Return to Video

Tất cả chúng ta nên trở thành nhà nữ quyền

  • 0:00 - 0:05
    Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện về
    một trong những người bạn tốt nhất của tôi
  • 0:05 - 0:07
    Okoloma Maduewesi.
  • 0:08 - 0:09
    Nhà Okoloma gần nhà tôi,
  • 0:09 - 0:12
    với tôi anh như một người anh trai vậy.
  • 0:12 - 0:15
    Nếu tôi thích một bạn trai,
    tôi sẽ hỏi ý kiến Okoloma.
  • 0:16 - 0:20
    Okoloma mất trong
    vụ rơi máy bay Sosoliso
  • 0:20 - 0:22
    ở Nigeria hồi tháng 12 năm 2005.
  • 0:23 - 0:25
    Gần như thời gian này 7 năm trước.
  • 0:26 - 0:30
    Tôi có thể tranh cãi, cười đùa
    và chia sẻ với Okoloma một cách thật lòng.
  • 0:32 - 0:34
    Anh là người đầu tiên gọi tôi là feminist.
  • 0:36 - 0:39
    Hồi đó tôi khoảng 14 tuổi,
    chúng tôi tranh luận.
  • 0:39 - 0:41
    Cả hai đều ngựa non háu đá
    với lý thuyết suông
  • 0:41 - 0:43
    từ trong sách vở chúng tôi đã đọc
  • 0:43 - 0:46
    Tôi cũng không nhớ chúng tôi
    tranh luận về điều gì,
  • 0:47 - 0:49
    chỉ nhớ mình cứ tranh luận mãi,
  • 0:49 - 0:53
    Lúc đó Okoloma bảo tôi,
    "Em là một feminist, em có biết không?"
  • 0:54 - 0:55
    Không hề là một lời khen.
  • 0:55 - 0:57
    (Cười)
  • 0:57 - 0:58
    Có thể đoán bằng giọng ấy,
  • 0:58 - 1:01
    cùng giọng điệu với câu,
  • 1:01 - 1:02
    "Em đang ủng hộ
    chủ nghĩa khủng bố."
  • 1:02 - 1:05
    (Cười)
  • 1:05 - 1:09
    Hồi đó tôi không hiểu chính xác
    nghĩa của từ feminist,
  • 1:09 - 1:12
    tôi cũng không muốn Okoloma biết
    là tôi không biết.
  • 1:12 - 1:15
    Vậy nên tôi bỏ qua,
    và chúng tôi cãi nhau tiếp.
  • 1:15 - 1:18
    Và điều đầu tiên tôi làm khi về đến nhà
  • 1:18 - 1:20
    là tra "feminist" trong từ điển
  • 1:20 - 1:23
    Vài năm sau đó,
  • 1:23 - 1:28
    tôi viết về một người đàn ông
    bạo hành vợ mình
  • 1:28 - 1:30
    và có kết cục không tốt đẹp gì.
  • 1:31 - 1:33
    Khi đang quảng bá cho quyển sách
    ở Nigeria,
  • 1:33 - 1:36
    một anh nhà báo,
    rất tốt bụng và đầy thiện chí,
  • 1:36 - 1:38
    ngỏ ý muốn cho tôi một lời khuyên.
  • 1:39 - 1:41
    Bạn nào đến từ Nigeria,
  • 1:41 - 1:42
    thì sẽ hiểu ngay
  • 1:42 - 1:48
    chúng ta thích khuyên nhủ người khác
    dù không được hỏi.
  • 1:50 - 1:53
    Cậu ấy nói quyển sách của tôi
    đậm chất feminist.
  • 1:53 - 1:55
    Cậu vừa lắc đầu
  • 1:55 - 1:58
    vừa khuyên tôi rằng,
  • 1:58 - 2:00
    đừng bao giờ tự xưng mình
    là một feminist,
  • 2:00 - 2:03
    vì feminist là những phụ nữ bất hạnh
  • 2:03 - 2:05
    vì ế chồng.
  • 2:05 - 2:07
    (Cười)
  • 2:09 - 2:12
    Nên tôi quyết định tự xưng
    là một feminist hạnh phúc.
  • 2:13 - 2:16
    Rồi một nhà khoa học nữ người Nigeria
    bảo với tôi rằng,
  • 2:16 - 2:17
    "feminism" không phải văn hóa ta
  • 2:17 - 2:19
    khái niệm này không có ở Châu Phi,
  • 2:19 - 2:21
    và tôi tự xưng là feminist
  • 2:21 - 2:23
    do bị lú lẫn vì sách vở phương Tây.
  • 2:24 - 2:25
    Tôi thấy thích thú,
  • 2:25 - 2:29
    vì những sách tôi đọc hồi mới sáng tác
    đều không theo chủ đề này.
  • 2:29 - 2:32
    Tôi đọc hết các truyện trữ tình
    của nhà xuất bản Mills & Boon
  • 2:32 - 2:33
    trước khi tôi 16 tuổi.
  • 2:34 - 2:36
    Còn mỗi lần tôi cố đọc mấy quyển
  • 2:36 - 2:38
    kinh điển về nữ quyền,
  • 2:38 - 2:41
    tôi đều không đọc hết,
    vì tôi thấy tẻ nhạt.
  • 2:41 - 2:43
    Nhưng tóm lại, vì chủ nghĩa nữ quyền
    là phi Châu Phi,
  • 2:43 - 2:47
    tôi quyết định tự xưng là một
    feminist hạnh phúc người châu Phi.
  • 2:48 - 2:52
    Có lúc tôi lại là một feminist hạnh phúc
    người châu Phi và không ghét đàn ông
  • 2:52 - 2:54
    thích dùng son bóng
  • 2:54 - 2:56
    và đi cao gót vì thích
    chứ không phải vì đàn ông.
  • 2:56 - 2:58
    (Cười)
  • 2:58 - 3:00
    Tất nhiên là tôi đùa,
  • 3:00 - 3:05
    nhưng từ feminist
    bị định kiến nặng nề.
  • 3:05 - 3:07
    Feminist ghét đàn ông,
    ghét áo ngực,
  • 3:07 - 3:09
    ghét văn hoá châu Phi,
    v.v...
  • 3:10 - 3:12
    Có một chuyện hồi tôi còn bé.
  • 3:13 - 3:15
    Khi còn học cấp I,
  • 3:15 - 3:19
    đầu học kỳ cô giáo thông báo
    sẽ có một bài kiểm tra,
  • 3:19 - 3:22
    ai điểm cao nhất
    sẽ được làm lớp trưởng.
  • 3:22 - 3:25
    Lớp trưởng là người rất quan trọng
  • 3:25 - 3:27
    Nếu là lớp trưởng,
  • 3:27 - 3:29
    bạn sẽ ghi tên các bạn làm ồn
    trong giờ học,
  • 3:29 - 3:31
    (Cười)
  • 3:31 - 3:34
    Chỉ thế đã đủ quyền lực rồi.
  • 3:34 - 3:39
    Hơn nữa lớp trưởng
    còn được phát một cây gậy
  • 3:39 - 3:42
    để đi quanh lớp kiểm tra
    bọn làm ồn trong giờ học.
  • 3:43 - 3:46
    Tất nhiên, bạn không được dùng gậy
    đánh các bạn khác.
  • 3:47 - 3:50
    Nhưng mà chỉ thế thôi đã đủ làm tôi
    thấy oai lắm rồi.
  • 3:50 - 3:53
    Tôi chỉ mong được làm lớp trưởng.
  • 3:53 - 3:55
    Rồi tôi được điểm cao nhất thật.
  • 3:56 - 3:59
    Nhưng lạ thay giáo viên lại bảo,
    lớp trưởng phải là con trai.
  • 4:00 - 4:02
    Cô giáo quên không nói rõ từ đầu
  • 4:02 - 4:04
    vì cô tưởng đó là điều... hiển nhiên.
  • 4:04 - 4:06
    (Cười)
  • 4:06 - 4:09
    Một bạn trai có bài kiểm tra
    được điểm cao thứ nhì lớp,
  • 4:09 - 4:11
    và bạn ấy sẽ được làm lớp trưởng.
  • 4:12 - 4:14
    Tuy nhiên, câu chuyện lại hay ở chỗ,
  • 4:14 - 4:18
    đây là một bạn trai rất hiền lành,
  • 4:18 - 4:21
    và không hề thích cầm gậy đi
    tuần tra quanh lớp,
  • 4:22 - 4:25
    trong khi tôi thì khát khao được làm vậy.
  • 4:27 - 4:29
    Mà tôi là con gái, còn bạn ấy là con trai.
  • 4:29 - 4:30
    Và bạn ấy được làm lớp trưởng.
  • 4:31 - 4:33
    Còn tôi thì mãi không quên câu chuyện đó.
  • 4:34 - 4:36
    Tôi có một tật này, tôi luôn nghĩ
  • 4:36 - 4:40
    cái gì tôi thấy thì người khác cũng thấy.
  • 4:40 - 4:41
    Cậu bạn Louis thân mến của tôi
  • 4:41 - 4:42
    là một ví dụ.
  • 4:43 - 4:44
    Louis là người tư tưởng rất tiến bộ.
  • 4:44 - 4:47
    Và khi nói chuyện, cậu ấy sẽ nói với tôi,
  • 4:47 - 4:50
    "Sao cậu lại bảo với phụ nữ thì khác,
    phụ nữ phải vất vả hơn.
  • 4:51 - 4:53
    Ngày xưa thôi, đâu phải bây giờ."
  • 4:54 - 4:58
    Và tôi không hiểu sao Louis không thấy
    những chứng cứ rõ ràng trước mắt.
  • 4:58 - 5:02
    Rồi một buổi tối, tôi và Louis đi chơi với
    với bạn bè ở Lagos.
  • 5:02 - 5:05
    Chú thích cho những ai chưa biết về Lagos.
  • 5:05 - 5:07
    Ở Lagos có một dịch vụ rất hay.
  • 5:07 - 5:11
    Các cơ sở dịch vụ thường cho nhân viên
    trực ở ngoài cửa
  • 5:11 - 5:14
    để "giúp" khách đỗ xe, rất ga lăng.
  • 5:16 - 5:19
    Tôi ấn tượng với cử chỉ ga lăng
    của một anh nhân viên
  • 5:19 - 5:22
    khi giúp chúng tôi
    tìm chỗ đỗ xe tối hôm đó.
  • 5:22 - 5:25
    Vì vậy trước khi ra về,
    tôi quyết định sẽ để tip anh chàng đó.
  • 5:27 - 5:28
    Tôi mở túi,
  • 5:28 - 5:30
    đưa tay vào,
  • 5:30 - 5:32
    lấy tiền lương từ công việc của tôi,
  • 5:33 - 5:35
    và đưa cho anh nhân viên đó.
  • 5:36 - 5:40
    Anh ta nhận lấy một cách vui vẻ
  • 5:40 - 5:42
    và đầy biết ơn,
  • 5:42 - 5:43
    rồi quay sang Louis nói,
  • 5:43 - 5:45
    "Cảm ơn ông!"
  • 5:45 - 5:48
    (Cười)
  • 5:51 - 5:54
    Louis hỏi tôi đầy sửng sốt,
  • 5:54 - 5:58
    "Sao cậu ấy cảm ơn tớ nhỉ?
    Tớ có làm gì đâu."
  • 5:59 - 6:02
    Rồi tôi thấy Louis chợt nhận ra vấn đề.
  • 6:03 - 6:05
    Cậu nhân viên đó tin là tiền của tôi cầm
  • 6:05 - 6:09
    chắc là do Louis mà có.
  • 6:10 - 6:11
    Vì Louis là đàn ông.
  • 6:13 - 6:14
    Đàn ông và phụ nữ khác nhau.
  • 6:14 - 6:17
    Hormones khác nhau,
    bộ phận sinh dục khác nhau,
  • 6:17 - 6:19
    khả năng sinh học khác nhau.
  • 6:19 - 6:21
    Phụ nữ đẻ được, đàn ông thì không.
  • 6:23 - 6:24
    Ít ra là chưa.
  • 6:24 - 6:25
    (Cười)
  • 6:25 - 6:30
    Đàn ông có hormon testosterone
    và thường có thể lực khoẻ hơn.
  • 6:31 - 6:33
    Tỷ lệ dân số là phụ nữ nhiều hơn
    đàn ông một chút,
  • 6:33 - 6:36
    52% dân số thế giới là phụ nữ.
  • 6:36 - 6:40
    Nhưng đa phần các vị trí quyền lực cấp cao
    đều do đàn ông nắm giữ.
  • 6:41 - 6:43
    Người được đề cử giải Nobel Hoà Bình
    là một người Kenya,
  • 6:43 - 6:45
    Wangari Maathai,
  • 6:45 - 6:47
    đã nêu vấn đề này rất súc tích:
  • 6:48 - 6:50
    "Càng lên cao, càng ít phụ nữ."
  • 6:52 - 6:57
    Trong quá trình bầu cử ở Hoa Kỳ vừa qua,
    chúng ta được nghe về luật Lily Ledbetter,
  • 6:57 - 7:00
    ngoài việc tên luật nghe rất vần,
    luật này nói về việc
  • 7:00 - 7:02
    khi một người đàn ông và một người phụ nữ
  • 7:02 - 7:05
    cùng trình độ, cùng làm một công việc,
    thì người đàn ông
  • 7:05 - 7:07
    được trả lương cao hơn,
    vì anh ta là đàn ông.
  • 7:08 - 7:11
    Nghĩa là đàn ông nắm chủ quyền thế giới,
    theo đúng nghĩa đen.
  • 7:12 - 7:14
    Điều này có lý, hồi vài nghìn năm trước,
  • 7:15 - 7:18
    vì với con người thuở sơ khai
  • 7:18 - 7:22
    thể lực là điều kiện sống còn để tồn tại.
  • 7:22 - 7:25
    Càng khoẻ thì càng có nhiều khả năng
    là người cầm đầu
  • 7:27 - 7:30
    và đàn ông nhìn chung có thể lực khoẻ hơn.
  • 7:30 - 7:32
    Tất nhiên ngoại lệ cũng có nhiều.
  • 7:32 - 7:33
    (Cười)
  • 7:33 - 7:37
    Nhưng thế giới của chúng ta
    nay đã khác rất nhiều.
  • 7:38 - 7:42
    Người có nhiều khả năng lãnh đạo
    không phải người khoẻ nhất,
  • 7:42 - 7:45
    mà là người có khả năng sáng tạo,
    có nhiều kiến thức,
  • 7:45 - 7:48
    cầu tiến hơn.
  • 7:48 - 7:50
    và hormones không tạo ra
    những phẩm chất này.
  • 7:50 - 7:53
    Ai cũng có thể biết nhiều, có tính sáng
    tạo, và cầu tiến
  • 7:53 - 7:55
    không phân biệt nam nữ.
  • 7:56 - 7:57
    Loài người đã tiến hoá;
  • 7:57 - 8:01
    nhưng theo tôi dường như tư tưởng của
    chúng ta về giới chưa theo kịp.
  • 8:02 - 8:06
    Vài tuần trước tôi bước vào sảnh của một
    trong những khách sạn sang nhất Nigeria.
  • 8:06 - 8:10
    Tôi vừa định nêu tên khách sạn này,
    nhưng rồi lại thôi.
  • 8:10 - 8:13
    Tôi bị bảo vệ khách sạn chặn lại hỏi,
  • 8:14 - 8:16
    vì với họ một phụ nữ Nigeria
  • 8:16 - 8:19
    một mình đi vào khách sạn,
    thì chỉ có thể là lao động tình dục.
  • 8:21 - 8:22
    Nhân tiện mà nói,
  • 8:22 - 8:25
    sao những khách sạn này chú tâm bề ngoài
  • 8:25 - 8:28
    hơn là cần nhân viên lao động tình dục?
  • 8:30 - 8:35
    Ở Lagos tôi không thể đi một mình vào
    một số quán bar hay hộp đêm "có uy tín".
  • 8:35 - 8:37
    Chính sách của họ là không tiếp
    phụ nữ đi một mình,
  • 8:37 - 8:39
    phụ nữ phải có đàn ông đi cùng.
  • 8:40 - 8:42
    Mỗi khi tôi vào nhà hàng ở
    Nigeria với một người đàn ông,
  • 8:42 - 8:45
    người phục vụ đều chỉ chào người đàn ông.
  • 8:46 - 8:48
    Đó là kết quả của...
  • 8:48 - 8:49
    (Cười)
  • 8:49 - 8:52
    Khi gặp tình huống này, nhiều phụ nữ
    sẽ nghĩ, "Biết ngay mà!"
  • 8:52 - 8:54
    Suy nghĩ của những người phục vụ này là
  • 8:54 - 8:57
    kết quả của một xã hội trọng nam khinh nữ.
  • 8:58 - 9:01
    Và tôi biết họ không cố ý
  • 9:01 - 9:05
    Biết vậy nhưng không tránh khỏi
    cảm thấy bị tổn thương.
  • 9:05 - 9:08
    Mỗi khi bị như vậy,
    tôi thấy như mình tàng hình.
  • 9:08 - 9:09
    Tôi thấy phẫn nộ
  • 9:10 - 9:13
    chỉ muốn hét to,
    rằng tôi cũng là một con người,
  • 9:13 - 9:16
    rằng đáng lẽ tôi cũng phải được nhìn nhận.
  • 9:17 - 9:18
    Toàn chuyện nhỏ nhặt,
  • 9:18 - 9:21
    nhưng thường những chuyện này
    lại gây tổn hại nhất.
  • 9:21 - 9:23
    Mới đây tôi viết một bài báo
  • 9:23 - 9:26
    về cuộc sống của bạn ở Lagos
    nếu bạn là một người phụ nữ trẻ,
  • 9:26 - 9:28
    và bên xuất bản nhận xét,
  • 9:29 - 9:30
    "Giọng văn phẫn nộ quá."
  • 9:31 - 9:32
    Không mới lạ!
  • 9:32 - 9:34
    (Cười)
  • 9:37 - 9:38
    Tôi phẫn nộ chứ.
  • 9:39 - 9:42
    Phân biệt giới tính thời nay
    là một bất công lớn.
  • 9:42 - 9:43
    Đáng lẽ chúng ta đều phải phẫn nộ.
  • 9:43 - 9:47
    Sự phẫn nộ dẫn đến những thay đổi
    tích cực trong lịch sử;
  • 9:47 - 9:50
    nhưng tôi không chỉ phẫn nộ,
    tôi còn hy vọng.
  • 9:51 - 9:53
    Vì tôi tin tưởng sâu sắc
    vào khả năng thay đổi
  • 9:54 - 9:56
    và tự tiến bộ của loài người.
  • 9:57 - 9:59
    Giới tính là vấn đề của toàn thế giới,
  • 9:59 - 10:01
    nhưng tôi muốn nói về Nigeria
  • 10:02 - 10:03
    và châu Phi nói chung,
  • 10:03 - 10:07
    vì tôi hiểu và yêu quý vùng đất này.
  • 10:07 - 10:09
    Hôm nay tôi muốn kêu gọi chúng ta
  • 10:09 - 10:13
    bắt đầu mơ ước và xây dựng
    một thế giới khác,
  • 10:13 - 10:14
    một thế giới công bằng hơn,
  • 10:16 - 10:20
    một thế giới nơi đàn ông và phụ nữ đều
    hạnh phúc hơn vì được là chính mình.
  • 10:20 - 10:22
    Hãy thử bắt đầu
  • 10:22 - 10:24
    bằng cách thay đổi cách nuôi dạy
  • 10:24 - 10:27
    con cháu và thế hệ sau của chúng ta
  • 10:28 - 10:32
    Chúng ta làm những cậu bé con tổn thương
    từ cách nuôi dạy;
  • 10:32 - 10:34
    trẻ em trai bị o ép về nhân cách
  • 10:34 - 10:37
    Chúng ta định nghĩa nam tính
    một cách rất hẹp hòi.
  • 10:37 - 10:41
    Chúng ta biến nam tính thành
    một cái lồng chật chội và cứng nhắc
  • 10:41 - 10:43
    và chúng ta nhốt trẻ em trai vào đó.
  • 10:43 - 10:45
    Trẻ em trai được dạy không được sợ hãi,
  • 10:45 - 10:49
    trẻ em trai được dạy không được
    tỏ ra yếu đuối nhạy cảm.
  • 10:50 - 10:53
    Trẻ em trai được dạy
    phải che giấu bản thân,
  • 10:53 - 10:57
    vì như trong tiếng Nigeria,
    con trai là phải "mạnh mẽ!"
  • 10:58 - 11:03
    Khi học phổ thông, nếu bạn nam đi chơi
    với bạn nữ, dù cùng tuổi,
  • 11:03 - 11:06
    cùng có số tiền tiêu vặt như nhau,
  • 11:06 - 11:09
    nhưng bạn trai sẽ phải trả tiền
  • 11:09 - 11:11
    để thể hiện nam tính.
  • 11:11 - 11:15
    Còn chúng ta thì cứ tự hỏi tại sao
    con trai hay lấy trộm tiền của bố mẹ.
  • 11:17 - 11:21
    Sẽ thế nào nếu con trai
    và con gái cùng được dạy
  • 11:21 - 11:23
    rằng nam tính và tiền bạc không liên quan?
  • 11:24 - 11:27
    Sẽ thế nào nếu quan niệm chung chuyển từ
    "con trai trả tiền"
  • 11:27 - 11:30
    thành "ai có nhiều hơn sẽ trả tiền"?
  • 11:30 - 11:33
    Tất nhiên, yếu tố lịch sử này
    lại trở thành lợi thế,
  • 11:33 - 11:35
    nam giới hiện nay có nhiều tiền hơn,
  • 11:35 - 11:38
    nhưng nếu chúng ta thay đổi
    những gì ta giáo dục trẻ em
  • 11:38 - 11:41
    có thể 50 năm nữa, 100 năm nữa,
  • 11:41 - 11:44
    nam giới sẽ không bị áp lực
    phải chứng tỏ nam tính kiểu này.
  • 11:46 - 11:49
    Nhưng điều tệ nhất đối với nam giới,
  • 11:49 - 11:51
    khi chúng ta bắt họ phải cứng rắn
  • 11:51 - 11:54
    là chúng ta khiến cái tôi của họ
    trở nên mong manh dễ vỡ.
  • 11:55 - 11:59
    Người đàn ông càng cảm thấy phải
    tỏ ra "mạnh mê",
  • 11:59 - 12:01
    thì cái tôi của họ càng yếu đuối.
  • 12:03 - 12:06
    Và tệ hơn nữa, với các em gái,
  • 12:06 - 12:09
    chúng ta dạy các em phải nâng niu
    cái tôi mong manh của nam giới.
  • 12:10 - 12:14
    Chúng ta dạy các em gái thu mình lại,
    khiến mình trở nên nhỏ bé,
  • 12:14 - 12:15
    chúng ta dạy trẻ em gái,
  • 12:16 - 12:18
    "Phải có tham vọng, nhưng đừng nhiều quá."
  • 12:18 - 12:19
    (Cười)
  • 12:19 - 12:22
    "Cố gắng thành công,
    nhưng không được quá thành công,
  • 12:22 - 12:24
    không thì sẽ làm đàn ông sợ."
  • 12:25 - 12:28
    Nếu trong gia đình, người phụ nữ
    là trụ cột tài chính
  • 12:28 - 12:30
    họ phải tỏ ra không phải như vậy,
  • 12:30 - 12:31
    nhất là khi đi ra ngoài,
  • 12:31 - 12:33
    không thì đàn ông sẽ bị yếu thế.
  • 12:35 - 12:37
    Vậy tại sao chúng ta không thử
    nhìn sâu hơn?
  • 12:37 - 12:40
    Tại sao thành công của phụ nữ lại
    là mối đe doạ cho người đàn ông?
  • 12:41 - 12:45
    Nếu chúng ta thử bỏ khái niệm đó đi,
  • 12:45 - 12:49
    đó cũng là từ tiếng Anh tôi ghét nhất,
    "kém nam tính".
  • 12:51 - 12:53
    Một người quen ở Nigeria có lần hỏi
  • 12:53 - 12:56
    liệu tôi có sợ đàn ông sợ tôi không.
  • 12:57 - 12:58
    Tôi không sợ.
  • 12:58 - 13:01
    Thực ra tôi chưa từng nghĩ đến điều này
  • 13:01 - 13:03
    vì đàn ông nào sợ tôi
  • 13:03 - 13:05
    thì chắc cũng không phải tuýp của tôi.
  • 13:05 - 13:07
    (Cười)
  • 13:07 - 13:09
    (Vỗ tay)
  • 13:14 - 13:17
    Nhưng điều này làm tôi chợt nhận ra,
  • 13:18 - 13:21
    là phụ nữ, người ta cho rằng
    tôi chắc phải tha thiết muốn lấy chồng,
  • 13:22 - 13:24
    rằng tôi luôn nghĩ đến việc kết hôn
  • 13:24 - 13:27
    là việc quan trọng nhất trong đời.
  • 13:28 - 13:30
    Hôn nhân có thể là một thành tựu,
  • 13:30 - 13:34
    là niềm vui, kết quả của tình yêu
    và sự đồng cảm.
  • 13:34 - 13:37
    Nhưng sao ta dạy trẻ em gái
    thiết tha với hôn nhân,
  • 13:37 - 13:39
    nhưng lại không dạy trẻ em trai
    điều tương tự?
  • 13:41 - 13:43
    Tôi biết một cô gái đã bán nhà
    vì không muốn
  • 13:43 - 13:46
    để vị hôn phu tiềm năng
    cảm thấy yếu thế.
  • 13:48 - 13:52
    Tôi biết một cô gái Nigeria chưa chồng,
    nhưng luôn đeo nhẫn cưới
  • 13:52 - 13:54
    khi đi dự các hội thảo,
  • 13:54 - 13:55
    vì theo cô
  • 13:55 - 13:59
    nhờ vậy mà người ta tôn trọng cô hơn.
  • 14:00 - 14:02
    Tôi biết nhiều phụ nữ trẻ
    bị gia đình, bạn bè
  • 14:02 - 14:07
    và bị cả công việc
    gây áp lực phải cưới,
  • 14:07 - 14:09
    và họ bị ép vào những lựa chọn không tốt.
  • 14:10 - 14:12
    Xã hội chúng ta dạy phụ nữ mà chưa chồng
  • 14:12 - 14:16
    rằng đó là một thất bại tệ hại của họ
  • 14:17 - 14:20
    Còn nếu một người đàn ông lớn tuổi
    chưa lấy vợ,
  • 14:20 - 14:22
    chúng ta chỉ nghĩ anh ta
    chưa tìm ra người phù hợp.
  • 14:22 - 14:24
    (Cười)
  • 14:24 - 14:26
    Rất dễ để nói,
  • 14:26 - 14:28
    "Nhưng mà có ai bắt phụ nữ
    phải như vậy đâu!"
  • 14:28 - 14:31
    Nhưng thực tế khó khăn và
    phức tạp hơn rất nhiều.
  • 14:31 - 14:33
    Chúng ta là thành viên của xã hội
  • 14:33 - 14:36
    Chúng ta áp lên mình những tư tưởng
    của xã hội.
  • 14:36 - 14:38
    Ngay những từ ngữ chúng ta dùng
  • 14:38 - 14:41
    khi nói về hôn nhân và quan hệ tình cảm
    cũng thể hiện điều này.
  • 14:41 - 14:44
    Ngôn ngữ của hôn nhân thường
    thiên về sở hữu,
  • 14:44 - 14:46
    chứ không thiên về hợp tác đôi bên.
  • 14:47 - 14:49
    Chúng ta thường dùng từ "tôn trọng"
  • 14:50 - 14:52
    khi nói về cách phụ nữ đối với đàn ông,
  • 14:52 - 14:54
    nhưng ít dùng hơn trong
    ngữ cảnh ngược lại.
  • 14:56 - 14:59
    Đàn ông và phụ nữ Nigeria
    có một câu nói...
  • 14:59 - 15:01
    mà tôi thì thấy thật buồn cười...
  • 15:01 - 15:03
    "Tôi làm vậy để bảo vệ gia đình."
  • 15:04 - 15:06
    Đàn ông nói câu này
  • 15:06 - 15:09
    về những việc họ không nên làm.
  • 15:09 - 15:11
    (Cười)
  • 15:11 - 15:14
    Đàn ông thường nói câu này với bạn bè.
  • 15:14 - 15:18
    Họ thường nói câu này với bạn bè
    với giọng vui vui chém gió,
  • 15:18 - 15:21
    Như một kiểu
    chứng tỏ nam tính, chứng tỏ
  • 15:21 - 15:23
    người ta cần mình, yêu mình.
  • 15:23 - 15:25
    "À, nhưng mà vợ bảo
    không thể đi chơi mỗi tối được
  • 15:25 - 15:28
    nên để bảo vệ gia đình,
    tôi chỉ đi vào cuối tuần."
  • 15:28 - 15:30
    (Cười)
  • 15:30 - 15:34
    Còn khi một người phụ nữ nói,
    "Tôi làm vậy để bảo vệ gia đình",
  • 15:34 - 15:37
    thường đó là khi cô ấy đang nói về việc
    từ bỏ một công việc,
  • 15:37 - 15:39
    một ước mơ,
  • 15:39 - 15:40
    một sự nghiệp.
  • 15:41 - 15:43
    Chúng ta dạy phụ nữ rằng trong quan hệ
  • 15:44 - 15:46
    họ phải hy sinh
  • 15:47 - 15:50
    Chúng ta dạy các em gái
    cạnh tranh nhau,
  • 15:50 - 15:53
    không phải trong công việc, hay thành tích
    mà theo tôi là điều tốt,
  • 15:53 - 15:55
    mà cạnh tranh để thu hút đàn ông.
  • 15:56 - 15:59
    Chúng ta dạy trẻ em gái không được
    coi trọng tình dục
  • 15:59 - 16:00
    như bọn con trai.
  • 16:00 - 16:04
    Nếu có con trai, chúng ta không phản đối
    nếu nó có bạn gái sớm.
  • 16:04 - 16:07
    Nhưng nếu con gái chúng ta có bạn trai?
    Đừng mơ.
  • 16:07 - 16:08
    (Cười)
  • 16:08 - 16:10
    Nhưng tất nhiên, khi đến tuổi,
  • 16:10 - 16:14
    chúng ta lại muốn con gái đưa về nhà
    một chàng trai hoàn hảo để lấy làm chồng.
  • 16:14 - 16:18
    Chúng ta kiểm soát, khen ngợi
    sự ngây thơ trong trắng ở các em gái,
  • 16:18 - 16:20
    nhưng không đề cao điều này ở con trai,
  • 16:20 - 16:24
    và tôi không sao hiểu được
    mâu thuẫn này vì...
  • 16:24 - 16:26
    (Cười)
  • 16:26 - 16:29
    (Vỗ tay)
  • 16:34 - 16:37
    Mất trinh thường phải do hai phía...
  • 16:39 - 16:43
    Mới đây một cô gái trẻ bị hãm hiếp nhóm
    ở một trường đại học Nigeria,
  • 16:43 - 16:45
    có lẽ chúng ta đã nghe về tin này.
  • 16:45 - 16:48
    Và phản ứng của nhiều người trẻ ở Nigeria,
    cả nam lẫn nữ,
  • 16:48 - 16:50
    là như thế này:
  • 16:50 - 16:53
    "Ờ , hiếp dâm là sai.
  • 16:53 - 16:56
    Nhưng mà sao cô gái đó lại ở một mình
    trong phòng với 4 người nam?"
  • 16:57 - 17:01
    Tạm bỏ qua sự tàn nhẫn
    trong cách phản ứng này,
  • 17:02 - 17:06
    những bạn trẻ này được dạy ý nghĩ cố hữu
    là người phụ nữ luôn có lỗi,
  • 17:07 - 17:10
    và họ được dạy không nên mong đợi gì
    ở đàn ông,
  • 17:10 - 17:14
    ý tưởng đàn ông không kiềm chế được ham muốn
  • 17:14 - 17:15
    là điều được chấp nhận
  • 17:17 - 17:19
    Chúng ta dạy trẻ em gái sự xấu hổ.
  • 17:19 - 17:21
    "Khép chân lại." "Mặc kín vào."
  • 17:21 - 17:24
    Chúng ta làm phụ nữ cảm thấy,
    sinh ra là phụ nữ
  • 17:24 - 17:26
    đã là một cái tội.
  • 17:26 - 17:28
    Cứ vậy, các cô bé gái
    trở thành những phụ nữ
  • 17:28 - 17:30
    không nhìn nhận những khát khao của mình.
  • 17:30 - 17:33
    Họ trở thành những phụ nữ câm nín.
  • 17:35 - 17:38
    Họ trở thành những phụ nữ không thể nói ra
    những điều họ nghĩ ,
  • 17:39 - 17:40
    họ trở thành,
  • 17:40 - 17:42
    và, đây là điều tệ nhất,
  • 17:42 - 17:46
    họ trở thành những phụ nữ có thể biến
    giả vờ thành một nghệ thuật.
  • 17:46 - 17:50
    (Vỗ tay)
  • 17:52 - 17:56
    Tôi biết một người phụ nữ
    rất ghét làm việc nhà,
  • 17:56 - 17:57
    chỉ là cô ấy không thích thôi,
  • 17:57 - 17:59
    nhưng cô ấy vờ tỏ ra thích,
  • 18:00 - 18:04
    vì cô ấy được dạy để chứng tỏ mình có thể
    "làm người vợ tốt", cô ấy phải...
  • 18:04 - 18:07
    đây cũng là một từ trong tiếng Nigeria...
  • 18:07 - 18:08
    giỏi "tề gia nội trợ".
  • 18:09 - 18:11
    Rồi cô ấy lấy chồng,
  • 18:11 - 18:15
    sau một thời gian, gia đình nhà chồng
    bắt đầu than phiền, cô ấy đã thay đổi.
  • 18:15 - 18:16
    (Cười)
  • 18:16 - 18:18
    Thực ra cô ấy không thay đổi,
  • 18:18 - 18:20
    cô ấy chỉ không thể tiếp tục giả vờ.
  • 18:21 - 18:24
    Vấn đề giới tính trong xã hội,
  • 18:24 - 18:26
    là chúng ta bị bắt
    phải trở nên như thế nào đó,
  • 18:26 - 18:28
    thay vì nhìn nhận con người của chúng ta.
  • 18:29 - 18:32
    Hãy tưởng tượng về niềm hạnh phúc,
    về sự tự do
  • 18:32 - 18:35
    chúng ta sẽ có nếu được là bản thân mình,
    nếu không phải mang gánh nặng
  • 18:35 - 18:38
    "phải như thế nào" mà xã hội
    áp cho mỗi giới tính.
  • 18:39 - 18:44
    Tất nhiên là con trai và con gái
    khác nhau hoàn toàn về sinh học,
  • 18:44 - 18:47
    nhưng xã hội đã thổi phồng
    những điểm khác biệt đó lên
  • 18:47 - 18:50
    để rồi chúng ta phải
    hiện thực hóa sự thổi phồng đó.
  • 18:50 - 18:52
    Lấy nấu ăn là ví dụ,
  • 18:52 - 18:56
    hiện nay phụ nữ thường chịu trách nhiệm
    làm việc nhà nhiều hơn đàn ông,
  • 18:56 - 18:57
    nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.
  • 18:57 - 18:59
    Nhưng mà tại sao?
  • 18:59 - 19:02
    Phải chăng vì phụ nữ sinh ra
    đã có gen nấu ăn?
  • 19:02 - 19:03
    (Cười)
  • 19:03 - 19:07
    Hay đó là vai trò xã hội áp lên
    người phụ nữ bao nhiêu năm nay?
  • 19:07 - 19:11
    Thực ra tôi định nói CÓ THỂ phụ nữ
    sinh ra đã có gen nấu ăn,
  • 19:11 - 19:14
    nhưng tôi chợt nhớ ra đa phần
    các đầu bếp nổi tiếng thế giới,
  • 19:14 - 19:17
    những người ta gọi một cách
    kính cẩn là chef,
  • 19:17 - 19:18
    đều là đàn ông.
  • 19:19 - 19:21
    Thần tượng của tôi là bà ngoại,
  • 19:21 - 19:23
    một người phụ nữ cực kỳ xuất sắc,
  • 19:23 - 19:26
    và tôi thường nghĩ
    không biết bà sẽ thế nào,
  • 19:26 - 19:29
    nếu bà có được cơ hội
    như những người đàn ông cùng thời.
  • 19:29 - 19:32
    Hiện nay, phụ nữ có nhiều cơ hội hơn
  • 19:32 - 19:34
    so với thời của bà tôi
  • 19:34 - 19:36
    vì những thay đổi trong chính sách,
  • 19:36 - 19:38
    luật pháp
    đều rất quan trọng
  • 19:39 - 19:43
    Nhưng thái độ của chúng ta, tư tưởng
    của chúng ta mới quan trọng,
  • 19:43 - 19:46
    những điều chúng ta tin tưởng,
    và trân trọng trong vấn đề về giới.
  • 19:46 - 19:48
    Sẽ như thế nào nếu con em chúng ta
    được nuôi dạy
  • 19:48 - 19:51
    trên cơ sở tài năng thay vì giới tính?
  • 19:52 - 19:56
    Nếu chúng được nuôi dạy theo những gì
    chúng quan tâm thay vì giới tính?
  • 19:57 - 19:59
    Một gia đình có cả con trai và con gái,
  • 19:59 - 20:01
    cả hai đều học xuất sắc, đều là
  • 20:01 - 20:03
    những đứa trẻ đáng yêu, tuyệt vời.
  • 20:03 - 20:06
    Khi cậu con trai đói,
    bố mẹ sẽ nói với cô con gái,
  • 20:06 - 20:08
    "Con đi nấu mì cho anh con đi."
  • 20:08 - 20:09
    (Cười)
  • 20:09 - 20:13
    Cô bé này không thích nấu mì lắm,
  • 20:13 - 20:15
    nhừng vì em là con gái, em phải đi nấu mì.
  • 20:15 - 20:17
    Nếu mà ngay từ đầu cả cậu con trai
  • 20:17 - 20:19
    lẫn cô con gái
  • 20:19 - 20:23
    đều được dạy nấu mì thì sao?
  • 20:24 - 20:27
    Nhân tiện, nấu ăn là một kỹ năng
    vô cùng có ích cho con trai.
  • 20:27 - 20:32
    Tôi nghĩ hợp lý khi giao một việc cốt yếu
  • 20:32 - 20:34
    như dinh dưỡng cho bản thân mình
  • 20:34 - 20:35
    (Cười)
  • 20:35 - 20:37
    vào tay người khác.
  • 20:37 - 20:39
    (Vỗ tay)
  • 20:42 - 20:46
    Tôi biết một phụ nữ có cùng trình độ,
    cùng công việc như chồng cô.
  • 20:46 - 20:49
    Sau giờ làm, cô ấy đảm nhiệm
    hầu hết việc nhà,
  • 20:49 - 20:51
    đây là điều thường thấy
    ở nhiều gia đình.
  • 20:51 - 20:52
    Nhưng tôi chỉ thấy lạ,
  • 20:53 - 20:55
    mỗi khi anh chồng thay tã cho con,
  • 20:56 - 20:58
    cô ấy đều cảm ơn anh chồng.
  • 20:59 - 21:03
    Liệu cô có cảm ơn chồng không,
    nếu cô ấy nhìn nhận việc anh chồng
  • 21:03 - 21:07
    chăm sóc cho con anh ta
    là một điều hiển nhiên và bình thường?
  • 21:07 - 21:09
    (Cười)
  • 21:10 - 21:13
    Tôi đang tìm cách quên đi
    nhiều định kiến, quan niệm về giới
  • 21:13 - 21:15
    ăn sâu trong tôi
    trong quá trình trưởng thành.
  • 21:16 - 21:21
    Nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy tổn thương
    trước những định kiến về giới tính.
  • 21:21 - 21:24
    Tôi đã rất lo lắng khi lần đầu
    đứng lớp sau đại học
  • 21:24 - 21:26
    giảng về viết văn.
  • 21:26 - 21:28
    Tôi không lo về nội dung bài giảng
  • 21:28 - 21:29
    vì tôi đã chuẩn bị kỹ,
  • 21:29 - 21:32
    và đó là môn tôi rất thích.
  • 21:32 - 21:34
    Là tôi lo lắng không biết nên mặc gì.
  • 21:35 - 21:36
    Tôi muốn tỏ ra nghiêm túc.
  • 21:37 - 21:39
    Tôi biết, chỉ vì là phụ nữ
  • 21:39 - 21:42
    tôi sẽ phải tự chứng minh bản thân.
  • 21:43 - 21:45
    Và tôi lo lắng nếu tôi tỏ ra quá nữ tính
  • 21:46 - 21:47
    tôi sẽ bị coi là không nghiêm chỉnh.
  • 21:47 - 21:52
    Tôi muốn dùng son bóng
    và mặc bộ váy duyên dáng của tôi,
  • 21:52 - 21:53
    nhưng cuối cùng,
  • 21:54 - 21:56
    tôi chọn một bộ vest rất nghiêm túc,
  • 21:56 - 21:58
    rất đàn ông và rất xấu.
  • 21:59 - 22:00
    (Cười)
  • 22:00 - 22:03
    Thực tế đáng buồn là chúng ta luôn
    lấy nam giới làm chuẩn
  • 22:03 - 22:05
    về vẻ bề ngoài.
  • 22:06 - 22:08
    Khi chuẩn bị đi họp
    đàn ông không phải lo
  • 22:08 - 22:10
    về việc trông mình quá nam tính
  • 22:10 - 22:13
    nên sẽ không bị coi nhẹ.
  • 22:13 - 22:15
    Nếu một người phụ nữ chuẩn bị đi họp,
  • 22:16 - 22:18
    cô ấy sẽ lo lắng nếu trông quá nữ tính
  • 22:18 - 22:23
    cô ấy sẽ không được nhìn nhận
    một cách nghiêm túc.
  • 22:24 - 22:27
    Tôi vẫn ước
    giá tôi đừng mặc bộ vest xấu xí đó.
  • 22:27 - 22:31
    Thực ra bộ vest đó đã bị tôi khai trừ
    khỏi tủ quần áo của mình.
  • 22:31 - 22:36
    Tôi chỉ ước giá hồi đó tôi tự tin
    là bản thân mình như bây giờ,
  • 22:36 - 22:38
    thì sẽ còn tốt hơn cho sinh viên của tôi,
  • 22:39 - 22:41
    vì chỉ như thế tôi mới hoàn toàn thoải mái
  • 22:41 - 22:43
    và thật sự là chính mình.
  • 22:44 - 22:48
    Tôi đã quyết định từ sau này sẽ không
    cảm thấy có lỗi về giới tính đàn bà
  • 22:48 - 22:49
    và nữ tính của mình.
  • 22:50 - 22:53
    (Vỗ tay)
  • 22:56 - 22:59
    Và tôi muốn được tôn trọng
    vì những phẩm chất đó
  • 22:59 - 23:00
    vì tôi đáng được tôn trọng.
  • 23:01 - 23:04
    Đối thoại về giới là một chủ đề không dễ.
  • 23:05 - 23:07
    Cả nam giới và nữ giới
  • 23:07 - 23:11
    đều sẽ bị phản ứng ngay lập tức
    khi bắt đầu câu chuyện về chủ đề này.
  • 23:11 - 23:14
    Có lẽ nhiều người ở đây đang nghĩ thầm,
  • 23:14 - 23:16
    "Chính phụ nữ cũng vậy mà."
  • 23:18 - 23:20
    Một số nam giới ở đây chắc đang nghĩ,
  • 23:20 - 23:21
    "Nghe cũng hay,
  • 23:21 - 23:23
    nhưng mình có như thế đâu."
  • 23:24 - 23:26
    Và đó chính là một phần của vấn đề này.
  • 23:26 - 23:29
    Một phần của vấn đề về giới chính là vì
    nam giới không chủ động
  • 23:29 - 23:31
    để ý những vấn đề về giới
  • 23:31 - 23:33
    và không nhìn từ góc nhìn về giới.
  • 23:33 - 23:35
    Rất nhiều anh, như anh bạn Louis của tôi,
  • 23:35 - 23:37
    thấy mọi việc đều ổn cả.
  • 23:38 - 23:41
    Và các anh không làm gì
    để thúc đẩy sự thay đổi.
  • 23:41 - 23:44
    Nếu bạn là đàn ông bước vào
    một nhà hàng với một phụ nữ,
  • 23:44 - 23:46
    và người phục vụ chỉ chào bạn thôi,
  • 23:46 - 23:49
    liệu bạn sẽ dừng lại hỏi anh ta:
  • 23:49 - 23:51
    "Sao anh không chào cả cô bạn tôi?"
  • 23:53 - 23:55
    Vì định kiến về giới có thể...
  • 23:55 - 23:57
    (Cười)
  • 24:05 - 24:09
    Chủ đề giới có một khía cạnh khá lớn
    mà chúng ta đến nay có thể bỏ qua.
  • 24:09 - 24:13
    Vì giới tính là chủ đề không thoải mái,
  • 24:13 - 24:16
    vì đây là một chủ đề
    và không dễ nói.
  • 24:16 - 24:20
    Một số người sẽ đưa ra luận điểm
    về loại vượn và quá trình tiến hóa,
  • 24:20 - 24:24
    rằng vượn cái cũng cúi đầu
    trước vượn được
  • 24:24 - 24:25
    và một số điều tương tự.
  • 24:26 - 24:28
    Nhưng có điều chúng ta đâu phải vượn.
  • 24:28 - 24:29
    (Cười)
  • 24:29 - 24:33
    (Vỗ tay)
  • 24:34 - 24:39
    Loài vượn cũng sống trên cây
    và ăn sâu cho bữa sáng,
  • 24:39 - 24:40
    chúng ta đâu làm vậy.
  • 24:41 - 24:45
    Một số người khác sẽ nói,
    "Đàn ông cũng có cái khổ của họ."
  • 24:46 - 24:47
    Và điều đó đúng.
  • 24:48 - 24:49
    Nhưng chủ đề ở đây...
  • 24:49 - 24:50
    (Cười)
  • 24:50 - 24:53
    Chúng ta đang bàn đến
    một chủ đề khác ở đây.
  • 24:54 - 24:58
    Giới tính và giai cấp
    là hai hình thức áp bức khác nhau.
  • 24:58 - 25:02
    Tôi bắt đầu nhận thức được
    về hệ thống các loại áp bức
  • 25:02 - 25:04
    và sự không liên quan giữa hai hệ áp bức
  • 25:04 - 25:06
    khi nói chuyện với đàn ông da đen.
  • 25:07 - 25:10
    Có lần tôi bàn về vấn để giới tính
    với một người đàn ông da đen,
  • 25:11 - 25:12
    và anh ấy nói,
  • 25:12 - 25:15
    "Sao cô lại nói 'là phụ nữ,
    tôi cảm thấy'?
  • 25:15 - 25:17
    Sao không phải là
  • 25:17 - 25:19
    'là con người'?"
  • 25:20 - 25:21
    Có điều anh cũng là người
  • 25:21 - 25:24
    thường xuyên nói về
    trải nghiệm khi "là một người da đen."
  • 25:27 - 25:29
    Bất bình đẳng giới là có thật.
  • 25:29 - 25:31
    Cách nhìn thế giới của nam và nữ
    rất khác nhau.
  • 25:31 - 25:34
    Giới tính quyết định cách chúng ta
    nhìn nhận thế giới.
  • 25:34 - 25:35
    Nhưng chúng ta thay đổi được.
  • 25:37 - 25:38
    Nhiều người sẽ đưa ra luận cứ,
  • 25:38 - 25:41
    "Thực ra phụ nữ mới là người
    quyết định cuối cùng,
  • 25:41 - 25:43
    là người nắm thực quyền."
  • 25:43 - 25:46
    Dành cho những bạn không đến từ Nigeria,
  • 25:46 - 25:48
    thực quyền của phụ nữ
  • 25:48 - 25:50
    là khi cô ấy dùng sắc dục
    để có được đặc ân từ đàn ông.
  • 25:51 - 25:54
    Thực ra thực quyền này
    không hề là một quyền lực.
  • 25:56 - 25:59
    Thực quyền này chỉ đơn giản
    có nghĩa là người phụ nữ
  • 25:59 - 26:02
    biết cách khai thác
    một điều gì đó để sử dụng
  • 26:02 - 26:04
    quyền lực của người khác.
  • 26:05 - 26:06
    Và tất nhiên, chúng ta phải thắc mắc,
  • 26:07 - 26:09
    sẽ thế nào nếu cái người khác đó
    đang không vui,
  • 26:09 - 26:11
    hoặc đang bệnh,
  • 26:11 - 26:12
    hay không có quyền.
  • 26:12 - 26:16
    (Cười)
  • 26:16 - 26:22
    Nhiều người sẽ đưa ra luận cứ, đó là
    vị trí của phụ nữ trong nền văn hóa này.
  • 26:23 - 26:25
    Nhưng văn hóa cũng phát triển mà.
  • 26:25 - 26:29
    Tôi có hai cô cháu gái sinh đôi xinh xắn
    vừa tròn 15 tuổi đang sống ở Lagos.
  • 26:29 - 26:31
    Nếu các cháu của tôi sinh ra
    sớm hơn 100 năm
  • 26:32 - 26:34
    thì chúng sẽ bị giết
    ngay khi mới lọt lòng.
  • 26:34 - 26:37
    Vì trẻ em sinh đôi phải bị giết
    theo văn hóa của chúng ta.
  • 26:39 - 26:41
    Vậy mục đích của văn hóa là gì?
  • 26:41 - 26:43
    Văn hóa có hình thức bên ngoài,
  • 26:43 - 26:45
    những điệu múa chẳng hạn...
  • 26:45 - 26:49
    nhưng văn hóa còn
    là sự bảo tồn và duy trì.
  • 26:49 - 26:51
    Nhà tôi có ba anh chị em,
  • 26:51 - 26:54
    tôi là đứa quan tâm nhất
    về nguồn gốc,
  • 26:54 - 26:55
    về truyền thống,
  • 26:55 - 26:57
    về vùng đất của tổ tiên.
  • 26:57 - 27:00
    Các anh em trai không quan tâm
    nhiều như tôi.
  • 27:00 - 27:01
    Nhưng tôi không được tham gia,
  • 27:02 - 27:04
    tôi không được đi họp dòng họ,
  • 27:04 - 27:06
    tôi không được có ý kiến.
  • 27:06 - 27:07
    Vì tôi là con gái.
  • 27:08 - 27:10
    Văn hóa không làm nên con người,
  • 27:10 - 27:12
    văn hóa do con người tạo ra.
  • 27:13 - 27:15
    Vậy nên nếu sự thật...
  • 27:15 - 27:18
    (Vỗ tay)
  • 27:18 - 27:20
    Vậy nên nếu thật sự,
  • 27:20 - 27:23
    văn hóa chúng ta chưa coi
    phụ nữ là một con người đầy đủ,
  • 27:23 - 27:25
    chúng ta hãy tạo ra một văn hóa mới.
  • 27:26 - 27:32
    Tôi thường xuyên nhớ về người bạn thân
    Okoloma Maduewesi của tôi.
  • 27:32 - 27:36
    Cầu mong anh và những người
    đã ra đi trong tai nạn Sosoliso
  • 27:36 - 27:37
    được an nghỉ.
  • 27:38 - 27:41
    Chúng tôi sẽ luôn nhớ về anh.
  • 27:43 - 27:47
    Và hồi đó anh đã đúng
    khi gọi tôi là một feminist.
  • 27:47 - 27:49
    Tôi là một feminist.
  • 27:49 - 27:52
    Ngày hôm đó lúc về nhà
    tôi tra từ điển,
  • 27:52 - 27:53
    tìm định nghĩa feminist:
  • 27:53 - 27:57
    Feminist là người tin và sự bình đẳng
    giữa các giới tính trong xã hội,
  • 27:57 - 28:00
    kinh tế và chính trị.
  • 28:01 - 28:03
    Cụ của tôi, từ những câu chuyện
    tôi được nghe kể,
  • 28:03 - 28:05
    cũng là một feminist.
  • 28:05 - 28:08
    Cụ trốn khỏi nhà người đàn ông
    cụ không yêu,
  • 28:08 - 28:11
    để kết hôn với người cụ yêu.
  • 28:11 - 28:14
    Cụ đã từ chối, phản kháng,
    đã nói lên nguyện vọng của mình
  • 28:14 - 28:19
    mỗi khi cụ cảm thấy mình gặp bất công
    về quyền lợi, đất đai và những điều khác.
  • 28:19 - 28:23
    Cụ của tôi không biết từ "feminist",
  • 28:23 - 28:25
    nhưng cụ là một feminist.
  • 28:26 - 28:28
    Chúng ta nên tự hào được là feminist.
  • 28:30 - 28:32
    Tôi có một định nghĩa riêng cho từ này:
  • 28:33 - 28:36
    "Feminist là một người
  • 28:36 - 28:37
    nói rằng...
  • 28:37 - 28:41
    (Cười)
  • 28:41 - 28:44
    (Vỗ tay)
  • 28:47 - 28:50
    Feminist là một người có ý nghĩ,
    "Vâng, vấn đề về giới vẫn tồn tại
  • 28:50 - 28:53
    trong thế giới hiện đại,
    và chúng ta phải có giải pháp,
  • 28:53 - 28:54
    chúng ta phải cải thiện"
  • 28:55 - 28:56
    bất kể người đó là nam hay nữ.
  • 28:58 - 29:00
    Anh trai tôi, Kene,
  • 29:00 - 29:01
    là một feminist.
  • 29:03 - 29:07
    Anh là một người đàn ông đẹp trai,
    tốt bụng và dễ thương,
  • 29:07 - 29:09
    và anh ấy vô cùng nam tính.
  • 29:09 - 29:11
    Xin cảm ơn.
  • 29:11 - 29:12
    (Vỗ tay)
Title:
Tất cả chúng ta nên trở thành nhà nữ quyền
Speaker:
Chimamanda Ngozi Adichie
Description:

Chúng ta dạy các em gái được khát vọng, nhưng không được quá khát vọng... phải thành công, nhưng không quá thành công, tác giả Chimamanda Ngozi Adichie nói. Bài nói kinh điển này của Chimamanda Ngozi Adichie đã khởi đầu cho cuộc đối thoại về bình đẳng giới trên khắp thế giới. Bà kêu gọi chúng ta bắt đầu mơ ước để xây dựng một thế giới khác, công bằng hơn - trong đó nam giới và nữ giới đều hạnh phúc hơn, vì được là chính mình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
29:28

Vietnamese subtitles

Revisions