Return to Video

Vũ khí bí mật giúp khủng long thống trị hành tinh

  • 0:01 - 0:03
    Chúng ta đều nghe về
    lý do khủng long tuyệt chủng.
  • 0:04 - 0:06
    Câu chuyện tôi sắp kể cho bạn
  • 0:06 - 0:11
    xảy ra hơn 200 triệu năm
    trước khi khủng long tuyệt chủng.
  • 0:11 - 0:14
    Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm
  • 0:14 - 0:17
    khủng long bắt đầu xuất hiện.
  • 0:17 - 0:20
    Một trong những bí ẩn lớn nhất
    với tiến hóa sinh học
  • 0:20 - 0:23
    là tại sao
    khủng long thành công như vậy.
  • 0:24 - 0:27
    Điều gì khiến loài này thống trị trái đất
    trong nhiều năm như vậy?
  • 0:28 - 0:31
    Khi ta nghĩ về sự kỳ diệu của khủng long
  • 0:31 - 0:35
    người ta thường nói đến loài lớn nhất
    hoặc nhỏ nhất,
  • 0:35 - 0:37
    hoặc loài nhanh nhất,
  • 0:37 - 0:38
    hoặc loài có nhiều lông vũ nhất,
  • 0:38 - 0:41
    hoặc loài có vẻ bề ngoài, bộ gai
    hay hàm răng kỳ lạ nhất.
  • 0:42 - 0:46
    Nhưng có lẽ câu trả lời lại nằm ở
    cấu trúc bên trong cơ thể của chúng
  • 0:46 - 0:48
    có thể nói là một vũ khí bí mật.
  • 0:49 - 0:52
    Tôi cùng các đồng nghiệp
    cho rằng điều đó đến từ những lá phổi.
  • 0:53 - 0:57
    Tôi là một nhà cổ sinh vật học
    và một nhà giải phẫu học so sánh,
  • 0:57 - 0:59
    và tôi rất hứng thú với việc tìm hiểu về
  • 0:59 - 1:03
    tại sao lá phổi độc đáo
    lại giúp chúng trở thành kẻ thống trị.
  • 1:04 - 1:07
    Nào hãy cùng tôi trở về thời điểm
    hơn 200 triệu năm về trước
  • 1:08 - 1:09
    ở kỷ Tam Điệp.
  • 1:09 - 1:12
    Điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt,
  • 1:12 - 1:13
    vắng bóng thực vật hạt kín,
  • 1:13 - 1:16
    đồng nghĩa rằng cũng không có cỏ.
  • 1:16 - 1:20
    Hãy tưởng tượng một vùng đất
    tràn ngập thông và dương xỉ.
  • 1:21 - 1:24
    Cùng thời điểm đó,
    cũng có những loài bò sát nhỏ,
  • 1:24 - 1:26
    động vật có vú, côn trùng,
  • 1:26 - 1:31
    cùng những loài bò sát ăn thịt và ăn cỏ
  • 1:31 - 1:33
    cạnh tranh những nguồn tài nguyên chung.
  • 1:33 - 1:35
    Điểm then chốt ở đây
  • 1:35 - 1:40
    là hàm lượng ước tính khí ô-xy
    trong khí quyển là khoảng 15%,
  • 1:40 - 1:43
    so với con số ngày nay là 21%.
  • 1:43 - 1:47
    Việc có thể thở
    là một điều vô cùng quan trọng
  • 1:47 - 1:48
    trong môi trường ít khí ô-xy
  • 1:48 - 1:50
    không chỉ để tồn tại
  • 1:50 - 1:53
    mà còn phát triển và nhân rộng.
  • 1:54 - 1:58
    Vậy, làm sao chúng ta có thể biết
    những lá phổi trông như thế nào,
  • 1:58 - 2:03
    khi dấu vết sót lại của khủng long
    thường chỉ là bộ xương hóa thạch?
  • 2:03 - 2:08
    chúng tôi đã dùng phương pháp
    "so sách tiến hóa với các loài hiện đại".
  • 2:09 - 2:13
    Đây là một cách mỹ miều
    khi chúng tôi nói về giải phẫu học
  • 2:13 - 2:17
    đặc biệt ở đây
    là những lá phổi và bộ xương
  • 2:17 - 2:21
    của con cháu đang hiện hữu của khủng long
    trên cùng cây tiến hóa.
  • 2:21 - 2:24
    Chúng tôi xem xét giải phẫu của chim
  • 2:24 - 2:27
    dòng dõi trực tiếp của khủng long
  • 2:27 - 2:29
    và chúng tôi đã xem xét
    giải phẫu của cá sấu
  • 2:29 - 2:31
    loài được coi là họ hàng gần gũi nhất,
  • 2:31 - 2:34
    và chúng tôi đã nghiên cứu
    giải phẫu của thằn lằn và rùa,
  • 2:34 - 2:37
    những loài được coi là anh em họ.
  • 2:37 - 2:41
    Dữ liệu về giải phẫu học sau đó được
    so sánh với dữ liệu về hóa thạch,
  • 2:41 - 2:44
    chúng tôi sau đó có thể
    tái tạo lại những lá phổi của khủng long.
  • 2:44 - 2:46
    Và ở trong nghiên cứu này,
  • 2:46 - 2:51
    chim hiện đại có bộ xương gần giống
    với khủng long nhất.
  • 2:52 - 2:56
    Và cũng bởi vì khủng long cạnh tranh
    với thú có vú trong giai đoạn này,
  • 2:56 - 3:00
    nên việc hiểu được cấu trúc phổi của thú
    đóng vai trò rất quan trọng.
  • 3:01 - 3:03
    Và để giới thiệu cho quý vị
    về phổi nói chung,
  • 3:03 - 3:06
    chúng tôi sẽ dùng chú chó của tôi
    Mila of Troy,
  • 3:06 - 3:08
    gương mặt xứng đáng hàng ngàn phần thưởng,
  • 3:08 - 3:09
    như một người mẫu.
  • 3:09 - 3:11
    (Tiếng cười)
  • 3:11 - 3:15
    Tất cả diễn ra bên trong lồng ngực.
  • 3:15 - 3:18
    Vì vậy tôi muốn minh họa
    bằng lồng ngực của một chú chó.
  • 3:18 - 3:20
    Hãy nhìn cách sắp xếp xương sống
  • 3:20 - 3:24
    nằm hoàn toàn song song với mặt đất.
  • 3:24 - 3:26
    Đó chính là cấu trúc xương sống chung
  • 3:26 - 3:29
    cho các loài động vật khác
    đang được đề cập đến,
  • 3:29 - 3:30
    dù chúng đi bằng hai chân
  • 3:30 - 3:32
    hay bốn chân.
  • 3:32 - 3:36
    Còn bây giờ tôi muốn khám phá bên trong
    cái lồng ngực minh họa này.
  • 3:37 - 3:39
    Đây là phần vòm của lồng ngực.
  • 3:39 - 3:43
    Đây là nơi bề mặt của những lá phổi
    tiếp xúc trực tiếp
  • 3:43 - 3:46
    với xương sườn và xương sống.
  • 3:46 - 3:50
    Điểm tiếp xúc này
    là nơi câu chuyện của chúng ta diễn ra.
  • 3:50 - 3:53
    Bây giờ tôi muốn minh họa
    những lá phổi của một chú chó.
  • 3:53 - 3:57
    Bề ngoài trông giống như
    một túi khí lớn
  • 3:57 - 4:00
    nơi tất cả các bộ phận bên trong
    đều dãn nở khi hít vào
  • 4:00 - 4:03
    và thu nhỏ khi thở ra.
  • 4:03 - 4:06
    Ở bên trong, đó là hàng loạt
    những nhánh ống nhỏ,
  • 4:06 - 4:08
    và những chiếc ống này được gọi là
    cây phế quản.
  • 4:09 - 4:15
    Những chiếc ống này vận chuyển ô-xy
    tới điểm cuối cùng các phế nang.
  • 4:15 - 4:20
    Chúng đi qua một lớp màng mỏng
    để hòa trộn vào dòng máu.
  • 4:21 - 4:23
    Vâng, đặc điểm này là rất quan trọng.
  • 4:23 - 4:27
    Toàn bộ lá phổi của thú thì không cố định.
  • 4:27 - 4:32
    Điều này có nghĩa rằng nó vận động
    trong suốt quá trình hô hâp,
  • 4:32 - 4:35
    vậy lớp màng mỏng,
    tức hàng rào khí máu,
  • 4:35 - 4:38
    không thể nào quá mỏng,
    nếu không nó sẽ rách.
  • 4:38 - 4:41
    Nào, hãy lưu tâm đến hàng rào khí máu,
    bởi chúng ta sẽ nhắc về nó sau.
  • 4:42 - 4:43
    Các vị vẫn lắng nghe chứ?
  • 4:43 - 4:46
    Bởi vì chúng ta sẽ bắt đầu với chim
    và sẽ rất lý thú,
  • 4:46 - 4:47
    hãy cứ an tọa quý vị nhé.
  • 4:47 - 4:49
    (Tiếng cười)
  • 4:50 - 4:53
    Chim thì rất khác với thú.
  • 4:53 - 4:56
    Chúng ta sẽ dùng chim làm hình mẫu
  • 4:56 - 4:58
    để tái tạo những lá phổi khủng long.
  • 4:58 - 5:00
    Và ở chim thì,
  • 5:00 - 5:04
    không khí đi qua phổi,
    nhưng phổi lại không hề co dãn.
  • 5:05 - 5:07
    Lá phổi được cố định,
  • 5:07 - 5:09
    nó có cấu trúc lỗ dày đặc
  • 5:09 - 5:14
    không hề đàn hồi nhưng dính chặt
    vào vòm và cạnh bên của lồng ngực
  • 5:14 - 5:17
    và cả ở phần dưới bởi một lớp màng.
  • 5:18 - 5:21
    Sau đó không khí lưu thông gián tiếp
  • 5:21 - 5:25
    qua hàng loạt những thành phần
    đàn hồi dạng túi
  • 5:25 - 5:28
    từ nhánh của cây phế quản,
  • 5:28 - 5:30
    cách xa lá phổi,
  • 5:30 - 5:32
    được gọi là những túi khí.
  • 5:32 - 5:38
    Toàn bộ sự sắp xếp tinh tế này
    được bó gọn trong một không gian
  • 5:38 - 5:41
    bởi một loạt xương sườn dạng dĩa
  • 5:41 - 5:44
    nằm dọc theo vòm lồng ngực.
  • 5:44 - 5:47
    Tương tự, ở rất nhiều loài chim,
  • 5:47 - 5:49
    sự phát triển của phổi,
  • 5:49 - 5:51
    và ở các túi khí,
  • 5:51 - 5:53
    đã xâm nhập vào mô của xương--
  • 5:53 - 5:56
    thông thường là xương sống,
    và đôi khi là xương sườn,
  • 5:56 - 5:59
    và chúng giữ trật tự cho hệ hô hấp.
  • 5:59 - 6:02
    Hiện tượng này đươc gọi là
    "khí nén cột sống".
  • 6:02 - 6:06
    Bộ xương sườn dạng dĩa
    và khí nén cột sống
  • 6:06 - 6:09
    là hai manh mối mà chúng ta có thể
    tìm được trong giữ liệu về hóa thạch,
  • 6:09 - 6:12
    bởi vì hai đặc điểm này của bộ xương
  • 6:12 - 6:17
    sẽ chỉ ra những vị trí
    trong hệ hô hấp của khủng long
  • 6:17 - 6:18
    nằm cố định.
  • 6:21 - 6:24
    Sự cố định của hệ hô hấp này
  • 6:24 - 6:28
    tạo điều kiện
    để hàng rào khí máu trở nên mỏng hơn,
  • 6:28 - 6:34
    qua lớp màng mỏng đó mà ô-xy
    có thể trộn lẫn với dòng máu.
  • 6:35 - 6:41
    Sự cố định tạo điều kiện cho điều này
    bởi một tấm chắn mỏng thì thường yếu,
  • 6:41 - 6:45
    và tấm màn chắn yếu này sẽ bung ra
    khi không khí đi qua
  • 6:45 - 6:47
    giống như một lá phổi của thú.
  • 6:48 - 6:50
    Vậy vì sao ta cần biết điều này?
  • 6:50 - 6:51
    Tại sao nó lại quan trọng?
  • 6:52 - 6:56
    Khí ô-xy sẽ dễ dàng hơn khi đi qua
    một lớp màng mỏng,
  • 6:58 - 7:04
    và một lớp màng mỏng là một phương thức
    để tăng cường sự hô hấp
  • 7:04 - 7:06
    trong điều kiện thiếu khí ô-xy
  • 7:06 - 7:11
    điều kiện tương tự như trong kỷ Tam Điệp.
  • 7:11 - 7:16
    Vì vậy, nếu như khủng long thực sự
    có lá phổi như vậy,
  • 7:16 - 7:20
    chúng hẳn sẽ thở tốt hơn
    tất cả các loài động vật khác,
  • 7:20 - 7:22
    bao gồm cả thú.
  • 7:23 - 7:26
    Vậy bạn có nhớ phương pháp
    so sách tiến hóa với các loài hiện đại
  • 7:26 - 7:29
    trong đó chúng ta đã dùng
    giải phẫu của động vật hiện đại,
  • 7:29 - 7:32
    để áp dụng với giữ liệu về hóa thạch?
  • 7:32 - 7:37
    Manh mối đầu tiên là
    cấu trúc xương sườn dạng dĩa ở chim.
  • 7:37 - 7:41
    Chúng tôi đã tìm thấy điều này
    ở phần lớn các loài khủng long.
  • 7:42 - 7:47
    Vậy điều này có nghĩa rằng bề mặt
    của những lá phổi của khủng long
  • 7:47 - 7:49
    sẽ được cố định,
  • 7:49 - 7:52
    giống như nhưng loài chim hiện đại.
  • 7:52 - 7:55
    Manh mối thứ hai là khí nén cột sống.
  • 7:55 - 8:00
    Chúng tôi tìm thấy ở khủng long Sauropod
    và khủng long Theropod,
  • 8:00 - 8:04
    đây là nhóm bao gồm
    những loài khủng long săn mồi,
  • 8:04 - 8:06
    tổ tiên của những loài chim hiện đại.
  • 8:06 - 8:12
    Trong khi các bằng chứng hóa thạch
    mô phổi ở khủng long chưa được tìm ra,
  • 8:12 - 8:16
    thì khí nén cột sống đã cho chúng ta thấy
    cách hoạt động của lá phổi
  • 8:16 - 8:19
    trong vòng đời của những loài này.
  • 8:19 - 8:25
    Mô phổi và túi khí
    đã xâm nhập vào các đốt sống,
  • 8:25 - 8:27
    tạo ra những khoảng trống
    giống như chim hiện đại,
  • 8:27 - 8:31
    và giữ trật tự cho nhiều thành phần
    trong hệ hô hấp,
  • 8:31 - 8:33
    bằng cách cố định chúng.
  • 8:34 - 8:36
    Xương sườn dạng dĩa
  • 8:36 - 8:39
    cùng với sự nén khí cột sống
  • 8:39 - 8:44
    đã tạo nên một bộ khung cố định vững chắc
  • 8:44 - 8:47
    cố định hệ hô hấp
  • 8:47 - 8:52
    cho phép hàng rào khí máu
    trở nên vô cùng mỏng manh
  • 8:53 - 8:55
    điều mà ta có thể thấy
    ở các loài chim ngày nay.
  • 8:55 - 8:59
    Bằng chứng về lá phổi
    được cố định ở khủng long
  • 8:59 - 9:02
    chứng minh rằng chúng
    có khả năng phát triển một lá phổi
  • 9:02 - 9:04
    có khả năng giúp chúng thở
  • 9:04 - 9:09
    khi cơ thể thiếu ô-xy hay trong môi trường
    có hàm lượng ô-xy thấp như ở kỷ Tam Điệp.
  • 9:10 - 9:15
    Bộ xương với trình tự nghiêm ngặt
    đã giúp khủng long
  • 9:15 - 9:21
    thích nghi với môi trường tốt hơn
    các loài khác rất nhiều, đặc biệt là thú,
  • 9:21 - 9:23
    với lá phổi dãn nở không thể thích ứng
  • 9:23 - 9:27
    khi cơ thể thiếu ô-xy hay môi trường
    ít khí ô-xy ở kỷ Tam Điệp.
  • 9:28 - 9:33
    Đặc điểm giải phẫu này đã trở thành
    một vũ khí bí mật của khủng long
  • 9:33 - 9:36
    giúp chúng có một lợi thế
    so với các động vật khác.
  • 9:36 - 9:39
    Và cho chúng ta một bệ phóng tuyệt vời
  • 9:39 - 9:44
    để bắt đầu nghiệm chứng giả thuyết
    về sự đa dạng của khủng long.
  • 9:44 - 9:48
    Đây là câu chuyện về
    sự bắt đầu của loài khủng long,
  • 9:48 - 9:52
    và nó chỉ là sự khởi đầu câu chuyện
    nghiên cứu của chúng ta về chúng.
  • 9:53 - 9:54
    Xin cảm ơn.
  • 9:54 - 9:57
    (Vỗ tay)
Title:
Vũ khí bí mật giúp khủng long thống trị hành tinh
Speaker:
Emma Schachner
Description:

Chúng ta đã nghe tới nhiều giả thuyết giải thích tại sao loài khung long tuyệt chủng--nhưng tại sao chúng lại có thể thống trị hành tinh khi xuất hiện? (Gợi ý: điều này không hề liên quan đến kích thước, tốc bộ, bộ gai hay bộ lông vũ tuyệt vời). Hãy cùng du hành ngược thời gian về thời điểm hơn 200 triệu năm trước khi chúng bị tuyệt chủng cùng nhà cổ sinh vật học Emma Schachner để có một cái nhìn tươi mới về lịch sử của khủng long.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:12

Vietnamese subtitles

Revisions