Return to Video

Người La Mã dẫn nước vào Đấu trường La Mã cho các trận hải chiến - Janelle Peters

  • 0:06 - 0:12
    Tiếng hò reo của đám đông, sư tử gầm rú,
    tiếng đao búa loảng xoảng.
  • 0:12 - 0:14
    Từ năm 80 sau Công Nguyên (SCN),
  • 0:14 - 0:17
    những âm thanh này rền vang
    khắp Đấu trường La Mã.
  • 0:17 - 0:18
    Hàng trăm ngày trong năm,
  • 0:18 - 0:23
    hơn 50.000 người dân La Mã
    và khách từ khắp Đế Chế
  • 0:23 - 0:28
    ngồi chật kín sân vận động bốn tầng
    để xem võ sĩ giác đấu, đấu thú,
  • 0:28 - 0:31
    và đua xe ngựa.
  • 0:31 - 0:36
    Và ở màn biểu diễn cuối,
    nước được dẫn vào đấu trường,
  • 0:36 - 0:39
    nhấn chìm sân khấu
    tạo nên cảnh quan kỳ vĩ nhất:
  • 0:39 - 0:42
    dàn trận hải chiến.
  • 0:42 - 0:44
    Màn trận hải quân hoàng tráng này,
  • 0:44 - 0:46
    được gọi là naumachiae,
  • 0:46 - 0:50
    bắt đầu dưới triều đại Julius Caesar,
    thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên,
  • 0:50 - 0:54
    hơn một trăm năm trước khi
    Đấu trường La Mã được xây dựng.
  • 0:54 - 0:57
    Chúng được tổ chức cùng với
    những màn biểu diễn dưới nước khác
  • 0:57 - 1:00
    trên những vùng nước tự nhiên
    và nhân tạo khắp La Mã
  • 1:00 - 1:03
    cho đến thời hoàng đế Flavius Vespasian,
  • 1:03 - 1:08
    năm 70 SCN, Đấu trường La Mã được xây
    trên nền một hồ nước cũ.
  • 1:08 - 1:10
    Đấu trường được dự tính sẽ là
  • 1:10 - 1:12
    biểu tượng quyền lực của La Mã
    trong thế giới cổ đại,
  • 1:12 - 1:15
    và còn cách gì
    để thể hiện quyền lực hơn
  • 1:15 - 1:20
    là một nơi mà nước có thể dâng lên
    và hạ xuống theo lệnh Hoàng Đế.
  • 1:20 - 1:26
    Con trai của Vespasian là Flavius Titus
    hoàn thành ước nguyện của cha năm 80 SCN,
  • 1:26 - 1:29
    dùng chiến lợi phẩm
    để hoàn thiện Đấu trường La Mã
  • 1:29 - 1:34
    hay thời bấy giờ, được biết đến
    với tên gọi: nhà hát vòng tròn Flavian.
  • 1:34 - 1:39
    Lễ khánh thành được tổ chức trong 100 ngày
    với những trò chơi giác đấu ngoạn mục
  • 1:39 - 1:41
    thiết lập một tiền lệ
    với chương trình biểu diễn
  • 1:41 - 1:45
    bao gồm diễu hành, biểu diễn âm nhạc,
    hành quyết công khai,
  • 1:45 - 1:49
    và dĩ nhiên, những trận giác đấu.
  • 1:49 - 1:53
    Không giống trò chơi trong nhà hát nhỏ
    do quý tộc La Mã tài trợ,
  • 1:53 - 1:57
    những màn phô diễn sức mạnh Hoàng gia
    được Hoàng Đế chu cấp.
  • 1:57 - 2:00
    Những màn diễu hành kỳ thú,
    biểu diễn sân khấu,
  • 2:00 - 2:03
    và thao diễn hải chiến ngoạn mục
    đều được thiết kế
  • 2:03 - 2:06
    để củng cố niềm tin vào thánh Đế,
  • 2:06 - 2:10
    vị vua sẽ được phong thánh
    sau khi băng hà.
  • 2:10 - 2:13
    Cách các kĩ sư làm đấu trường ngập nước
    vẫn còn là bí ẩn.
  • 2:13 - 2:16
    Vài nhà sử học tin rằng
    đó là do
  • 2:16 - 2:19
    một đường ống khổng lồ
    dẫn nước vào đấu trường.
  • 2:19 - 2:23
    Số khác cho rằng hệ thống những hầm ngầm
    và cống dẫn dùng để thoát nước,
  • 2:23 - 2:25
    cũng được dùng để bơm nước.
  • 2:25 - 2:28
    Có thể, hầm ngầm này được đổ đầy nước
    trước khi sự kiện diễn ra
  • 2:28 - 2:31
    và sau đó, cổng được mở
    cho nước chảy vào đấu trường,
  • 2:31 - 2:36
    hơn 4.500 m3 nước
    với độ sâu gần 2 mét.
  • 2:36 - 2:38
    Ngoài vấn đề về nước ra,
  • 2:38 - 2:42
    người La Mã phải đóng
    những con thuyền thu nhỏ, đáy phẳng
  • 2:42 - 2:45
    để không làm hỏng bề mặt đấu trường.
  • 2:45 - 2:48
    Những con thuyền này
    dài từ 7 đến 15 mét,
  • 2:48 - 2:51
    và được phỏng theo
    những con tàu lớn nổi tiếng.
  • 2:51 - 2:55
    Trong suốt trận chiến, hàng tá thuyền
    lướt quanh đấu trường
  • 2:55 - 3:00
    thủy thủ đoàn ăn mặc như đấu sĩ
    của hai đội quân đối đầu nhau.
  • 3:00 - 3:03
    Những chiến binh này đọ kiếm trên thuyền;
  • 3:03 - 3:06
    leo lên thuyền, chiến đấu,
    dìm chết và vô hiệu hoá đối phương
  • 3:06 - 3:10
    đến khi chỉ một bên còn trụ lại.
  • 3:10 - 3:14
    May thay, không phải màn trình diễn nào
    cũng khủng khiếp như thế.
  • 3:14 - 3:16
    Trong vài buổi diễn,
  • 3:16 - 3:20
    đấu trường ngập nước cho phép
    những người đánh xe trượt trên mặt nước
  • 3:20 - 3:25
    như thể thần biển Triton đang tạo sóng
    khi điều khiển cỗ xe trên mặt biển.
  • 3:25 - 3:29
    Thú vật bước đi trên mặt nước,
    tù nhân tái hiện lại thần thoại
  • 3:29 - 3:34
    và đêm xuống, màn đồng diễn khoả thân
    được trình diễn dưới ánh đuốc.
  • 3:34 - 3:38
    Nhưng kỉ nguyên nước
    ở Đấu trường La Mã không kéo dài mãi.
  • 3:38 - 3:41
    Những trận hải chiến phổ biến đến nỗi
  • 3:41 - 3:46
    đầu những năm 90 SCN, Hoàng Đế Domitian
    cấp riêng cho nó một hồ nước gần đó.
  • 3:46 - 3:49
    Hồ lớn hơn,
    thích hợp để thao diễn hoàng tráng hơn,
  • 3:49 - 3:53
    trong khi Đấu trường La Mã lại có thêm
    nhiều chuồng thú dưới lòng đất
  • 3:53 - 3:56
    và những cửa sập
    không còn dùng để điều tiết nước.
  • 3:56 - 3:58
    Nhưng nhờ nó, đã có lúc,
  • 3:58 - 4:01
    các Hoàng Đế triều Flavian
    kiểm soát được chiến tranh và nước
  • 4:01 - 4:04
    trong màn phô diễn quyền lực ngoạn mục.
Title:
Người La Mã dẫn nước vào Đấu trường La Mã cho các trận hải chiến - Janelle Peters
Speaker:
Janelle Peters
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/how-the-romans-flooded-the-colosseum-for-sea-battles-janelle-peters

Từ năm 80 sau Công Nguyên, người dân La Mã và khách từ khắp Đế Chế đã ngồi đầy khán đài Đấu trường La Mã để xem võ sĩ giác đấu, đấu thú và đua xe ngựa. Và ở màn biểu diễn cuối, nước được dẫn vào đấu trường, nhấn chìm sân khấu tạo nên quang cảnh kỳ vĩ nhất: dàn trận hải chiến. Janelle Peters sẽ thuật lại lịch sử những cuộc tập trận hải quân này.

Bài học của Janelle Peters, đạo diễn Brett Underhill.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:04

Vietnamese subtitles

Revisions