Return to Video

Khủng long biến đổi hình dạng

  • 0:00 - 0:03
    Tôi muốn các bạn giơ tay
  • 0:03 - 0:05
    hoặc vỗ tay
  • 0:05 - 0:08
    để xem ai thuộc thế hệ nào nhé?
  • 0:08 - 0:10
    Tôi tò mò muốn biết bao nhiêu người
  • 0:10 - 0:12
    khoảng tầm từ 3 đến 12 tuổi.
  • 0:12 - 0:16
    (Cười)
  • 0:16 - 0:19
    Không có à?
  • 0:19 - 0:21
    Được rồi.
  • 0:21 - 0:23
    Tôi sẽ nói về khủng long.
  • 0:23 - 0:26
    Bạn có nhớ được tên khủng long khi các bạn ở tầm tuổi đó không?
  • 0:26 - 0:31
    (Vỗ tay)
  • 0:33 - 0:36
    Khủng long cũng khá buồn cười, bạn biết không.
  • 0:36 - 0:38
    (Cười)
  • 0:38 - 0:40
    Bây giờ chúng ta sẽ đi theo một chiều hướng khá là khác biệt.
  • 0:40 - 0:43
    Tôi hy vọng các bạn đều nhận ra điều đó.
  • 0:43 - 0:45
    Thế nên tôi chỉ muốn gửi cho các bạn một thông điệp:
  • 0:45 - 0:47
    Cố đừng có bị tuyệt chủng đấy.
  • 0:47 - 0:49
    (Cười)
  • 0:49 - 0:51
    Thế thôi.
  • 0:51 - 0:55
    (Cười)
  • 0:55 - 0:57
    Mọi người hỏi tôi rất nhiều --
  • 0:57 - 1:00
    thực tế là, một trong những câu hỏi mà tôi hay nhận được nhất
  • 1:00 - 1:04
    là, tại sao trẻ em lại thích khủng long đến thế?
  • 1:04 - 1:06
    Có gì mà thích thú đến vậy?
  • 1:06 - 1:09
    Và tôi thường chỉ nói,
  • 1:09 - 1:11
    "Ờ thì khủng long rất to,
  • 1:11 - 1:14
    khác biệt và đã biến mất."
  • 1:14 - 1:16
    Chúng biến mất hết rồi.
  • 1:16 - 1:18
    Điều đó thì cũng đúng,
  • 1:18 - 1:20
    nhưng ngay bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính.
  • 1:20 - 1:23
    Rồi, chủ đề đại khái sẽ là:
  • 1:23 - 1:27
    to, khác biệt và biến mất.
  • 1:27 - 1:29
    Tựa đề của buổi nói chuyện của tôi:
  • 1:29 - 1:31
    Khủng long biến đổi hình dạng:
  • 1:31 - 1:33
    Nguyên nhân của sự tuyệt chủng sớm.
  • 1:33 - 1:36
    Giờ, tôi giả sử rằng chúng ta nhớ những con khủng long.
  • 1:36 - 1:39
    Và có rất nhiều hình dạng khác nhau.
  • 1:39 - 1:42
    Rất nhiều loại khác nhau.
  • 1:42 - 1:44
    Rất lâu trước kia,
  • 1:44 - 1:46
    khoảng những năm 1900,
  • 1:46 - 1:49
    bảo tàng đua nhau tìm kiếm khủng long.
  • 1:49 - 1:52
    Họ ra ngoài và thu thập chúng.
  • 1:52 - 1:54
    Và đây là một câu chuyện thú vị.
  • 1:54 - 1:57
    Mỗi bảo tàng muốn có một con to hơn hoặc đẹp hơn
  • 1:57 - 1:59
    tất cả.
  • 1:59 - 2:02
    Thế nên nếu bảo tàng Toronto đi
  • 2:02 - 2:05
    và kiếm được một con Tyrannosaur, một con to,
  • 2:05 - 2:08
    thì bảo tàng Ottawa lại muốn một con to hơn nữa
  • 2:08 - 2:10
    và đẹp hơn nữa.
  • 2:10 - 2:12
    Và tất cả các bảo tàng đều như vậy.
  • 2:12 - 2:14
    Tất cả mọi người ra ngoài tìm kiếm
  • 2:14 - 2:17
    những con khủng long to hơn và đẹp hơn.
  • 2:17 - 2:21
    Và đó là vào những năm 1900.
  • 2:21 - 2:24
    Khoảng năm 1970,
  • 2:24 - 2:26
    một vài nhà khoa học ngồi lại với nhau
  • 2:26 - 2:29
    và họ nghĩ, "Thế quái nào nhỉ?
  • 2:29 - 2:31
    Nhìn những con khủng long xem.
  • 2:31 - 2:33
    Chúng đều rất to lớn.
  • 2:33 - 2:36
    Thế thì những con nhỏ đâu?"
  • 2:38 - 2:40
    Và họ suy nghĩ về điều đó
  • 2:40 - 2:42
    và họ thậm chí viết bài về nó:
  • 2:42 - 2:44
    "Những con khủng long nhỏ ở đâu?"
  • 2:44 - 2:49
    (Cười)
  • 2:52 - 2:56
    Tốt thôi, bạn cứ đi tới một bảo tàng, bạn sẽ thấy,
  • 2:56 - 2:59
    xem họ có bao nhiêu khủng long sơ sinh.
  • 2:59 - 3:02
    Mọi người ngộ nhận -- và đây mới chính là vấn đề --
  • 3:02 - 3:04
    mọi người ngộ nhận
  • 3:04 - 3:06
    rằng nếu họ có những con khủng long con,
  • 3:06 - 3:08
    nếu họ có khủng long thiếu niên,
  • 3:08 - 3:10
    thì nhận dạng chúng cũng dễ thôi.
  • 3:10 - 3:12
    Bạn có một con khủng long to,
  • 3:12 - 3:15
    và một con khủng long nhỏ hơn.
  • 3:15 - 3:18
    Nhưng tất cả những gì họ có chỉ là khủng long to.
  • 3:18 - 3:21
    Và thế là nảy sinh một vài vấn đề.
  • 3:21 - 3:25
    Thứ nhất, các nhà khoa học có sĩ diện,
  • 3:25 - 3:29
    và họ thích đặt tên cho khủng long.
  • 3:29 - 3:31
    Họ thích đặt tên cho tất cả mọi thứ.
  • 3:31 - 3:34
    Mọi người đều thích có những con thú riêng mà họ đặt tên.
  • 3:34 - 3:37
    (Cười)
  • 3:37 - 3:40
    Và thế là mỗi lần họ tìm thấy cái gì đó mà trông khang khác,
  • 3:40 - 3:43
    họ đặt cho nó một cái tên khác.
  • 3:43 - 3:45
    Và thế là, tất nhiên,
  • 3:45 - 3:48
    chúng ta cuối cùng có một đống khủng long khác nhau.
  • 3:50 - 3:53
    Năm 1975,
  • 3:53 - 3:56
    một tia sáng lóe lên trong đầu một ai đó.
  • 3:56 - 3:58
    Tiến sĩ Peter Dodson
  • 3:58 - 4:00
    ở trường Đại học Pennsylvania
  • 4:00 - 4:03
    nhận ra rằng thực ra
  • 4:03 - 4:06
    khủng long lớn lên
  • 4:06 - 4:08
    khá giống như chim vậy,
  • 4:08 - 4:10
    và khác với
  • 4:10 - 4:12
    cách mà động vật lưỡng cư phát triển.
  • 4:12 - 4:14
    Và trên thực tế,
  • 4:14 - 4:17
    ông đã lấy con đà điểu châu Úc làm ví dụ.
  • 4:17 - 4:20
    Và khá là thú vị -- nếu chúng ta xem xét con đà điều này,
  • 4:20 - 4:23
    hay bất cứ loài chim nào có mào ở trên đầu,
  • 4:23 - 4:25
    thực chất chúng phát triển
  • 4:25 - 4:27
    tới khoảng 80% cỡ con trưởng thành
  • 4:27 - 4:30
    trước khi mào bắt đầu mọc.
  • 4:30 - 4:33
    Giờ hãy nghĩ về điều đó.
  • 4:33 - 4:36
    Chúng đơn giản là giữ lại những đặc điểm thiếu niên của chúng
  • 4:36 - 4:39
    tới rất muộn trong quá trình mà ta gọi là sự phát triển cá thể.
  • 4:39 - 4:43
    Thế nên sự phát triển tương quan sọ não
  • 4:43 - 4:46
    tương đương với sự lớn lên của hộp sọ.
  • 4:46 - 4:48
    Nên bạn có thể thấy
  • 4:48 - 4:50
    rằng nếu bạn tìm thấy được một con
  • 4:50 - 4:53
    mà trưởng thành khoảng 80%
  • 4:53 - 4:56
    và bạn không biết là nó sẽ lớn lên thành một con đà điểu châu Úc,
  • 4:56 - 4:59
    bạn sẽ nghĩ đó là hai con vật khác nhau.
  • 5:00 - 5:03
    Thế nên đó chính là vấn đề,
  • 5:03 - 5:06
    và Peter Dodson đã chỉ ra điều này
  • 5:06 - 5:08
    sử dụng vài con khủng long mỏ vịt
  • 5:08 - 5:10
    gọi là Hypacrosaurus.
  • 5:10 - 5:12
    Và ông chỉ ra
  • 5:12 - 5:15
    rằng nếu bạn lấy một con nhỏ và một con trưởng thành
  • 5:15 - 5:18
    và tính trung bình xem nó sẽ trông thế nào,
  • 5:18 - 5:21
    nếu nó lớn lên gần như theo thức tỉ lệ thuận,
  • 5:21 - 5:23
    nó sẽ có một cái mào
  • 5:23 - 5:26
    khoảng bằng một nửa cỡ con trưởng thành.
  • 5:26 - 5:28
    Thế nhưng thực chất một con trước khi trưởng thành
  • 5:28 - 5:30
    khoảng 65%
  • 5:30 - 5:32
    chẳng có cái mào nào cả.
  • 5:32 - 5:34
    Nên điều này rất thú vị.
  • 5:34 - 5:37
    Chính lúc này
  • 5:37 - 5:40
    mọi người bắt đầu lại bị phân tâm.
  • 5:40 - 5:42
    Ý tôi là, nếu họ cứ thuận theo
  • 5:42 - 5:45
    thuận theo nghiên cứu của Peter Dodson, và tiếp tục với nó,
  • 5:45 - 5:47
    thì chúng ta sẽ có ít khủng long hơn nhiều
  • 5:47 - 5:49
    so với bây giờ.
  • 5:49 - 5:51
    Nhưng các nhà khoa học có sĩ diện;
  • 5:51 - 5:54
    họ thích đặt tên các thứ.
  • 5:54 - 5:57
    Và họ tiếp tục đặt tên cho khủng long
  • 5:57 - 6:00
    bởi vì chúng khác nhau.
  • 6:00 - 6:02
    Giờ chúng ta có một cách để kiểm tra thực chất
  • 6:02 - 6:05
    xem một con khủng long, hay bất cứ loài động vật nào,
  • 6:05 - 6:08
    là một con bé hay một con đã lớn.
  • 6:08 - 6:11
    Và đó là bằng cách cắt xuyên qua xương của chúng.
  • 6:11 - 6:15
    Nhưng cắt vào xương của một con khủng long
  • 6:15 - 6:18
    thì khó làm lắm, bạn có thể tưởng tượng đấy,
  • 6:18 - 6:21
    bởi vì trong các bảo tàng,
  • 6:21 - 6:25
    xương rất quý hiếm.
  • 6:25 - 6:28
    Bạn tới một bảo tàng và họ chăm sóc xương rất cẩn thận.
  • 6:28 - 6:31
    Họ đặt chúng trong những cái hộp xốp nhỏ.
  • 6:31 - 6:34
    Chúng được chăm sóc rất kĩ.
  • 6:35 - 6:37
    Họ không thích tí nào nếu bạn đến
  • 6:37 - 6:39
    với ý đồ cưa xương ra và nhìn vào bên trong.
  • 6:39 - 6:41
    (Cười)
  • 6:41 - 6:44
    Thế nên họ thường không để bạn làm vậy đâu.
  • 6:44 - 6:47
    Nhưng tôi có một bảo tàng
  • 6:47 - 6:49
    và tôi thu thập khủng long
  • 6:49 - 6:51
    và tôi có thể cưa xương tôi có.
  • 6:51 - 6:53
    Và tôi làm đúng như thế.
  • 6:53 - 6:58
    (Vỗ tay)
  • 6:58 - 7:03
    Thế, nếu bạn cắt một con khủng long con,
  • 7:03 - 7:05
    nó sẽ rất xốp bên trong như A.
  • 7:05 - 7:07
    Và nếu bạn cắt một con khủng long lớn hơn,
  • 7:07 - 7:09
    nó sẽ rất đặc.
  • 7:09 - 7:11
    Bạn có thể thấy rằng đó là một cái xương trưởng thành.
  • 7:11 - 7:14
    Nên rất dễ để phân biệt chúng.
  • 7:14 - 7:16
    Nên những gì tôi muốn làm
  • 7:16 - 7:18
    là cho các bạn xem những cái này.
  • 7:18 - 7:22
    Ở Bắc Mỹ, vùng Đồng bằng Bắc bộ của nước Mỹ,
  • 7:22 - 7:26
    và ở vùng Đồng bằng Nam bộ ở Alberta và Saskatchewan,
  • 7:26 - 7:29
    có một dãy đá lớn gọi là Hệ thống Khe Địa ngục
  • 7:29 - 7:32
    nơi có những chú khủng long cuối cùng sống sót trên Trái đất.
  • 7:32 - 7:34
    Và có khoảng 12 con
  • 7:34 - 7:36
    và mọi người đều nhận ra --
  • 7:36 - 7:38
    Ý tôi là 12 khủng long cơ bản
  • 7:38 - 7:40
    mà đã bị tuyệt chủng.
  • 7:40 - 7:43
    Và thế là chúng tôi sẽ nghiên cứu chúng.
  • 7:43 - 7:45
    Và đó đại khái là những gì chúng tôi đã làm.
  • 7:45 - 7:48
    Học sinh của tôi, nhân viên của tôi,
  • 7:48 - 7:51
    chúng tôi đã cắt chúng ra.
  • 7:51 - 7:53
    Giờ các bạn có thể tưởng tượng,
  • 7:53 - 7:55
    cắt phanh một cái xương chân ra là một chuyện,
  • 7:55 - 7:58
    nhưng khi bạn tới một bảo tàng
  • 7:58 - 8:00
    và nói, "Ông có phiền không nếu tôi cắt phanh
  • 8:00 - 8:03
    cái sọ con khủng long của ông?"
  • 8:03 - 8:06
    họ sẽ nói, "Biến."
  • 8:06 - 8:11
    (Cười)
  • 8:11 - 8:15
    Đây là 12 loài khủng long.
  • 8:15 - 8:18
    Và chúng tôi muốn xem xét 3 loài đầu tiên trước.
  • 8:18 - 8:21
    Đây là những loài khủng long được gọi là Pachycephalosaurs.
  • 8:21 - 8:23
    Và mọi người đều biết
  • 8:23 - 8:25
    rằng 3 loài này có liên quan tới nhau.
  • 8:25 - 8:27
    Và giả thuyết của chúng ta
  • 8:27 - 8:29
    là chúng có quan hệ với nhau
  • 8:29 - 8:32
    như là anh em họ hay tương tự như vậy.
  • 8:32 - 8:34
    Nhưng không ai từng xem xét
  • 8:34 - 8:37
    rằng chúng có thể quan hệ với nhau mật thiết hơn nữa.
  • 8:37 - 8:39
    Nói cách khác,
  • 8:39 - 8:42
    mọi người xem chúng và họ thấy sự khác biệt.
  • 8:42 - 8:44
    Và các bạn đều biết
  • 8:44 - 8:46
    là nếu bạn phải xác định
  • 8:46 - 8:48
    xem bạn có liên quan tới anh trai hay chị gái của bạn hay không,
  • 8:48 - 8:52
    bạn không thể làm điều đó chỉ bằng cách nhìn những điểm khác nhau.
  • 8:52 - 8:54
    Bạn chỉ có thể xác định được mối liên hệ
  • 8:54 - 8:56
    bằng cách tìm điểm tương đồng.
  • 8:56 - 8:58
    Thế, người ta xem xét những con khủng long này
  • 8:58 - 9:00
    và nói về chúng khác nhau như thế nào.
  • 9:00 - 9:03
    Con Pachycephalosaurus có một vòm trán lớn và dày trên đầu
  • 9:03 - 9:06
    và nó có vài cái bướu nhỏ ở đằng sau đầu
  • 9:06 - 9:10
    và nó có một đống những thứ xương xẩu ở đầu mũi.
  • 9:10 - 9:12
    Và rồi Stygimoloch, một con khủng long khác
  • 9:12 - 9:16
    từ cùng một kỉ, sống cùng một thời điểm,
  • 9:16 - 9:18
    có gai nhọn trồi ra từ đằng sau đầu nó.
  • 9:18 - 9:20
    Nó có vòm trán nhỏ xíu,
  • 9:20 - 9:24
    và nó có một đống những thứ xương xẩu trên mũi.
  • 9:24 - 9:26
    Và sau đó có một con gọi là con Dracorex,
  • 9:26 - 9:28
    Mắt kiểu Hogwart.
  • 9:28 - 9:31
    Đoán xem cái tên từ đâu ra? Rồng.
  • 9:31 - 9:33
    Vầ đây là một con khủng long
  • 9:33 - 9:36
    mà có gai nhọn trồi ra từ đầu nó, không có vòm trán
  • 9:36 - 9:39
    và những thứ xương xẩu trên mũi.
  • 9:39 - 9:42
    Không ai để ý đến những thứ xương xẩu này nhìn khá là giống nhau.
  • 9:42 - 9:44
    Nhưng họ có xem xét ba con này
  • 9:44 - 9:46
    và nói, "Đây là ba con khủng long khác nhau,
  • 9:46 - 9:49
    và Dracorex có thể là con nguyên thủy nhất trong bọn chúng.
  • 9:49 - 9:52
    Và con kia thì nguyên thủy hơn con còn lại.
  • 9:52 - 9:55
    Tôi không rõ
  • 9:55 - 9:58
    thực chất làm cách nào họ phân loại ba con này ra như vậy.
  • 9:58 - 10:00
    Nhưng nếu bạn đặt chúng cạnh nhau,
  • 10:00 - 10:03
    nếu bạn cứ lấy 3 cái hộp sọ này và đặt chúng cạnh nhau,
  • 10:03 - 10:05
    nó trông như thế này.
  • 10:05 - 10:07
    Dracorex là con nhỏ nhất,
  • 10:07 - 10:09
    Stygimoloch là con lớn thứ nhì,
  • 10:09 - 10:12
    Pachycephalosaurus là con lớn nhất.
  • 10:12 - 10:14
    Và một người sẽ nghĩ,
  • 10:14 - 10:16
    có thể nó sẽ cho tôi một gợi ý.
  • 10:16 - 10:18
    (Cười)
  • 10:18 - 10:21
    Nhưng nó chẳng gợi ý cho họ cái gì.
  • 10:21 - 10:24
    Bởi vì, ồ chúng ta biết tại sao mà.
  • 10:24 - 10:27
    Các nhà khoa học thích đặt tên.
  • 10:27 - 10:29
    Thế nên nếu ta cắt phanh
  • 10:29 - 10:31
    con Dracorex --
  • 10:31 - 10:33
    Tôi cắt phanh con Dracorex của tôi --
  • 10:33 - 10:35
    và xem này, nó xốp bên trong,
  • 10:35 - 10:37
    thực sự rất xốp bên trong.
  • 10:37 - 10:39
    Ý tôi là, nó là một con chưa trưởng thành.
  • 10:39 - 10:41
    và nó đang lớn rất nhanh.
  • 10:41 - 10:43
    Và nó sẽ lớn lên nữa.
  • 10:43 - 10:45
    Nếu bạn cắt con Stygimoloch,
  • 10:45 - 10:47
    nó cũng tương tự như vậy.
  • 10:47 - 10:49
    Cái vòm trán, cái vòm trán nhỏ đó,
  • 10:49 - 10:51
    đang phát triển rất nhanh.
  • 10:51 - 10:53
    Nó đang phồng lên rất nhanh.
  • 10:53 - 10:56
    Điều thú vị là cái gai ở trên lưng của con Dracorex
  • 10:56 - 10:58
    cũng đang lớn rất nhanh nữa.
  • 10:58 - 11:00
    Cái gai trên lưng của con Stygimoloch
  • 11:00 - 11:02
    thì thực ra đang thu hồi lại,
  • 11:02 - 11:04
    tức là chúng đang nhỏ dần đi
  • 11:04 - 11:06
    trong khi cái vòm trán thì đang lớn dần lên.
  • 11:06 - 11:09
    Và nếu chúng ta xem xét con Pachycephalosaurus,
  • 11:09 - 11:12
    Pachycephalosaurus có một cái vòm trán đặc
  • 11:12 - 11:15
    và những cái bướu nhỏ phía sau đầu
  • 11:15 - 11:17
    cũng đang thu hồi lại.
  • 11:17 - 11:19
    Thế với chỉ ba con khủng long này,
  • 11:19 - 11:21
    là một nhà khoa học, bạn có thể dễ dàng
  • 11:21 - 11:23
    chúng ta có thể dễ dàng đặt ra giả thuyết
  • 11:23 - 11:25
    rằng đó chỉ là quá trình phát triển
  • 11:25 - 11:28
    của cùng một con vật.
  • 11:28 - 11:31
    Dĩ nhiên điều này có nghĩa là
  • 11:31 - 11:35
    Stygimoloch và Dracorex
  • 11:35 - 11:37
    đã tuyệt chủng.
  • 11:37 - 11:42
    (Cười)
  • 11:42 - 11:44
    Được rồi.
  • 11:46 - 11:49
    Nó có nghĩa là
  • 11:49 - 11:53
    chúng ta còn 10 con khủng long chính phải xử lí nữa.
  • 11:53 - 11:55
    Một đồng nghiệp của tôi ở Berkley,
  • 11:55 - 11:58
    anh ấy và tôi đang xem xét con Triceratops.
  • 11:58 - 12:00
    Và trước năm 2000 --
  • 12:00 - 12:02
    giờ nhớ lại,
  • 12:02 - 12:04
    Triceratops lần đầu tiên được tìm thấy những năm 1800 --
  • 12:04 - 12:07
    trước năm 2000, chưa ai từng nhìn thấy
  • 12:07 - 12:10
    một con Triceratops thiếu niên.
  • 12:10 - 12:13
    Có một con Triceratops trong mọi bảo tàng trên thế giới,
  • 12:13 - 12:17
    nhưng chưa ai từng thu thập một con thiếu niên.
  • 12:17 - 12:19
    Và chúng ta biết tại sao đúng không?
  • 12:19 - 12:22
    Bởi vì ai cũng muốn có một con to.
  • 12:22 - 12:24
    Nên ai cũng có một con to.
  • 12:24 - 12:26
    Thế là chúng tôi ra ngoài và thu thập một đống các thứ
  • 12:26 - 12:28
    và chúng tôi tìm thấy một đống những con nhỏ.
  • 12:28 - 12:32
    Chúng ở khắp mọi nơi. Chúng chỗ nào cũng có.
  • 12:32 - 12:34
    Thế nên chúng tôi có một đống ở bảo tàng của mình.
  • 12:34 - 12:39
    (Cười)
  • 12:39 - 12:41
    Và mọi người nói đó là bởi tôi có một cái bảo tàng nhỏ.
  • 12:41 - 12:44
    Khi anh có một cái bảo tàng nhỏ, anh chỉ có khủng long nhỏ thôi.
  • 12:44 - 12:47
    (Cười)
  • 12:47 - 12:49
    Nếu bạn xem xét con Triceratops,
  • 12:49 - 12:51
    bạn có thể thấy rằng chúng đang biến đổi, đang thay đổi hình dạng.
  • 12:51 - 12:53
    Khi những con thiếu niên lớn lên,
  • 12:53 - 12:55
    sừng của chúng sẽ cong về đằng sau.
  • 12:55 - 12:57
    Và rồi khi chúng già đi,
  • 12:57 - 12:59
    những cái sừng mọc ra đằng trước.
  • 12:59 - 13:01
    Và nó khá là thú vị.
  • 13:01 - 13:03
    Nếu bạn nhìn theo đường viền của vành sọ,
  • 13:03 - 13:06
    chúng có những cái xương nhỏ hình tam giác
  • 13:06 - 13:08
    mà sẽ phát triển theo hình tam giác
  • 13:08 - 13:11
    và chúng ép phẳng ra theo vành sọ
  • 13:11 - 13:13
    khá là giống như những cái gai
  • 13:13 - 13:16
    trên con Pachycephalosaurs.
  • 13:16 - 13:20
    Và sau đó, bởi vì những con thiếu niên ở trong bộ sưu tập của tôi,
  • 13:20 - 13:22
    tôi cắt chúng ra
  • 13:22 - 13:24
    và xem xét bên trong.
  • 13:24 - 13:27
    Và con nhỏ thì rất xốp.
  • 13:27 - 13:30
    Và con cỡ trung bình cũng rất xốp.
  • 13:30 - 13:32
    Nhưng điều thú vị là
  • 13:32 - 13:34
    con trưởng thành Triceratops cũng rất xốp.
  • 13:34 - 13:37
    Và đây là một cái sọ dài 2 mét.
  • 13:37 - 13:40
    Một cái sọ lớn.
  • 13:40 - 13:42
    Nhưng có một con khủng long khác
  • 13:42 - 13:45
    được tìm thấy trong đội hình này
  • 13:45 - 13:48
    trông giống như Triceratops, chỉ khác là nó lớn hơn,
  • 13:48 - 13:51
    và nó gọi là con Torosaurus.
  • 13:51 - 13:54
    Và còn Torosaurus, khi chúng tôi cắt nó,
  • 13:54 - 13:56
    nó có xương trưởng thành.
  • 13:56 - 13:58
    Nhưng nó có những cái lỗ lớn trong tấm vành chắn của nó.
  • 13:58 - 14:01
    Và mọi người đều nói, "Con Triceratops và con Torosaurus
  • 14:01 - 14:03
    không thể nào là cùng một con vật
  • 14:03 - 14:05
    vì một con thì lớn hơn con kia."
  • 14:05 - 14:10
    (Cười)
  • 14:10 - 14:12
    "Và nó có lỗ trong vành sọ."
  • 14:12 - 14:15
    Và tôi nói, "Thế thì chúng ta có con Torosaurus thiếu niên nào không?"
  • 14:15 - 14:18
    Và họ nói, "Ờ thì không,
  • 14:18 - 14:21
    nhưng mà nó có lỗ trong vành sọ."
  • 14:21 - 14:24
    Thế là một trong những sinh viên cao học của tôi, John Scannella,
  • 14:24 - 14:26
    xem qua cả bộ sưu tập của chúng tôi
  • 14:26 - 14:28
    và anh chàng phát hiện ra
  • 14:28 - 14:30
    rằng cái lỗ bắt đầu hình thành
  • 14:30 - 14:32
    ở con Triceratops
  • 14:32 - 14:35
    và, dĩ nhiên là nó mở to ở con Torosaurus --
  • 14:35 - 14:38
    nên anh ấy tìm được những cái trung gian
  • 14:38 - 14:40
    giữa con Triceratops và con Torosaurus,
  • 14:40 - 14:42
    khá là hay đấy.
  • 14:42 - 14:44
    Và giờ chúng ta biết rằng
  • 14:44 - 14:46
    Torosaurus
  • 14:46 - 14:49
    thực ra chính là một con Triceratops đã trưởng thành.
  • 14:49 - 14:51
    Giờ khi chúng ta đặt tên cho khủng long,
  • 14:51 - 14:53
    khi chúng ta đặt tên mọi thứ,
  • 14:53 - 14:55
    cái tên ban đầu sẽ ở lại
  • 14:55 - 14:59
    còn cái tên thứ 2 thì bị bỏ đi.
  • 14:59 - 15:02
    Thế nên Torosaurus đã tuyệt chủng.
  • 15:02 - 15:05
    Triceratops, nếu bạn theo dõi tin tức thời sự,
  • 15:05 - 15:07
    rất nhiều phát thanh viên bị sai cả.
  • 15:07 - 15:10
    Họ nghĩ rằng Torosaurus nên được giữ lại còn Triceratops thì bị bỏ đi,
  • 15:10 - 15:12
    nhưng điều đó sẽ không xảy ra đâu.
  • 15:12 - 15:17
    (Cười)
  • 15:18 - 15:21
    Được rồi, chúng tôi có thể làm điều này với một đống khủng long nữa.
  • 15:21 - 15:23
    Ý tôi là, đây là con Edmontosaurus
  • 15:23 - 15:25
    và con Anatotitan.
  • 15:25 - 15:28
    Anatotitan: một con vịt khổng lồ.
  • 15:28 - 15:30
    Nó là một con khủng long mỏ vịt.
  • 15:30 - 15:32
    Đây là một con khác.
  • 15:32 - 15:34
    Thế là chúng tôi xem xét mô học của xương.
  • 15:34 - 15:37
    Và mô học xương cho chúng ta biết
  • 15:37 - 15:39
    rằng Edmontosaurus là một con thiếu niên,
  • 15:39 - 15:41
    hoặc ít ra là một con tiền trưởng thành,
  • 15:41 - 15:44
    và con kia là con trưởng thành
  • 15:44 - 15:47
    và chúng ta có một sự phát triển cá thể.
  • 15:47 - 15:50
    Và chúng ta loại bỏ được con Anatotitan.
  • 15:50 - 15:53
    Và chúng ta có thể cứ tiếp tục làm thế này.
  • 15:53 - 15:55
    Và con cuối cùng
  • 15:55 - 15:57
    là con T.Rex.
  • 15:57 - 15:59
    Và đây là 2 con khủng long,
  • 15:59 - 16:02
    T.Rex và con Nanotyrannus.
  • 16:02 - 16:04
    (Cười)
  • 16:04 - 16:07
    Lại một lần nữa, khiến bạn phải băn khoăn.
  • 16:07 - 16:10
    (Cười)
  • 16:10 - 16:12
    Nhưng người ta có một câu hỏi hay.
  • 16:12 - 16:14
    Họ xem xét chúng
  • 16:14 - 16:17
    và nói, "Một con có 17 răng và con lớn nhất có 12 răng.
  • 16:17 - 16:19
    Và nó chẳng hợp lý chút nào,
  • 16:19 - 16:21
    vì chúng ta không biết con khủng long nào
  • 16:21 - 16:23
    mà có thể mọc thêm răng khi nó già đi.
  • 16:23 - 16:25
    Thế nên phải đúng là --
  • 16:25 - 16:28
    chúng là 2 con khác nhau."
  • 16:28 - 16:30
    Nên chúng tôi cắt chúng ra.
  • 16:30 - 16:32
    Và chắc chắn rồi,
  • 16:32 - 16:35
    Nanotyrannus có xương chưa trưởng thành
  • 16:35 - 16:38
    và con lớn hơn thì có xương trưởng thành hơn.
  • 16:38 - 16:41
    Trông giống như nó sẽ còn lớn lên nữa.
  • 16:41 - 16:43
    Và ở Bảo tàng vùng Rockies mà chúng tôi làm việc,
  • 16:43 - 16:45
    tôi có 4 con T.Rex,
  • 16:45 - 16:47
    và tôi có thể cắt cả đống chúng.
  • 16:47 - 16:50
    Nhưng thực ra tôi không phải cắt con nào cả,
  • 16:50 - 16:53
    vì tôi chỉ việc đặt hàm của chúng cạnh nhau
  • 16:53 - 16:56
    và thành ra là con lớn nhất có 12 răng
  • 16:56 - 16:58
    và con nhỏ nhất tiếp theo có 13
  • 16:58 - 17:00
    và con nhỏ nhất tiếp theo có 14.
  • 17:00 - 17:02
    Và dĩ nhiên, con Nano có 17.
  • 17:02 - 17:05
    Và chúng tôi ra ngoài và xem những bộ sưu tập của người khác
  • 17:05 - 17:09
    và chúng tôi tìm thấy một con có khoảng 15 cái răng.
  • 17:09 - 17:12
    Thế nên một lần nữa, vẫn rất dễ để nói rằng
  • 17:12 - 17:14
    sự phát triển cá thể của con Tyrannosaurus
  • 17:14 - 17:17
    có bao gồm con Nanotyrannus,
  • 17:17 - 17:22
    và vì thế chúng ta có thể bỏ ra một con khủng long khác.
  • 17:22 - 17:24
    (Cười)
  • 17:24 - 17:28
    Thế nên khi nói về
  • 17:28 - 17:30
    kết thức kỉ băng hà của chúng ta,
  • 17:30 - 17:33
    chúng ta còn 7 con.
  • 17:33 - 17:36
    Và đó là một số đẹp.
  • 17:36 - 17:39
    Một số đẹp để tuyệt chủng, tôi nghĩ vậy.
  • 17:39 - 17:41
    Giờ các bạn có thể tưởng tượng,
  • 17:41 - 17:44
    điều này không được học sinh lớp 4 hâm mộ cho lắm.
  • 17:44 - 17:46
    Học sinh lớp 4 yêu thích khủng long,
  • 17:46 - 17:49
    chúng ghi nhớ tên khủng long.
  • 17:51 - 17:54
    Và chúng sẽ không vui vẻ vì điều này lắm đâu.
  • 17:54 - 17:56
    (Cười)
  • 17:56 - 17:58
    Cám ơn rất nhiều.
  • 17:58 - 18:01
    (Vỗ tay)
Title:
Khủng long biến đổi hình dạng
Speaker:
Jack Horner
Description:

Những con khủng long con thì ở đâu? Trong buổi nói chuyện đầy thú vị, nhà cổ sinh vật học của TEDxVancouver Jack Horner trình bày một bí mật gây sốc về một số loài khùng long yêu thích của chúng ta, phát hiện nhờ cưa xẻ sọ hóa thạch.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:02
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Lien Hoang accepted Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Lien Hoang commented on Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Lien Hoang edited Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Thuy Linh Dang edited Vietnamese subtitles for Where are the baby dinosaurs?
Thuy Linh Dang added a translation
  • Hey there! Great job with the translation - love the general 'feel' of it all. Your choice of words and tone did help to convey the spirit of the talk.
    I only made a couple of tweaks (mostly stylistic) here and there: "ah" -> à; (for "in a minute") "một phút nữa" -> ngay bây giờ; (for 'premature extinction') tận tuyệt chủng -> tuyệt chủng sớm; (for "Hell Creek Formation") "Sự hình thành địa ngục Creek" -> "Hệ thống Khe Địa ngục," among some others. I'm not too comfortable with the very first sentences. This is the best I can come up with; let me know if you prefer yours. "Museum of the Rockies" is too PUNNY to translate. Lives up to the name of its owner -.- I decided to stick to the most boring meaning.
    Other than that bravissimi! Great job. Also I have a feeling I know who you are, so if my name sounds familiar somehow hit me up! Else if you don't mind me asking please tell me a little more about you. Always nice to know a new friend!

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 4 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou