Return to Video

Không có thứ gọi là "Tiếng Anh đúng đắn"

  • 0:15 - 0:16
    Vâng, đúng vậy.
  • 0:16 - 0:21
    Tôi đến đây hôm nay để nói với các bạn là
    không có thứ gọi là "Tiếng Anh đúng đắn".
  • 0:21 - 0:23
    Trước tiên, tôi nghe
    một vài điều từ các bạn.
  • 0:23 - 0:29
    Có ai trong số các bạn đến từ Fargo
    hoặc ở gần đó trong vòng 50 dặm không?
  • 0:29 - 0:31
    (Phản ứng của khán giả)
  • 0:31 - 0:34
    Tốt. Bây giờ,
    ai trong số các bạn có thể gọi tên
  • 0:34 - 0:37
    linh vật thể thao của
    trường Đại học North Dakota State?
  • 0:37 - 0:38
    (Khán giả: Bò rừng!)
  • 0:38 - 0:40
    Tốt. Xuất sắc.
  • 0:40 - 0:44
    Tôi sẽ hỏi các bạn một câu nữa,
    các bạn phải trả lời thành thật với tôi.
  • 0:44 - 0:47
    Có ai đã từng cố gắng chỉ người khác
    cách đọc đúng từ đó không?
  • 0:47 - 0:49
    (Cười)
  • 0:49 - 0:50
    Có. Đúng không?
  • 0:52 - 0:55
    Có lẽ các bạn đều biết
  • 0:55 - 0:57
    có tối thiểu hai cách để phát âm từ này.
  • 0:58 - 1:01
    Và những người địa phương vẫn cố
    trung thành với một trong hai cách đọc đó.
  • 1:01 - 1:03
    (Cười)
  • 1:03 - 1:04
    Thật ra,
  • 1:04 - 1:08
    có nhiều người nước ngoài đã bị ép buộc
    phát âm thành "bi - zon".
  • 1:08 - 1:12
    với âm "z" ở giữa thay vì phát âm là "s",
  • 1:12 - 1:16
    như đại đa số
    nhiều người trong nước vẫn làm.
  • 1:16 - 1:17
    (Cười)
  • 1:17 - 1:20
    Hóa ra, một cách phát âm khác biệt
  • 1:21 - 1:24
    thường được xem là
    một nét đặc trưng địa phương hoặc xã hội,
  • 1:24 - 1:28
    và việc sai cách phát âm
    có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội.
  • 1:29 - 1:30
    Tương tự với việc sử dụng ngữ pháp.
  • 1:32 - 1:35
    Hãy cùng xem xét trường hợp
    với từ "Be" quen thuộc.
  • 1:35 - 1:37
    Đây là một đặc trưng ngữ pháp
  • 1:37 - 1:41
    được sử dụng trong
    phần lớn phương ngữ Mỹ Phi
  • 1:41 - 1:45
    để chỉ một hành động đang tiếp diễn
    hoặc một hành vi thói quen.
  • 1:46 - 1:49
    Nhiều người nói tiếng Anh nhận xét
    cách dùng này không chuẩn xác.
  • 1:50 - 1:53
    Là sự thất bại trong việc cố gắng
    tạo ra tiếng Anh đúng đắn.
  • 1:53 - 1:56
    Giống như cách đặt
    các từ "Be" trong những câu trên,
  • 1:56 - 1:58
    ngẫu nhiên một cách tùy tiện.
  • 1:59 - 2:02
    Nhưng có nghiên cứu tiết lộ rằng từ "Be"
  • 2:02 - 2:05
    cũng phức tạp,
    có hệ thống và dễ truyền tải,
  • 2:05 - 2:08
    như mọi động từ khác
    trong các biến thể chính của tiếng Anh.
  • 2:09 - 2:11
    Trong phương ngữ sử dụng dạng này,
  • 2:11 - 2:15
    từ "Be" luôn dùng
    để chỉ hành động tiếp diễn.
  • 2:16 - 2:19
    Và cho đến bây giờ, việc dùng từ "Be"
  • 2:19 - 2:22
    và các từ khác của tiếng Anh Mỹ Phi
  • 2:22 - 2:26
    đã gây ra nhiều hậu quả chủ yếu tại Mỹ.
  • 2:27 - 2:32
    Nhớ lại với trường hợp của Trayvon Martin,
    với nhân chứng chính là Rachel Jeantel,
  • 2:32 - 2:38
    một phụ nữ Mỹ Phi trẻ
    đã bị hiểu lầm và nghi ngờ nghiêm trọng
  • 2:38 - 2:39
    chỉ vì khi nói tiếng Anh,
  • 2:39 - 2:44
    cô ấy sử dụng hệ thống từ
    đã được biến hóa theo kiểu Mỹ Phi.
  • 2:45 - 2:47
    Khi George Zimmerman được tha bổng,
  • 2:47 - 2:50
    Rachel Jeantel đã bị
    truyền thông chỉ trích nặng nề,
  • 2:50 - 2:52
    như ta có thể thấy qua
    các dòng tweet trên đây,
  • 2:52 - 2:54
    hay theo nhận xét của
    một vị bồi thẩm đoàn,
  • 2:54 - 2:57
    cách cô ấy nói chuyện không
    phù hợp khi giao tiếp
  • 2:58 - 3:00
    theo cách nhìn chung của công chúng,
  • 3:00 - 3:03
    Rachel Jeantel chỉ là "nói không đúng".
  • 3:06 - 3:08
    Phụ nữ trẻ thường bị chỉ trích
  • 3:08 - 3:10
    vì không "nói đúng".
  • 3:11 - 3:13
    Hãy cùng xem một video ngắn sau
  • 3:13 - 3:16
    của Faith Salie trên cbsnews.com.
  • 3:17 - 3:21
    Phụ nữ Mỹ đang mắc chứng bệnh khó thở.
  • 3:21 - 3:25
    Có ai có thể giải thích được vì sao
    họ lại nói chuyện theo cách này không?
  • 3:26 - 3:28
    Cô gái 1: D-ễ t-h-ư-ơ-n-g q-u-á đ-i!
  • 3:28 - 3:30
    Cô gái 2: X-i-n c-h-à-o!
  • 3:30 - 3:34
    Cô gái 3: Nó giống như là
    một dạng của, bạn biết đó, m-ô-t-ô.
  • 3:34 - 3:37
    Cô gái 4: Chloe k-h-ô-n-g có được n-ó đâu!
  • 3:37 - 3:38
    Tin hay không,
  • 3:38 - 3:42
    có một thuật ngữ khoa học để chỉ
    cách mà Kardashian nói chuyện:
  • 3:42 - 3:44
    và đó là "Vocal Fry" (giọng siêu trầm).
  • 3:44 - 3:46
    (Cười)
  • 3:46 - 3:49
    Vậy, Vocal Fry
    là một cách phát âm khác biệt
  • 3:49 - 3:51
    được hình thành bởi các dây thanh quản.
  • 3:51 - 3:55
    Các phương tiện truyền thông có
    xu hướng chê bai cách nói chuyện này,
  • 3:55 - 3:57
    quy chụp nó cho phụ nữ trẻ,
  • 3:57 - 4:01
    và đổ lỗi cho Kardashians
    sáng lập ra cách nói chuyện này.
  • 4:03 - 4:08
    Có ý kiến trên Forum Fargo của chúng tôi
    là "Vocal Fry" nghe rất phiền,
  • 4:08 - 4:11
    và Atlantic cũng khuyên rằng
    phụ nữ trẻ muốn có việc làm
  • 4:11 - 4:14
    thì không được sử dụng
    "Vocal Fry" khi phỏng vấn xin việc.
  • 4:14 - 4:15
    (Cười)
  • 4:15 - 4:19
    Cho đến bây giờ, vẫn chưa có đủ
    bằng chứng khoa học để chỉ rằng
  • 4:19 - 4:22
    a) "Vocal Fry" là
    một thứ gì đó mới mẻ
  • 4:22 - 4:25
    và b) phần lớn chỉ có
    phụ nữ trẻ sử dụng nó.
  • 4:25 - 4:27
    Thật ra, đàn ông cũng nói giọng đó.
  • 4:27 - 4:30
    Chỉ là ta thấy khó chịu khi
    phụ nữ trẻ nói chuyện kiểu đó thôi.
  • 4:31 - 4:34
    (Cười)
  • 4:34 - 4:37
    Một nhóm khác thì không thể ngừng một lát
  • 4:37 - 4:40
    để phát âm đúng là giới trẻ.
  • 4:41 - 4:44
    Có thay đổi hoàn toàn nghĩa
    của từ hay không,
  • 4:45 - 4:47
    có đổi danh từ sang động từ,
    hoặc ngược lại hay không,
  • 4:48 - 4:50
    cách nói của người trẻ luôn luôn đổi mới,
  • 4:50 - 4:52
    và thứ ngôn ngữ đó
    không tràn nhập liên tục.
  • 4:53 - 4:57
    Trong khi "epic" có nghĩa là hoành tráng
  • 4:57 - 4:59
    ví dụ như "một bài thơ hoành tráng
    của Homer",
  • 5:00 - 5:04
    thì thời đại bây giờ, "epic" còn dùng để
    chỉ một cái hamburger phô mai siêu ngon.
  • 5:04 - 5:06
    (Cười)
  • 5:06 - 5:09
    Lebron James có thể đã "thật sự lo lắng"
    khi thực hiện cú ném bóng chính xác.
  • 5:10 - 5:13
    "Google" là động từ
    và "Invite" lại là danh từ.
  • 5:14 - 5:15
    Ngôn ngữ biến đổi.
  • 5:15 - 5:18
    Đó là lí do văn phong
    trong Harry Porter khác Shakespeare
  • 5:18 - 5:22
    và cũng là lí do mà
    các thế hệ trước luôn chỉ trích giới trẻ
  • 5:22 - 5:24
    vì đã phá hoại ngôn ngữ.
  • 5:27 - 5:30
    Bary Sanders của Raleigh News Observer,
  • 5:30 - 5:33
    thường than vãn về tình trạng
    ngày càng tồi tệ của tiếng Anh.
  • 5:34 - 5:36
    Tôi tự hỏi nếu ông ấy nhận ra
  • 5:36 - 5:39
    rằng các thế hệ trước cũng nói
    những điều tương tự với thế hệ của ông ấy
  • 5:39 - 5:41
    khi ông ấy vẫn còn nhỏ
  • 5:41 - 5:43
    và thật sự thì giới trẻ bây giờ
    giao tiếp rất thành công,
  • 5:43 - 5:45
    và chúng ta sẽ tiếp tục làm vậy.
  • 5:48 - 5:50
    Nếu hiểu được những điều tôi đang nói,
  • 5:50 - 5:52
    hẳn các bạn ngồi đây có lẽ đang nghĩ rằng:
  • 5:52 - 5:55
    "Chắc chắn rồi! Không có thứ
    gì là tiếng Anh đúng cả".
  • 5:55 - 5:59
    Nhưng, không lẽ người nước ngoài đến Fargo
  • 5:59 - 6:01
    chỉ học nói "bison" ?
  • 6:01 - 6:03
    (Cười)
  • 6:03 - 6:07
    Có phải Rachel Jeantel lẽ ra nên học để
    trình bày rõ hơn trước tòa không?
  • 6:08 - 6:10
    Phụ nữ trẻ có thể ngừng
    nói "Vocal Fry"
  • 6:10 - 6:12
    khi phỏng vấn xin việc hay không?
  • 6:13 - 6:18
    và có phải giới trẻ chỉ nên luôn nói
    thứ tiếng Anh chuẩn học thuật hay không?
  • 6:19 - 6:24
    Thật ra, tôi có thể
    dễ dàng trả lời "Có" cho những câu hỏi đó,
  • 6:25 - 6:30
    Bởi vì tôi là một giáo viên tiếng Anh,
    người da trắng đến từ Frago.
  • 6:30 - 6:31
    (Cười)
  • 6:31 - 6:33
    Nói cách khác,
  • 6:33 - 6:35
    tôi thuộc về tất cả
    những nhân khẩu đặc quyền
  • 6:35 - 6:39
    là người quyết định nghĩa của nó để
    nói cho đúng trong những trường hợp này.
  • 6:40 - 6:42
    Điều mà tôi muốn các bạn
    ghi nhớ ngày hôm nay
  • 6:43 - 6:46
    đó là không ai khác mà chính chúng ta là
    những người được hưởng đặc quyền,
  • 6:46 - 6:48
    đối tượng cần phải thay đổi.
  • 6:48 - 6:51
    Chúng ta cần ngăn chặn
    sử dụng ngôn ngữ biến đổi,
  • 6:51 - 6:53
    như một lí do để loại trừ mọi người.
  • 6:54 - 6:58
    Khi biến đổi ngôn ngữ tượng trưng cho
    sự thay đổi chứ không phải sự thâm hụt,
  • 6:59 - 7:02
    điều đó đáng được hoan nghênh hơn việc
    bị đánh giá thấp.
  • 7:03 - 7:04
    Vì vậy, xin hãy nhớ rằng,
  • 7:04 - 7:07
    Lần sau, nếu có ai đó bước đến và
    chỉ bạn cách phát âm đúng,
  • 7:08 - 7:10
    thì họ chỉ đang nói
    những điều vô nghĩa thôi.
  • 7:10 - 7:12
    Cảm ơn.
  • 7:12 - 7:13
    (Vỗ tay)
Title:
Không có thứ gọi là "Tiếng Anh đúng đắn"
Description:

Phần lớn người nói tiếng Anh, những người đều biết về sự khác biệt trong phát âm, cấu trúc ngữ pháp hoặc việc lựa chọn từ vựng, đều tin rằng chỉ một số trong các biến thể này là đúng, còn số khác thì không. Sự khác biệt trong tiếng Anh nói (cũng như các ngôn ngữ khác) thường mang dấu ấn bản sắc địa phương hoặc xã hội, và những ý kiến về tính "đúng đắn" được tạo nên bởi một nhóm người cảm thấy "phiền" khi người khác "nói sai". Hiện tượng này nổi trội ở Frago, ND, nơi mà người dân địa phương phát âm tên gọi linh vật thể thao của trường Đại học North Dakota State, Bison, với âm "z" ở giữa. Họ khăng khăng rằng, những người không phải là người địa phương luôn phát âm không đúng từ trên. Trong khi đây chỉ là một ví dụ vô hại về việc lệ thuộc ngôn ngữ, tức là sử dụng các quan điểm về ngôn ngữ để tách li với những thành phần nhân khẩu còn lại, Barta giải thích cách mà người Mỹ Phi, phụ nữ và giới trẻ có thể tách li khỏi xã hội dựa trên lời nói của họ, thông qua cách phát âm, ngữ pháp và sử dụng từ vựng phức tạp, hệ thống và dễ truyền tải. Không có gì là "sai" về họ.

Kellam có một bằng Thạc sĩ về Ngôn ngữ xã hội học tại Đại học North Carolina State, nơi mà anh ấy đã từng lãnh đạo Diversity Ambassadors - một chương trình tiếp cận cộng đồng nhằm mục đích nâng cao nhận thức của việc biến đổi ngôn ngữ và phát triển sự tố chức các hình thức khác của tiếng Anh nói thay vì là lệ thuộc vào nó. Kellam hiện là giảng viên tại Khoa tiếng Anh NDSU và là người sáng lập NDSU Language Diversity Ambassadors - một mẫu nhóm theo khuôn mẫu của chương trình của NC State đang phát triển. Mục đích của Kellam là mang thông điệp của các Đại sứ chương trình vượt ra ngoài ranh giới của trường đại học, để những nhà chức trách có thể nhận thấy sự đặc quyền đi kèm với các biến thể của tiếng Anh Nói, để họ quan tâm, tôn trọng những sự khác biệt này trong cách phát âm, ngữ pháp và sử dụng từ chứ không phải là loại bỏ,

Bài nói này được trình bày tại một sự kiện TEDx. TEDx được thiết kế theo hình thức một buổi hội nghị giống TED nhưng được tổ chức độc lập bởi một cộng đồng địa phương. Tham khảo thêm tại http://ted.com/tedx.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
07:27

Vietnamese subtitles

Revisions