Return to Video

Điều kì diệu tiềm ẩn của thế giới tự nhiên

  • 0:01 - 0:02
    Đâu là điểm chung
  • 0:02 - 0:07
    giữa công nghệ, mỹ thuật và khoa học?
  • 0:07 - 0:09
    Đó là sự tò mò
  • 0:09 - 0:12
    Sự tò mò dẫn chúng ta đến với
    những khám phá mới
  • 0:12 - 0:15
    mà mắt thường không thể thấy
  • 0:15 - 0:17
    Và tôi thích dùng phim ảnh
  • 0:17 - 0:18
    để đưa mọi người đến với
  • 0:18 - 0:21
    cuộc hành trình
    vượt không gian và thời gian
  • 0:21 - 0:23
    biến những thứ vô hình
    thành hữu hình
  • 0:23 - 0:27
    Nó mở rộng chân trời
  • 0:27 - 0:29
    thay đổi nhận thức
  • 0:29 - 0:32
    làm chúng ta cởi mở hơn
  • 0:32 - 0:34
    và chạm đến trái tim của mỗi người
  • 0:34 - 0:35
    Sau đây là một số cảnh quay
  • 0:35 - 0:37
    từ bộ phim 3D của tôi
  • 0:37 - 0:40
    có tên "Những điều bí ẩn
    của thế giới vô hình"
  • 0:40 - 0:42
    (Nhạc)
  • 0:42 - 0:44
    Có những biến đổi quá chậm
  • 0:44 - 0:46
    để mắt người có thể nhận ra,
  • 0:46 - 0:49
    và kĩ thuật "tua nhanh" giúp chúng ta
  • 0:49 - 0:52
    mở rộng góc nhìn về cuộc sống.
  • 0:52 - 0:56
    Chúng ta có thể thấy
    sự phát triển của sinh vật,
  • 0:56 - 1:00
    bằng cách nào mà cây leo có thể sống sót
    qua những tầng rừng
  • 1:00 - 1:03
    để nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
  • 1:04 - 1:06
    Ở quy mô lớn hơn,
  • 1:06 - 1:11
    "tua nhanh" giúp chúng ta
    nhìn thấy sự chuyển động của thế giới
  • 1:11 - 1:14
    không chỉ dừng lại ở
    những bước tiến dài của tự nhiên
  • 1:14 - 1:17
    mà còn cả những tiến bộ
    không ngừng nghỉ của nhân loại
  • 1:17 - 1:21
    Mỗi vệt chấm đại diện cho
    một máy bay chở khách
  • 1:21 - 1:22
    nhờ vào dữ liệu không lưu
  • 1:22 - 1:24
    cùng với kĩ thuật "tua nhanh"
  • 1:24 - 1:27
    ta có thể nhìn thấy
    thứ luôn ở trên chúng ta
  • 1:27 - 1:28
    nhưng lại vô hình
  • 1:28 - 1:34
    Đó là mạng lưới hàng không
    đi qua nước Mỹ.
  • 1:34 - 1:37
    Ta có thể làm điều tương tự
    với những con tàu
  • 1:37 - 1:39
    Biến dữ liệu thành góc nhìn tua nhanh
  • 1:39 - 1:44
    ghi lại chuyển động của nền kinh tế thế giới
  • 1:50 - 1:51
    Những dữ liệu trong hàng thập kỉ
  • 1:51 - 1:53
    cho ta cái nhìn về toàn bộ hành tinh
  • 1:53 - 1:55
    như một sinh vật sống
  • 1:55 - 1:58
    bền vững nhờ các dòng hải lưu
  • 1:58 - 2:03
    và những đám mây xoáy trên bầu khí quyển,
  • 2:03 - 2:05
    với sấm sét,
  • 2:05 - 2:08
    với bắc cực quang.
  • 2:08 - 2:12
    Đây là một hình ảnh đỉnh cao
    của "tua nhanh"
  • 2:12 - 2:16
    thể hiện sống động
    cấu trúc giải phẫu của trái đất.
  • 2:19 - 2:21
    Ở một thái cực khác,
  • 2:21 - 2:25
    Có những thứ di chuyển quá nhanh
    so với mắt người,
  • 2:25 - 2:28
    và cũng có những công nghệ
    để khám phá thế giới đó
  • 2:32 - 2:33
    Với camera siêu tốc,
  • 2:33 - 2:35
    Ta có thể làm chậm thời gian
  • 2:35 - 2:37
    chụp những bức ảnh nhanh hơn
  • 2:37 - 2:41
    hàng nghìn lần tốc độ
    mà mắt người có thể ghi nhận.
  • 2:41 - 2:45
    Và chúng ta có thể thấy
    cách mà các sinh vật hoạt động,
  • 2:45 - 2:48
    và có lẽ còn bắt chước được chúng.
  • 2:50 - 2:53
    bạn có thể không nhận ra
  • 2:53 - 2:54
    một con chuồn chuồn đang bay,
  • 2:54 - 2:57
    nhưng nó là chiếc máy bay
  • 2:57 - 3:01
    tuyệt vời nhất của tự nhiên.
    Nó có thể liệng, bay ngược,
  • 3:01 - 3:04
    thậm chí là lộn nhào.
  • 3:04 - 3:08
    Bằng cách theo dõi
    điểm đánh dấu trên cánh côn trùng,
  • 3:08 - 3:11
    ta có thể hình dung được
    luồng khí mà chúng tạo ra.
  • 3:11 - 3:13
    Đó là một bí mật,
  • 3:13 - 3:15
    nhưng camera siêu tốc
    đã tiết lộ rằng
  • 3:15 - 3:17
    tại cùng một thời điểm.
    chuồn chuồn
  • 3:17 - 3:20
    chuyển động 4 cánh
    theo hướng khác nhau
  • 3:20 - 3:21
    Điều này giúp ta phát triển
  • 3:21 - 3:23
    một loại robot bay mới
  • 3:23 - 3:25
    giúp mở rộng tầm nhìn
  • 3:25 - 3:31
    tới các vùng quan trọng
    hay xa xôi hẻo lánh
  • 3:32 - 3:34
    Chúng ta quá lớn, và không nhận ra
  • 3:34 - 3:37
    sự tồn tại của những vật quá bé nhỏ
  • 3:37 - 3:40
    Máy hiển vi điện tử bắn ra các electron
  • 3:40 - 3:41
    nhờ đó tạo ra hình ảnh
  • 3:41 - 3:43
    phóng đại các vật thể
  • 3:43 - 3:45
    lên tới hàng triệu lần.
  • 3:45 - 3:49
    Đây là một quả trứng bướm,
  • 3:49 - 3:53
    những sinh vật bé nhỏ sống
    trong cơ thể chúng ta.
  • 3:53 - 3:55
    bao gồm cả những con ve
  • 3:55 - 3:57
    sống bám trên lông mi,
  • 3:57 - 4:01
    bò trên da vào ban đêm.
  • 4:01 - 4:04
    Thử đoán xem đây là cái gì?
  • 4:04 - 4:06
    Da cá mập đấy.
  • 4:08 - 4:11
    Miệng của một con sâu bướm.
  • 4:12 - 4:15
    Mắt của ruồi giấm.
  • 4:17 - 4:20
    1 cái vỏ trứng.
  • 4:22 - 4:25
    1 con bọ chét
  • 4:27 - 4:31
    và lưỡi của con ốc sên.
  • 4:32 - 4:34
    Chúng ta nghĩ rằng mình biết gần hết
  • 4:34 - 4:37
    về thế giới loài vật
    nhưng thực tế còn hàng triệu
  • 4:37 - 4:41
    loài nhỏ bé đang chờ được khám phá.
  • 4:43 - 4:46
    Nhện cũng có một bí mật lớn.
  • 4:46 - 4:48
    Tơ nhện tính trên
    cùng 1 đơn vị khối lượng
  • 4:48 - 4:50
    còn bền chắc hơn cả thép
  • 4:50 - 4:52
    lại rất mềm dẻo.
  • 4:52 - 4:54
    Và cuộc hành trình này sẽ đưa ta
  • 4:54 - 4:56
    đến với thế giới nano.
  • 4:56 - 4:59
    Sợi tơ nhện này chỉ mảnh
  • 4:59 - 5:01
    bằng 1% tóc người.
  • 5:02 - 5:05
    Trên đó là các vi khuẩn,
  • 5:05 - 5:08
    gần con vi khuẩn, phóng đại lên 10 lần
  • 5:08 - 5:11
    là một 1 con virus.
  • 5:11 - 5:15
    Bên trong nó, thêm 10 lần phóng đại
  • 5:15 - 5:18
    là 3 chuỗi ADN.
  • 5:18 - 5:21
    và gần như đạt đến giới hạn của
    kính hiển vi hiện đại nhất
  • 5:21 - 5:26
    một phân tử cacbon.
  • 5:26 - 5:28
    Sử dụng "tip" của kính hiển vi điện tử,
  • 5:28 - 5:30
    ta thực sự có thể di chuyển
    các nguyên tử
  • 5:30 - 5:36
    và chế tạo ra các thiết bị nano tuyệt vời.
  • 5:36 - 5:38
    Ngày nào đó, một số thiết bị
  • 5:38 - 5:40
    có thể giúp kiểm tra toàn diện
  • 5:40 - 5:44
    tất cả các bệnh và khơi thông
    động mạch bị tắc nghẽn
  • 5:44 - 5:47
    Những cỗ máy hóa học siêu nhỏ
    của tương lai
  • 5:47 - 5:51
    có thể, một ngày nào đó,
    sửa được lỗi ADN.
  • 5:51 - 5:54
    Ta đang trên ngưỡng
    của những tiến bộ phi thường,
  • 5:54 - 5:56
    trên con đường
  • 5:56 - 6:00
    hé lộ những bí mật của cuộc sống
  • 6:01 - 6:03
    Trong một cơn mưa bụi vũ trụ bất tận,
  • 6:03 - 6:06
    không khí đầy phấn hoa,
  • 6:06 - 6:09
    kim cương siêu nhỏ và châu báu
    từ những hành tinh khác
  • 6:09 - 6:11
    và các vụ nổ siêu tân tinh.
  • 6:11 - 6:13
    Mọi người tất bật với cuộc sống
  • 6:13 - 6:19
    được bao quanh bởi những thứ vô hình.
  • 6:19 - 6:20
    Việc biết rằng có rất nhiều thứ
  • 6:20 - 6:22
    xung quanh chúng ta
    có thể
  • 6:22 - 6:25
    khiến ta thay đổi góc nhìn về thế giới,
  • 6:25 - 6:27
    nhận ra mình tồn tại
  • 6:27 - 6:29
    trong một vũ trụ sống động,
  • 6:29 - 6:32
    khơi gợi sự tò mò
  • 6:32 - 6:35
    cũng như truyền cảm hứng
    để ta trở thành
  • 6:35 - 6:38
    nhà thám hiểm
    trong chính khu vườn nhà.
  • 6:38 - 6:41
    Ai biết được điều gì đang chờ đợi
    để được khám phá
  • 6:41 - 6:45
    và những gì sẽ làm thay đổi
    cuộc sống của chúng ta.
  • 6:45 - 6:50
    Chúng ta đơn giản chỉ cần
    nhìn thấy chúng.
  • 6:55 - 7:02
    Xin cảm ơn.
Title:
Điều kì diệu tiềm ẩn của thế giới tự nhiên
Speaker:
Louie Schwartzberg
Description:

Chúng ta đang sống trong một thế giới với vẻ đẹp vô hình, tinh tế, tao nhã nhưng lại không thể nhận thấy được bằng mắt thường. Để đưa thế giới vô hình này ra ánh sáng, nhà làm phim Louie Schwartzberg đã xoá nhoà ranh giới không gian và thời gian với máy ảnh tốc độ cao, kĩ thuật tua nhanh và kính hiển vi. Tại TED2014, ông chia sẻ điểm nổi bật từ dự án mới nhất của mình, bộ phim 3D mang tên "Những bí ẩn của thế giới vô hình," với kĩ thuật làm chậm, tăng tốc, và phóng to các kỳ quan đáng kinh ngạc của tự nhiên.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:24

Vietnamese subtitles

Revisions