Return to Video

Sự "tiến hóa" của sách - Julie Dreyfuss

  • 0:06 - 0:09
    Điều gì làm nên một quyển sách?
  • 0:09 - 0:10
    Liệu đó có phải là bất cứ thứ gì
  • 0:10 - 0:13
    miễn có thể lưu trữ
    và truyền tải thông tin?
  • 0:13 - 0:15
    Hay nó cần phải liên quan đến
    giấy, đóng gáy,
  • 0:15 - 0:16
    font chữ,
  • 0:16 - 0:17
    mực,
  • 0:17 - 0:18
    trọng lượng khi cầm,
  • 0:18 - 0:20
    hay mùi của những tờ, trang?
  • 0:20 - 0:22
    Đây có phải là một quyển sách?
    Chắc là không.
  • 0:22 - 0:23
    Vậy còn cái này?
  • 0:23 - 0:25
    Để trả lời các câu hỏi này,
  • 0:25 - 0:28
    ta cần trở về
    thời kì đầu của sách
  • 0:28 - 0:31
    và tìm hiểu cách mà
    những thành tố tụ họp,
  • 0:31 - 0:33
    tạo thành một tổng thể
    mang giá trị to lớn hơn.
  • 0:33 - 0:37
    Vật đầu tiên mà chúng ta cho là sách
    là quyển ghi chép,
  • 0:37 - 0:40
    một cọc giấy được đóng lại với nhau
    trên một cạnh.
  • 0:40 - 0:42
    Nhưng bước ngoặt thật sự
    của lịch sử của sách
  • 0:42 - 0:47
    là công nghệ in ấn của Johannes Gutenberg
    vào giữa thế kỷ 15.
  • 0:47 - 0:52
    Bàn phím động đã được phát minh
    từ rất sớm ở phương Đông,
  • 0:52 - 0:56
    nhưng công nghệ in của Gutenberg
    ra đời, mang theo một biến chuyển vĩ đại.
  • 0:56 - 1:00
    Bỗng nhiên, tầng lớp tăng lữ
    và giai cấp thống trị
  • 1:00 - 1:03
    không còn kiểm soát được
    việc phát hành tài liệu.
  • 1:03 - 1:05
    Thông điệp được truyền tải
    dễ dàng hơn,
  • 1:05 - 1:07
    và những bản sao
    được xuất bản ngay lập tức,
  • 1:07 - 1:10
    thế nên, các nhà in
    mọc lên như nấm khắp châu Âu.
  • 1:10 - 1:15
    Kết quả của sự phát triển nhanh chóng
    của ngành in gần gũi với ta ở một vài mặt,
  • 1:15 - 1:18
    nhưng lại khác biệt hoàn toàn
    ở một số mặt khác.
  • 1:18 - 1:22
    Bộ khung của một cuốn sách
    là giấy, chữ, và trang bìa.
  • 1:22 - 1:25
    Hơn 200 năm trước, người Trung Quốc
    đã phát minh ra giấy
  • 1:25 - 1:27
    như một bề mặt để ghi chép,
  • 1:27 - 1:31
    và "người tiền nhiệm" của nó
    là giấy papyrus của Ai Cập.
  • 1:31 - 1:33
    Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 16,
  • 1:33 - 1:35
    người châu Âu vẫn đa số viết trên
    những mảnh gỗ mỏng
  • 1:35 - 1:39
    và những tấm da bền
    được làm từ da động vật.
  • 1:39 - 1:43
    Dần dần, giấy phổ biến khắp châu Âu,
  • 1:43 - 1:48
    thay thế cho giấy da nhờ giá thành rẻ.
  • 1:48 - 1:52
    Mực được chế tạo bằng cách
    kết hợp phẩm nhuộm thực vật và động vật
  • 1:52 - 1:53
    với nước hoặc rượu,
  • 1:53 - 1:56
    nhưng bởi vì nước không thấm
    vào các vật liệu kim loại,
  • 1:56 - 2:00
    ngành in ấn đòi hỏi
    sự chuyển đổi sang mực dầu.
  • 2:00 - 2:04
    Máy in sử dụng mực đen
    làm từ hỗn hợp muội đèn,
  • 2:04 - 2:04
    nhựa thông,
  • 2:04 - 2:06
    và dầu óc chó.
  • 2:06 - 2:08
    Còn cỡ chữ và loại chữ thì sao?
  • 2:08 - 2:13
    Những mẫu bàn phím động đầu tiên
    bao gồm những mảnh chữ cái ngược
  • 2:13 - 2:17
    được xếp vào
    một khay hợp kim chì.
  • 2:17 - 2:19
    Chúng được làm thủ công
    và rất đắt tiền,
  • 2:19 - 2:23
    và mỗi thiết kế khác nhau
    tùy theo người thợ khắc khuôn.
  • 2:23 - 2:27
    Đồng bộ là điều không tưởng
    cho đến khi sản xuất hàng loạt
  • 2:27 - 2:31
    và hệ thống xử lý chữ
    trở nên phổ biến.
  • 2:31 - 2:33
    Về mặt kiểu chữ, ta có thể
    cảm ơn Nicolas Jenson
  • 2:33 - 2:36
    vì đã phát triển hai loại font Roman,
  • 2:36 - 2:39
    làm tiền đề
    cho hàng ngàn loại font khác,
  • 2:39 - 2:41
    bao gồm cả
    font Times Roman quen thuộc.
  • 2:41 - 2:44
    Giờ thì ta cần một thứ liên kết
    tất cả những thứ này.
  • 2:44 - 2:46
    Cho đến tận cuối thế kỷ 15,
  • 2:46 - 2:49
    những trang bìa,
    hoặc được làm bằng gỗ,
  • 2:49 - 2:51
    hoặc được làm
    từ những trang giấy dán,
  • 2:51 - 2:55
    dần được thay thế
    bởi những miếng bìa bằng xơ thừng,
  • 2:55 - 2:59
    với mục đích ban đầu nhằm nâng cao
    chất lượng vào cuối thế kỷ 17,
  • 2:59 - 3:02
    và sau đó là để hạ giá thành.
  • 3:02 - 3:05
    Ngày nay, trong khi
    việc sản xuất hàng loạt bìa minh họa
  • 3:05 - 3:07
    là một công cụ để tiếp thị,
  • 3:07 - 3:10
    mẫu bìa của những cuốn sách đầu tiên
    được làm theo đơn đặt hàng.
  • 3:10 - 3:13
    Ngay cả gáy sách
    cũng có lịch sử của riêng nó.
  • 3:13 - 3:16
    Ban đầu, chúng không được xem trọng
    về mặt mỹ thuật,
  • 3:16 - 3:20
    và những chiếc gáy đầu tiên
    có dạng dẹt, thay vì tròn.
  • 3:20 - 3:23
    Dạng dẹt
    giúp đọc sách dễ hơn
  • 3:23 - 3:26
    vì người đọc có thể
    đặt sách lên bàn.
  • 3:26 - 3:30
    Nhưng gáy dẹt thường dễ hư
    khi sử dụng thường xuyên.
  • 3:30 - 3:33
    Dạng tròn giải quyết được vấn đề này,
  • 3:33 - 3:35
    nhưng lại làm nảy sinh các vấn đề khác,
  • 3:35 - 3:37
    ví dụ như việc để sách tự đóng lại.
  • 3:37 - 3:39
    Nhưng sự linh động
    là quan trọng hơn cả,
  • 3:39 - 3:42
    đặc biệt là với những độc giả
    hay di chuyển.
  • 3:42 - 3:45
    Khi mà sách "tiến hoá"
    và ta thay thế bản in
  • 3:45 - 3:48
    bằng những màn hình phẳng
    và mực điện tử,
  • 3:48 - 3:51
    những dụng cụ hay tài liệu này
    có thật sự là sách?
  • 3:51 - 3:54
    Liệu bề mặt của bìa
    hay mùi giấy mới
  • 3:54 - 3:56
    có đóng góp
    vào trải nghiệm đọc?
  • 3:56 - 3:59
    Hay phép màu thật sự
    chỉ nằm ở những con chữ,
  • 3:59 - 4:02
    dù hình thức trình bày
    có là gì đi nữa?
Title:
Sự "tiến hóa" của sách - Julie Dreyfuss
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/the-evolution-of-the-book-julie-dreyfuss

Điều gì làm nên một quyển sách? Liệu đó có phải là bất cứ thứ gì miễn có thể lưu trữ và truyền tải thông tin? Hay nó cần phải liên quan đến giấy, đóng gáy, font chữ, mực, trọng lượng khi cầm hay mùi của những tờ, trang? Để trả lời cho những câu hỏi này, Julie Dreyfuss quay trở về với thời kì đầu của sách và chỉ ra cách mà các thành tố tụ họp, tạo thành một tổng thể mang giá trị to lớn hơn.

Bài học của Julie Dreyfuss, minh họa bởi Patrick Smith.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:18

Vietnamese subtitles

Revisions