Return to Video

Điều gì thật đặc biệt về bộ não con người?

  • 0:01 - 0:03
    Bộ não con người có gì đặc biệt?
  • 0:03 - 0:06
    Tại sao chúng ta
    lại thí nghiệm trên các loài động vật
  • 0:06 - 0:08
    mà không phải thí nghiệm
    trên chính bản thân mình?
  • 0:08 - 0:09
    Bộ não con người có gì hay
  • 0:09 - 0:11
    mà những bộ não khác lại không có?
  • 0:11 - 0:14
    Khi tôi bị thu hút
    bởi những câu hỏi như thế này cách đây 10 năm,
  • 0:14 - 0:17
    các nhà khoa học nghĩ rằng
    họ biết các bộ não khác nhau có cấu tạo thế nào.
  • 0:17 - 0:19
    Mặc dù điều đó dựa trên rất ít chứng cứ,
  • 0:19 - 0:21
    nhiều nhà khoa học nghĩ rằng
    tất cả bộ não của động vật có vú
  • 0:21 - 0:23
    bao gồm cả bộ não con người,
  • 0:23 - 0:24
    được cấu tạo như nhau,
  • 0:24 - 0:25
    với một số lượng nơ ron mà luôn ở
  • 0:25 - 0:28
    tỉ lệ cân xứng với kích thước não.
  • 0:28 - 0:30
    Có nghĩa là hai bộ não
    với kích thước giống nhau,
  • 0:30 - 0:33
    như hai bộ não này,
    với khối lượng tầm 400g,
  • 0:33 - 0:36
    nên có số lượng nơ ron như nhau.
  • 0:36 - 0:38
    Bây giờ, nếu nơ ron là những
  • 0:38 - 0:41
    thông tin chức năng thể hiện
    các đơn vị của bộ não,
  • 0:41 - 0:42
    rồi sau đó chủ nhân của hai bộ não này
  • 0:42 - 0:45
    nên có những khả năng nhận thức như nhau.
  • 0:45 - 0:47
    Thật sự là, đây là của một con tinh tinh
  • 0:47 - 0:50
    và cái kia là của một con bò.
  • 0:50 - 0:52
    Hiện giờ những con bò có thể có
  • 0:52 - 0:54
    một đời sống tinh thần bên trong
    phong phú và thông minh đến nỗi
  • 0:54 - 0:58
    chúng chọn cách
    không để chúng ta biết về nó,
  • 0:58 - 1:00
    nhưng chúng ta làm thịt chúng.
  • 1:00 - 1:01
    Tôi nghĩ đa số mọi người đều đồng ý
  • 1:01 - 1:03
    rằng tinh tinh có những thái độ phức tạp,
  • 1:03 - 1:06
    tinh vi và linh hoạt hơn rất nhiều so với bò.
  • 1:06 - 1:08
    Vậy nên đây là biểu hiện đầu tiên cho
  • 1:08 - 1:10
    kết luận "mọi bộ não đều có cấu tạo như nhau"
  • 1:10 - 1:12
    không hẳn là chính xác.
  • 1:12 - 1:13
    Nhưng hãy cứ coi như là thế.
  • 1:13 - 1:15
    Nếu mọi bộ não đều có cấu tạo như nhau
  • 1:15 - 1:18
    và nếu bạn so sánh não động vật
    với những kích thước khác nhau,
  • 1:18 - 1:20
    bộ não lớn hơn
    sẽ luôn luôn có nhiều nơ ron
  • 1:20 - 1:23
    hơn so với bộ não nhỏ hơn,
    và bộ não càng lớn,
  • 1:23 - 1:26
    thì khả năng nhận thức của chủ nhân
    sẽ càng cao hơn.
  • 1:26 - 1:28
    Do đó bộ não lớn nhất sẽ có
  • 1:28 - 1:30
    khả năng nhận thức cao nhất.
  • 1:30 - 1:32
    Nhưng tin xấu là:
  • 1:32 - 1:34
    Bộ não của chúng ta,
    không phải là bộ não lớn nhất.
  • 1:34 - 1:36
    Có vẻ như điều này
    sẽ làm phật ý nhiều người.
  • 1:36 - 1:39
    Bộ não của chúng ta nặng từ 1.2 đến 1.5kg,
  • 1:39 - 1:42
    nhưng bộ não của voi nặng tầm 4 đến 5kg,
  • 1:42 - 1:45
    và bộ não của cá voi có thể lên tới 9kg,
  • 1:45 - 1:49
    đó là lí do vì sao
    các nhà khoa học từng nói rằng
  • 1:49 - 1:52
    bộ não chúng ta phải rất đặc biệt
  • 1:52 - 1:54
    để giải thích
    cho khả năng nhận thức của chúng ta.
  • 1:54 - 1:57
    Nó thật sự kì lạ,
  • 1:57 - 1:59
    mội loại trừ so với qui luật.
  • 1:59 - 2:03
    Của chúng có thể lớn hơn,
    nhưng của chúng ta lại tốt hơn,
  • 2:03 - 2:04
    và nó có thể tốt hơn, ví dụ,
  • 2:04 - 2:07
    trong trường hợp
    nó có vẻ lớn hơn bình thường,
  • 2:07 - 2:09
    với vỏ não lớn hơn bình thường
  • 2:09 - 2:11
    so với kích thước cơ thể.
  • 2:11 - 2:12
    Vậy nên, điều đó sẽ cho chúng ta thêm vỏ não
  • 2:12 - 2:15
    để làm những thứ thú vị hơn
    là chỉ điều hành cơ thể.
  • 2:15 - 2:17
    Đó là bởi vì kích thước của bộ não
  • 2:17 - 2:19
    thường tỉ lệ với kích thước của cơ thể.
  • 2:19 - 2:22
    Vậy nên lí do chính cho điều đó là
  • 2:22 - 2:24
    não của chúng ta to hơn so với bình thường
  • 2:24 - 2:26
    thật ra là từ cách so sánh bản thân chúng ta
  • 2:26 - 2:27
    với các loài linh trưởng lớn.
  • 2:27 - 2:30
    Loài gorilla có thể lớn
    gấp hai hay gấp ba lần so với chúng ta,
  • 2:30 - 2:32
    đáng nhẽ bộ não của chúng
    phải to hơn của chúng ta,
  • 2:32 - 2:34
    nhưng thay vào đó lại là ngược lại.
  • 2:34 - 2:37
    Bộ não của chúng ta lại lớn hơn
    gấp ba lần so với bộ não của gorilla.
  • 2:37 - 2:39
    Bộ não con người cũng có vẻ đặc biệt
  • 2:39 - 2:42
    nếu xét về lượng năng lượng mà nó sử dụng.
  • 2:42 - 2:44
    Mặc dù cân nặng của nó
    chỉ chiếm 2% của cơ thể,
  • 2:44 - 2:48
    nhưng bản thân nó
    sử dụng 25% tổng năng lượng
  • 2:48 - 2:50
    mà cơ thể cần để vận hành mỗi ngày.
  • 2:50 - 2:54
    Đó là 500 calo trên tổng số 2000 calo,
  • 2:54 - 2:56
    chỉ để bộ não của bạn vận hành.
  • 2:56 - 2:59
    Vậy nên bộ não con người to hơn bình thường,
  • 2:59 - 3:01
    tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường,
  • 3:01 - 3:02
    vậy nên nó đặc biệt.
  • 3:02 - 3:05
    Và điều đó bắt đầu khiến tôi phân tâm.
  • 3:05 - 3:07
    Về mặt sinh học,
    chúng ta nhìn vào các qui luật
  • 3:07 - 3:09
    áp dụng vào tất cả các động vật
    và đời sống nói chung,
  • 3:09 - 3:11
    thế nên tại sao qui luật phát triển nên
  • 3:11 - 3:15
    áp dụng cho tất cả trừ chúng ta?
  • 3:15 - 3:17
    Có lẽ vấn đề là do giả thuyết cơ bản
  • 3:17 - 3:19
    rằng mọi bộ não đều cấu tạo như nhau.
  • 3:19 - 3:21
    Có lẽ hai bộ não có kích thước như nhau
  • 3:21 - 3:23
    thật ra có thể được cấu tạo
    từ số lượng nơ ron khác nhau.
  • 3:23 - 3:25
    Có lẽ bộ não lớn
  • 3:25 - 3:27
    không nhất thiết phải có nhiều nơ ron hơn
  • 3:27 - 3:29
    một bộ não có kích thước bình thường.
  • 3:29 - 3:32
    Có lẽ bộ não con người
    thật sự có nhiều nơ ron nhất
  • 3:32 - 3:34
    so với bất kì bộ não nào,
    không liên quan tới kích thước của nó,
  • 3:34 - 3:37
    đặc biệt là ở vỏ não.
  • 3:37 - 3:38
    Vậy nên, với tôi điều đó trở thành
  • 3:38 - 3:40
    một câu hỏi quan trọng để trả lời:
  • 3:40 - 3:42
    Bộ não con người có bao nhiêu nơ ron,
  • 3:42 - 3:45
    và được so sánh với các động vật khác
    như thế nào?
  • 3:45 - 3:47
    Bây giờ, có thể bạn đã nghe hay đọc đâu đó
  • 3:47 - 3:49
    rằng chúng ta có 100 tỉ nơ ron,
  • 3:49 - 3:51
    vậy thì 10 năm trước,
    tôi đã hỏi đồng nghiệp của mình
  • 3:51 - 3:53
    họ có biết con số đó từ đâu không.
  • 3:53 - 3:55
    Nhưng không ai biết.
  • 3:55 - 3:56
    Tôi đã và đang tìm kiếm tài liệu
  • 3:56 - 3:58
    về bản tham khảo nguyên gốc
    về con số đó,
  • 3:58 - 4:00
    nhưng tôi vẫn chưa thể tìm thấy nó.
  • 4:00 - 4:03
    Có vẻ như
    chưa một ai thật sự đã đếm
  • 4:03 - 4:04
    số lượng nơ ron
    trong bộ não con người,
  • 4:04 - 4:07
    hay bất kì bộ não nào khác.
  • 4:07 - 4:10
    Vậy nên tự tôi tìm cách
    để đếm số tế bào não,
  • 4:10 - 4:12
    và về bản chất thì là
  • 4:12 - 4:16
    hòa tan bộ não thành nước súp.
  • 4:16 - 4:18
    Nó là như thế này:
  • 4:18 - 4:21
    Bạn lấy một bộ não, hoặc một phần của nó,
  • 4:21 - 4:22
    và bạn hòa tan nó trong thuốc tẩy,
  • 4:22 - 4:24
    nó sẽ phá hủy các màng tế bào
  • 4:24 - 4:26
    nhưng nhân tế bào không bị ảnh hưởng,
  • 4:26 - 4:30
    rồi bạn sẽ có
    một chất dịch huyền phù của nhân tự do
  • 4:30 - 4:31
    mà trông sẽ như thế này,
  • 4:31 - 4:33
    như nước súp vậy.
  • 4:33 - 4:35
    Nước súp này gồm tất cả nhân
  • 4:35 - 4:37
    mà từng là bộ não chuột.
  • 4:37 - 4:40
    Vẻ đẹp của nước súp này
    là bởi vì đây là nước súp,
  • 4:40 - 4:43
    bạn có thể khuấy nó
    và khiến những nhân này
  • 4:43 - 4:44
    phân tán đều trong chất lỏng,
  • 4:44 - 4:46
    để giờ chỉ cần nhìn dưới kính hiển vi
  • 4:46 - 4:51
    chỉ 4 hoặc 5 mẫu
    của biện pháp đồng đều này,
  • 4:51 - 4:53
    bạn có thể đếm số nhân, và từ đó nói được
  • 4:53 - 4:55
    có bao nhiêu tế bào trong não.
  • 4:55 - 4:56
    Nó đơn giản và không hề phức tạp,
  • 4:56 - 4:58
    và còn rất nhanh nữa.
  • 4:58 - 5:00
    Vậy nên chúng tôi đã sử dụng phương pháp đó
    để đếm số nơ ron
  • 5:00 - 5:02
    trong hàng tá những loài khác nhau,
  • 5:02 - 5:04
    và kết quả là tất cả những bộ não đó
  • 5:04 - 5:06
    không hề có cấu tạo giống nhau.
  • 5:06 - 5:09
    Lấy ví dụ về loài gặm nhấm
    và loài linh trưởng chẳng hạn:
  • 5:09 - 5:11
    Trong bộ não lớn hơn của loài gặm nhấm,
    kích cỡ trung bình
  • 5:11 - 5:13
    của nơ ron tăng lên,
  • 5:13 - 5:15
    vậy nên bộ não phồng lên rất nhanh
  • 5:15 - 5:18
    và đạt được kích thước
    nhanh hơn nhiều so với việc tăng số nơ ron.
  • 5:18 - 5:20
    Nhưng bộ não của loài linh trưởng
    có số nơ ron
  • 5:20 - 5:22
    mà không có chuyện nơ ron trung bình
    trở nên lớn hơn,
  • 5:22 - 5:24
    mà đó là một cách rất tiết kiệm
  • 5:24 - 5:26
    để bổ sung nơ ron vào bộ não.
  • 5:26 - 5:27
    Kết quả là bộ não của loài linh trưởng
  • 5:27 - 5:31
    sẽ luôn có nhiều nơ ron hơn
    bộ não của loài gặm nhấm có cùng một kích thước
  • 5:31 - 5:32
    và bộ não càng lớn,
  • 5:32 - 5:34
    thì sự khác nhau càng nhiều.
  • 5:34 - 5:36
    Thế còn bộ não của chúng ta thì sao?
  • 5:36 - 5:38
    Chúng tôi phát hiện ra
    trung bình chúng ta có
  • 5:38 - 5:40
    86 tỉ nơ ron,
  • 5:40 - 5:43
    16 tỉ trong đó nằm ở tế bào vỏ não,
  • 5:43 - 5:45
    và nếu bạn cho là vỏ não
  • 5:45 - 5:48
    là trung tâm của các chức năng như
  • 5:48 - 5:51
    sự nhận thức và lý thuyết logic
    và suy luận không thực tế,
  • 5:51 - 5:54
    và 16 tỉ đó là số nơ ron nhiều nhất
  • 5:54 - 5:57
    mà bất kì vỏ nào có,
  • 5:57 - 5:58
    tôi nghĩ đây là cách giải thích đơn giản nhất
  • 5:58 - 6:02
    về khả năng nhận thức đáng ghi nhận
    của chúng ta.
  • 6:02 - 6:05
    Nhưng 86 tỉ nơ ron
    có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
  • 6:05 - 6:06
    Bởi vì chúng tôi đã tìm ra mối quan hệ
  • 6:06 - 6:09
    giữa kích thước của não
    so với số lượng nơ ron
  • 6:09 - 6:10
    có thể được miêu tả
    trên phương diện toán học,
  • 6:10 - 6:13
    chúng ta có thể tính toán được não người
  • 6:13 - 6:15
    sẽ thế nào
    nếu nó được cấu tạo như của loài gặm nhấm.
  • 6:15 - 6:19
    Bởi thế, một bộ não của loài gặm nhấm
    với 86 tỉ nơ ron
  • 6:19 - 6:22
    sẽ nặng tầm 36kg.
  • 6:22 - 6:24
    Điều đó là không thể.
  • 6:24 - 6:25
    Một bộ não vĩ đại sẽ bị đè bẹp
  • 6:25 - 6:27
    bởi chính cân nặng của nó,
  • 6:27 - 6:28
    và bộ não không thể có được này
    sẽ chỉ hợp
  • 6:28 - 6:32
    với cơ thể 89 tấn.
  • 6:32 - 6:34
    Tôi không nghĩ là
    chúng ta sẽ trông giống như vậy.
  • 6:34 - 6:37
    Vậy nên điều đó đã đưa chúng tôi đến
    một kết luận cực kì quan trọng,
  • 6:37 - 6:39
    đó là chúng ta không phải loài gặm nhấm.
  • 6:39 - 6:43
    Bộ não con người
    không phải bộ não chuột to lớn.
  • 6:43 - 6:45
    So sánh với chuột,
    chúng ta có vẻ đặc biệt, đúng vậy,
  • 6:45 - 6:47
    nhưng đó không phải
    là một phép so sánh cân xứng,
  • 6:47 - 6:50
    bởi lẽ chúng ta biết
    mình không phải là loài gặm nhấm.
  • 6:50 - 6:51
    Chúng ta là động vật linh trưởng,
  • 6:51 - 6:54
    bởi thế sự so sánh hợp lí
    là với những loài linh trưởng khác.
  • 6:54 - 6:55
    Và do đó, nếu bạn làm phép toán,
  • 6:55 - 6:58
    bạn sẽ thấy một loài linh trưởng
  • 6:58 - 7:00
    với 86 tỉ nơ ron
  • 7:00 - 7:03
    sẽ có bộ não vào khoảng 1.2kg,
  • 7:03 - 7:05
    có vẻ như là hợp lí,
  • 7:05 - 7:07
    với một cơ thể 66kg,
  • 7:07 - 7:09
    trong trường hợp của tôi
    là hoàn toàn chính xác,
  • 7:09 - 7:12
    mà sẽ đưa chúng ta
    đến với một kết luận tuy không làm ngạc nhiên
  • 7:12 - 7:15
    nhưng vẫn rất quan trọng:
  • 7:15 - 7:16
    Tôi là một loài linh trưởng.
  • 7:16 - 7:19
    Và tất cả các bạn là loài linh trưởng.
  • 7:19 - 7:21
    Và Darwin cũng thế.
  • 7:21 - 7:24
    Tôi rất thích thú
    khi nghĩ rằng Darwin sẽ thật sự trân trọng điều này.
  • 7:24 - 7:26
    Bộ não của ông, cũng như chúng ta,
  • 7:26 - 7:29
    được cấu tạo trong hình ảnh của bộ não
    những loài linh trưởng khác.
  • 7:29 - 7:31
    Vậy nên bộ não con người đặc biệt, đúng vậy,
  • 7:31 - 7:34
    nhưng không đặc biệt về số lượng nơ ron.
  • 7:34 - 7:36
    Đó chỉ chứng minh
    về một bộ não loài linh trưởng to lớn thôi.
  • 7:36 - 7:39
    Tôi nghĩ rằng đó là một suy nghĩ
    hết sức khiêm tốn và tỉnh táo
  • 7:39 - 7:42
    khi mà nhắc nhở chúng ta
    về vị trí của mình trong tự nhiên.
  • 7:42 - 7:45
    Tại sao nó lại tốn nhiều năng lượng như vậy?
  • 7:45 - 7:46
    Những người khác đã tìm ra
  • 7:46 - 7:48
    lượng năng lượng mà bộ não con người
  • 7:48 - 7:49
    và của các loài khác tiêu tốn,
  • 7:49 - 7:51
    và bây giờ chúng ta đã biết số lượng nơ ron
  • 7:51 - 7:53
    có trong cấu tạo mỗi bộ não,
    chúng ta có thể làm phép tính.
  • 7:53 - 7:55
    Và kết quả là cả bộ não con người
  • 7:55 - 7:58
    và các loài khác đều tiêu tốn như nhau,
  • 7:58 - 8:01
    trung bình 6 calo mỗi tỉ nơ ron mỗi ngày.
  • 8:01 - 8:03
    Vậy tổng năng lượng của một bộ não
  • 8:03 - 8:05
    là một hàm tuyến tính đơn giản
  • 8:05 - 8:07
    của số lượng nơ ron,
  • 8:07 - 8:09
    và kết quả là bộ não con người
  • 8:09 - 8:13
    chỉ tốn lượng năng lượng như bạn mong đợi.
  • 8:13 - 8:15
    Vậy nên lí do vì sao bộ não con người
  • 8:15 - 8:17
    tiêu tốn nhiều năng lượng như thế
    thật đơn giản bởi vì
  • 8:17 - 8:19
    nó chứa một số lượng lớn nơ ron,
  • 8:19 - 8:20
    và bởi vì chúng ta là loài linh trưởng,
  • 8:20 - 8:23
    với rất nhiều nơ ron
    so với một kích thước cơ thể cho sẵn
  • 8:23 - 8:24
    hơn so với bất kì loài động vật nào,
  • 8:24 - 8:28
    cái giá cân xứng
    của bộ não chúng ta thì lớn,
  • 8:28 - 8:31
    nhưng chỉ bởi vì chúng ta là loài linh trưởng,
    chứ không phải vì chúng ta đặc biệt.
  • 8:31 - 8:32
    Câu hỏi cuối cùng, là:
  • 8:32 - 8:35
    làm sao chúng ta tìm ra được
    số lượng nơ ron đặc biệt này,
  • 8:35 - 8:37
    và đặc biệt, nếu loài khỉ lớn
  • 8:37 - 8:39
    to hơn chúng ta,
  • 8:39 - 8:42
    tại sao chúng không có bộ não lớn hơn chúng ta,
    với nhiều nơ ron hơn?
  • 8:42 - 8:45
    Khi mà chúng ta hiểu được
    có nhiều nơ ron trong não
  • 8:45 - 8:47
    có cái giá đắt thế nào, tôi đoán vậy,
  • 8:47 - 8:49
    có thể có một lí do đơn giản.
  • 8:49 - 8:51
    Chúng chỉ không thể chịu được năng lượng
  • 8:51 - 8:54
    cho cả một cơ thể to lớn
    và số lượng nơ ron lớn như thế.
  • 8:54 - 8:55
    Vậy nên chúng tôi đã làm phép tính.
  • 8:55 - 8:57
    Một mặt, chúng tôi tính
  • 8:57 - 8:59
    lượng năng lượng
    mà một con linh trưởng hấp thụ mỗi ngày
  • 8:59 - 9:00
    từ việc ăn thịt sống,
  • 9:00 - 9:02
    và mặc khác, lượng năng lượng
  • 9:02 - 9:04
    mà một cơ thể
    với một kích thước nhất định phải tiêu hao
  • 9:04 - 9:07
    và lượng năng lượng mà một bộ não
    với số lượng nơ ron nhất định tiêu hao,
  • 9:07 - 9:09
    và chúng tôi tìm ra sự kết hợp
  • 9:09 - 9:11
    giữa kích thước cơ thể
    và số lượng nơ ron trong não
  • 9:11 - 9:12
    mà một con linh trưởng có thể chịu được
  • 9:12 - 9:15
    nếu nó ăn một lượng giờ nhất định mỗi ngày.
  • 9:15 - 9:17
    Và những gì chúng tôi đã tìm ra là
  • 9:17 - 9:18
    bởi vì nơ ron đắt như thế,
  • 9:18 - 9:22
    có một sự đánh đổi
    giữa kích thước cơ thể và số lượng nơ ron.
  • 9:22 - 9:25
    Vậy nên một con loài linh trưởng ăn 8h mỗi ngày
  • 9:25 - 9:28
    có thể đạt được nhiều nhất 53 tỉ nơ ron,
  • 9:28 - 9:29
    nhưng sau đó cơ thể không thể nặng hơn
  • 9:29 - 9:31
    25kg.
  • 9:31 - 9:33
    Để cân nặng lớn hơn,
  • 9:33 - 9:35
    nó phải bỏ đi các nơ ron.
  • 9:35 - 9:37
    Vậy nên đó là một cơ thể lớn
  • 9:37 - 9:39
    hoặc là một số lượng nơ ron lớn.
  • 9:39 - 9:40
    Khi bạn ăn giống như loài linh trưởng,
  • 9:40 - 9:43
    bạn sẽ không thể đảm đương cả hai.
  • 9:43 - 9:45
    Một cách để vượt ra khỏi
    giới hạn trao đổi chất
  • 9:45 - 9:48
    là dành nhiều thời gian mỗi ngày để ăn hơn,
  • 9:48 - 9:49
    nhưng điều đó sẽ gây nguy hiểm,
  • 9:49 - 9:52
    và vượt qua một điểm nhất định, đ
    iều đó là không thể nào.
  • 9:52 - 9:54
    Gorilla và đười ươi, ví dụ,
  • 9:54 - 9:55
    có thể có khoảng 30 tỉ nơ ron
  • 9:55 - 9:58
    bằng cách dành 8.5h giờ để ăn mỗi ngày,
  • 9:58 - 10:02
    và có vẻ như chúng chỉ có làm như thế.
  • 10:02 - 10:03
    9h để để mỗi ngày
  • 10:03 - 10:07
    có vẻ như là giới hạn thực tế
    cho một loài linh trưởng.
  • 10:07 - 10:08
    Thế còn chúng ta?
  • 10:08 - 10:10
    Với 86 tỉ nơ ron
  • 10:10 - 10:13
    và khối lượng cơ thể từ 60 đến 70kg,
  • 10:13 - 10:17
    chúng ta nên dành hơn 9h
  • 10:17 - 10:20
    mỗi ngày hằng ngày để ăn,
  • 10:20 - 10:22
    việc mà không hề khả thi.
  • 10:22 - 10:24
    Nếu chúng ta ăn như loài linh trưởng,
  • 10:24 - 10:26
    chúng ta nhẽ ra không nên ở đây.
  • 10:26 - 10:28
    Làm thế nào mà chúng ta
    có thể trở thành như ngày hôm nay vậy?
  • 10:28 - 10:31
    Nếu bộ não của chúng ta
    chỉ tiêu tốn lượng năng lượng
  • 10:31 - 10:33
    như vốn có,
    và nếu chúng ta không thể dành
  • 10:33 - 10:37
    thời gian mỗi ngày để ăn,
  • 10:37 - 10:38
    và cách thay thế duy nhất, thật đấy,
  • 10:38 - 10:40
    là làm thế nào để lấy nhiều năng lượng hơn
  • 10:40 - 10:42
    từ những đồ ăn giống nhau.
  • 10:42 - 10:46
    Và đáng ghi nhận là,
    điều đó phù hợp hoàn toàn
  • 10:46 - 10:49
    với những gì tổ tiên chúng ta
    được tin là đã phát minh ra
  • 10:49 - 10:51
    từ 1,5 triệu năm trước,
  • 10:51 - 10:54
    khi họ phát minh ra nấu ăn.
  • 10:54 - 10:56
    Để nấu ăn phải sử dụng lửa
  • 10:56 - 11:00
    và nếu thức ăn làm sao cho dễ tiêu hóa.
  • 11:00 - 11:02
    Những thức ăn đã nấu mềm hơn,
    nên chúng dễ nhai hơn
  • 11:02 - 11:05
    và biến hoàn toàn thành chất bột
    trong miệng các bạn,
  • 11:05 - 11:07
    để chúng hoàn toàn được tiêu hóa
  • 11:07 - 11:08
    và hấp thụ trong ruột chúng ta,
  • 11:08 - 11:12
    mà điều đó sẽ khiến chúng sản xuất ra
    nhiều năng lượng hơn trong thời gian ít hơn.
  • 11:12 - 11:15
    Vậy nên nấu ăn cho chúng ta thời gian làm
  • 11:15 - 11:17
    những thứ thú vị hơn rất nhiều trong ngày
  • 11:17 - 11:18
    và với nơ ron của mình
  • 11:18 - 11:20
    hơn là chỉ nghĩ về thức ăn,
  • 11:20 - 11:22
    tìm kiếm thức ăn và nhai ngấu nghiến
  • 11:22 - 11:23
    cả ngày.
  • 11:23 - 11:25
    Vậy nên nhờ nấu ăn,
    cái mà đã từng là
  • 11:25 - 11:28
    trách nhiệm chính, bộ não lớn,
  • 11:28 - 11:31
    đắt đỏ một cách nguy hiểm này
    với rất nhiều nơ ron,
  • 11:31 - 11:33
    có thể trở thành một tài sản chủ yếu,
  • 11:33 - 11:36
    bây giờ chúng ta có thể đảm đương được
    cả nguồn năng lượng cho rất nhiều nơ ron
  • 11:36 - 11:39
    và thời gian để làm những việc thú vị với chúng.
  • 11:39 - 11:41
    Vậy tôi nghĩ điều đó giải thích
    cho việc tại sao bộ não con người
  • 11:41 - 11:44
    lại phát triển lớn đến thế
    trong quá trình tiến hóa,
  • 11:44 - 11:48
    tất cả những cái còn lại hiện giờ
    chỉ là bộ não của loài linh trưởng.
  • 11:48 - 11:50
    Với bộ não lớn như thế
    giờ có thể đảm đương việc nấu ăn,
  • 11:50 - 11:53
    chúng ta tiến rất nhanh
    từ thịt sống đến văn hóa,
  • 11:53 - 11:56
    nông nghiệp, xã hội, những cửa hàng tạp phẩm,
  • 11:56 - 11:58
    điện, tủ lạnh,
  • 11:58 - 11:59
    tất cả những thứ đó ngày nay
  • 11:59 - 12:01
    cho phép chúng ta có được
    tất cả năng lượng mà mình cần
  • 12:01 - 12:04
    cho một ngày dài để ngồi
  • 12:04 - 12:07
    tại một quán ăn nhanh ưa thích.
  • 12:07 - 12:09
    Vậy nên cái đã từng là biện pháp
  • 12:09 - 12:11
    nay trở thành một vấn đề,
  • 12:11 - 12:17
    và mỉa mai là,
    chúng ta tìm giải pháp ở đồ ăn sống.
  • 12:17 - 12:19
    Vậy thì lợi ích của con người là gì?
  • 12:19 - 12:21
    Những cái chúng ta có ngày hôm nay
  • 12:21 - 12:23
    mà không động vật nào có
    là gì?
  • 12:23 - 12:26
    Câu trả lời của tôi là
    chúng ta có số lượng nơ ron
  • 12:26 - 12:27
    lớn nhất ở vỏ não,
  • 12:27 - 12:29
    và tôi nghĩ
    đó là cách giải thích đơn giản nhất
  • 12:29 - 12:31
    cho khả năng nhận thức đáng ghi nhận
    của chúng ta.
  • 12:31 - 12:34
    Và cái mà chúng ta làm
    mà không động vật nào có thể,
  • 12:34 - 12:36
    và cái mà tôi tin tưởng chủ yếu
  • 12:36 - 12:39
    là cho phép chúng ta đạt được
  • 12:39 - 12:41
    số lượng nơ rơn lớn, lớn nhất ở vỏ não?
  • 12:41 - 12:44
    Trong hai từ, nấu ăn.
  • 12:44 - 12:47
    Không loài động vật nào nấu ăn được.
    Chỉ có con người.
  • 12:47 - 12:50
    Và tôi nghĩ đó là lí do
    vì sao chúng ta là con người.
  • 12:50 - 12:53
    Nghiên cứu về bộ não con người
    đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi về thức ăn.
  • 12:53 - 12:54
    Giờ đây tôi nhìn vào nhà bếp ở nhà mình,
  • 12:54 - 12:56
    và tôi cúi đầu trước nó,
  • 12:56 - 12:57
    và tôi cảm ơn tổ tiên của chúng ta
    khi đã
  • 12:57 - 12:59
    phát minh được cái
    mà khiến chúng ta trở thành con người.
  • 12:59 - 13:01
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 13:01 - 13:08
    (Vỗ tay)
Title:
Điều gì thật đặc biệt về bộ não con người?
Speaker:
Suzana Herculano - Houzel
Description:

Bộ não con người thật là khó hiểu - nó gây ra một sự tò mò lớn khi xét về kích thước của cơ thể, nó sử dụng một lượng lớn năng lượng so với trọng lượng của chính nó và có một vỏ não dày đặc một cách kỳ lạ. Nhưng: tại sao thế? Nhà thần kinh học Suzana Herculano-Houzel đã trổ tài thám tử của mình và dẫn dắt chúng ta đi qua sự bí ẩn này. Bằng cách tạo ra "soup não," cô đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:31

Vietnamese subtitles

Revisions