Return to Video

Liệu đồng tiền có biến bạn thành kẻ xấu xí?

  • 0:01 - 0:03
    Tôi muốn các bạn,
    trong một chốc lát
  • 0:03 - 0:07
    hãy nghĩ đến việc
    chơi trò Cờ Tỉ Phú
  • 0:07 - 0:09
    ngoại trừ trong trò chơi này,
    sự kết hợp
  • 0:09 - 0:12
    của kỹ năng, tài năng và may mắn
  • 0:12 - 0:15
    những điều giúp bạn đạt được thành công
    trong trò chơi này, cũng như trong cuộc sống
  • 0:15 - 0:16
    đã được sắp xếp không thích hợp
  • 0:16 - 0:19
    vì nó này đã bị gian lận
  • 0:19 - 0:21
    và bạn là người có lợi thế hơn
  • 0:21 - 0:22
    Bạn có nhiều tiền hơn
  • 0:22 - 0:25
    nhiều cơ hội để di chuyển quanh bàn hơn
  • 0:25 - 0:27
    và nhiều khả năng sử dụng các tài nguyên hơn
  • 0:27 - 0:29
    Và khi nghĩ về điều này
  • 0:29 - 0:31
    tôi muốn bạn tự hỏi bản thân mình
  • 0:31 - 0:33
    Việc là một người chơi
  • 0:33 - 0:36
    có nhiều đặc quyền hơn
    trong một trò chơi gian lận
  • 0:36 - 0:39
    thay đổi cách bạn nghĩ về bản thân
  • 0:39 - 0:43
    và những người chơi khác như thế nào ?
  • 0:43 - 0:46
    Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu
    tại khuôn viên trường U.C. Berkeley
  • 0:46 - 0:48
    để trả lời một cách chính xác
    câu hỏi đó
  • 0:48 - 0:50
    Chúng tôi đã mời hơn 100 cặp đôi
    những người không quen biết nhau
  • 0:50 - 0:53
    vào phòng thí nghiệm
  • 0:53 - 0:54
    và tung đồng xu
  • 0:54 - 0:56
    để bổ nhiệm một cách ngẫu nhiên
    một trong họ
  • 0:56 - 0:59
    là người chơi giàu hơn
    trong trò chơi gian lận.
  • 0:59 - 1:01
    Họ có nhiều tiền gấp đôi
    so với người chơi còn lại
  • 1:01 - 1:03
    Khi qua Trạm Khởi Hành
  • 1:03 - 1:05
    họ thu thập được số tiền gấp đôi
  • 1:05 - 1:07
    và được lắc cả hai viên xí ngầu
    thay vì chỉ một
  • 1:07 - 1:09
    do vậy họ di chuyển quanh bàn
    nhiều hơn
  • 1:09 - 1:12
    (Cười)
  • 1:12 - 1:14
    Và sau một hiệp 15 phút
  • 1:14 - 1:17
    chúng tôi quan sát chuyện gì xảy ra
    qua các máy quay được giấu kín
  • 1:17 - 1:19
    Và điều tôi muốn làm hôm nay,
    lần đầu tiên,
  • 1:19 - 1:21
    là chỉ cho các bạn biết
    một số điều mà chúng tôi đã chứng kiến
  • 1:21 - 1:23
    Xin lỗi các bạn
    vì chất lượng âm thanh không tốt lắm
  • 1:23 - 1:26
    trong một số trường hợp, vì tôi phải nhắc lại,
    đây là các camera đã được giấu kín
  • 1:26 - 1:28
    Do đó, chúng tôi đã chèn thêm phụ đề
  • 1:28 - 1:29
    Người chơi giàu: Bạn có bao nhiêu tờ 500?
  • 1:29 - 1:30
    Người chơi nghèo : Tôi chỉ có một.
  • 1:30 - 1:32
    Người chơi giàu: Thật á?
    Người chơi nghèo : Đúng vậy
  • 1:32 - 1:33
    Người chơi giàu: Tôi có ba ( cười )
  • 1:33 - 1:35
    Tôi không biết tại sao
    họ lại đưa cho tôi nhiều thế.
  • 1:35 - 1:37
    Paul Piff: Okie, vậy là các người chơi
    đã nhanh chóng nhận ra
  • 1:37 - 1:38
    là có một số thứ đã bị sắp đặt
  • 1:38 - 1:41
    Một người rõ ràng là có nhiều tiền hơn
  • 1:41 - 1:43
    so với người kia, tuy nhiên,
  • 1:43 - 1:45
    khi trò chơi diễn ra
  • 1:45 - 1:47
    chúng tôi đã chứng kiến
    sự khác biệt đáng kể
  • 1:47 - 1:49
    và những sự khác biệt này
    bắt đầu hiện rõ
  • 1:49 - 1:51
    giữa hai người chơi.
  • 1:51 - 1:53
    Người chơi giàu hơn
  • 1:53 - 1:56
    bắt đầu di chuyển quanh bàn cờ
    một cách ầm ĩ
  • 1:56 - 1:57
    đập vào bàn cờ bằng các quân của anh ta
    theo nghĩa đen
  • 1:57 - 2:00
    khi di chuyển
  • 2:00 - 2:03
    Chúng tôi đã thấy dấu hiệu của sự thống trị
  • 2:03 - 2:05
    và các dấu hiệu không lời
  • 2:05 - 2:07
    thể hiện uy quyền
  • 2:07 - 2:11
    và sự ăn mừng
    giữa những người chơi giàu hơn
  • 2:11 - 2:14
    Chúng tôi có đặt một bát bánh quy xoắn
    bên ngoài bàn cờ
  • 2:14 - 2:16
    Nó nằm ở góc cuối bên phải kia
  • 2:16 - 2:19
    Chúng cho phép chúng tôi
    theo dõi các hành vi của người chơi
  • 2:19 - 2:24
    Chúng tôi xem xét mỗi người chơi
    ăn hết bao nhiêu chiếc bánh
  • 2:24 - 2:26
    Người chơi giàu: Mấy chiếc bánh này
    có phải là bịp không nhỉ?
  • 2:26 - 2:27
    Người chơi nghèo: Tôi không biết
  • 2:27 - 2:31
    PP: Okay, không có gì ngạc nhiên,
    hai người chơi đã nhận ra
  • 2:31 - 2:32
    Họ tự hỏi liệu bát bánh quy xoắn
  • 2:32 - 2:34
    là để làm gì
  • 2:34 - 2:36
    Một người thậm chí còn hỏi rằng,
    như các bạn đã thấy
  • 2:36 - 2:39
    liệu bát bánh quy này có phải là bịp không?
  • 2:39 - 2:42
    Tuy nhiên, mặc dù vậy, tình thế uy quyền
  • 2:42 - 2:44
    dường như lấn át một cách chắc chắn
  • 2:44 - 2:48
    và các người chơi giàu
    bắt đầu ăn nhiều bánh quy hơn.
  • 2:52 - 2:54
    Người chơi giàu: Tôi thích bánh quy xoắn.
  • 2:54 - 2:56
    ( cười )
  • 2:58 - 3:00
    PP: Và sau khi trò chơi tiếp tục,
  • 3:00 - 3:02
    một trong số những khuôn mẫu
    rất thú vị
  • 3:02 - 3:06
    mà chúng tôi quan sát được
    dần dần hiện ra
  • 3:06 - 3:07
    là các người chơi giàu hơn
  • 3:07 - 3:11
    bắt đầu trở nên khiếm nhã hơn
    với người kia
  • 3:11 - 3:13
    ít nhạy cảm hơn
    đối với hoàn cảnh khó khăn
  • 3:13 - 3:14
    của người chơi nghèo
  • 3:14 - 3:17
    và càng chứng tỏ
  • 3:17 - 3:19
    thành công vật chất của mình
  • 3:19 - 3:22
    và có xu hướng phô diễn rằng
    họ đang làm tốt như thế nào.
  • 3:24 - 3:28
    Người chơi giàu: Tôi có tiền
    cho tất cả mọi thứ
  • 3:28 - 3:29
    Người chơi nghèo: Vậy đó là bao nhiêu?
  • 3:29 - 3:33
    Người chơi giàu: Bạn nợ tôi 24 đôla
  • 3:33 - 3:36
    Bạn sẽ mất hết tiền nhanh thôi
  • 3:36 - 3:38
    Tôi sẽ mua chúng. Tôi có rất nhiều tiền.
  • 3:38 - 3:40
    Tôi có quá nhiều tiền, biết bao giờ mới xong
  • 3:40 - 3:42
    Người chơi giàu 2: Tôi sẽ mua hết
    nguyên bàn chơi này cho coi
  • 3:42 - 3:44
    Người chơi giàu 3: Bạn sẽ mau hết tiền thôi
  • 3:44 - 3:47
    Bây giờ tôi là bất khả xâm phạm
  • 3:47 - 3:49
    Được rồi, đây là điều tôi cho rằng
  • 3:49 - 3:51
    rất rất thú vị
  • 3:51 - 3:54
    rằng sau 15 phút,
  • 3:54 - 3:58
    chúng tôi hỏi những người chơi
    về trải nghiệm của họ trong trò chơi
  • 3:58 - 4:01
    trong khi những người chơi giàu
    nói về lý do
  • 4:01 - 4:02
    tại sao họ chắc chắn thắng cuộc
  • 4:02 - 4:04
    trong trò Cờ tỷ phú gian lận này
  • 4:04 - 4:09
    (Cười)
  • 4:09 - 4:13
    họ nói về những gì họ đã làm
  • 4:13 - 4:16
    để mua bất động sản
  • 4:16 - 4:18
    và thành công trong trò chơi
  • 4:18 - 4:21
    và họ trở nên ít để mắt
  • 4:21 - 4:24
    tới những đặc tính khác của tình huống
  • 4:24 - 4:26
    bao gồm việc tung đồng xu
  • 4:26 - 4:29
    điều đã mang đến cho họ
  • 4:29 - 4:32
    một vị trí đặc quyền ngay từ ban đầu.
  • 4:32 - 4:34
    Và nó mang đến
    một thấu hiểu đáng kinh ngạc
  • 4:34 - 4:40
    về cách mà tâm trí ta nhìn nhận lợi thế.
  • 4:40 - 4:42
    Trò chơi cờ tỷ phú này
    có thể được dùng
  • 4:42 - 4:45
    như một ẩn dụ
    cho việc thấu hiểu xã hội
  • 4:45 - 4:48
    và cấu trúc phân cấp,
    trong đó một số người
  • 4:48 - 4:51
    nắm giữ rất nhiều của cải và địa vị,
  • 4:51 - 4:52
    và rất nhiều người không có gì.
  • 4:52 - 4:55
    Họ có ít của cải và quyền lực hơn hẳn
  • 4:55 - 4:58
    và cả sự tiếp cận
    với những tài nguyên có giá trị.
  • 4:58 - 5:01
    Điều mà tôi và các đồng nghiệp đang làm
    trong suốt 7 năm qua
  • 5:01 - 5:05
    là nghiên cứu những ảnh hưởng
    của những hệ thống giai cấp này.
  • 5:05 - 5:09
    Những gì chúng tôi đang tìm kiếm
    qua hàng loạt các nghiên cứu
  • 5:09 - 5:12
    và cả ngàn người tham gia khắp đất nước
  • 5:12 - 5:17
    là rằng khi một người trở nên giàu có hơn
  • 5:17 - 5:23
    lòng trắc ẩn và sự cảm thông của họ giảm đi
  • 5:23 - 5:27
    và những cảm xúc về quyền lực,
    về sự xứng đáng,
  • 5:27 - 5:31
    và tư tưởng tư lợi của họ cũng gia tăng
  • 5:31 - 5:33
    Trong các cuộc khảo sát,
    chúng tôi tìm ra rằng
  • 5:33 - 5:35
    những người giàu thường có xu hướng
  • 5:35 - 5:38
    đạo đức hóa lòng tham thành điều tốt,
  • 5:38 - 5:40
    và việc theo đuổi lợi ích cá nhân
  • 5:40 - 5:43
    là thuận lợi và thích hợp
  • 5:43 - 5:45
    Điều tôi muốn làm hôm nay là nói về
  • 5:45 - 5:49
    những hàm ý của hệ tư tưởng cá nhân này
  • 5:49 - 5:52
    nói về việc tại sao chúng ta
    nên quan tâm đến những hàm ý đó
  • 5:52 - 5:55
    và kết thúc với những điều
    mà ta có thể làm.
  • 5:55 - 5:58
    Một trong số những nghiên cứu đầu tiên
    mà chúng tôi làm
  • 5:58 - 5:59
    trong lĩnh vực này
    là nhìn vào hành vi giúp đỡ
  • 5:59 - 6:01
    điều mà những nhà tâm lý học xã hội
    gọi là
  • 6:01 - 6:03
    hành vi cho xã hội
  • 6:03 - 6:06
    Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
    việc ai sẽ có khả năng
  • 6:06 - 6:08
    giúp đỡ người khác hơn,
  • 6:08 - 6:11
    người giàu hay người nghèo?
  • 6:11 - 6:16
    Trong một nghiên cứu,
    chúng tôi mang những người giàu, nghèo
  • 6:16 - 6:18
    trong cộng đồng vào phòng thí nghiệm
  • 6:18 - 6:22
    và đưa cho mỗi người
    10 đôla tương đương nhau
  • 6:22 - 6:23
    Chúng tôi bảo những người tham gia rằng
  • 6:23 - 6:26
    họ có thể giữ 10 đôla này cho bản thân
  • 6:26 - 6:28
    hoặc có thể chia sẻ một phần,
  • 6:28 - 6:30
    nếu họ muốn, với một người lạ
  • 6:30 - 6:31
    hoàn toàn vô danh
  • 6:31 - 6:34
    Họ và người lạ
    đó sẽ không bao giờ gặp nhau.
  • 6:34 - 6:37
    Và chúng tôi theo dõi
    họ cho đi bao nhiêu.
  • 6:37 - 6:40
    Những người kiếm được 25,000 và
  • 6:40 - 6:42
    đôi khi dưới 15,000 đô la một năm
  • 6:42 - 6:44
    đóng góp cho người lạ
  • 6:44 - 6:45
    44% nhiều tiền hơn
  • 6:45 - 6:48
    so với những người
    kiếm được 150,000
  • 6:48 - 6:51
    hoặc 200.000 một năm
  • 6:51 - 6:54
    Chúng tôi cho họ chơi trò chơi
  • 6:54 - 6:56
    để xem ai có xu hướng gian lận nhiều hơn
  • 6:56 - 6:59
    để tăng khả năng thắng cuộc của mình
  • 6:59 - 7:01
    Trong một trong số các trò chơi,
    chúng tôi sắp đặt máy tính
  • 7:01 - 7:04
    để xí ngầu không bao giờ
  • 7:04 - 7:05
    đổ vào một số nhất định.
  • 7:05 - 7:08
    Bạn không thể nào có được
    hơn 12 trong trò này
  • 7:08 - 7:11
    tuy nhiên, bạn càng giàu
  • 7:11 - 7:13
    thì bạn càng dễ gian lận
  • 7:13 - 7:17
    để giành lấy giải thưởng
    50 đôla tiền mặt
  • 7:17 - 7:21
    đôi khi gấp 3 hoặc 4 lần mức giá đó.
  • 7:21 - 7:23
    Chúng tôi cũng thực hiện một thí nghiệm khác
    mà chúng tôi quan sát
  • 7:23 - 7:26
    liệu người ta sẽ lấy kẹo
  • 7:26 - 7:29
    trong một hộp kẹo
    mà chúng tôi chắc chắn rằng
  • 7:29 - 7:31
    để dành cho trẻ con
  • 7:31 - 7:34
    (Cười)
  • 7:34 - 7:36
    tham gia, tôi khôn giỡn đâu.
  • 7:36 - 7:39
    Tôi biết rằng nó nghe như đang đùa vậy.
  • 7:39 - 7:41
    Chúng tôi thẳng thắn thông báo
    cho những người tham gia
  • 7:41 - 7:43
    rằng hộp kẹo này được dành cho trẻ em tham gia
  • 7:43 - 7:46
    vào một phòng thí nghiệm phát triển gần đó
  • 7:46 - 7:48
    Chúng đang trong nghiêm cứu,
    cái này là dành cho chúng
  • 7:48 - 7:51
    Và chúng tôi quan sát xem
    họ lấy bao nhiêu kẹo
  • 7:51 - 7:53
    Những người cảm thấy mình giàu có
  • 7:53 - 7:54
    lấy gấp đôi số kẹo
  • 7:54 - 7:57
    so với những người nghèo.
  • 7:57 - 8:00
    Chúng tôi cũng đã nghiên cứu về xe,
  • 8:00 - 8:02
    không phải bất kì xe nào,
  • 8:02 - 8:05
    mà về tài xế của những loại xe khác nhau
  • 8:05 - 8:08
    sẽ có xu hướng vi phạm luật như thế nào.
  • 8:08 - 8:11
    Trong một nghiên cứu, chúng tôi quan sát xem
  • 8:11 - 8:15
    liệu các tài xế sẽ dừng lại
    để nhường đường cho một người đi bộ
  • 8:15 - 8:18
    đang chờ để được qua đường
  • 8:18 - 8:20
    Ở California, như bạn biết đấy,
  • 8:20 - 8:22
    vì tôi chắc rằng
    tất cả chúng ta đều làm điều này,
  • 8:22 - 8:26
    theo luật, xe phải dừng
    để cho người đi bộ qua đường
  • 8:26 - 8:28
    Vậy đây là một ví dụ
    về cách chúng tôi đã làm
  • 8:28 - 8:30
    Bên trái là người của chúng tôi
  • 8:30 - 8:32
    đóng giả làm người đi bộ
  • 8:32 - 8:36
    Anh ta tiến lại gần khi chiếc xe màu đỏ dừng lại.
  • 8:36 - 8:38
    Với phong cách rặt California,
    nó bị lấn át bởi
  • 8:38 - 8:41
    chiếc xe buýt gần như tông vào
    người đi bộ của chúng tôi
  • 8:41 - 8:42
    (Cười)
  • 8:42 - 8:44
    Bây giờ là ví dụ của một chiếc xe đắt tiền hơn.
  • 8:44 - 8:46
    Một chiếc Prius, chạy thẳng qua
  • 8:46 - 8:50
    và một chiếc BMW cũng làm tương tự
  • 8:51 - 8:54
    Như vậy, chúng tôi lặp lại
    với hàng trăm chiếc xe
  • 8:54 - 8:56
    trong vòng vài ngày
  • 8:56 - 8:59
    chỉ theo dõi xem ai dừng lại và ai không
  • 9:00 - 9:03
    Điều chúng tôi nhận thấy rằng
  • 9:03 - 9:07
    giá tiền của xe càng cao
  • 9:07 - 9:09
    thì xu hướng tài xế vi phạm luât
  • 9:09 - 9:10
    càng tăng.
  • 9:10 - 9:13
    Không một chiếc xe nào
  • 9:13 - 9:16
    trong mục những chiếc xe giá rẻ nhất
    của chúng tôi
  • 9:16 - 9:18
    vi phạm luật.
  • 9:18 - 9:20
    Gần 50 phần trăm những chiếc xe
  • 9:20 - 9:22
    trong danh mục đắt tiền nhất
  • 9:22 - 9:25
    vi phạm luật.
  • 9:25 - 9:27
    Chúng tôi cũng tiến hành
    những nghiên cứu khác
  • 9:27 - 9:31
    và tìm ra được rằng những người giàu có
    có nhiều khả năng nói dối hơn trong đàm phán,
  • 9:31 - 9:33
    có nhiều hành vi vô đạo đức hơn
    ở nơi làm việc
  • 9:33 - 9:35
    như trộm tiền ở máy tính tiền.
  • 9:35 - 9:41
    nhận hối lộ, nói dối khách hàng.
  • 9:41 - 9:42
    Tôi không cố ý nói rằng
  • 9:42 - 9:44
    chỉ có những người giàu
  • 9:44 - 9:46
    mới thể hiện những mẫu hành vi
    như thế này.
  • 9:46 - 9:48
    Thật ra, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta
  • 9:48 - 9:51
    trong cuộc sống hằng ngày
  • 9:51 - 9:54
    đều đấu tranh với những động lực
  • 9:54 - 9:58
    về khi nào, hoặc liệu có nên chăng,
    đặt những lợi ích cá nhân
  • 9:58 - 10:00
    lên trên lợi ích của cộng đồng.
  • 10:00 - 10:02
    Và điều đó hoàn toàn dễ hiểu
    bởi vì
  • 10:02 - 10:05
    Giấc mơ Mỹ là một tư tưởng
  • 10:05 - 10:08
    rằng tất cả chúng ta
    đều có cơ hội như nhau
  • 10:08 - 10:10
    để thành công và thịnh vượng
  • 10:10 - 10:13
    miễn là chúng ta
    làm việc chăm chỉ
  • 10:13 - 10:15
    và một phần trong đó
    có nghĩa rằng, đôi khi
  • 10:15 - 10:18
    bạn cần đặt lợi ích của bản thân
  • 10:18 - 10:22
    lên trên lợi ích của những người xung quanh.
  • 10:22 - 10:24
    Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng
  • 10:24 - 10:26
    càng giàu, thì bạn càng có xu hướng
  • 10:26 - 10:29
    theo đuổi ảo tưởng về thành công cá nhân
  • 10:29 - 10:31
    của thành tích, thành tựu
  • 10:31 - 10:35
    mà gây tổn hại
    đến những người xung quanh.
  • 10:35 - 10:38
    Đây, tôi đã vẽ sẵn cho bạn
    thu nhập trung bình
  • 10:38 - 10:41
    mà mỗi hộ gia định nhận được ở mỗi ngũ phân vị
    và 5 phần trăm cao nhất của dân số
  • 10:41 - 10:43
    trong vòng 20 năm qua
  • 10:43 - 10:46
    Năm 1993, sự khác biệt
    giữa các nhóm ngũ phân vị khác nhau
  • 10:46 - 10:49
    trong dân số, xét về thu nhập
  • 10:49 - 10:52
    có hơi đặc biệt.
  • 10:52 - 10:54
    Không khó để nhận ra
    những khác biệt
  • 10:54 - 10:57
    nhưng trong vòng 20 năm qua,
    khác biệt đáng kể
  • 10:57 - 10:59
    đã dần trở thành khe núi lớn
  • 10:59 - 11:02
    giữa những người trên cùng
    và những người còn lại
  • 11:02 - 11:06
    Sự thật là, 20 phần trăm
    những người giàu nhất
  • 11:06 - 11:09
    nắm giữ gần 90 phần trăm
    của cải trên đất nước này.
  • 11:09 - 11:11
    Chúng ta đang ở một mức độ
    chưa từng thấy
  • 11:11 - 11:14
    của sự bất bình đẳng kinh tế
  • 11:16 - 11:18
    Điều đó có nghĩa là
    sự giàu có không chỉ
  • 11:18 - 11:22
    càng tập trung vào tay
    một nhóm các cá nhân
  • 11:22 - 11:25
    mà Giấc mơ Mỹ càng trở nên
  • 11:25 - 11:27
    khó để đạt được
  • 11:27 - 11:30
    đối với phần lớn chúng ta
  • 11:30 - 11:32
    Và nếu đúng như
    những gì chúng tôi tìm thấy
  • 11:32 - 11:34
    rằng càng giàu
  • 11:34 - 11:37
    bạn càng cảm thấy có quyền
    với những của cải đó
  • 11:37 - 11:40
    thì bạn càng có xu hướng
    đặt lợi ích của bản thân
  • 11:40 - 11:42
    lên trên lợi ích của người khác.
  • 11:42 - 11:45
    và sẵn sàng làm những điều
    phục vụ cho tư lợi đó
  • 11:45 - 11:47
    Không có lý do gì để nghĩ rằng
  • 11:47 - 11:49
    những mẫu hành vi đó
    sẽ thay đổi
  • 11:49 - 11:51
    Thật ra có tất cả các lý do
    để cho rằng
  • 11:51 - 11:52
    chúng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn
  • 11:52 - 11:55
    và đó là những gì sẽ diễn ra
    nếu như mọi chuyện không thay đổi
  • 11:55 - 12:00
    với cùng tốc độ như thế này,
    trong vòng 20 năm tới.
  • 12:00 - 12:03
    Giờ đây, sự bất bình đẳng
  • 12:03 - 12:05
    nên là điều
    mà chúng ta cần phải quan tâm tới,
  • 12:05 - 12:07
    không phải chỉ bởi vì
  • 12:07 - 12:09
    những người ở tận cùng
    của phân cấp xã hội
  • 12:09 - 12:11
    mà vì những cá nhân và nhóm người
  • 12:11 - 12:16
    với nhiều bất bình đẳng kinh tế
    sẽ trở nên tệ hơn
  • 12:16 - 12:19
    không chỉ những người thấp cấp nhất
    mà là tất cả mọi người.
  • 12:19 - 12:21
    Có rất nhiều nghiên cứu hấp dẫn
  • 12:21 - 12:24
    từ những phòng thí nghiệm hàng đầu
    từ khắp nơi trên thế giới
  • 12:24 - 12:27
    trình bày về một loạt những điều
  • 12:27 - 12:28
    sẽ suy yếu
  • 12:28 - 12:31
    khi mà bất bình đẳng kinh tế
    trở nên tồi tệ hơn
  • 12:31 - 12:34
    Cơ động xã hội,
    những điều chúng ta thật sự quan tâm,
  • 12:34 - 12:36
    sức khỏe thể chất, lòng tin trong xã hội
  • 12:36 - 12:39
    tất cả sẽ tuột dốc
    khi bất bình đẳng gia tăng.
  • 12:39 - 12:41
    Tương tự, những điều tiêu cực
  • 12:41 - 12:44
    trong tập thể xã hội,
  • 12:44 - 12:46
    như là béo phì, và bạo lực,
  • 12:46 - 12:48
    giam cầm và trừng phạt
  • 12:48 - 12:52
    càng trở nên trầm trọng
    khi bất bình đẳng gia tăng.
  • 12:52 - 12:54
    Một lần nữa, những kết quả này
    không chỉ xảy ra
  • 12:54 - 12:56
    với một số người,
  • 12:56 - 12:59
    mà còn lan ra
    khắp mọi tầng lớp của xã hội
  • 12:59 - 13:02
    Ngay cả những người tầng trên cùng
    cũng chịu ảnh hưởng.
  • 13:02 - 13:05
    Vậy chúng ta sẽ làm gì?
  • 13:05 - 13:09
    Dòng thác của những ảnh hưởng
  • 13:09 - 13:11
    tiêu cực, nguy hiểm này
  • 13:11 - 13:15
    có vẻ giống như điều gì đó
    đã vượt khỏi tầm kiểm soát
  • 13:15 - 13:16
    và không có gì chúng ta có thể làm.
  • 13:16 - 13:19
    Không gì chúng ta, với vai trò là những cá nhân,
    có thể làm.
  • 13:19 - 13:23
    Nhưng thật ra,
    chúng tôi đang tìm hiểu
  • 13:23 - 13:26
    trong nghiên cứu
    ở phòng thí nghiệm của mình
  • 13:26 - 13:31
    rằng những can thiệp nhỏ
    về tâm lý
  • 13:31 - 13:35
    những thay đổi nhỏ
    về giá trị của mỗi người
  • 13:35 - 13:38
    những sự thúc đẩy nhỏ
    theo một vài hướng nhất định
  • 13:38 - 13:41
    có thể khôi phục
    mức độ bình đẳng và sự đồng cảm.
  • 13:41 - 13:44
    Ví dụ, nhắc nhở mọi người
  • 13:44 - 13:46
    về lợi ích của sự hợp tác
  • 13:46 - 13:49
    hoặc lợi ích của cộng đồng
  • 13:49 - 13:53
    làm cho những cá nhân giàu có
    trở nên bình đẳng
  • 13:53 - 13:55
    như những người nghèo.
  • 13:55 - 13:59
    Trong một nghiên cứu,
    chúng tôi cho người ta xem
  • 13:59 - 14:03
    một đoạn phim ngắn,
    chỉ 46 giây,
  • 14:03 - 14:06
    về sự đói nghèo ở trẻ em,
    như một lời nhắc nhở
  • 14:06 - 14:08
    về nhu cầu của những người xung quanh họ
  • 14:08 - 14:10
    và sau khi xem nó,
  • 14:10 - 14:12
    chúng tôi quan sát xem
    họ sẵn sàng như thế nào
  • 14:12 - 14:15
    để dành thời gian của mình
    cho một người lạ
  • 14:15 - 14:19
    đang trong tình cảnh khó khăn,
  • 14:19 - 14:22
    Sau khi xem đoạn phim,
    một tiếng sau,
  • 14:22 - 14:24
    những người giàu
    cũng trở nên rộng lượng
  • 14:24 - 14:26
    với thời gian của mình để giúp đỡ người lạ này
  • 14:26 - 14:29
    giống như một người nghèo.
  • 14:29 - 14:32
    Cho thấy rằng, những khác biệt này
  • 14:32 - 14:33
    không phải do bẩm sinh
    hay phân biệt
  • 14:33 - 14:35
    mà rất dễ uốn nắn
  • 14:35 - 14:37
    theo những thay đổi nhỏ
    trong giá trị con người
  • 14:37 - 14:39
    và những thúc đẩy cho lòng trắc ẩn
  • 14:39 - 14:41
    và tiếp thêm đồng cảm
  • 14:41 - 14:43
    Vượt ra khỏi căn phòng thí nghiệm
  • 14:43 - 14:47
    chúng tôi bắt đầu nhận ra
    những thay đổi trong xã hội
  • 14:47 - 14:50
    Bill Gate, một trong những cá nhân
    giàu nhất nước Mỹ,
  • 14:50 - 14:52
    trong bài diễn văn của mình tại Harvard
  • 14:52 - 14:54
    ông đã nói về vấn đề
    mà xã hội đang phải đương đầu
  • 14:54 - 14:57
    trước sự bất bình đẳng
    như một thử thách khó khăn
  • 14:57 - 15:00
    và về việc chúng ta phải làm những gì
  • 15:00 - 15:03
    để đấu tranh với nó,
    "Những tiến bộ vĩ đại nhất của nhân loại,
  • 15:03 - 15:05
    không nằm ở những phát hiện mới
  • 15:05 - 15:08
    mà ở cách những phát hiện ấy
    được ứng dụng như thế nào
  • 15:08 - 15:11
    để làm suy giảm sự bất bình đẳng"
  • 15:11 - 15:13
    Và Cam Kết Cho Đi (Giving Pledge)
  • 15:13 - 15:15
    với sự tham gia của hơn
    100 người giàu nhất nước Mỹ
  • 15:15 - 15:18
    cam kết
  • 15:18 - 15:22
    dành một nửa tài sản của họ
    cho từ thiện
  • 15:22 - 15:23
    Và sự nổi dậy của
  • 15:23 - 15:27
    hàng loạt phong trào
  • 15:27 - 15:29
    như Chúng tôi là một phần trăm
    (We are the One Percent)
  • 15:29 - 15:31
    Thế hệ tài nguyên
    (Resource Generation
  • 15:31 - 15:33
    hay Sự giàu có cho lợi ích chung
    (Wealth for Common Good)
  • 15:33 - 15:36
    trong đó những thành viên
  • 15:36 - 15:38
    có đặc quyền nhất trong dân số
  • 15:38 - 15:40
    thành viên của một phần trăm
  • 15:40 - 15:42
    những người giàu có
  • 15:42 - 15:46
    đang dùng tài sản kinh tế của mình,
  • 15:46 - 15:50
    dù trưởng thành hay còn trẻ,
    đó là điều làm tôi bất ngờ nhất,
  • 15:50 - 15:52
    dùng những đặc quyền của họ
  • 15:52 - 15:54
    những tài sản kinh tế của họ
  • 15:54 - 15:57
    để chống lại sự bất bình đẳng
  • 15:57 - 16:00
    bằng cách ủng hộ
    những chính sách xã hội
  • 16:00 - 16:02
    những thay đổi về giá trị xã hội
  • 16:02 - 16:04
    và thay đổi trong hành vi con người
  • 16:04 - 16:07
    cho dù chúng chống lại
    lợi ích kinh tế của chính họ
  • 16:07 - 16:11
    nhưng trên hết sẽ khôi phục
    Giấc mơ Mỹ
  • 16:11 - 16:13
    Xin cảm ơn
  • 16:13 - 16:17
    (Vỗ tay)
Title:
Liệu đồng tiền có biến bạn thành kẻ xấu xí?
Speaker:
Paul Piff
Description:

Thật đáng kinh ngạc về điều mà một ván cờ Tỷ phú gian lận có thể tiết lộ. Trong buổi nói chuyện vui vẻ mà nghiêm túc này, nhà tâm lý học xã hội Paul Piff chia sẻ những nghiên cứu của anh về cách mà chúng ta hành xử khi trở nên giàu có. (Gợi ý: tệ bạc). Trong khi bất bình đẳng vẫn còn là một thử thách phức tạp và khó khăn, anh ta cũng mang đến cho chúng ta những tin vui. (Ghi hình tại TEDxMarin)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:35
  • Bạn đánh nhầm chữ Monopoly rồi

  • Hi các bạn,

    Bài dịch rất tốt. Chỉ có lưu ý nhỏ về bỏ dấu và xuống dòng nếu quá 42 ký tự.
    Mình có chỉnh sửa lại đôi chút, các bạn xem qua lại nhé.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions