chưa từng xảy ra
  • 10:41 - 10:44
    Nhưng sau đó nhân bản vô tình bất thình lình xảy ra
  • 10:44 - 10:46
    Và tôi nghĩ, khi tôi trở thành giám đốc
  • 10:46 - 10:49
    của Viện Bảo Tàng Úc, tôi sẽ thử làm như thế
  • 10:49 - 10:50
    Tôi đã tập hợp một đội ngũ.
  • 10:50 - 10:53
    Chúng tôi nghiên cứu con thú non
    để coi có gì trong đó
  • 10:53 - 10:56
    và tìm thấy ADN.
    Đó là khoảnh khắc tìm thấy tuyệt vời
  • 10:56 - 10:57
    Chúng tôi rất hân hoan.
  • 10:57 - 11:01
    Không may là,
    chúng tôi cũng tìm thấy rất nhiều ADN của người
  • 11:01 - 11:04
    Của mọi người phụ trách bảo tàng trước đây
  • 11:04 - 11:06
    những người đã xem mẫu vật tuyệt vời này
  • 11:06 - 11:08
    đưa tay vào hũ lấy nó ra và nghĩ
  • 11:08 - 11:11
    "Chà, nhìn kìa," tõm, thả nó vào lại trong hũ
  • 11:11 - 11:13
    làm vấy bẩn mẫu vật này.
  • 11:13 - 11:16
    Đó là điều đáng lo ngại
    nếu như mục tiêu là để lấy ADN
  • 11:16 - 11:20
    để sau này sử dụng hồi sinh loài thú có túi
  • 11:20 - 11:23
    Điều chúng tôi không muốn xảy ra là khi dữ liệu
  • 11:23 - 11:25
    được quẳng vào trong máy và bánh xe quay vòng
  • 11:25 - 11:27
    rồi ánh sáng lóe lên
    và kìa một người phụ trách bảo tàng
  • 11:27 - 11:30
    nhăn nheo già nua đến hãi hùng hiện ra bên kia máy
  • 11:30 - 11:32
    Điều này sẽ có lẽ sẽ
    khiến người phụ trách bảo tàng thấy vui
  • 11:32 - 11:34
    nhưng chẳng vui cho chúng tôi chút nào.
  • 11:34 - 11:37
    Vậy nên chúng tôi quay trở lại với mẫu vật
    và bắt đầu tìm kiếm
  • 11:37 - 11:40
    cụ thể là chúng tôi tìm trong
    những chiếc răng của cái sọ
  • 11:40 - 11:43
    phần cứng mà con người chưa đụng tay vào
  • 11:43 - 11:46
    rồi chúng tôi tìm thấy những mẫu ADN chất lượng hơn
  • 11:46 - 11:49
    Chúng tôi tìm thấy những nhân gien ty thể ở đó
  • 11:49 - 11:50
    Chúng tôi đã có được cái cần tìm
  • 11:50 - 11:52
    Vậy chúng tôi đã có thể làm gì với thứ này?
  • 11:52 - 11:54
    George Church đã đề cập đến trong
    cuốn sách"Tái sáng thế" của ông
  • 11:54 - 11:57
    rất nhiều những kỹ thuật
    đang phát triển nhanh chóng
  • 11:57 - 11:59
    để phục vụ cho việc nghiên cứu các đoạn mạch ADN
  • 11:59 - 12:02
    Chúng tôi hy vọng sẽ phục hồi được phần ADN đó
  • 12:02 - 12:06
    trong tình trạng có thế sống được, và rồi, cũng giống như việc chúng tôi đã thực hiện trong dự án Lazarus,
  • 12:06 - 12:10
    cấy phần ADN đó vào trong trứng
    của một loài vật chủ
  • 12:10 - 12:11
    Nó sẽ cho ra một loài hoàn toàn khác.
  • 12:11 - 12:14
    Đó có thể là con gì? tại sao nó không thể là một con ác quỷ đảo Tasmania?
  • 12:14 - 12:16
    Chúng có quan hệ họ hàng xa với loài thú có túi
  • 12:16 - 12:19
    Rồi con ác quỷ đảo Tasmania sẽ sinh ra
  • 12:19 - 12:21
    một con thú có túi tại phía nam.
  • 12:21 - 12:24
    Những người bình luận về dự án này nói rằng,
    chờ chút.
  • 12:24 - 12:28
    Thú có túi, ác quỷ đảo Tasmania.
    điều này không ổn chút nào
  • 12:28 - 12:31
    Không phải thế. Chúng là những con thú có túi thôi
  • 12:31 - 12:34
    Chúng sinh ra những con non với kích thước
    chỉ bằng một viên kẹo dẻo hình hạt đậu
  • 12:34 - 12:37
    Con ác quỷ đảo Tasmania
    thậm chí còn không biết khi nó sinh con
  • 12:37 - 12:40
    Ngay sau đó nó sẽ nghĩ mình vừa sinh ra một
  • 12:40 - 12:42
    con ác quỷ đảo Tasmania xấu nhất thế giới
  • 12:42 - 12:46
    có lẽ nó sẽ cần trợ giúp để vượt qua việc này.
  • 12:46 - 12:49
    Andrew Pask và những đồng nghiệp của ông
    đã minh chứng
  • 12:49 - 12:51
    đây có lẽ không phải là việc vô bổ
  • 12:51 - 12:53
    Nó nằm trong tương lai
    mặc dù chúng ta chưa tiến đến đó
  • 12:53 - 12:54
    nhưng đó là những điều mà chúng ta muốn nghĩ tới
  • 12:54 - 12:58
    Họ lấy mẫu ADN của con thú có túi
    được ngâm bảo quản
  • 12:58 - 13:02
    rồi nối vào một hệ gien của chuột,
  • 13:02 - 13:04
    họ gắn một dấu hiệu lên nó để bất cứ
  • 13:04 - 13:07
    vật chất nào được tạo ra từ ADN của loài thú có túi
  • 13:07 - 13:10
    sẽ có màu xanh dương lá trên cơ thể chuột con
  • 13:10 - 13:13
    Nói một cách khác,
    nếu mô của loài thú có túi được tạo ra
  • 13:13 - 13:16
    bởi ADN của thú có túi,
    nó cũng dễ dàng được nhận ra
  • 13:16 - 13:20
    Khi chuột con sinh ra,
    nó sẽ chứa đầy những mô màu xanh dương lá
  • 13:20 - 13:23
    Đó là dấu hiệu cho chúng ta biết
    liệu có thể lấy lại được hệ gien đó
  • 13:23 - 13:27
    cấy nó vào trong một tế bào sống, rồi nó sẽ sản sinh những vật chất của loài thú có túi
  • 13:27 - 13:29
    có mạo hiểm không?
  • 13:29 - 13:31
    Bạn đã lấy một phần của một loài vật
  • 13:31 - 13:34
    rồi trộn nó vào trong tế bào
    của một loài hoàn toàn khác
  • 13:34 - 13:36
    Liệu chúng ta sẽ tạo ra một xác sống như Frankenstein?
  • 13:36 - 13:38
    Thứ gì đó giống như con vật lai hỗn tạp?
  • 13:38 - 13:40
    Câu trả lời là không.
  • 13:40 - 13:43
    Nếu chỉ nhân ADN cấy vào trong tế bào lai
  • 13:43 - 13:46
    là của thú có túi,
    thì nó chính là thứ duy nhất sẽ được sinh ra
  • 13:46 - 13:48
    từ cơ thể của con ác quỷ đảo Tasmania
  • 13:48 - 13:52
    Nếu chúng ta làm được thế này,
    liệu có thể đưa nó trở lại?
  • 13:52 - 13:54
    Đây là câu hỏi chính yếu cho mọi người.
  • 13:54 - 13:55
    Liệu chỉ để nó ở trong phòng thí nghiệm
  • 13:55 - 13:57
    hay chúng ta có thể
    đưa nó trở lại nơi mà nó thuộc về?
  • 13:57 - 14:00
    Liêu chúng ta có thể đưa nó trở lại
    ngôi vua của các loài thú
  • 14:00 - 14:02
    tại Tasmania nơi nó thuộc về,
    hồi phục hệ sinh thái thời đó
  • 14:02 - 14:05
    Hay là đảo Tasmania đã thay đổi quá nhiều?
  • 14:05 - 14:07
    khiến điều này không khả thi
  • 14:07 - 14:10
    Tôi đã đến Tasmania. Tham quan nhiều chỗ
  • 14:10 - 14:11
    những nơi từng có nhiều thú có túi.
  • 14:11 - 14:15
    Tôi đã nói chuyện với nhiều người, như Peter Carter
  • 14:15 - 14:17
    ông ở tuổi 90 khi tôi nói chuyện với ông
  • 14:17 - 14:21
    nhưng vào năm 1926,
    người đàn ông này cùng cha và em của mình
  • 14:21 - 14:24
    bắt con thú có túi. Họ đặt bẫy chúng.
  • 14:24 - 14:25
    Khi tôi nói chuyện với ông
  • 14:25 - 14:28
    tôi nhìn vào mắt ông và nghĩ,
  • 14:28 - 14:30
    đằng sau cặp mắt đó là một bộ não
  • 14:30 - 14:34
    đã ghi nhớ về con thú có túi trông như thế nào,
  • 14:34 - 14:37
    mùi của nó như thế nào, nó kêu như thế nào
  • 14:37 - 14:38
    Ông cột dây và dắt nó đi khắp nơi.
  • 14:38 - 14:40
    Ông có được những trải nghiệm riêng biệt
  • 14:40 - 14:44
    mà tôi sẵn sàng đổi bằng chân trái của mình
    để có được chúng trong đầu
  • 14:44 - 14:46
    Chúng ta đều muốn chuyện này xảy ra.
  • 14:46 - 14:49
    Dù vậy, tôi hỏi Peter, có cách nào
  • 14:49 - 14:51
    ông có thể đưa chúng tôi trở lại nơi
    ông đã bắt những con thú có túi đó
  • 14:51 - 14:53
    Mối quan tâm của tôi là
    liệu môi trường đó đã thay đổi
  • 14:53 - 14:56
    Ông cố tâm nghĩ lại, vì cũng đã gần 80 năm rồi
  • 14:56 - 14:58
    khi đó ông còn sống trong lều.
  • 14:58 - 15:00
    Dù sao thì ông cũng đưa chúng tôi
    men theo lối mòn giữa những bụi cây
  • 15:00 - 15:03
    và rồi ngay kia là nơi ông nhớ cái lều từng ở đó
  • 15:03 - 15:06
    rồi những giọt nước mắt dâng đầy mắt
  • 15:06 - 15:07
    Ông nhìn căn lều. Chúng tôi vào bên trong.
  • 15:07 - 15:09
    Có những chiếc ván gỗ kê ở mép lều
  • 15:09 - 15:12
    nơi mà ông cùng cha và em mình ngủ vào ban đêm
  • 15:12 - 15:15
    Rồi ông kể cho tôi giống như
    mọi thứ đang ùa về trong tâm trí
  • 15:15 - 15:18
    Ông nói, "Tôi nhớ con thú có túi lẩn quẩn quanh lều
  • 15:18 - 15:20
    tò mò muốn biết ở trong như thế vào
  • 15:20 - 15:23
    chúng kêu tiếng giống như "Yip! Yip! Yip."
  • 15:23 - 15:26
    Những điều này là một phần cuộc đời ông
    và là những gì ông còn nhớ
  • 15:26 - 15:29
    Câu hỏi chính yếu tôi hỏi Peter là,
  • 15:29 - 15:31
    môi trường đã thay đổi phải không?
    Ông nói rằng không
  • 15:31 - 15:33
    Rừng cây sồi phía nam bao quanh ngôi lều
  • 15:33 - 15:36
    vẫn giống như xưa khi ông ở đó vào năm 1926
  • 15:36 - 15:38
    Phần đồng cỏ đã thoái lui dần
  • 15:38 - 15:40
    Đây là môi trường sống kinh điển cho loài thú có túi
  • 15:40 - 15:42
    Và hệ động vật tại những nơi đó vẫn như xưa
  • 15:42 - 15:43
    khi mà loài thú có túi từng sinh sống
  • 15:43 - 15:47
    Vậy liệu chúng ta có thể đưa chúng trở lại? Được
  • 15:47 - 15:50
    Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm ư?
    Đây là câu hỏi thú vị.
  • 15:50 - 15:53
    Có lúc có lẽ bạn có thể đưa chúng trở lại,
  • 15:53 - 15:54
    nhưng đó có phải là cách an toàn nhất để đảm bảo
  • 15:54 - 15:57
    rằng chúng sẽ không bị tuyệt chủng nữa,
    tôi không nghĩ thế
  • 15:57 - 16:00
    Tôi nghĩ rằng dần dần, khi chúng ta thấy những loài vật trên khắp thế giới,
  • 16:00 - 16:03
    có cái gì đó giống như câu niệm chú
    về việc động vật hoang dã
  • 16:03 - 16:05
    ngày càng không được an toàn
    trong môi trường hoang dã
  • 16:05 - 16:07
    Chúng ta thích nghĩ là chúng được an toàn, nhưng chúng ta biết là chúng không được thế
  • 16:07 - 16:09
    Chúng ta cần tiến hành những chiến lược song song
  • 16:09 - 16:11
    Đây là điều khiến tôi thấy thích thú
  • 16:11 - 16:13
    Một vài con thú có túi được đưa trả về sở thú,
  • 16:13 - 16:15
    những nơi trú ẩn, thậm chí là các viện bảo tàng
  • 16:15 - 16:17
    có đeo những vòng cổ nhận dạng
  • 16:17 - 16:19
    Chứng tỏ chúng đã được nuôi như thú cưng
  • 16:19 - 16:22
    chúng ta biết được nhiều câu chuyện ở vùng bụi rậm
    và những kí ức
  • 16:22 - 16:24
    của những người đã nuôi chúng như thú cưng,
  • 16:24 - 16:26
    Họ nói rằng chúng rất tuyệt vời, thân thiện.
  • 16:26 - 16:29
    Cá thể này ra khỏi rừng
  • 16:29 - 16:32
    để liếm cậu bé này là nằm cuộn tròn
  • 16:32 - 16:34
    quanh đống lửa để ngủ. Một con vật hoang dã
  • 16:34 - 16:37
    Tôi muốn hỏi một câu--
  • 16:37 - 16:39
    chúng ta cần phải suy nghĩ về điều này
  • 16:39 - 16:43
    Nếu trước đây nuôi thú có túi là không phạm pháp
  • 16:43 - 16:46
    vậy thì, loài thú có túi có bị tuyệt chủng
    ở thời nay không?
  • 16:46 - 16:48
    Tôi tin tưởng rằng nó sẽ không bị tuyệt chủng
  • 16:48 - 16:51
    Chúng ta cần nghĩ về điều này
    trong thế giới ngày nay
  • 16:51 - 16:54
    Liệu việc nuôi giữ động vật gần bên chúng ta
  • 16:54 - 16:57
    để chúng ta trân trọng chúng,
    có lẽ chúng sẽ không bị tuyệt chủng chăng?
  • 16:57 - 16:59
    Đây là vấn đề mang tính quyết định với chúng ta
  • 16:59 - 17:02
    vì nếu chúng ta không làm thế,
    chúng ta sẽ chứng kiến,
  • 17:02 - 17:05
    nhiều loài vật như thế này rơi xuống vực
    (của sự tuyệt chủng)
  • 17:05 - 17:07
    Và đây cũng là tại sao
  • 17:07 - 17:10
    chúng tôi đang thực hiện những dự án
    xóa bỏ sự tuyệt chủng này
  • 17:10 - 17:14
    Chúng tôi đang cố gắng phục hồi
    sự cân bằng của tự nhiên
  • 17:14 - 17:16
    mà chúng ta đã xâm phạm.
  • 17:16 - 17:17
    Cám ơn
  • 17:17 - 17:20
    (Vỗ tay)
Title:
Michael Archer: Chúng ta sẽ hồi sinh loài ếch ấp trứng bằng bao tử và loài hổ Tasmania nhu thế nào?
Speaker:
Michael Archer
Description:

Loài ếch ấp trứng bằng bao tử đẻ trứng giống như bao loài ếch khác--sau đó nuốt toàn bộ trứng để ấp. Đó là điều chúng từng làm cho đến 30 năm trước, khi chúng bị tuyệt chủng. Nhà cổ sinh vật học Michael Archer thụ lí dự án phục hồi loài ếch ấp trứng bằng bao tử và loài thú có túi, được biết đến rộng rãi với cái tên là loài hổ Tasmania. (Ghi hình tại TEDxDeExtinction.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:36

Vietnamese subtitles

Revisions