Return to Video

Dùng vật lý thiên văn để nghiên cứu các vấn đề trên trái đất.

  • 0:01 - 0:04
    Tôi là một nhà vật lý thiên văn.
  • 0:04 - 0:07
    Tôi nghiên cứu các vụ nổ sao trong vũ trụ.
  • 0:07 - 0:09
    Nhưng tôi có khuyết điểm:
  • 0:09 - 0:12
    Tôi hay bồn chồn và dễ chán.
  • 0:12 - 0:15
    Dù vật lý thiên văn học,
    cho tôi cơ hội tuyệt vời
  • 0:15 - 0:18
    để nghiên cứu toàn bộ vũ trụ,
  • 0:18 - 0:21
    nhưng việc nghĩ rằng chỉ làm
    mỗi công việc đó, và luôn như vậy,
  • 0:21 - 0:25
    khiến tôi cảm thấy
    bị gò bó và tù túng.
  • 0:25 - 0:28
    Sẽ thế nào nếu vấn đề
    về tập trung và nhàm chán của tôi
  • 0:28 - 0:30
    không phải là khuyết điểm?
  • 0:30 - 0:34
    Sẽ thế nào nếu tôi biến nó
    thành thứ quý giá?
  • 0:34 - 0:36
    Nhà vật lý thiên văn không thể
    tiếp xúc hay tương tác
  • 0:36 - 0:38
    với những thứ mình nghiên cứu.
  • 0:38 - 0:41
    Không thể làm nổ ngôi sao
    trong phòng thí nghiệm
  • 0:41 - 0:42
    để hiểu lý do
    và cách thức nổ.
  • 0:42 - 0:45
    Chỉ có những bức hình
    và đoạn phim từ bầu trời mà thôi.
  • 0:45 - 0:48
    Mọi thứ ta biết về vũ trụ,
  • 0:48 - 0:51
    từ vụ Nổ Lớn tạo ra
    không gian và thời gian,
  • 0:51 - 0:53
    sự hình thành và phát triển
    của các sao và dải Ngân Hà,
  • 0:54 - 0:56
    đến cấu trúc của hệ Mặt Trời,
  • 0:56 - 1:00
    đều được tìm ra
    từ nghiên cứu hình ảnh bầu trời.
  • 1:00 - 1:04
    Để nghiên cứu
    cả hệ thống vũ trụ phức tạp,
  • 1:04 - 1:09
    nhà vật lý thiên văn rất giỏi trong việc
    tìm ra các mô phỏng và giải pháp đơn giản
  • 1:09 - 1:12
    từ tập hợp thông tin rộng và rắc rối
  • 1:12 - 1:16
    Vậy tôi có thể dùng khả năng này
    vào việc gì khác?
  • 1:16 - 1:20
    Sẽ thế nào nếu ta xoay các máy ảnh
    hướng về phía mặt đất?
  • 1:20 - 1:24
    Tại đài quan sát đô thị,
    đó là những gì chúng tôi làm.
  • 1:24 - 1:28
    Greg Dobler, một nhà vật lý thiên văn
    và là chồng tôi
  • 1:28 - 1:32
    đã tạo nên đài quan sát đầu tiên
    ở đại học New York năm 2013
  • 1:32 - 1:34
    và tôi tham gia cùng anh
    năm 2015.
  • 1:34 - 1:36
    Đây là việc chúng tôi làm.
  • 1:36 - 1:38
    Chúng tôi chụp toàn cảnh thành phố về đêm,
  • 1:38 - 1:41
    nghiên cứu ánh sáng nơi đây
    như các vì sao.
  • 1:41 - 1:44
    Theo dõi thay đổi ánh sáng qua thời gian
  • 1:44 - 1:46
    cũng như màu sắc của ánh sáng thiên văn,
  • 1:46 - 1:49
    tôi nhận ra bản chất các vụ sao phát nổ.
  • 1:49 - 1:52
    Áp dụng cách nghiên cứu này
    cho ánh sáng thành phố,
  • 1:52 - 1:56
    chúng tôi đo lường, dự đoán mức độ
    năng lượng thành phố cần và tiêu thụ
  • 1:56 - 1:59
    và giúp xây dựng mạng lưới điện phù hợp
  • 1:59 - 2:02
    đáp ứng nhu cầu hoặc
    phát triển môi trường đô thị.
  • 2:02 - 2:06
    Chúng tôi chụp được khói ô nhiễm ban ngày.
  • 2:06 - 2:10
    75% khí thải nhà kính ở New York
  • 2:10 - 2:14
    là từ các tòa nhà như thế này,
    đốt dầu để sưởi ấm.
  • 2:14 - 2:17
    Bạn có thể đo mức ô nhiễm
    bằng cảm biến không khí.
  • 2:17 - 2:21
    Nhưng nếu đặt mỗi máy
    ở mỗi tòa nhà tại New York,
  • 2:21 - 2:23
    phải đọc dữ liệu từ hàng ngàn máy.
  • 2:23 - 2:26
    Sẽ rất tốn kém.
  • 2:26 - 2:29
    Cùng với sinh viên trường,
    chúng tôi xây dựng một thuật toán,
  • 2:30 - 2:33
    một mạng lưới trung gian
    có thể phát hiện các đám mây
  • 2:33 - 2:35
    trên bầu trời New York.
  • 2:35 - 2:36
    Chúng tôi phân loại chúng --
  • 2:36 - 2:39
    đám mây hơi nước vô hại,
    trắng và mờ;
  • 2:39 - 2:43
    đám khói ô nhiễm,
    đen và dày --
  • 2:43 - 2:48
    và cung cấp bản đồ ô nhiễm vùng lân cận
    cho các nhà làm chính sách.
  • 2:48 - 2:53
    Dự án liên chuyên môn này
    đã tạo ra một giải pháp đột phá.
  • 2:53 - 2:57
    Không chỉ là hình ảnh, các phương pháp
    phân tích dữ liệu trong thiên văn vật lý
  • 2:57 - 3:00
    có thể được áp dụng
    cho mọi loại dữ liệu.
  • 3:00 - 3:03
    Luật sư ở một quận ở California
    đã nhờ chúng tôi
  • 3:03 - 3:07
    tìm hiểu sự chậm trễ
    trong khởi tố tại các phiên tòa.
  • 3:07 - 3:10
    Có những người bị tù treo
    hoặc bị giam giữ,
  • 3:10 - 3:12
    chờ đợi tới vài năm
    để được xét xử.
  • 3:12 - 3:15
    Họ muốn biết
    loại vụ án nào bị kéo dài,
  • 3:15 - 3:18
    và có rất nhiều dữ liệu
    để tìm hiểu,
  • 3:18 - 3:19
    nhưng không có chuyên gia
  • 3:19 - 3:22
    hay công cụ
    để thực hiện điều đó.
  • 3:22 - 3:24
    Và đó là lúc chúng tôi vào cuộc.
  • 3:24 - 3:27
    Làm việc với đồng nghiệp,
    giáo sư về chính sách công Angela Hawken,
  • 3:27 - 3:30
    chúng tôi đã lập
    biểu đồ số liệu
  • 3:30 - 3:35
    để DAs có thể hiểu
    quá trình truy tố.
  • 3:35 - 3:38
    Bên cạnh đó, chúng tôi
    phân tích dữ liệu,
  • 3:38 - 3:40
    tìm hiểu liệu thời gian xử án
    có chịu ảnh hưởng
  • 3:40 - 3:44
    bởi sự phân biệt xã hội
    trong các phiên tòa.
  • 3:44 - 3:46
    Chúng tôi ứng dụng
    các phương pháp
  • 3:46 - 3:49
    đã được dùng để phân loại
    hàng ngàn các vụ nổ sao,
  • 3:49 - 3:52
    vào hàng ngàn vụ án.
  • 3:52 - 3:56
    Nhờ vậy, chúng tôi tạo nên mô hình
    cho những thẩm phán khác
  • 3:56 - 3:58
    nghiên cứu về những sai lệch
    mà họ gặp phải.
  • 3:58 - 4:01
    Việc cộng tác giữa
    các chuyên gia và vật lý thiên văn này
  • 4:01 - 4:03
    tạo nên giải pháp biến chuyển
  • 4:03 - 4:07
    cải thiện cuộc sống con người.
  • 4:07 - 4:09
    Theo hai chiều.
  • 4:09 - 4:12
    Tôi đem tri thức vật lý thiên văn
    vào khoa học đô thị,
  • 4:12 - 4:16
    và đem kiến thức khoa học đô thị
    ứng dụng ngược lại vào ngành mình.
  • 4:16 - 4:19
    Tiếng vọng ánh sáng;
  • 4:19 - 4:24
    sự phản chiếu của vụ nổ sao
    về phía bụi các chùm sao.
  • 4:24 - 4:29
    Trong hình ảnh ghi nhận, nó xuất hiện
    với những đặc điểm trắng, mờ, chuyển động
  • 4:29 - 4:31
    giống như các đám mây.
  • 4:31 - 4:35
    Tôi ứng dụng chính mô hình
    phát hiện mây trong thành phố
  • 4:35 - 4:40
    vào việc tìm kiếm tiếng vọng ánh sáng
    trong các bức hình bầu trời.
  • 4:40 - 4:44
    Bằng cách tìm hiểu
    những thứ khiến mình thích thú,
  • 4:44 - 4:46
    vượt ra khỏi chuyên ngành,
  • 4:46 - 4:49
    tôi đã biến sự nhàm chán thành giá trị.
  • 4:49 - 4:54
    Chúng tôi, các bạn, đều có
    cách nhìn riêng để thấu hiểu điều mới
  • 4:54 - 4:58
    từ đó, tạo ra
    những giải pháp đột phá.
  • 4:58 - 5:00
    Xin cảm ơn.
  • 5:00 - 5:03
    (vỗ tay)
Title:
Dùng vật lý thiên văn để nghiên cứu các vấn đề trên trái đất.
Speaker:
Federica Bianco
Description:

Để nghiên cứu hệ thống phức tạp như vũ trụ, nhà vật lý thiên văn cần phải là chuyên gia trong việc tìm ra các giải pháp đơn giản từ các tập dữ liệu khổng lồ. Họ có thể làm gì khác với kĩ năng này? Trong bài nói chuyện liên chuyên ngành, Federica Bianco, TED Fellow và nhà vật lý thiên văn, giải thích cách cô ấy dùng dữ liệu vật lý thiên văn để phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội và đô thị -- cũng như những bí ẩn của tinh tú.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:17

Vietnamese subtitles

Revisions