Return to Video

Vẻ đẹp của khu rừng - Suzanne Simard

  • 0:06 - 0:08
    Có một ngày, khi đang đi dạo trên núi,
  • 0:08 - 0:11
    tôi cảm thấy khu rừng thân quen như ở nhà.
  • 0:11 - 0:12
    Tôi cảm thấy hứng thú khi biết rằng
  • 0:12 - 0:15
    các khu rừng hình thành từ các mối quan hệ
  • 0:15 - 0:18
    mối quan hệ tạo nên những mạng lưới,
  • 0:18 - 0:20
    như hệ thống sông ngòi xinh đẹp này.
  • 0:20 - 0:21
    Rồi tôi nghĩ:
  • 0:21 - 0:25
    "Wow! Khu rừng cũng giống
    những gia đình của con người."
  • 0:25 - 0:27
    Tôi bị choáng ngợp bởi suy nghĩ
    đẹp đẽ này
  • 0:27 - 0:30
    tới nỗi ngã ra đất,
  • 0:30 - 0:32
    va đầu vào gốc cây mới bị đốn.
  • 0:32 - 0:34
    Tôi thấy giận dữ,
  • 0:34 - 0:36
    rồi lại thấy đau lòng
  • 0:36 - 0:40
    vì rất nhiều loại cây đã
    bị đốn hạ toàn bộ.
  • 0:40 - 0:43
    Ở Tây Canada, quê hương của tôi,
  • 0:43 - 0:46
    có những khoảng rừng trọc như thế này
    ẩn mình ở khắp nơi,
  • 0:46 - 0:48
    nhưng chỉ đến khi Google Earth gửi
    những hình ảnh
  • 0:48 - 0:50
    như thế này
  • 0:50 - 0:52
    thì chúng ta mới nhận ra
    cả thế giới
  • 0:52 - 0:55
    những khu rừng nguyên sinh đang chảy máu
  • 0:55 - 0:56
    Bạn có biết
  • 0:56 - 0:58
    nạn phá rừng trên toàn thế giới
  • 0:58 - 1:01
    gây ra nhiều khí thải nhà kính hơn
  • 1:01 - 1:05
    tất cả tàu hỏa, máy bay
    và xe hơi cộng lại?
  • 1:05 - 1:07
    Vâng, tôi rất buồn vì điều này,
  • 1:07 - 1:09
    nhưng tôi cũng hy vọng
  • 1:09 - 1:12
    vì trong nghiên cứu của mình,
    tôi đã phát hiện ra rằng
  • 1:12 - 1:15
    mạng lưới các khu rừng có tổ chức
  • 1:15 - 1:18
    giống với mạng lưới nơ-ron
    thần kinh và
  • 1:18 - 1:20
    các mối quan hệ xã hội của chúng ta.
  • 1:20 - 1:24
    Tôi tin rằng nếu ta có thể học được cách
    kết hợp chúng thành một thể thống nhất
  • 1:24 - 1:28
    ta có thể thay đổi sự nóng lên toàn cầu
  • 1:28 - 1:31
    vì tôi tin rằng chúng ta ở đây để sửa chữa
  • 1:31 - 1:33
    Đây là những dữ kiện khoa học:
  • 1:33 - 1:35
    Trong số những hệ thống kể trên thì
    cổ xưa nhất
  • 1:35 - 1:40
    là mạng lưới những loài nấm
    mọc trong lòng đất.
  • 1:40 - 1:42
    Chúng tiến hóa cách đây hơn 1 tỉ năm,
  • 1:42 - 1:43
    mở đường cho sự sống từ đại dương
    di chuyển lên đất liền.
  • 1:46 - 1:48
    Cuối cùng thì chúng chung sống với thực vật
  • 1:48 - 1:50
    trong môi trường cộng sinh
  • 1:50 - 1:54
    Sự cộng sinh này giúp đám thực vật
    quang hợp,
  • 1:54 - 1:56
    hấp thu khí CO2, loại khí nhà kính
    có hàm lượng lớn nhất,
  • 1:56 - 1:59
    từ trong khí quyển và thải ra khí oxy
  • 1:59 - 2:01
    mà chúng ta hít vào,
  • 2:01 - 2:04
    và thực tế đã giúp nhân loại tiến hóa.
  • 2:04 - 2:08
    Ngày nay, chúng ta gọi sự cộng sinh đó
    là nấm rễ (mycorrhiza),
  • 2:08 - 2:10
    myco nghĩa là nấm, rrhiza nghĩa là rễ.
  • 2:10 - 2:12
    Nấm và rễ cây chung sống với nhau,
  • 2:12 - 2:15
    và tương hỗ nhau để cùng tồn tại.
  • 2:15 - 2:19
    Ngày nay, toàn bộ cây cối trong tất cả
    các khu rừng trên thế giới
  • 2:19 - 2:22
    đều phụ thuộc vào nấm rễ cộng sinh
    để tồn tại.
  • 2:22 - 2:24
    Chúng không thể sống thiếu sự cộng sinh
  • 2:24 - 2:26
    Sự cộng sinh bắt đầu như sau:
  • 2:26 - 2:28
    một hạt giống rơi xuống nền đất rừng,
  • 2:28 - 2:29
    rồi nảy mầm,
  • 2:29 - 2:30
    và đâm rễ vào trong đất,
  • 2:30 - 2:33
    sau đó nó bắt đầu gửi những tín hiệu
    hóa học
  • 2:33 - 2:36
    để mấy cây nấm vươn tới, bám vào rễ.
  • 2:36 - 2:38
    Và nấm phản hồi lại
  • 2:38 - 2:40
    bằng tín hiệu của riêng mình,
  • 2:40 - 2:41
    nó nói với rễ cây,
  • 2:41 - 2:44
    'Cậu phải vươn tới chỗ tớ, và
    đâm nhánh và mềm hơn.'
  • 2:44 - 2:45
    Và cứ thế nhờ sự tương tác này,
  • 2:45 - 2:49
    chúng vươn tới nhau trong
    hoạt động cộng sinh diệu kỳ này.
  • 2:49 - 2:52
    Cách thức chúng hợp tác là
  • 2:52 - 2:55
    thực vật lấy carbon từ
    quá trình quang hợp
  • 2:55 - 2:57
    và cung cấp cho nấm
  • 2:57 - 3:00
    vì nấm không thể tự quang hợp.
  • 3:00 - 3:03
    Đổi lại, nấm lấy chất dinh dưỡng
    và nước từ đất,
  • 3:03 - 3:05
    ở những nơi mà rễ cây không thể xuống tới,
  • 3:05 - 3:08
    và cung cấp cho cây.
  • 3:08 - 3:11
    Và thế là cả hai đều hưởng lợi
    từ sự hợp tác này.
  • 3:11 - 3:13
    Rồi khi nấm mọc lên mặt đất,
  • 3:13 - 3:15
    nó bắt đầu kết nối
  • 3:15 - 3:17
    các cây lại với nhau
  • 3:17 - 3:19
    tới khi toàn bộ khu rừng
    đều được liên kết với nhau.
  • 3:19 - 3:21
    Bạn có biết một cái cây
  • 3:21 - 3:25
    có thể nối với hàng trăm cây khác
  • 3:25 - 3:28
    trong phạm vi tầm mắt của chúng ta?
  • 3:28 - 3:31
    Khi bạn đi xuyên qua rừng,
  • 3:31 - 3:36
    những gì bạn nhìn thấy, cây cối, rễ cây,
    các loài nấm
  • 3:36 - 3:37
    chỉ là bề nổi của khu rừng.
  • 3:37 - 3:39
    Dưới mỗi bước chân bạn
  • 3:39 - 3:44
    là 300 dặm tế bào nấm trải dài
  • 3:44 - 3:46
    nằm san sát nhau
    đang di chuyển vật chất đi vòng vòng.
  • 3:46 - 3:48
    Và nếu bạn có thể nhìn xuyên qua lòng đất
  • 3:48 - 3:50
    bạn sẽ thấy nó giống siêu xa lộ
  • 3:50 - 3:52
    nơi xe cộ chạy khắp nơi.
  • 3:52 - 3:55
    Mọi mạng lưới đều bao gồm
    các đầu nối và liên kết.
  • 3:55 - 3:57
    Trong rừng, cây cối là các
    đầu nối
  • 3:57 - 3:59
    và nấm là đối tác liên kết.
  • 3:59 - 4:01
    Nó cũng tựa như mạng xã hội Facebook,
  • 4:01 - 4:03
    bạn bè là các đầu nối,
  • 4:03 - 4:06
    các liên kết là tình bạn.
  • 4:06 - 4:08
    Chúng ta biết là một vài đầu nối,
  • 4:08 - 4:09
    hay những người bạn
  • 4:09 - 4:10
    luôn bận hơn người khác,
  • 4:10 - 4:12
    chẳng hạn người bạn luôn
    gửi tin nhắn cho cả nhóm.
  • 4:12 - 4:15
    Trong rừng cũng vậy,
  • 4:15 - 4:16
    các đầu nối này,
  • 4:16 - 4:18
    ta gọi là các đầu nối trung tâm,
  • 4:18 - 4:20
    là những cây to trong rừng,
  • 4:20 - 4:22
    rễ của chúng vươn tới mọi nơi.
  • 4:22 - 4:23
    Giờ chúng ta đã biết
  • 4:23 - 4:27
    hệ thống khu rừng vận hành
    quanh những cây trung tâm này,
  • 4:27 - 4:29
    những cây cổ thụ này,
  • 4:29 - 4:31
    như vậy trong rừng, đó là nơi
    sản sinh thế hệ mới.
  • 4:31 - 4:33
    Trên mạng Facebook của bạn,
  • 4:33 - 4:35
    mọi người thường tiệc tùng,
    hội họp
  • 4:35 - 4:37
    quanh cái người lúc nào cũng
    nhắn tin cho cả hội.
  • 4:37 - 4:40
    Trong rừng, ta gọi những
    đối tượng trung tâm ấy là các cây mẹ;
  • 4:40 - 4:43
    chúng là các cây cổ thụ trong rừng.
  • 4:43 - 4:45
    Chúng điều tiết lượng carbon
    trong lá
  • 4:45 - 4:47
    rồi, thông qua các nhánh cây lớn,
    gửi xuống rễ
  • 4:47 - 4:51
    đến mạng lưới sinh vật xung quanh,
  • 4:51 - 4:52
    nơi liên kết các cây xung quanh
  • 4:52 - 4:55
    các cây lớn và cây con khác,
  • 4:55 - 4:58
    và gửi lượng carbon đó đi khắp nơi.
  • 4:58 - 5:00
    Cây con nào thiếu dưỡng chất
  • 5:00 - 5:02
    do hạn hán hoặc thiếu ánh sáng,
  • 5:02 - 5:04
    thì cây mẹ càng gửi nhiều carbon.
  • 5:04 - 5:06
    Cũng giống như trong gia đình,
  • 5:06 - 5:08
    khi bạn gặp nhiều áp lực,
  • 5:08 - 5:11
    thì cha mẹ sẽ quan tâm đến bạn nhiều hơn,
    đúng không?
  • 5:11 - 5:13
    Trong rừng cũng vậy.
  • 5:13 - 5:16
    Gần đây, chúng ta cũng vừa
    phát hiện thêm một điều khác
  • 5:16 - 5:19
    là cây mẹ ưu tiên gửi nhiều
  • 5:19 - 5:23
    tín hiệu hơn tới cây con của chính nó.
  • 5:23 - 5:26
    Bằng cách này, nó hỗ trợ cây con
  • 5:26 - 5:28
    tồn tại và phát triển mạnh hơn,
  • 5:28 - 5:30
    và chúng có thể di truyền gien
    cho các thế hệ tương lai.
  • 5:30 - 5:33
    Đó là chọn lọc tự nhiên.
  • 5:33 - 5:35
    Cách thức tổ chức của những khu rừng này
  • 5:35 - 5:39
    vừa là ưu điểm, lại vừa là nhược điểm.
  • 5:39 - 5:41
    Ưu điểm là vì có nhiều cây mẹ
  • 5:41 - 5:44
    và nhiều loài nấm liên kết chúng
    với nhau.
  • 5:44 - 5:47
    Và mạng lưới đó rất khó bị phá vỡ.
  • 5:47 - 5:49
    Nó rất kiên cố.
  • 5:49 - 5:50
    Nhưng tất nhiên,
  • 5:50 - 5:52
    con người đã tìm ra cách.
  • 5:52 - 5:54
    Cách đó là đốn hạ những cây mẹ.
  • 5:54 - 5:57
    Nếu chỉ đốn hạ một cây thì không có gì
    khác biệt
  • 5:57 - 5:59
    nhưng nếu đốn hạ nhiều cây
  • 5:59 - 6:01
    tạo ra nhiều khoảng rừng trọc
  • 6:01 - 6:04
    thì có thể phá hủy cả một hệ thống
  • 6:04 - 6:07
    như những quân cờ domino.
  • 6:07 - 6:09
    Và chúng ta có thể vượt giới hạn
  • 6:09 - 6:11
    tàn phá các khu rừng và gây
    biến đổi khí hậu nhiều hơn,
  • 6:11 - 6:13
    chúng ta đang làm vậy rồi.
  • 6:13 - 6:15
    Vậy những gì ta làm,
  • 6:15 - 6:16
    những quyết định ta đưa ra,
  • 6:16 - 6:20
    có thể dẫn cả thế giới tới sức khỏe hoặc
    bệnh tật.
  • 6:20 - 6:22
    Chúng ta có quyền lựa chọn.
  • 6:22 - 6:24
    Và tôi sẽ trình bày bốn ý tưởng
  • 6:24 - 6:25
    mà tôi nghĩ đáng được chia sẻ.
  • 6:25 - 6:27
    Đầu tiên:
  • 6:27 - 6:28
    Để yêu rừng,
  • 6:28 - 6:29
    bạn phải dành thời gian cho nó.
  • 6:29 - 6:31
    Hãy vào rừng, kết nối với rừng.
  • 6:31 - 6:34
    Và rồi bạn sẽ tranh đấu tận cùng
    để bảo vệ chúng.
  • 6:34 - 6:35
    Thứ hai:
  • 6:35 - 6:36
    Hãy học cách chúng vận hành.
  • 6:36 - 6:38
    Hãy học cách sự sống
    kết nối với nhau
  • 6:38 - 6:39
    trong các khu rừng đó.
  • 6:39 - 6:40
    Và để làm vậy,
  • 6:40 - 6:42
    bạn phải chấp nhận mạo hiểm, phải dám sai sót.
  • 6:42 - 6:43
    Thứ ba:
  • 6:43 - 6:45
    Bảo vệ những khu rừng.
  • 6:45 - 6:46
    Chúng cần bạn
  • 6:46 - 6:47
    vì chúng không thể tự vệ.
  • 6:47 - 6:49
    Chúng bị kẹt ở một chỗ.
  • 6:49 - 6:51
    Chúng không thể chạy trốn
    con người,
  • 6:51 - 6:53
    và biến đổi khí hậu.
  • 6:53 - 6:54
    Chúng cần bạn.
  • 6:54 - 6:56
    Và cuối cùng
  • 6:56 - 6:57
    cũng là điều quan trọng nhất,
  • 6:57 - 7:01
    hãy dùng trí tuệ
    và các mối quan hệ
  • 7:01 - 7:04
    của mình để truyền đi
    các thông điệp tuyệt vời
  • 7:04 - 7:08
    rằng các khu rừng cần được
    bảo vệ
  • 7:08 - 7:09
    vì lợi ích của chính chúng ta.
  • 7:09 - 7:11
    Tôi tin rằng khi ta đoàn kết
  • 7:11 - 7:15
    thì chúng ta sẽ được hàn gắn.
Title:
Vẻ đẹp của khu rừng - Suzanne Simard
Description:

Xem bài giảng đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-networked-beauty-of-forests-suzanne-simard

Nạn phá rừng sinh ra lượng khí thải nhà kính lớn hơn tất cả tàu hỏa, máy bay và xe hơi cộng lại. Chúng ta có thể làm gì để giảm tác nhân gây ra biến đổi khí hậu này? Suzanne Simard phân tích cơ chế các mạng lưới cộng sinh phức tạp trong rừng mô phỏng mạng lưới nơ ron thần kinh và các mối quan hệ xã hội của chúng ta -- và cách thức các kết nối này có thể tạo nên sự khác biệt.

Bài giảng được trình bày bởi Suzanne Simard.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
07:24

Vietnamese subtitles

Revisions