Return to Video

Tương lai của những con robot bay

  • 0:01 - 0:05
    Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi chế tạo
    những robot bay tự động
  • 0:05 - 0:07
    như thiết bị bay mà bạn thấy ở đây.
  • 0:09 - 0:12
    Không như những máy bay không người lái
    thương mại bạn có thể mua hiện nay,
  • 0:12 - 0:15
    robot này không trang bị GPS.
  • 0:16 - 0:17
    Vì không có GPS,
  • 0:17 - 0:21
    rất khó để những robot như thế này
    xác định được vị trí của chúng.
  • 0:22 - 0:27
    Robot này sử dụng các bộ cảm biến tích hợp,
    máy quay và thiết bị quét laser,
  • 0:27 - 0:29
    để quét môi trường xung quanh.
  • 0:29 - 0:32
    Nó phát hiện ra những đặc điểm
    của môi trường,
  • 0:32 - 0:35
    và xác định vị trí tương đối của nó so với
    những đặc điểm đó,
  • 0:35 - 0:37
    bằng phương pháp đối chiếu tam giác.
  • 0:37 - 0:40
    Và sau đó nó có thể tập hợp
    những đặc điểm đó lên trên bản đồ,
  • 0:40 - 0:42
    như cái các bạn thấy phía sau tôi.
  • 0:42 - 0:46
    Bản đồ này cho phép robot
    biết được vị trí các chướng ngại vật
  • 0:46 - 0:49
    và di chuyển mà không va vào chúng.
  • 0:49 - 0:51
    Điều tiếp theo tôi muốn chỉ cho các bạn
  • 0:51 - 0:54
    là một loạt các thí nghiệm mà chúng tôi
    đã thực hiện trong phòng thí nghiệm,
  • 0:55 - 0:58
    nơi mà robot này có khả năng
    xa hơn thế nữa,
  • 0:58 - 1:03
    Ở đây các bạn sẽ thấy, góc trên bên phải
    là những gì robot thấy qua camera.
  • 1:03 - 1:05
    Và trên màn hình chính --
  • 1:05 - 1:07
    hiển nhiên đây là hình ảnh
    được tua nhanh 4 lần --
  • 1:07 - 1:10
    trên màn hình chính các bạn sẽ thấy
    tấm bản đồ mà nó đang tạo ra.
  • 1:10 - 1:14
    Đây là một bản đồ có độ phân giải cao
    của dãy hành lang quanh phòng thí nghiệm của chúng tôi.
  • 1:14 - 1:16
    Và sau đó quý vị sẽ thấy nó đi vào trong phòng thí nghiệm,
  • 1:17 - 1:19
    nơi rất dễ nhận biết bởi
    sự lộn xộn các bạn đang thấy.
  • 1:19 - 1:20
    (Cười)
  • 1:20 - 1:22
    Nhưng ý chính mà tôi muốn nói với các bạn
  • 1:22 - 1:26
    đó là những robot này có khả năng vẽ
    những tấm bản đồ có độ phân giải cao
  • 1:26 - 1:29
    với độ chính xác đến 5cm,
  • 1:29 - 1:33
    điều đó cho phép ai đó ở ngoài phòng,
    hoặc bên ngoài tòa nhà
  • 1:33 - 1:36
    có thể biết được tường tận mọi thứ
    mà không cần vào bên trong,
  • 1:36 - 1:40
    và cố sức suy đoán
    điều gì xảy ra bên trong tòa nhà.
  • 1:40 - 1:43
    Hiện nay có một vấn đề
    với loại robot như thế này.
  • 1:44 - 1:46
    Vấn đề đầu tiên là nó tương đối lớn.
  • 1:46 - 1:48
    Vì lớn, nên nó nặng.
  • 1:49 - 1:52
    Và những robot thế này
    tiêu thụ khoảng 100 watt mỗi pound.
  • 1:52 - 1:55
    Và điều đó rút ngắn tuổi thọ
    hoạt động của chúng.
  • 1:56 - 1:57
    Vấn đề thứ hai
  • 1:57 - 2:01
    là những robot này mang theo
    những cảm biến rất đắt tiền --
  • 2:01 - 2:05
    bộ quét laser, camera
    và các bộ vi xử lý.
  • 2:05 - 2:08
    Điều này làm tăng giá thành của robot.
  • 2:09 - 2:12
    Vì thế chúng tôi tự hỏi:
  • 2:12 - 2:16
    sản phẩm nào chúng ta có thể mua
    trong một cửa hàng điện tử
  • 2:16 - 2:22
    không mắc tiền lại nhẹ mà
    có trang bị cảm biến và chức năng tính toán?
  • 2:24 - 2:27
    Và chúng tôi phát minh ra điện thoại bay.
  • 2:27 - 2:29
    (Cười)
  • 2:29 - 2:35
    Robot này sử dụng một smartphone
    Samsung Galaxy mà ai cũng có thể mua ở cửa hàng,
  • 2:35 - 2:39
    và tất cả những thứ bạn cần chỉ là một app
    mà bạn có thể tải về từ app store.
  • 2:39 - 2:43
    Và bạn thấy đấy, robot này
    đang đọc chữ "TED",
  • 2:43 - 2:46
    nhìn vào góc của chữ "T" và "E"
  • 2:46 - 2:50
    và sau đó dùng phép đối chiếu tam giác,
    bay một cách tự động.
  • 2:51 - 2:54
    Cần điều khiển ở ngay kia để bảo đảm
    nếu robot trở nên bất thường.
  • 2:54 - 2:55
    Giuseppe có thể tiêu diệt nó.
  • 2:55 - 2:57
    (Cười)
  • 2:59 - 3:03
    Bên cạnh việc chế tạo
    những con robot nhỏ này,
  • 3:03 - 3:08
    chúng tôi còn thực hiện thí nghiệm với các
    động tác có phần dữ dội, như các bạn thấy đây.
  • 3:08 - 3:13
    Con robot này đang di chuyển với tốc độ
    2-3 mét/giây,
  • 3:13 - 3:17
    chao liệng và quay tròn liên tục
    khi nó thay đổi hướng.
  • 3:17 - 3:21
    Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta có thể có
    những con robot chạy nhanh hơn
  • 3:21 - 3:24
    và di chuyển trong những môi trường
    lộn xộn.
  • 3:25 - 3:27
    Trong video tiếp theo này,
  • 3:27 - 3:33
    như bạn thấy con chim này, một con
    đại bàng, phối hợp duyên dáng đôi cánh,
  • 3:33 - 3:37
    mắt và chân để tóm lấy con mồi
    ra khỏi mặt nước,
  • 3:37 - 3:39
    robot của chúng tôi cũng có thể đi câu.
  • 3:39 - 3:41
    (Cười)
  • 3:41 - 3:45
    Trong trường hợp này, đây là một miếng sandwich Philly
    mà nó tóm lấy bất ngờ từ trên không.
  • 3:45 - 3:47
    (Cười)
  • 3:48 - 3:51
    Thế nên bạn có thể thấy con robot này
    đang di chuyển với tốc độ khoảng 3 mét/giây,
  • 3:51 - 3:56
    nhanh hơn tốc độ đi bộ, nó phối hợp tay,
    móng vuốt,
  • 3:56 - 4:00
    và khả năng bay của nó trong thời gian
    tính bằng giây để thực hiện được động tác này.
  • 4:02 - 4:03
    Trong một thí nghiệm khác,
  • 4:03 - 4:07
    tôi muốn cho các bạn thấy làm thế nào để
    robot điều chỉnh cách bay
  • 4:07 - 4:09
    để kiểm soát gói hàng
    treo bên dưới,
  • 4:09 - 4:13
    khi chiều dài của nó
    lớn hơn độ rộng của cửa sổ.
  • 4:14 - 4:15
    Để thực hiện được việc này,
  • 4:15 - 4:19
    nó thật sự phải lao xuống,
    điều chỉnh độ cao,
  • 4:19 - 4:21
    và đưa gói hàng qua.
  • 4:27 - 4:29
    Nhưng tất nhiên chúng tôi muốn làm
    chúng nhỏ hơn nữa,
  • 4:29 - 4:32
    và chúng tôi đã lấy cảm hứng
    từ loài ong mật.
  • 4:32 - 4:36
    Nếu các bạn quan sát loài ong mật,
    và đây là một đoạn phim quay chậm
  • 4:36 - 4:39
    chúng rất nhỏ,
    lực quán tính rất nhỏ --

  • 4:40 - 4:41
    (Cười)
  • 4:41 - 4:45
    đến mức chúng chẳng cần bận tâm --
    chúng bay vụt ra khỏi tay tôi, ví dụ vậy.
  • 4:45 - 4:48
    Đây là một con robot nhỏ bắt chước
    hành vi của loài ong mật.
  • 4:49 - 4:50
    Và càng nhỏ thì càng tốt,
  • 4:50 - 4:53
    vì kích thước nhỏ mang đến cho bạn
    lực quán tính nhỏ hơn.
  • 4:53 - 4:55
    Cùng với lực quán tính nhỏ hơn --
  • 4:55 - 4:58
    (Robot kêu vo vo, khán giả cười)
  • 4:58 - 5:01
    cùng với lực quán tính nhỏ hơn,
    các bạn có thể tăng sức bền khi va chạm.
  • 5:01 - 5:02
    Điều đó khiến bạn trở cứng cáp hơn.
  • 5:04 - 5:06
    Dựa trên những con ong mật này,
    chúng tôi tạo ra những con robot nhỏ.
  • 5:06 - 5:10
    Và đây là một con đặc biệt
    chỉ nặng 25 gram.
  • 5:10 - 5:12
    Nó chỉ tiêu thụ 6 watt năng lượng.
  • 5:12 - 5:15
    Và nó có thể di chuyển
    với tốc độ lên tới 6 mét/giây.
  • 5:15 - 5:17
    Vậy nếu như căn tỉ lệ tốc độ
    với kích thước của chúng,
  • 5:17 - 5:21
    nó giống như một chiếc Boeing 787 với
    vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
  • 5:24 - 5:26
    (Cười)
  • 5:26 - 5:28
    Tôi muốn cho các bạn xem một ví dụ.
  • 5:29 - 5:34
    Đây có lẽ là va chạm trên không có chủ đích đầu tiên, với tốc độ bằng 1/20 tốc độ thường
  • 5:34 - 5:37
    Chúng đang bay với tốc độ tương đối
    là 2 mét/giây
  • 5:37 - 5:39
    và điều này minh họa cho
    một nguyên tắc cơ bản.
  • 5:40 - 5:45
    Chiếc lồng nặng 2 gram bằng sợi carbon
    giúp các cánh quạt không mắc vào nhau,
  • 5:45 - 5:50
    nhưng quan trọng là cú va chạm được nhận biết và robot phản ứng lại sự va chạm ấy.
  • 5:51 - 5:53
    Thế nên nhỏ cũng đồng nghĩa với an toàn.
  • 5:53 - 5:55
    Trong phòng thí nghiệm,
    khi chúng tôi phát triển loại robot này,
  • 5:55 - 5:57
    chúng tôi bắt đầu với những con robot lớn,
  • 5:57 - 6:00
    và sau đó giảm kích thước xuống thành
    những con robot nhỏ này.
  • 6:00 - 6:03
    Và nếu các bạn vẽ một biểu đồ về số lượng
    băng cá nhân chúng tôi đã đặt mua
  • 6:03 - 6:06
    thì nó sẽ giảm xuống thế này.
  • 6:06 - 6:08
    Bởi vì những con robot này rất an toàn.
  • 6:09 - 6:11
    Kích thước nhỏ có một số bất lợi,
  • 6:11 - 6:15
    và tạo hóa đã tìm ra một số cách để
    bù đắp cho những bất lợi ấy.
  • 6:16 - 6:20
    Ý tưởng cơ bản là chúng tập hợp lại thành
    những nhóm lớn, hay bầy đàn.
  • 6:20 - 6:24
    Tương tự như vậy, trong phòng thí nghiệm, chúng tôi cố gắng tạo ra những bầy robot nhân tạo.
  • 6:24 - 6:26
    Và điều này khá cam go
  • 6:26 - 6:29
    bởi vì lúc này bạn phải nghĩ đến
    mạng lưới các robot.
  • 6:29 - 6:31
    Và bên trong mỗi con robot,
  • 6:31 - 6:36
    bạn phải nghĩ về sự tương tác
    của cảm biến, thông tin, khả năng tính toán --
  • 6:36 - 6:41
    và hệ thống này trở nên khá khó
    để kiểm soát và quản lý.
  • 6:42 - 6:45
    Thế nên, từ tự nhiên, chúng tôi
    học được 3 nguyên tắc tổ chức
  • 6:45 - 6:49
    cần thiết để cho phép chúng tôi
    phát triển thuật toán của mình.
  • 6:50 - 6:54
    Ý tưởng đầu tiên là các robot cần phải
    biết được những robot lân cận chúng.
  • 6:54 - 6:58
    Chúng cần phải có khả năng cảm nhận
    và thông tin với các robot lân cận.
  • 6:58 - 7:01
    Video này minh họa ý tưởng cơ bản này.
  • 7:01 - 7:02
    Chúng tôi có 4 robot --
  • 7:02 - 7:06
    một trong số chúng bị kiểm soát bởi
    một người điều khiển.
  • 7:07 - 7:09
    Thế nhưng bởi vì các robot
    tương tác với nhau,
  • 7:09 - 7:11
    chúng cảm nhận được nhau,
  • 7:11 - 7:12
    nên chúng di chuyển theo.
  • 7:12 - 7:18
    Và ở đây, có một người có khả năng dẫn dắt
    mạng lưới các robot đi theo.
  • 7:20 - 7:25
    Một lần nữa, không phải bởi vì tất cả
    robot biết nơi chúng cần đi.
  • 7:25 - 7:29
    Nhưng là bởi vì chúng phản ứng lại vị trí
    của những robot lân cận.
  • 7:32 - 7:36
    (Cười)
  • 7:36 - 7:42
    Thí nghiệm tiếp theo mô phỏng
    nguyên tắc tổ chức thứ hai.
  • 7:43 - 7:47
    Và nguyên tắc này vận hành theo
    nguyên tắc nặc danh.
  • 7:47 - 7:52
    Ý tưởng chính ở đây là
  • 7:52 - 7:56
    những con robot không biết được danh tính
    của những con lân cận chúng.
  • 7:56 - 7:59
    Chúng được yêu cầu thiết lập một
    vòng tròn,
  • 7:59 - 8:02
    và bất kể bạn muốn có bao nhiêu con robot
    cho việc thiết lập này,
  • 8:02 - 8:05
    hay có bao nhiêu con robot bạn lấy ra,
  • 8:05 - 8:08
    mỗi robot chỉ đơn thuần phản ứng lại với
    những con lân cận.
  • 8:08 - 8:13
    Nó biết rằng nó cần phải thiết lập
    một vòng tròn,
  • 8:13 - 8:15
    và cộng tác với những con robot kế cận nó
  • 8:15 - 8:19
    để tạo hình mà không cần đến
    sự điều phối trung tâm.
  • 8:20 - 8:22
    Giờ đây nếu các bạn kết hợp
    những ý tưởng đó lại,
  • 8:22 - 8:26
    ý tưởng thứ ba là chúng tôi đưa
    cho những con robot này
  • 8:26 - 8:30
    những mô tả hình học của hình dạng
    mà chúng cần thực hiện.
  • 8:30 - 8:34
    Và những hình dạng này có thể
    thay đổi theo thời gian,
  • 8:34 - 8:38
    và các bạn sẽ thấy những con robot này
    bắt đầu từ việc tạo thành một vòng tròn,
  • 8:38 - 8:41
    rồi sau đó đổi thành hình tam giác,
    kéo dài thành một đường thẳng,
  • 8:42 - 8:43
    và trở lại hình ê-líp.
  • 8:43 - 8:47
    Và chúng làm điều này với cùng
    một kiểu phối hợp tính theo giây
  • 8:47 - 8:50
    mà các bạn nhìn thấy ở những bầy đàn
    trong tự nhiên.
  • 8:51 - 8:53
    Tại sao phải nghiên cứu
    những bầy đàn?
  • 8:53 - 8:57
    Để tôi kể cho các bạn nghe hai ứng dụng
    mà chúng tôi đang rất quan tâm.
  • 8:58 - 9:01
    Đầu tiên là thứ liên quan đến nông nghiệp,
  • 9:01 - 9:04
    có thể là một vấn đề lớn nhất mà
    chúng ta đang đối mặt khắp thế giới.
  • 9:05 - 9:06
    Như các bạn cũng biết,
  • 9:06 - 9:10
    trên trái đất, cứ 7 người thì có 1 người
    bị suy dinh dưỡng.
  • 9:10 - 9:13
    Hầu hết đất đai mà chúng ta có thể
    trồng trọt đều đã được sử dụng.
  • 9:14 - 9:17
    Và độ hiệu quả của hầu hết các hệ thống
    trên thế giới đang được cải thiện,
  • 9:17 - 9:21
    thế nhưng hiệu suất sản lượng thật sự
    lại đi xuống.
  • 9:21 - 9:25
    Và hầu hết là bởi việc thiếu nước,
    bệnh cây trồng, biến đổi khí hậu
  • 9:25 - 9:27
    và một vài nguyên nhân khác.
  • 9:27 - 9:29
    Vậy các robot có thể làm được gì?
  • 9:29 - 9:34
    À, chúng ta ứng dụng một phương pháp có
    tên là Nông nghiệp Chính xác
    trong cộng đồng.
  • 9:34 - 9:39
    Ý tưởng cơ bản là chúng ta cho các robot
    bay qua các vườn cây,
  • 9:39 - 9:42
    và sau đó xây dựng những mô hình chính xác
    của từng cây một.
  • 9:43 - 9:44
    Giống như một loại thuốc được cá nhân hóa,
  • 9:45 - 9:49
    khi các bạn có thể tưởng tượng ra việc
    chữa cho từng bệnh nhân một,
  • 9:49 - 9:53
    thì điều chúng tôi muốn làm là tạo ra
    mô hình của từng cây một,
  • 9:53 - 9:57
    và sau đó cho người nông dân biết
    nhu cầu của từng cây --
  • 9:57 - 10:02
    có thể là nước, phân bón,
    hay thuốc trừ sâu.
  • 10:03 - 10:06
    Ở đây, các bạn sẽ thấy những con robot
    đang di chuyển qua một vườn táo
  • 10:06 - 10:09
    và trong 1 phút bạn sẽ thấy
    2 người bạn của nó
  • 10:09 - 10:10
    cũng đang làm điều tương tự ở phía tay trái.
  • 10:11 - 10:14
    Điều chúng đang làm là xây dựng
    bản đồ của mảnh vườn.
  • 10:14 - 10:17
    Và bên trong bản đồ đó là bản đồ của
    từng cây trong vườn.
  • 10:17 - 10:19
    (Tiếng robot kêu)
  • 10:19 - 10:21
    Hãy xem thử những bản đồ ấy
    trông như thế nào.
  • 10:21 - 10:25
    Ở video tiếp theo, các bạn sẽ thấy
    các camera đang được robot sử dụng.
  • 10:25 - 10:28
    Bên phía góc trái bên trên là
    một camera màu chuẩn.
  • 10:30 - 10:33
    Góc trái, ở giữa là một camera hồng ngoại.
  • 10:33 - 10:37
    Và góc trái dưới cùng là một camera nhiệt.
  • 10:37 - 10:40
    Và trên màn hình chính,
    các bạn đang thấy một cấu trúc 3D tái lập
  • 10:40 - 10:46
    mỗi cây trong vườn khi các cảm biến
    bay ngang qua các cây.
  • 10:48 - 10:52
    Khi được trang bị những thông tin thế này,
    chúng ta có thể làm được nhiều thứ.
  • 10:52 - 10:56
    Đầu tiên và có thể là thứ quan trọng nhất
    chúng ta có thể làm, rất đơn giản là
  • 10:56 - 10:59
    đếm số lượng quả trên mỗi cây.
  • 11:00 - 11:04
    Bằng cách này, chúng ta có thể cho người
    nông dân biết số lượng trái trên từng cây,
  • 11:04 - 11:08
    và cho phép họ ước tính
    sản lượng của vườn,
  • 11:08 - 11:11
    tối ưu mạch sản xuất.
  • 11:12 - 11:13
    Điều thứ hai chúng ta có thể làm
  • 11:13 - 11:18
    là lấy mô hình của cây trồng,
    thiết lập hình ảnh 3D,
  • 11:18 - 11:20
    từ đó ước tính kích thước vòm lá,
  • 11:20 - 11:24
    và độ tương quan giữa kích thước vòm lá
    với diện tích lá của mỗi cây,
  • 11:24 - 11:26
    Cái này được gọi là chỉ số diện tích lá.
  • 11:26 - 11:28
    Nếu các bạn biết chỉ số diện tích lá,
  • 11:28 - 11:34
    về cơ bản bạn có thể tính được khả năng
    quang hợp của mỗi cây,
  • 11:34 - 11:37
    từ đó bạn biết được sức khỏe của cây.
  • 11:38 - 11:42
    Bằng việc kết hợp thông tin hình ảnh
    và hồng ngoại,
  • 11:42 - 11:45
    chúng ta cũng có thể tính được
    các chỉ số như NDVI.
  • 11:45 - 11:48
    Và trong trường hợp cụ thể này,
    bạn có thể thấy được rằng
  • 11:48 - 11:51
    có một số cây trồng hiện không phát triển tốt
    như các cây khác.
  • 11:51 - 11:55
    Điều này có thể dễ dàng nhận ra từ
    các hình ảnh,
  • 11:55 - 11:57
    không chỉ là hình ảnh trực quan,
    nhưng còn là kết hợp
  • 11:57 - 12:00
    của cả hình ảnh trực quan và
    hình ảnh hồng ngoại.
  • 12:00 - 12:01
    Và cuối cùng,
  • 12:01 - 12:05
    có một thứ chúng tôi đang quan tâm là
    việc phát hiện ra bệnh vàng lá giai đoạn đầu --
  • 12:05 - 12:07
    và đây là một cây cam --
  • 12:07 - 12:10
    có thể nhận biết bởi độ vàng của lá.
  • 12:10 - 12:14
    Tuy nhiên, các robot bay phía trên có thể
    dễ dàng phát hiện ra chúng một cách tự động
  • 12:14 - 12:17
    và báo cho người nông dân rằng
    họ đang gặp vấn đề
  • 12:17 - 12:18
    ở khu vực này trong vườn cây.
  • 12:19 - 12:21
    Những hệ thống như thế này rất có ích,
  • 12:22 - 12:27
    và chúng tôi đang hướng đến mục tiêu
    có thể tăng năng suất khoảng 10%
  • 12:27 - 12:31
    và, quan trọng hơn, là giảm
    các chỉ số đầu vào, như lượng nước
  • 12:31 - 12:34
    xuống 25% bằng cách sử dụng
    những đám robot bay.
  • 12:35 - 12:41
    Cuối cùng, tôi muốn các bạn hoan nghênh
    những người đã thật sự tạo ra tương lai,
  • 12:41 - 12:46
    Yash Mulgaonkar, Sikang Liu
    và Giuseppe Loianno,
  • 12:46 - 12:49
    những người phụ trách cho
    ba màn minh họa mà các bạn đã xem.
  • 12:49 - 12:51
    Cảm ơn.
  • 12:51 - 12:57
    (Vỗ tay)
Title:
Tương lai của những con robot bay
Speaker:
Vijay Kumar
Description:

Tại phòng thí nghiệm ở trường đại học Pennsylvania, Vijay Kumar và nhóm của mình đã tạo ra những robot bay tự động lấy cảm hứng từ loài ong mật. Bước đột phá mới đây nhất của họ là "Nông nghiệp chính xác", trong đó một nhóm các robot sẽ lập bản đồ, tái hiện và phân tích từng cây trồng và quả trong vườn để cung cấp thông tin thiết yếu cho nông dân nhằm cải thiện sản lượng và giúp quản lý nguồn nước hợp lý hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:09
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Trinh Tran accepted Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Trinh Tran edited Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Trinh Tran edited Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Trinh Tran edited Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Tuan Mach edited Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Tuan Mach edited Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Tuan Mach edited Vietnamese subtitles for Vijay Kumar
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions