Return to Video

Vòng tuần hoàn các bon

  • 0:15 - 0:20
    Carbon đi-ôxít, hay CO2, là một khí nhà kính chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.
  • 0:20 - 0:24
    Vậy làm cách nào CO2 có trong bầu khí quyển của chúng ta?
  • 0:24 - 0:28
    Carbon là thành phần của một chu trình. Bắt đầu từ mặt trời,
  • 0:28 - 0:32
    làm nóng bề mặt Trái Đất với lượng năng lượng tỏa ra
  • 0:32 - 0:34
    trong một giờ nhiều hơn của thế giới dùng trong một năm.
  • 0:34 - 0:38
    Cây cối, giống như các bếp trưởng sinh học,
  • 0:38 - 0:41
    lấy những tia nắng đó, kế tiếp hút CO2 trong không khí,
  • 0:41 - 0:43
    trộn chúng với nhau, và BAM!
  • 0:43 - 0:46
    Chúng tạo ra năng lượng dự trữ dưới dạng carbon hydrat.
  • 0:46 - 0:49
    như glucozơ (glucose) và Sucrôza (sucrose).
  • 0:49 - 0:52
    Ðây gọi là quá trình quang hợp.
  • 0:52 - 0:54
    Khi những loài động vật như chúng ta ăn những cây đó
  • 0:54 - 0:58
    dạ dày chuyển hóa thức ăn trở lại thành năng lượng giúp chúng ta phát triển.
  • 0:58 - 1:01
    Quá trình này sinh ra sản phẩm là khí nhà kính,
  • 1:01 - 1:03
    và chúng được giải phóng từ các chất thải.
  • 1:03 - 1:08
    Khi cây chết, chúng phân hủy, các vi sinh vật bẻ gãy các liên kết carbon hydrat
  • 1:08 - 1:13
    một lần nữa, chúng giải phóng sản phẩm là khí nhà kính.
  • 1:13 - 1:18
    Như đã biết, năng lượng khởi nguồn từ mặt trời, sau đó nó được chuyển đổi khi đi qua chuỗi thức ăn.
  • 1:18 - 1:24
    Nhưng thỉnh thoảng, các sinh vật có gốc carbon như cây cối hoặc động vật bị kẹt lại trong lòng đất.
  • 1:24 - 1:28
    Khi đó, chúng bị nén dưới hàng tấn áp suất,
  • 1:28 - 1:30
    và chuyển hóa thành nhiên liệu hóa thạch có gốc carbon
  • 1:30 - 1:34
    như dầu, than hoặc khí tự nhiên.
  • 1:34 - 1:38
    Từ cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã khai thác những nhiên liệu hóa thạch trên ra khỏi lòng đất
  • 1:38 - 1:42
    và đốt chúng, kích hoạt năng lượng tồn trữ
  • 1:42 - 1:44
    để tạo ra điện và cung cấp năng lượng cho động cơ.
  • 1:44 - 1:53
    Vấn đề là chúng đồng thời giải phóng lượng CO2 được dự trữ trong hàng triệu năm vào bầu không khí.
  • 1:53 - 1:57
    Thêm vào đó, con người hít vào khí oxy và thải ra khí CO2.
  • 1:57 - 2:00
    Nhưng cây thì làm điều ngược lại.
  • 2:00 - 2:05
    Chúng hút vào một lượng lớn CO2, làm cân bằng chu trình.
  • 2:05 - 2:09
    Việc tàn phá rừng làm giảm lượng cây hút khí CO2.
  • 2:09 - 2:12
    Chúng ta đang tấn công chu trình từ cả hai phía.
  • 2:12 - 2:16
    Nó cũng giống như một chiếc máy tính. Nó chỉ có thể chạy vài chương trình cùng lúc, đúng không?
  • 2:16 - 2:20
    Bình thường khi bạn làm xong một tài liệu, bạn lưu và đóng nó lại,
  • 2:20 - 2:23
    để máy tính không bị quá tải.
  • 2:23 - 2:26
    Tiếp theo, hãy tưởng tượng là bạn không đóng những tài liệu đó nữa.
  • 2:26 - 2:29
    Vậy tất cả đều được mở cùng lúc.
  • 2:29 - 2:30
    Máy tính của bạn sẽ không thể xử lí tất cả cùng một lúc.
  • 2:30 - 2:34
    Nó bắt đầu chậm lại, bị đơ, và cuối cùng là ngưng hoạt động.
  • 2:34 - 2:38
    Môi trường của chúng ta cũng sẽ như thế, nếu ta tiếp tục làm chu trình carbon bị quá tải.
  • 2:38 - 2:42
    Vậy có cách nào để cân bằng lại hệ sinh thái hay không?
  • 2:42 - 2:47
    Thế còn công nghệ thì sao? Đây được xem là phương cách để giải quyết vấn đề.
  • 2:47 - 2:52
    Vì thế, một giải pháp công nghệ bền vững là khi đầu vào bằng đầu ra.
  • 2:52 - 2:55
    Nó không tác động xấu lên môi trường,
  • 2:55 - 2:58
    như CO2, trong hiện tại hoặc tương lai.
  • 2:58 - 3:01
    Chúng cân bằng lẫn nhau để giải quyết vấn đề.
  • 3:01 - 3:05
    Để đạt được điều này, ta cần phải phát minh ra những công nghệ bền vững.
  • 3:05 - 3:09
    Nếu ta đặt tất cả những ý tưởng và công nghệ đã phát minh vào một vòng tròn,
  • 3:09 - 3:12
    và những phát minh đẩy đường biên của vòng tròn ra.
  • 3:12 - 3:16
    trong khi vùng bên ngoài vòng tròn là vô tận,
  • 3:16 - 3:19
    nghĩa là tiềm năng phát minh là vô hạn.
  • 3:19 - 3:23
    Hãy nghĩ đến một số công nghệ sạch đáng kinh ngạc mà ta có ngày nay. [Gió, xe chạy bằng điện hoặc năng luợng mặt trời; ga sinh học (biogas)]
  • 3:23 - 3:25
    [Nhiên liệu sinh học; rong quang hợp; phân bón tổng hợp] Tất cả những ý tưởng trên đều có một điểm chung.
  • 3:25 - 3:29
    Chúng đều đến từ con người. Do con người cải tiến.
  • 3:29 - 3:35
    Do con người sáng tạo. Đó là tiềm năng vô hạn của những con người sáng tạo
  • 3:35 - 3:39
    tạo ra những công nghệ đáng kinh ngạc, ngăn chặn sự biến đổi khi hậu
  • 3:39 - 3:45
    và làm hệ sinh thái cân bằng trở lại. Đó là điều chúng ta đang hy vọng.
Title:
Vòng tuần hoàn các bon
Description:

Xem toàn bộ bài học tại http://ed.ted.com/lessons/the-carbon-cycle-nathaniel-manning Chính xác thì vòng tuần hoàn các bon là gì? Nathaniel Manning cho chúng ta một cái nhìn cơ bản về mối quan hệ tuần huần giữa các bon, con người và môi trường. Bài học thiết kế bởi Nathaniel Manning, đồ hoạ bởi Jill Jonhston.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:55
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Nelson Dinh accepted Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Nelson Dinh edited Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Dimitra Papageorgiou rejected Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Dimitra Papageorgiou commented on Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Nelson Dinh accepted Vietnamese subtitles for The carbon cycle - Nathaniel Manning
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions