Return to Video

Câu chuyện về con người đằng sau sự bắt giam hàng loạt

  • 0:01 - 0:03
    Tôi chưa từng bị bắt giữ
  • 0:03 - 0:05
    hay qua đêm trong ngục,
  • 0:05 - 0:10
    chưa từng có người thân nào
    bị tống vào xe cảnh sát hay đi tù,
  • 0:10 - 0:15
    hay bị kiểm soát bởi một
    hệ thống pháp luật đáng sợ, khó hiểu
  • 0:15 - 0:18
    mà lúc bình thường
    chỉ thấy sự vô cảm,
  • 0:18 - 0:21
    còn khi tệ nhất
    thì chẳng khác nào loài ác quái.
  • 0:21 - 0:26
    Nước Mỹ đã tống giam nhiều người
    hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới,
  • 0:26 - 0:29
    và Louisiana là nhà tù lớn nhất.
  • 0:29 - 0:32
    Hầu hết các bạn có lẽ đều như tôi
  • 0:32 - 0:34
    - May mắn.
  • 0:34 - 0:38
    Tội ác và sự trừng phạt gần nhất
    mà ta từng thấy chỉ là trên TV.
  • 0:38 - 0:40
    Khi đang thực hiện "Unprisoned,"
  • 0:40 - 0:42
    tôi gặp một phụ nữ
    cũng từng giống chúng ta
  • 0:42 - 0:44
    - Sheila Phipps.
  • 0:44 - 0:46
    (Ghi âm) Sheila Phipps:
    Trước khi con tôi vào tù,
  • 0:46 - 0:48
    tôi từng thấy trên TV
  • 0:48 - 0:52
    người ta đấu nhau: "Người này
    không làm điều đó và anh ta vô tội"
  • 0:52 - 0:54
    Còn bạn thì làm lơ
    hoặc phản bác họ,
  • 0:54 - 0:57
    kiểu như: "Ờ, sao cũng được.
    Không quan tâm"
  • 0:57 - 1:00
    Đừng hiểu nhầm, ý tôi là
    vẫn có nhiều người đáng bị vào tù.
  • 1:00 - 1:02
    Những kẻ phạm tội ngoài kia.
  • 1:02 - 1:06
    Nhưng cũng có nhiều
    người vô tội phải vào tù.
  • 1:06 - 1:10
    EA: Con trai Sheila, McKinley,
    thuộc số những người vô tội đó.
  • 1:10 - 1:14
    Anh đã thụ án 17 năm cho
    bản án 30 năm tội ngộ sát.
  • 1:14 - 1:16
    Anh ta chưa hề có tiền sự,
  • 1:16 - 1:19
    không hề có bằng chứng
    pháp y tại hiện trường.
  • 1:19 - 1:23
    Anh bị kết tội chỉ bởi
    lời khai của nhân chứng,
  • 1:23 - 1:26
    và hàng thập kỷ nghiên cứu cho thấy
  • 1:26 - 1:30
    lời khai nhân chứng không đáng tin
    như ta vẫn nghĩ.
  • 1:30 - 1:34
    Các nhà khoa học cho rằng
    trí nhớ không chính xác.
  • 1:34 - 1:40
    Nó giống với việc lắp ghép
    hơn là kể lại chính xác sự kiện.
  • 1:40 - 1:46
    Từ năm 1989, kể từ khi áp dụng
    việc thử DNA để thả người vô tội,
  • 1:46 - 1:51
    trên 70% các vụ kết án sai
    đều là dựa trên lời khai nhân chứng.
  • 1:51 - 1:57
    Năm ngoái, công tố viên quận truy tố
    vụ án của McKinley
  • 1:57 - 2:01
    bị truy tố
    nhiều bản án tham ô khác nhau.
  • 2:01 - 2:05
    Khi công tố viên với 30 năm
    kinh nghiệm này "ngã ngựa",
  • 2:05 - 2:08
    những nhân chứng vụ McKinley
    đã bước ra
  • 2:08 - 2:12
    khai rằng
    họ bị công tố viên này ép cung,
  • 2:12 - 2:16
    bao gồm cả việc hù dọa bỏ tù.
  • 2:16 - 2:19
    Dù vậy, McKinley vẫn còn ở trong tù.
  • 2:19 - 2:23
    (Ghi âm) SP: Trước khi chuyện xảy ra,
    tôi chưa bao giờ nghĩ tới nó.
  • 2:23 - 2:28
    Thật khó tưởng tượng
    điều như vậy sẽ xảy ra,
  • 2:28 - 2:32
    cho tới khi nó ập đến với con trai tôi.
  • 2:32 - 2:34
    Nó làm tôi sáng mắt.
  • 2:34 - 2:36
    Thực sự, thực sự khiến tôi sáng mắt.
  • 2:36 - 2:39
    Tôi không lừa các bạn đâu.
  • 2:39 - 2:42
    EA: Ước tính số người
    vô tội bị giam cầm
  • 2:42 - 2:45
    từ 1% đến 4% số tù nhân,
  • 2:45 - 2:51
    thoạt nghe có vẻ không nhiều,
    thực tế lại lên tới gần 87.000 người
  • 2:51 - 2:55
    những người mẹ, người cha, con trai
    thường bị cầm tù tới cả thập kỷ,
  • 2:55 - 2:58
    vì tội ác mà họ không hề gây ra.
  • 2:58 - 3:01
    Chưa kể đến gần nửa triệu người
  • 3:01 - 3:05
    chưa hề bị kết tội -
    nghĩa là vẫn được xem là vô tội,
  • 3:05 - 3:08
    nhưng quá nghèo để
    có thể trả tiền bảo lãnh
  • 3:08 - 3:12
    nên phải ngồi tù
    vài tuần đến vài tháng,
  • 3:12 - 3:14
    chờ đến khi bản án được xét xử -
  • 3:14 - 3:18
    hay đúng hơn là,
    đợi chỉ để tự bào chữa và ra tù.
  • 3:18 - 3:23
    Tất cả họ đều có gia đình ở ngoài kia.
  • 3:23 - 3:27
    (Ghi âm) Kortney Williams: Anh tôi bỏ lỡ
    ngày tốt nghiệp phổ thông của tôi
  • 3:27 - 3:29
    vì đêm trước đó,
    anh ấy phải vào tù.
  • 3:29 - 3:32
    Anh ấy bỏ lỡ tiệc sinh nhật của tôi
  • 3:32 - 3:35
    vì hôm ấy, anh bị tống giam.
  • 3:35 - 3:38
    Anh tôi lỡ cả ngày sinh nhật của mình
  • 3:38 - 3:41
    vì anh đã ở không đúng nơi,
    không đúng thời điểm.
  • 3:41 - 3:43
    (Ghi âm) EA: Trong suốt thời gian
    cậu ấy ở tù,
  • 3:43 - 3:47
    liệu đã có bản án nào chưa
    hay chỉ bị bắt giam vậy thôi?
  • 3:47 - 3:51
    KW: Đáng ra lúc đó đã kết án
    và có thông báo về tiền bảo lãnh,
  • 3:51 - 3:53
    thì bản án sẽ bị bãi bỏ ...
  • 3:53 - 3:55
    vì chẳng có bằng chứng nào cả.
  • 3:55 - 3:58
    EA: Tôi đã gặp Kortney Williams
    khi đến lớp đại học của cô
  • 3:58 - 4:00
    để nói về "Unprisoned." (Thả tù)
  • 4:00 - 4:05
    Rồi cuối cùng, trong một tập, cô ấy
    lại phỏng vấn dì mình,Troylynn Robertson,
  • 4:05 - 4:09
    (Ghi âm) KW: Sau tất cả những điều
    xảy ra với con dì,
  • 4:09 - 4:14
    dì có muốn khuyên cháu
    điều gì khi cháu có con không?
  • 4:14 - 4:17
    (Ghi âm) Troylynn Roberston:
    Dì sẽ nói rằng khi cháu có con,
  • 4:17 - 4:20
    điều đầu tiên cháu nghĩ đến
    sẽ là tình thương
  • 4:20 - 4:22
    và sự chở che,
  • 4:22 - 4:24
    nhưng dì nói cháu này,
  • 4:24 - 4:27
    kể cả khi có thừa sự chở che
    để nuôi nấng chúng
  • 4:27 - 4:31
    với kiến thức về hệ thống pháp luật -
  • 4:31 - 4:34
    cháu biết đó, ta luôn
    kể lũ trẻ nghe về ông kẹ,
  • 4:34 - 4:37
    về kẻ xấu - những kẻ chúng phải dè chừng
  • 4:37 - 4:42
    nhưng ta không dạy chúng
    cách đề phòng hệ thống luật pháp.
  • 4:42 - 4:45
    EA: Vì hệ thống luật hình sự
    đang phân chia
  • 4:45 - 4:48
    không công bằng
    đối với người da màu,
  • 4:48 - 4:52
    chẳng lạ gì khi người trẻ
    như Kortney nhận được lời khuyên như thế.
  • 4:52 - 4:55
    Khi mới vào trường cấp 3
    nói với học sinh về "Unprisoned",
  • 4:55 - 4:59
    tôi nhận ra gần 1/3
    khán giả của tôi
  • 4:59 - 5:02
    có người thân đi tù.
  • 5:02 - 5:05
    (Ghi âm) Bé gái: Điều khó nhất
    là tìm ra nơi ông ở
  • 5:05 - 5:07
    hay ngày ông ra tòa.
  • 5:07 - 5:10
    Bé gái: Dạ, ổng vào tù đúng
    sinh nhật 1 tuổi của cháu.
  • 5:10 - 5:12
    Bé gái: Ba cháu làm bảo vệ.
  • 5:12 - 5:15
    Ba chứng kiến chú vào tù.
  • 5:15 - 5:17
    Và chú ấy bị chung thân.
  • 5:17 - 5:19
    EA: Theo Annie E. từ Quỹ Casey,
  • 5:19 - 5:28
    số người trẻ có cha đi tù đã tăng 500%
    từ 1980 tới 2000.
  • 5:28 - 5:32
    Hơn 5 triệu trẻ em ngày nay sẽ
    chứng kiến cha hoặc mẹ vào tù
  • 5:32 - 5:35
    vào lúc nào đó trong thời thơ ấu.
  • 5:35 - 5:40
    Nhưng con số này đặc biệt ảnh hưởng
    lên trẻ gốc Phi.
  • 5:40 - 5:43
    Khi chúng lên 14,
  • 5:43 - 5:47
    1 trên 4 trẻ gốc Phi sẽ
    phải tiễn cha mình vào tù
  • 5:47 - 5:51
    so với tỉ lệ 1/30 ở trẻ da trắng.
  • 5:51 - 5:56
    Một yếu tố chính quyết định tương lai
    thành công của cả tù nhân và con họ
  • 5:56 - 6:01
    là liệu họ có thể duy trì mối quan hệ
    trong quá trình giam giữ hay không.
  • 6:01 - 6:05
    Thế nhưng, cuộc gọi về nhà của
    tù nhân có thể mắc gấp 20 tới 30 lần
  • 6:05 - 6:07
    cuộc điện thoại thông thường,
  • 6:07 - 6:11
    nên nhiều gia đình
    chọn lựa liên lạc qua thư.
  • 6:11 - 6:13
    (Ghi âm: Đang mở thư)
  • 6:13 - 6:16
    Anissa Christmas: Anh hai thân yêu,
  • 6:16 - 6:19
    Năm nay, em sắp sang tuổi 16, LOL.
    Chẳng còn bé bỏng gì nhỉ?
  • 6:19 - 6:23
    Anh vẫn sẽ đưa em đi dạ hội chứ?
    Em nhớ anh lắm.
  • 6:23 - 6:26
    Anh là người duy nhất
    luôn thành thật với em.
  • 6:26 - 6:29
    Ước gì anh ở đây
    để nghe em xả hết tâm sự.
  • 6:29 - 6:33
    Rất nhiều chuyện xảy ra
    từ lần cuối em gặp anh.
  • 6:33 - 6:35
    (Giọng vỡ òa) Em có tin vui nè.
  • 6:35 - 6:38
    Em đạt giải nhất hội trại khoa học.
    Em là mọt sách.
  • 6:38 - 6:41
    Bọn em sắp thi quốc gia,
    tin nổi không?
  • 6:41 - 6:43
    Thời phổ thông qua nhanh dữ dội.
  • 6:43 - 6:47
    Chưa tới 2 năm nữa,
    là anh sẽ thấy em tốt nghiệp.
  • 6:47 - 6:51
    Em nghĩ nên viết cho anh
    vì biết trong đó buồn lắm
  • 6:51 - 6:54
    Em muốn làm anh vui.
  • 6:54 - 6:58
    Anissa viết thư cho anh mình
    khi em còn học lớp 11.
  • 6:58 - 7:03
    Cô bé nhét những lá thư của anh mình
    trên khung gương phòng ngủ,
  • 7:03 - 7:05
    và đọc đi đọc lại mãi.
  • 7:05 - 7:10
    Tôi hi vọng rằng có lý do chính đáng
    cho việc anh của Anissa phải ngồi tù.
  • 7:10 - 7:14
    Chúng ta đều muốn bánh xe công lý
    vận hành một cách đúng đắn
  • 7:14 - 7:16
    nhưng khi ta nhận ra
  • 7:16 - 7:19
    lý tưởng hào nhoáng ta được học
    lại khác rất xa
  • 7:19 - 7:23
    với những gì xảy ra trong nhà tù,
    buồng giam và phòng xử án.
  • 7:23 - 7:26
    (Ghi âm) Danny Engelberg:
    Bạn bước vào phòng xử án và....
  • 7:26 - 7:30
    Dù đã theo nghề khá lâu,
    nhưng mỗi lần như vậy,
  • 7:30 - 7:33
    tôi vẫn không khỏi bất ngờ:
    "Nhiều người da màu quá",
  • 7:33 - 7:38
    và tự hỏi người gốc Phi
    chiếm không tới 90% dân thành phố
  • 7:38 - 7:42
    vậy sao lại có tới 90% tù nhân
    là người Mỹ gốc Phi?
  • 7:42 - 7:46
    (Ghi âm) EA: Luật sư công Danny Engelberg
    không phải người duy nhất để ý
  • 7:46 - 7:49
    số lượng người gốc Phi ra tòa bang
    hay bất kỳ phiên tòa nào.
  • 7:49 - 7:53
    Thật khó để không nhận ra.
    EA: Ai đang ra tòa chờ xử án?
  • 7:53 - 7:54
    Họ trông ra sao?
  • 7:54 - 7:57
    (Ghi âm) Nam: Phần lớn là
    gốc Phi, như tôi.
  • 7:57 - 7:59
    Nam: Phần lớn, tôi cho là, 85%
  • 7:59 - 8:02
    đứng trước vành móng ngựa
    hoặc bị giam giữ là người da đen .
  • 8:02 - 8:05
    Nam: Ai đứng đợi? Toàn dân da đen.
  • 8:05 - 8:07
    Tuy cũng có vài người da trắng ở đây.
  • 8:07 - 8:12
    Nữ: Tôi cho là khoảng 85% đang đứng ở đây
    là Mỹ gốc Phi.
  • 8:12 - 8:16
    EA: Làm sao để một thanh niên
    da đen lớn lên ở Mỹ ngày nay
  • 8:16 - 8:19
    hiểu được công lý là gì?
  • 8:19 - 8:22
    Một câu chuyện "Unprisoned" khác
    là về một nhóm nhảy
  • 8:22 - 8:24
    đã biên đạo bài múa
    có tên "Hoods Up" (Đội mũ lên)
  • 8:24 - 8:27
    mà họ biểu diễn trước
    hội đồng thành phố.
  • 8:27 - 8:31
    Khi đó, Dawonta White
    đang học lớp 7.
  • 8:31 - 8:35
    (Ghi âm) Dawonta White: Chúng cháu
    mặc hoodie đen vì Trayvon Martin,
  • 8:35 - 8:38
    đã bị sát hại khi mặc hoodie.
  • 8:38 - 8:42
    Chúng cháu suy nghĩ kỹ và quyết định
    mặc hoodie giống Trayvon Martin.
  • 8:42 - 8:44
    (Ghi âm) EA: Ai nảy ra ý tưởng đó?
  • 8:44 - 8:46
    DW: Cả nhóm đều nhất trí.
  • 8:46 - 8:49
    Cháu đã hơi sợ nhưng
    rồi cũng quen.
  • 8:49 - 8:53
    Cháu thấy đó là quyết định đúng
    để thu hút sự chú ý của mọi người.
  • 8:53 - 8:57
    (Ghi âm) EA: Shraivell Brown là biên đạo
    và diễn viên múa khác của "Hoods Up."
  • 8:57 - 9:00
    Cậu kể là cảnh sát chỉ trích
    những người như mình.
  • 9:00 - 9:03
    Cậu cảm giác bị phán xét vì những gì
    người da đen khác có thể đã làm.
  • 9:03 - 9:07
    EA: Em muốn cảnh sát nhìn mình thế nào,
    và muốn họ nghĩ ra sao?
  • 9:07 - 9:08
    SB: Em không phải là mối đe dọa
  • 9:08 - 9:12
    EA: Vì sao họ lại nghĩ vậy?
    Em nói em 14 tuổi?
  • 9:12 - 9:17
    SB: Dạ, em 14, nhưng vì
    ổng nói có nhiều thằng da đen
  • 9:17 - 9:20
    là trộm cướp hay gangster các loại,
  • 9:20 - 9:24
    em không muốn họ nghĩ vậy về em.
  • 9:24 - 9:26
    EA: Cho những người da trắng như tôi,
  • 9:26 - 9:30
    điều dễ dàng và thoải mái nhất
    là không quan tâm --
  • 9:30 - 9:34
    rồi cho là hệ thống pháp luật
    hình sự vẫn đang làm tốt.
  • 9:34 - 9:38
    Nhưng nếu không phải là ta
    có trách nhiệm hoài nghi về nó
  • 9:38 - 9:41
    thì ai sẽ làm việc này?
  • 9:41 - 9:45
    Có một giáo đường Do Thái ở đây
    giảng về sự bắt giam tập thể,
  • 9:45 - 9:47
    và nhiều giáo sĩ đã kết luận rằng
  • 9:47 - 9:51
    vì bắt bớ tập thể đã ném quá nhiều
    đời người vào hố sâu,
  • 9:51 - 9:53
    nó càng tạo ra nhiều tội ác --
  • 9:53 - 9:56
    khiến người ta càng dễ gặp nguy hiểm.
  • 9:56 - 9:58
    Theo giáo sĩ Teri Hunter,
  • 9:58 - 10:02
    bước đầu để tiến tới hành động
    là sự thấu hiểu.
  • 10:02 - 10:07
    Việc tất cả chúng ta nhận ra
    trách nhiệm của mình đối với vấn đề này
  • 10:07 - 10:11
    là rất quan trọng
    kể cả khi không dễ để nhận ra điều đó.
  • 10:11 - 10:14
    (Ghi âm) Teri Hunter:
    Bổn phận của chúng ta
  • 10:14 - 10:19
    không phải là đóng sầm cửa lại
    rồi dửng dưng nói: "Chẳng phải mình".
  • 10:19 - 10:23
    Người Do Thái
    chúng ta đã kinh qua điều đó:
  • 10:23 - 10:25
    "Không phải ta"
    (Thế chiến thứ 2)
  • 10:25 - 10:31
    Và khi xã hội quay lưng,
    hậu quả đã được ghi trong lịch sử.
  • 10:31 - 10:35
    Trách nhiệm của người Do Thái
  • 10:35 - 10:38
    và của thành viên của cộng đồng này
  • 10:38 - 10:41
    là giáo dục cộng đồng --
  • 10:41 - 10:44
    chí ít là tại giáo đường của ta --
  • 10:44 - 10:48
    ở mức độ mà ta có thể.
  • 10:48 - 10:51
    EA: Tôi vẫn dùng đại từ
    "ta" và "chúng ta"
  • 10:51 - 10:56
    vì đây là hệ thống pháp luật của cả ta
    và con em chúng ta.
  • 10:56 - 10:58
    Ta bầu chọn công tố viên quận,
  • 10:58 - 11:02
    thẩm phán và nhà làm luật
    để điều hành những hệ thống này
  • 11:02 - 11:04
    cho chúng ta - người dân.
  • 11:04 - 11:08
    Là một xã hội,
    ta sẵn sàng bắt nhầm người vô tội
  • 11:08 - 11:12
    còn hơn bỏ sót kẻ có tội.
  • 11:12 - 11:16
    Ta bầu cử những chính trị gia
    sợ mang tiếng "dễ dãi với tội ác"
  • 11:16 - 11:19
    cổ vũ họ thông qua những đạo luật hà khắc
  • 11:19 - 11:24
    và chi nguồn lực khổng lồ để bắt bớ.
  • 11:24 - 11:25
    Khi một tội ác xảy ra,
  • 11:25 - 11:30
    ham muốn trừng phạt chớp nhoáng
    đã nuôi lớn văn hóa cảnh sát
  • 11:30 - 11:33
    bẻ hướng chú trọng
    tìm tội phạm thật nhanh,
  • 11:33 - 11:37
    trong khi thường thiếu nguồn lực
    để điều tra xuyên suốt
  • 11:37 - 11:41
    hay thiếu sự kiểm soát
    trong quá trình điều tra.
  • 11:41 - 11:45
    Chúng ta không "kiểm định" công tố viên.
  • 11:45 - 11:48
    Trên cả nước,
    những thập kỷ gần đây,
  • 11:48 - 11:52
    trong khi đói nghèo
    và tội phạm đều giảm
  • 11:52 - 11:57
    số công tố viên tuyển vào và
    số vụ án họ ghi nhận lại tăng lên.
  • 11:57 - 12:00
    Công tố viên quyết định
    có hay không
  • 12:00 - 12:05
    việc chống lại lệnh bắt giam
    và tên bản án ghi lại là gì,
  • 12:05 - 12:11
    ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian
    bị cáo có thể phải ngồi tù.
  • 12:11 - 12:16
    Chỉ có một lần ta "kiểm định"
    công tố viên, đó là phần biện hộ.
  • 12:16 - 12:20
    Hãy tưởng tượng Nữ thần Tự do:
    người phụ nữ bịt mắt giữ cán cân
  • 12:20 - 12:24
    đại diện cho sự cân bằng của
    hệ thống luật pháp.
  • 12:24 - 12:27
    Rủi thay, cán cân bị lệch.
  • 12:27 - 12:33
    Phần lớn luật sư biện hộ trong nước
    là do chính quyền chỉ định.
  • 12:33 - 12:37
    Những luật sư công này
    nhận được tiền công ít hơn khoảng 30%
  • 12:37 - 12:39
    so với công tố viên quận,
  • 12:39 - 12:42
    và họ thường có lượng việc
    lớn hơn rất nhiều
  • 12:42 - 12:46
    so với đề xuất của
    Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA).
  • 12:46 - 12:50
    Sheila Phipps đã nói,
    có những người đáng phải vào tù
  • 12:50 - 12:58
    nhưng khó để buộc tội người vô tội
    khi kết quả của ai cũng quá giống nhau.
  • 12:58 - 13:00
    Chúng ta đều mưu cầu công lý.
  • 13:00 - 13:04
    Nhưng khi quy trình chèn ép
    bị cáo một cách quá nặng nề,
  • 13:04 - 13:06
    rất khó để đạt được công lý.
  • 13:06 - 13:11
    Hệ thống luật pháp hoạt động
    vì người dân chúng ta.
  • 13:11 - 13:13
    Nếu chúng ta không thích
    những gì đang diễn ra,
  • 13:13 - 13:16
    thì chính ta phải là người thay đổi nó.
  • 13:16 - 13:18
    Xin cảm ơn!
  • 13:18 - 13:24
    (Vỗ tay)
Title:
Câu chuyện về con người đằng sau sự bắt giam hàng loạt
Speaker:
Eve Abrams
Description:

Số người bị giam giữ tại Mỹ, theo chuyên gia phân tích tư liệu Eve Abrams, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Và từ 1% tới 4% trong số đó có thể là người vô tội. Đó là 87.000 người anh, người chị, người mẹ, người cha -- phần lớn là người Mỹ gốc Phi - bị chia rẽ một cách không cần thiết với gia đình, với cuộc sống và ước mơ bị gián đoạn. Sử dụng những đoạn ghi âm từ các buổi phỏng vấn tù nhân và gia đình họ, Abrams chia sẻ những câu chuyện cảm động về nạn nhân của sự bắt giam hàng loạt và kêu gọi mọi người cùng đứng lên để đảm bảo rằng hệ thống pháp luật vận hành một cách công bằng với tất cả.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:39

Vietnamese subtitles

Revisions