Return to Video

Tiêm ngừa cho dơi có thể dạy ta điều gì về đại dịch?

  • 0:01 - 0:03
    Câu chuyện tôi sắp kể bạn nghe hôm nay,
  • 0:03 - 0:06
    bắt đầu vào năm 2006.
  • 0:06 - 0:09
    Đó là lần đầu tôi được nghe
    về đợt bùng phát của một căn bệnh kì quái
  • 0:09 - 0:12
    đang diễn ra trong
    rừng mưa nhiệt đới Amazon, Peru.
  • 0:12 - 0:15
    Những người mắc bệnh,
  • 0:15 - 0:18
    biểu hiện những triệu chứng
    kinh khủng và đáng sợ.
  • 0:18 - 0:19
    Họ bị đau đầu khủng khiếp,
  • 0:19 - 0:21
    họ không thể ăn uống được.
  • 0:21 - 0:23
    Thậm chí vài người còn bị ảo giác--
  • 0:23 - 0:24
    khiến họ lú lẫn và hung hăng.
  • 0:25 - 0:27
    Điều tệ nhất trong tất cả
  • 0:27 - 0:29
    đó là có rất nhiều nạn nhân là trẻ em.
  • 0:29 - 0:32
    Và trong số những người bị bệnh,
  • 0:32 - 0:33
    không ai sống sót cả.
  • 0:35 - 0:37
    Cuối cùng, thứ giết họ là một chủng virus,
  • 0:37 - 0:40
    chẳng phải là Ebola, cũng không phải Zika,
  • 0:40 - 0:43
    thậm chí đó chẳng phải là chủng virus mới
    mà khoa học chưa tìm thấy.
  • 0:44 - 0:46
    Những người này tử vong vì
    một sát thủ cổ xưa,
  • 0:46 - 0:48
    kẻ mà chúng ta đã biết hàng thế kỉ nay.
  • 0:48 - 0:50
    Họ chết vì bệnh dại.
  • 0:51 - 0:54
    Điểm giống nhau giữa những nạn nhân đó là
    giữa lúc họ đang ngủ,
  • 0:54 - 0:59
    họ đều bị cắn bởi loài động vật có vú
    duy nhất chỉ sống dựa vào việc hút máu:
  • 0:59 - 1:00
    dơi quỷ hút máu.
  • 1:01 - 1:04
    Những dịch bệnh lây truyền
    từ dơi sang người này,
  • 1:04 - 1:07
    đang ngày càng trở nên phổ biến
    trong vài thập kỷ vừa qua.
  • 1:07 - 1:09
    Năm 2003, đó là SARS.
  • 1:09 - 1:12
    Khởi phát từ chợ buôn động vật
    Trung Quốc và sau đó lan ra toàn cầu.
  • 1:12 - 1:17
    Chủng virus đó, cũng như virus từ Peru,
    có nguồn gốc từ loài dơi,
  • 1:17 - 1:19
    có lẽ virus đã ẩn náu trong loài dơi,
    suốt nhiều thế kỉ qua.
  • 1:20 - 1:25
    Rồi mười năm sau, chúng ta thấy
    Ebola xuất hiện ở Tây Phi,
  • 1:25 - 1:27
    và khiến mọi người đều bất ngờ,
  • 1:27 - 1:29
    vì vào lúc đó,
    theo như những hiểu biết khoa học,
  • 1:29 - 1:31
    Ebola lẽ ra không tồn tại ở Tây Phi.
  • 1:32 - 1:35
    Điều đó dẫn tới đợt bùng phát Ebola
    lớn nhất và lây lan xa nhất
  • 1:35 - 1:37
    trong lịch sử.
  • 1:38 - 1:40
    Có một xu hướng đáng lo ngại ở đây,
    phải không nào?
  • 1:40 - 1:44
    Virus nguy hiểm chết người xuất hiện ở nơi
    mà chúng ta không nghĩ tới,
  • 1:44 - 1:46
    và đối với sức khoẻ cộng động,
  • 1:46 - 1:47
    chúng ta đã bị bất ngờ.
  • 1:47 - 1:50
    Chúng ta liên tục đuổi theo
    những dịch bệnh do virus gây ra
  • 1:50 - 1:52
    trong vòng lặp vô hạn này,
  • 1:52 - 1:56
    luôn cố gắng tìm ra những dịch bệnh
    sau khi chúng đã bùng phát.
  • 1:56 - 1:59
    Nhiều dịch bệnh mới xuất hiện hàng năm,
  • 1:59 - 2:01
    bây giờ chính là lúc
  • 2:01 - 2:04
    ta bắt đầu suy nghĩ về
    những gì mà ta có thể làm.
  • 2:04 - 2:06
    Nếu ta chỉ đợi
    đến khi dịch Ebola kế tiếp xuất hiện,
  • 2:06 - 2:08
    có khi lần tới ta không ăn may được nữa.
  • 2:08 - 2:10
    Ta có thể gặp một chủng virus mới,
  • 2:10 - 2:11
    một chủng chết chóc hơn,
  • 2:11 - 2:14
    lây lan nhanh hơn,
  • 2:14 - 2:17
    hay hoàn toàn không thể điều chế
    vắc xin kịp thời,
  • 2:17 - 2:19
    khiến ta không kịp trở tay.
  • 2:20 - 2:23
    Vậy ta có thể dự báo được
    các dịch bệnh toàn cầu hay không?
  • 2:23 - 2:24
    Liệu ta có thể chặn đứng chúng?
  • 2:24 - 2:28
    Đó là những câu hỏi khó trả lời,
  • 2:28 - 2:30
    bởi vì các dịch bệnh nguy hiểm--
  • 2:30 - 2:32
    các dịch bệnh lây lan toàn cầu,
  • 2:32 - 2:34
    các dịch bệnh chúng ta muốn dự báo trước--
  • 2:34 - 2:36
    chúng là những sự kiện
    rất hiếm khi xảy ra.
  • 2:36 - 2:39
    Với chúng ta, đó là một điều tốt--
  • 2:39 - 2:40
    nhờ đó mà ta còn ở đây chém gió được.
  • 2:41 - 2:46
    Nhưng từ một góc nhìn khoa học,
    có một rắc rối nho nhỏ.
  • 2:47 - 2:49
    Bởi vì nếu một việc chỉ xảy ra
    một hay hai lần,
  • 2:49 - 2:51
    sẽ chẳng có đủ dữ liệu
    để tìm ra mô hình mẫu.
  • 2:51 - 2:55
    Mô hình có thể cho ta biết dịch bệnh kế
    sẽ diễn ra khi nào hay tại đâu.
  • 2:56 - 2:57
    Vậy ta làm gì bây giờ?
  • 2:58 - 3:03
    Tôi nghĩ rằng một giải pháp mà ta có
    đó là nghiên cứu cách một vài chủng virus
  • 3:03 - 3:06
    thường lây truyền từ
    động vật hoang dã sang người,
  • 3:06 - 3:09
    hoặc sang thú cưng hay gia súc gia cầm
    mà con người thường nuôi,
  • 3:09 - 3:12
    kể cả khi chúng không phải là chủng vius
  • 3:12 - 3:14
    mà chúng ta cho rằng có thể gây đại dịch.
  • 3:14 - 3:17
    Nếu ta có thể dùng các virus
    nguy hiểm thường gặp
  • 3:17 - 3:18
    để tìm ra các mô hình mẫu
  • 3:18 - 3:22
    cho biết điều gì khiến virus bắt đầu
    lây truyền từ loài này sang loài khác,
  • 3:22 - 3:25
    và nhiều khả năng chúng ta có thể
    ngăn chặn nó.
  • 3:25 - 3:27
    Sau đó ta sẽ có được sự phòng bị tốt hơn
  • 3:27 - 3:30
    với các virus ít lây lan giữa các loài hơn
  • 3:30 - 3:32
    nhưng tiềm tàng khả năng gây đại dịch.
  • 3:32 - 3:35
    Bệnh dại, dù có vẻ rất tệ,
  • 3:35 - 3:39
    nhưng thật ra lại là virus rất phù hợp
    trong trường hợp này.
  • 3:40 - 3:43
    Bạn thấy đó, dại là một chủng virus
    đáng sợ và đầy chết chóc.
  • 3:44 - 3:45
    Tỉ lệ tử vong là 100 phần trăm.
  • 3:45 - 3:49
    Điều đó nghĩa là nếu bạn bị dại
    và không được điều trị sớm,
  • 3:49 - 3:51
    thì bác sĩ cũng bó tay.
  • 3:51 - 3:52
    Không có thuốc chữa trị.
  • 3:52 - 3:53
    Bạn chết chắc.
  • 3:55 - 3:58
    Bệnh dại không chỉ là
    một vấn đề của quá khứ nữa.
  • 3:59 - 4:03
    Ngày nay, bệnh dại vẫn giết khoảng
    50 đến 60 ngàn người mỗi năm.
  • 4:04 - 4:07
    Hãy xem con số này ở một góc độ khác.
  • 4:07 - 4:10
    Tưởng tượng toàn bộ đợt bùng phát
    dịch Ebola Tây Phi--
  • 4:10 - 4:12
    diễn ra khoảng hai năm rưỡi;
  • 4:12 - 4:14
    Bạn dồn tất cả số người tử vong ấy
  • 4:14 - 4:15
    vào một năm.
  • 4:15 - 4:17
    Nghe khá là kinh khủng.
  • 4:17 - 4:19
    Rồi giờ bạn nhân số này lên bốn lần,
  • 4:19 - 4:21
    và đó là những gì bệnh dại
    gây ra mỗi năm.
  • 4:24 - 4:28
    Điều khiến bệnh dại khác với
    một virus như Ebola đó là
  • 4:28 - 4:30
    khi một người mắc bệnh,
  • 4:30 - 4:32
    họ không lây tiếp cho người khác.
  • 4:33 - 4:37
    Điều này nghĩa là mỗi lần
    ai đó bị bệnh dại,
  • 4:37 - 4:39
    vì người đó bị một loài động vật
    mang virus dại cắn,
  • 4:39 - 4:41
    thường là chó hoặc dơi.
  • 4:41 - 4:45
    Nhưng nó cũng đồng nghĩa là,
    mỗi lần lây truyền giữa các loài vật,
  • 4:45 - 4:49
    điều rất quan trọng mà chúng ta cần hiểu,
    nhưng hiếm khi xảy ra ở các virus khác,
  • 4:49 - 4:52
    đối với bệnh dại, lại xảy ra
    vài ngàn lần.
  • 4:53 - 4:56
    Nói một cách khác, virus dại
    giống như ruồi giấm hoặc
  • 4:56 - 4:58
    chuột lang để tìm hiểu
    các loại virus chết người.
  • 4:59 - 5:03
    Đây là loại virus chúng ta có thể
    dùng để tìm các mô hình mẫu
  • 5:03 - 5:05
    và thử nghiệm các giải pháp mới.
  • 5:06 - 5:09
    Vì thế, khi tôi lần đầu nghe về
    đợt bùng phát bệnh dại
  • 5:09 - 5:10
    tại vùng sông Amazon ở Peru,
  • 5:10 - 5:12
    nó giúp tôi nhận ra
    một ý tưởng đầy tiềm năng
  • 5:12 - 5:16
    vì đây là loại virus lây từ
    dơi sang các loài khác
  • 5:16 - 5:19
    đủ nhiều để chúng ta có thể
    dự đoán trước được...
  • 5:19 - 5:21
    Và thậm chí có thể chặn đứng nó.
  • 5:21 - 5:24
    Vì thế một đứa
    sinh viên cao học năm nhất như tôi
  • 5:24 - 5:26
    với một ít kí ức về các lớp học
    tiếng Tây Ban Nha,
  • 5:26 - 5:29
    tôi nhảy lên một chiếc máy bay
    và bay vèo tới Peru,
  • 5:29 - 5:31
    đi tìm dơi quỷ hút máu.
  • 5:31 - 5:35
    Và những năm đầu của dự án này
    thật sự khá khó nhằn.
  • 5:36 - 5:40
    Tôi không thiếu các kế hoạch tham vọng
    để chấm dứt bệnh dại ở Nam Mỹ,
  • 5:40 - 5:42
    nhưng cùng lúc đó,
  • 5:42 - 5:45
    có vẻ như cũng có vô vàn
    khó khăn và thử thách,
  • 5:45 - 5:49
    mất điện, ký sinh trùng xuất hiện
    để ngăn tôi lại.
  • 5:49 - 5:51
    Nhưng đó là một phần của nghiên cứu,
  • 5:51 - 5:53
    và làm việc tại Nam Mỹ,
  • 5:53 - 5:55
    với tôi, đó là một phần
    của chuyến phiêu lưu.
  • 5:56 - 5:59
    Nhưng điều giúp tôi tiếp tục làm việc
  • 5:59 - 6:01
    là những kiến thức, mà lần đầu tiên,
  • 6:01 - 6:03
    những gì tôi làm có thể thật sự
    tác động rõ rệt
  • 6:03 - 6:05
    cuộc sống của mọi người trong ngắn hạn.
  • 6:05 - 6:07
    Và điều tôi quan tâm nhất
  • 6:07 - 6:09
    là khi tôi đến rừng Amazon
  • 6:09 - 6:11
    và cố đi bắt dơi quỷ hút máu.
  • 6:12 - 6:15
    Bạn thấy đó, tất cả những gì chúng tôi làm
    là đến từng làng và hỏi:
  • 6:15 - 6:18
    "Ai vừa mới bị dơi cắn gần đây nào?"
  • 6:18 - 6:20
    Và nhiều người giơ tay lên,
  • 6:20 - 6:22
    vì ở những cộng đồng này,
  • 6:22 - 6:25
    bị dơi cắn là chuyện thường ngày ở huyện,
  • 6:25 - 6:26
    chúng xảy ra mỗi ngày.
  • 6:27 - 6:30
    Thế là tất cả những gì tụi tôi phải làm
    là vô đúng nhà,
  • 6:30 - 6:31
    giăng một cái lưới
  • 6:31 - 6:32
    và đến đó vào ban đêm,
  • 6:32 - 6:36
    và đợi lũ dơi đến kiếm máu người.
  • 6:37 - 6:43
    Vì thế với tôi, nhìn thấy một đứa trẻ
    có vết cắn ở đầu hay vết máu trên áo,
  • 6:43 - 6:45
    là nguồn động lực to lớn đủ để
  • 6:45 - 6:47
    vượt qua bất cứ khó khăn hậu cần
    hay cơn đau đầu nào
  • 6:47 - 6:49
    mà tôi gặp phải trong những ngày đó.
  • 6:51 - 6:53
    Vì chúng tôi phải làm việc cả đêm,
  • 6:53 - 6:57
    nên tôi có nhiều thời gian để nghĩ xem
    phải giải quyết vấn đề này thế nào,
  • 6:57 - 7:00
    Và rõ ràng với tôi có hai câu hỏi nổi bật.
  • 7:00 - 7:04
    Đầu tiên, ta biết rằng con người bị
    dơi cắn thường xuyên,
  • 7:04 - 7:06
    nhưng các đợt dịch dại
    không diễn ra thường lắm --
  • 7:06 - 7:09
    mỗi vài năm hay thậm chí vài chục năm,
  • 7:09 - 7:10
    mới có một đợt dịch dại.
  • 7:10 - 7:14
    Do đó nếu chúng ta có thể dự báo
    đợt dịch kế tiếp xảy ra ở đâu và khi nào,
  • 7:14 - 7:16
    đó sẽ là cơ hội thật sự,
  • 7:16 - 7:18
    để chúng ta tiêm ngừa cho mọi người,
  • 7:18 - 7:20
    trước khi ai đó tử vong.
  • 7:20 - 7:23
    Nhưng mặt khác,
  • 7:23 - 7:26
    tiêm ngừa cùng lắm chỉ là
    miếng băng vết thương tạm thời,
  • 7:26 - 7:28
    chỉ là chiến thuật kiểm soát tổn thất.
  • 7:28 - 7:31
    Dĩ nhiên, nó cứu được nhiều người
    và ta cần phải làm thế,
  • 7:31 - 7:33
    nhưng suy cho cùng,
  • 7:33 - 7:35
    bất kể bao nhiêu con bò,
    bao nhiêu người mà ta tiêm ngừa,
  • 7:35 - 7:39
    lượng dơi mang bệnh dại vẫn không đổi.
  • 7:39 - 7:42
    Nguy cơ bị cắn vẫn giữ nguyên.
  • 7:42 - 7:43
    Thế nên câu hỏi thứ hai của tôi là:
  • 7:43 - 7:47
    Liệu ta thể chặn virus
    ngay tại nguồn của nó không?
  • 7:47 - 7:51
    Nếu chúng ta, bằng cách nào đó,
    có thể giảm số dơi bị dại,
  • 7:51 - 7:53
    chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc chơi.
  • 7:53 - 7:54
    Ta đang nói về về sự thay đổi
  • 7:54 - 7:57
    từ chiến thuật kiểm soát tổn thất
    thành dự phòng.
  • 7:59 - 8:01
    Vậy ta bắt đầu như thế nào đây?
  • 8:01 - 8:03
    Đầu tiên chúng ta cần hiểu được
  • 8:03 - 8:06
    virus này hoạt động ra sao trên
    vật chủ tự nhiên của nó--
  • 8:06 - 8:07
    loài dơi.
  • 8:07 - 8:10
    Và đó là một yêu cầu cao cho
    bất kì bệnh truyền nhiễm nào,
  • 8:10 - 8:14
    đặc biệt là với một loài thường
    lẩn trốn như là loài dơi,
  • 8:14 - 8:15
    nhưng ta vẫn cần bắt đầu từ đâu đó.
  • 8:16 - 8:19
    Chúng tôi chọn cách bắt đầu
    tìm hiểu các dữ liệu lịch sử.
  • 8:20 - 8:23
    Các đợt bùng phát này xảy ra
    khi nào và ở đâu - trong quá khứ?
  • 8:23 - 8:26
    Và rõ ràng là virus dại
  • 8:26 - 8:28
    phải liên tục di chuyển,
  • 8:28 - 8:29
    chúng không thể đứng yên.
  • 8:29 - 8:32
    Virus dại có thể quanh quẩn ở
    một khu vực trong một hoặc hai năm,
  • 8:32 - 8:35
    nhưng trừ khi nó có thể tìm
    một đàn dơi mới để lây lan nơi khác,
  • 8:35 - 8:37
    chủng virus dại đó sẽ tiệt chủng.
  • 8:38 - 8:43
    Như vậy, chúng tôi đã biết được một yếu tố
    quan trọng trong việc lan truyền của dại.
  • 8:44 - 8:46
    Tôi biết mình phải đối phó
    với một virus di động,
  • 8:46 - 8:48
    nhưng tôi vẫn chưa biết
    nó sẽ đi đâu.
  • 8:49 - 8:53
    Hơn nữa, điều tôi muốn giống như
    một dự báo kiểu Google Maps,
  • 8:53 - 8:56
    nghĩa là: "Điểm đến tiếp theo
    của virus là ở đâu?"
  • 8:56 - 8:58
    "Chúng sẽ đi đường nào
    để đến đó?"
  • 8:58 - 9:00
    "Chúng đi nhanh cỡ nào?"
  • 9:01 - 9:05
    Để làm được điều này,
    tôi tìm hiểu về bộ gen của virus dại.
  • 9:05 - 9:09
    Bạn thấy đấy, giống như nhiều virus khác
    virus dại có bộ gen khá bé nhỏ,
  • 9:09 - 9:11
    nhưng chúng tiến hóa thật sự rất nhanh.
  • 9:12 - 9:16
    Đủ nhanh để khi virus vừa đến
    địa điểm tiếp theo,
  • 9:16 - 9:19
    chúng đã có vài đột biến mới rồi.
  • 9:19 - 9:22
    Vì vậy, những gì ta cần làm là
    liên kết các điểm
  • 9:22 - 9:24
    trên cây tiến hóa lại với nhau,
  • 9:24 - 9:26
    và điều đó sẽ cho ta biết virus
    đã ở đâu trước đó
  • 9:26 - 9:29
    và làm thế nào nó lây được qua địa hình.
  • 9:29 - 9:32
    Thế nên, tôi bắt đầu đi tìm não bò,
  • 9:32 - 9:34
    vì đó là nơi mà bạn
    tìm được virus dại.
  • 9:35 - 9:40
    Và các từ bộ gen được giải mã
    từ những virus trong não bò,
  • 9:40 - 9:41
    tôi đã có thể biết được
  • 9:41 - 9:44
    virus dại đã lây lan từ
    16 đến 32 km một năm.
  • 9:45 - 9:49
    Được rồi, vậy là ta đã có
    tốc độ lây lan tối đa của virus,
  • 9:49 - 9:53
    nhưng vẫn thiếu một yếu tố quan trọng
    đó là hướng lây ban đầu của virus.
  • 9:54 - 9:59
    Về mặt đó, tôi cần suy nghĩ như loài dơi,
  • 9:59 - 10:00
    bởi vì dại là một virus--
  • 10:00 - 10:01
    nó không tự đi được,
  • 10:01 - 10:04
    nó chỉ có thể di chuyển nhờ vào
    vật chủ là loài dơi,
  • 10:04 - 10:08
    nên tôi cần nghĩ xem loài dơi
    bay được bao xa và bao lâu bay một lần.
  • 10:08 - 10:11
    Việc này thì trí tưởng tưởng
    không giúp tôi được nhiều lắm
  • 10:11 - 10:15
    và các thiết bị theo dõi chúng tôi
    đã gắn trên dơi cũng chẳng khá hơn.
  • 10:15 - 10:17
    Chúng tôi chẳng thể có được
    thông tin mà tôi cần.
  • 10:17 - 10:20
    Thay vì vậy, chúng tôi tìm hiểu
    về việc ghép đôi của dơi.
  • 10:20 - 10:22
    Chúng tôi có thể xem một số phần
    trong bộ gen dơi,
  • 10:22 - 10:26
    và điều đó cho ta biết vài nhóm dơi
    chơi với nhau
  • 10:26 - 10:27
    và vài nhóm thì bị ế (cô lập).
  • 10:27 - 10:32
    Và virus về cơ bản, sẽ đi theo con đường
    mà bộ gen của dơi đã tạo sẵn.
  • 10:33 - 10:36
    Một trong những con đường này
    nổi lên một cách khá bất ngờ--
  • 10:36 - 10:37
    hơi khó để tin được.
  • 10:38 - 10:42
    Đó là con đường đi xuyên qua
    dãy Andes ở Peru,
  • 10:42 - 10:44
    từ Amazon đến bờ biển Thái Bình Dương,
  • 10:44 - 10:47
    và điều đó hơi bị khó tin,
  • 10:47 - 10:49
    như tôi đã nói,
  • 10:49 - 10:52
    dãy Andes khá là cao,
    khoảng 6700 mét,
  • 10:52 - 10:55
    và như vậy là quá cao
    để lũ dơi có thể bay vượt qua.
  • 10:56 - 10:57
    Thế nhưng--
  • 10:57 - 10:58
    (Cười nhẹ)
  • 10:58 - 11:00
    khi chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn,
  • 11:00 - 11:02
    tôi thấy, tại một phần phía Nam Peru,
  • 11:02 - 11:05
    có một mạng lưới thung lũng
    không quá cao,
  • 11:05 - 11:08
    cho phép đàn dơi ở bên này
    có thể qua chơi với dơi bên kia.
  • 11:08 - 11:10
    Và khi tôi tìm hiểu kĩ hơn nữa --
  • 11:10 - 11:13
    rõ ràng virus dại đã lây lan
    thông qua những thung lũng này,
  • 11:13 - 11:15
    chỉ khoảng mười dặm mỗi năm,
  • 11:15 - 11:18
    gần giống hệt như mô hình
    tiến hóa của chúng tôi đã dự đoán.
  • 11:18 - 11:20
    Điều tôi chưa nói với bạn
  • 11:20 - 11:22
    là điều đó có vẻ khá quan trọng,
  • 11:22 - 11:26
    bởi vì bệnh dại hầu như chưa từng
    được phát hiện ở phía tây dãy Andes,
  • 11:26 - 11:29
    hay toàn bộ phía bờ Thái Bình Dương
    của Nam Mỹ,
  • 11:29 - 11:33
    thế nên tôi đang chứng kiến, trực tiếp,
    một cuộc đổ bộ lần đầu trong lịch sử
  • 11:33 - 11:36
    vào một phần khá lớn của Nam Mỹ,
  • 11:36 - 11:37
    điều này đưa ra câu hỏi quan trọng:
  • 11:37 - 11:39
    "Chúng ta sẽ làm gì với thông tin này?"
  • 11:40 - 11:43
    Điều trước mắt chúng tôi có thể là
    nhắn nhủ mọi người:
  • 11:43 - 11:46
    bạn cần tiêm ngừa dại cho
    bản thân và cả vật nuôi của bạn,
  • 11:46 - 11:47
    Bệnh dại đang đến.
  • 11:48 - 11:49
    Nhưng nhìn xa hơn,
  • 11:49 - 11:52
    sẽ hữu ích hơn nếu chúng tôi
    có thể sử dụng thông tin mới này
  • 11:52 - 11:55
    để ngăn chặn virus xuất hiện cùng lúc.
  • 11:56 - 11:59
    Dĩ nhiên, ta chẳng thể bảo bọn dơi:
    "Bữa nay nghỉ bay nha"
  • 11:59 - 12:03
    nhưng ta có thể ngăn chặn virus
    lây lan cùng với đàn dơi.
  • 12:04 - 12:07
    Và điều đó đưa chúng tôi đến
    bài học quan trọng
  • 12:07 - 12:10
    trong chương trình quản lý bệnh dại
    trên khắp thế giới,
  • 12:10 - 12:15
    dù cho đó là chó, cáo,
    chồn hôi hay gấu mèo,
  • 12:15 - 12:18
    dù là Nam Mỹ, châu Phi hay châu Âu,
  • 12:18 - 12:21
    đó là tiêm ngừa cho động vật
    là biện pháp duy nhất chặn đứng bệnh dại.
  • 12:22 - 12:25
    Vậy chúng ta có thể
    tiêm ngừa cho dơi không?
  • 12:27 - 12:29
    Bạn đã nghe về tiêm ngừa
    cho chó mèo suốt ngày rồi,
  • 12:29 - 12:32
    nhưng bạn chưa nghe nhiều về
    tiêm ngừa cho dơi.
  • 12:33 - 12:35
    Nghe có vẻ như là một câu hỏi điên rồ,
  • 12:35 - 12:40
    nhưng tin tốt là chúng ta đã có
    vắc-xin dại dạng thức ăn
  • 12:40 - 12:42
    được thiết kế dành riêng cho dơi.
  • 12:42 - 12:44
    Và điều còn tuyệt vời hơn
  • 12:44 - 12:48
    là những vắc xin này có thể được truyền
    từ chú dơi này sang chú dơi khác.
  • 12:48 - 12:51
    Tất cả những gì bạn cần là
    phết vắc xin lên một con dơi
  • 12:51 - 12:53
    và để thói quen liếm láp nhau
    của loài dơi
  • 12:53 - 12:55
    làm nốt phần việc còn lại cho bạn.
  • 12:55 - 12:57
    Điều này nghĩa là, ít ra thì,
  • 12:58 - 13:01
    chúng ta không phải tiêm vắc-xin
    cho hàng triệu con dơi, từng con một
  • 13:01 - 13:02
    với những kim tiêm nhỏ xíu.
  • 13:02 - 13:04
    (Cười nhẹ)
  • 13:04 - 13:07
    Nhưng chỉ vì chúng ta có công cụ
    không có nghĩa là ta biết cách dùng.
  • 13:07 - 13:10
    Giờ bọn tôi có cả đống câu hỏi khác.
  • 13:10 - 13:12
    Cần phải tiêm ngừa cho bao nhiêu con dơi?
  • 13:12 - 13:14
    Tiêm ngừa vào mùa nào?
  • 13:14 - 13:17
    Mỗi năm tiêm ngừa mấy lần?
  • 13:18 - 13:21
    Tất cả những câu hỏi này là nền tảng
  • 13:21 - 13:23
    để tiến hành bất kì chiến dịch tiêm ngừa,
  • 13:23 - 13:26
    nhưng đó là các câu hỏi mà
    tôi khó trả lời từ phòng thí nghiệm.
  • 13:26 - 13:29
    Thay vì vậy, chúng tôi có
    cách tiếp cận khác đầy màu sắc hơn.
  • 13:29 - 13:33
    Chúng tôi sử dụng dơi thật
    nhưng vắc-xin giả.
  • 13:34 - 13:36
    Chúng tôi dùng thức ăn gel khiến
    lông dơi phát sáng
  • 13:36 - 13:40
    và bột UV dễ lan truyền giữa đàn dơi
    khi chúng gặp nhau,
  • 13:40 - 13:43
    và nó giúp tôi nghiên cứu cách
    một vắc-xin thật có thể lan truyền
  • 13:43 - 13:45
    trong những quần thể dơi hoang dã.
  • 13:46 - 13:48
    Chúng tôi vẫn đang
    trong giai đoạn sơ khởi,
  • 13:48 - 13:51
    tuy nhiên kết quả hiện tại
    hết sức khả quan.
  • 13:51 - 13:54
    Chúng gợi ý rằng sử dụng vắc-xin
    theo cách chúng tôi đang làm,
  • 13:54 - 13:58
    có thể làm giảm kích cỡ của
    những đợt bùng bệnh dại một cách rõ rệt.
  • 13:59 - 14:01
    Và điều đó có ý nghĩa, bởi vì như bạn nhớ,
  • 14:01 - 14:04
    Virus dại luôn phải di chuyển,
  • 14:04 - 14:07
    thế nên mỗi lần ta
    giảm kích cỡ của một đợt bùng phát,
  • 14:07 - 14:09
    ta cũng cùng lúc giảm khả năng
  • 14:09 - 14:11
    virus có thể lây được đến
    quần thể dơi kế tiếp.
  • 14:11 - 14:14
    Ta đang phá vỡ một mắc xích
    trong chuỗi lây truyền.
  • 14:14 - 14:16
    Và mỗi lần ta làm thế,
  • 14:16 - 14:19
    ta đưa virus gần hơn đến sự tuyệt chủng.
  • 14:19 - 14:24
    Và đối với tôi,
    trong một tương lai không xa
  • 14:24 - 14:27
    khi chúng ta có thể nói đến
    việc loại trừ bệnh dại,
  • 14:27 - 14:29
    điều đó hết sức thú vị
    và tạo động lực to lớn.
  • 14:30 - 14:32
    Cuối cùng, để tôi quay lại
    với câu hỏi ban đầu.
  • 14:32 - 14:34
    Ta có ngừa được một đại dịch không?
  • 14:34 - 14:38
    Ừ thì, chẳng có giải pháp hoàn hảo
    cho vấn đề này,
  • 14:38 - 14:42
    nhưng kinh nghiệm của tôi với bệnh dại
    giúp tôi khá lạc quan về nó.
  • 14:42 - 14:44
    Tôi nghĩ chúng ta không xa tương lai
  • 14:44 - 14:48
    khi ta có các ngân hàng gen
    để dự đoán các đợt bùng phát
  • 14:48 - 14:50
    và ta sẽ có được
    các công nghê tiên tiến hơn,
  • 14:50 - 14:53
    như vắc-xin dạng thức ăn, tự lan truyền,
  • 14:53 - 14:56
    có thể loại trừ virus từ trong trứng nước,
  • 14:56 - 14:58
    trước khi chúng có cơ hội
    lây truyền cho người.
  • 14:59 - 15:01
    Khi nói đến việc ngăn ngừa các đại dịch,
  • 15:01 - 15:03
    cách tốt nhất chỉ là
    luôn đi trước một bước.
  • 15:04 - 15:05
    Và nếu bạn hỏi tôi,
  • 15:05 - 15:07
    tôi nghĩ ta có một cách để làm
  • 15:07 - 15:09
    đó là sử dụng những vấn đề
    mà ta đang có,
  • 15:09 - 15:11
    như bệnh dại,
  • 15:11 - 15:14
    theo cách một phi hành gia
    sử dụng chương trình giả lập bay,
  • 15:14 - 15:16
    tìm ra điều gì hiệu quả,
    điều gì thì không,
  • 15:16 - 15:18
    và tạo ra các bộ công cụ hữu dụng
  • 15:18 - 15:19
    để khi cần thiết,
  • 15:19 - 15:20
    thì chúng ta đã sẵn sàng.
  • 15:21 - 15:22
    Cảm ơn các bạn.
  • 15:22 - 15:26
    (Vỗ tay)
Title:
Tiêm ngừa cho dơi có thể dạy ta điều gì về đại dịch?
Speaker:
Daniel Streicker
Description:

Liệu ta có thể dự đoán trước được đại dịch tiếp theo, ngăn ngừa một virus như Ebola trước khi chúng kịp phát tán? Trong bài diễn thuyết về các nghiên cứu khoa học tại tiền tuyến này, nhà sinh thái học Daniel Streicker đưa chúng ta đến rừng mưa Amazon ở Peru, nơi anh ấy theo dõi sự di chuyển của đàn dơi quỷ hút máu nhằm dự báo và ngăn ngừa dịch bệnh dại. Qua việc nghiên cứu các mô hình về bệnh này, Streicker cho thấy cách chúng ta có thể chặn đứng dịch bệnh kế tiếp ngay từ trong trứng nước.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:39

Vietnamese subtitles

Revisions