Return to Video

Tìm kiếm ý nghĩa của nỗi đau | Amy Fleckenstein | TEDxMcMinnville

  • 0:06 - 0:09
    Khi tôi dạy chánh niệm cho các em nhỏ,
  • 0:09 - 0:11
    chúng thực sự hào hứng khi thấy cái này.
  • 0:11 - 0:13
    Chúng gọi nó là quả bóng thở.
  • 0:13 - 0:17
    Tôi sẽ hướng dẫn các bạn
    bài tập thở chánh niệm.
  • 0:18 - 0:20
    Khi quả bóng phồng lên,
    bạn sẽ hít vào.
  • 0:20 - 0:23
    Khi quả bóng thu lại,
    bạn sẽ thở ra.
  • 0:23 - 0:27
    Bạn có thể đặt tay lên trên bụng.
  • 0:27 - 0:30
    Bạn chỉ tập trung vào hơi thở
    và chuyển động của cơ bụng.
  • 0:31 - 0:33
    Nào, chúng ta bắt đầu nhé.
  • 0:50 - 0:52
    Chánh niệm.
  • 0:52 - 0:55
    Có lẽ gần đây bạn đã nghe thuật ngữ
    mang tính trào lưu này nhiều.
  • 0:57 - 1:00
    Không có định nghĩa cố định nào
    về chánh niệm,
  • 1:00 - 1:03
    nhưng bạn có thể hiểu theo cách này.
  • 1:03 - 1:07
    Chánh niệm: Giây phút Hiện tại,
    Không phán xét, Nhận thức
  • 1:07 - 1:09
    Về cơ bản điều đó có nghĩa là
  • 1:09 - 1:12
    bạn đang tập trung vào một thứ duy nhất.
  • 1:12 - 1:14
    Bạn đang cố gắng hiện hữu ở giây phút này
  • 1:14 - 1:19
    mà không né tránh
    cảm giác không thoải mái,
  • 1:19 - 1:23
    sự tê nhức hay tức giận hay buồn bã.
  • 1:24 - 1:28
    Tôi đến với chánh niệm cách đây gần 4 năm
  • 1:29 - 1:33
    khi bị chuẩn đoán mắc một căn bệnh
    về thần kinh rất hiếm gặp
  • 1:33 - 1:36
    có tên Chứng đau dây thần kinh sinh ba.
  • 1:37 - 1:40
    Viết tắt tiếng Anh là TN.
  • 1:40 - 1:44
    Căn bệnh thần kinh này gây ra
    những cơn đau cơ mặt khủng khiếp.
  • 1:45 - 1:49
    Để hiểu cơn đau này thế nào hãy hình dung
    bạn đang ở phòng nha khoa.
  • 1:50 - 1:51
    Bạn đang ngồi ghế của bệnh nhân,
  • 1:51 - 1:54
    người ta làm răng bạn,
    và chạm vào một dây thần kinh
  • 1:54 - 1:57
    Đó là cảm giác nhói lên,
  • 1:57 - 1:59
    cảm giác ấy chạy suốt cơ thể của bạn.
  • 1:59 - 2:01
    Bạn có nhớ cảm giác đó không?
  • 2:02 - 2:08
    Giờ hãy nhân nó lên mười lần,
    và tưởng tượng nó không bao giờ biến mất.
  • 2:10 - 2:14
    Rồi hãy thêm vào cảm giác một con dao
    đâm vào xương gò má bạn
  • 2:14 - 2:16
    liên tục từng phát một.
  • 2:17 - 2:20
    Nếu bạn có thể hình dung cảm giác này,
    thì bạn đã có thể hiểu
  • 2:21 - 2:25
    điều tôi phải trải qua mỗi ngày
    với chứng đau dây thần kinh sinh ba.
  • 2:25 - 2:28
    Mà những thứ gây ra cơn đau
    lại thật đơn giản -
  • 2:28 - 2:33
    như nói chuyện, ăn uống, mỉm cười,
  • 2:33 - 2:38
    hay cơn gió nhẹ thoảng qua má.
  • 2:39 - 2:42
    Sau khi bị chuẩn đoán, vài tháng sau,
  • 2:42 - 2:44
    tôi thậm chí còn không nói được.
  • 2:44 - 2:47
    Tôi buộc phải viết và nhắn tin
    kể mọi chuyện cho gia đình,
  • 2:48 - 2:52
    và các con nhỏ của tôi,
    một đứa ba, một đứa năm tuổi bấy giờ,
  • 2:52 - 2:56
    phải chứng kiến tôi trải qua đau đớn,
  • 2:56 - 3:00
    điều đó thật khó khăn
    cho tất cả mọi người.
  • 3:01 - 3:04
    Tất cả bắt đầu vào năm 2015,
  • 3:04 - 3:10
    tôi đã không thể hình dung chứng bệnh này
    sẽ biến đổi đời mình thế nào.
  • 3:10 - 3:13
    Và tôi cũng không thể tưởng tượng
  • 3:13 - 3:18
    nó lại có thể dẫn tôi đến những mục đích
    và ý nghĩa sống mới.
  • 3:19 - 3:21
    Tôi muốn nói về sự đau đớn này một chút.
  • 3:21 - 3:24
    Đau đớn là điều chúng ta ai cũng trải qua.
  • 3:24 - 3:27
    Nó có thể là cơ học hay tình cảm,
  • 3:27 - 3:29
    nhưng điều chúng ta có chung đó là
  • 3:30 - 3:34
    vào giây phút chúng ta thấy đau,
    ta có chung một bản năng:
  • 3:34 - 3:37
    Chúng ta muốn kết thúc nó
    nhanh nhất có thể.
  • 3:37 - 3:41
    Khi tôi mới bị bệnh, đó chính xác là điều
    tôi đã cố gắng làm.
  • 3:41 - 3:44
    Tôi đã có vài lựa chọn -
    thuốc thang và phẫu thuật.
  • 3:45 - 3:47
    Tôi đã bắt đầu với thuốc,
  • 3:47 - 3:51
    và chúng gây ra tác dụng phụ rất mạnh,
  • 3:51 - 3:54
    vì thế phương án này nhanh chóng thất bại.
  • 3:55 - 3:57
    Phương án còn lại là phẫu thuật,
  • 3:57 - 4:02
    Tháng 10 năm 2015,
    tôi trải qua ca phẫu thuật não đầu tiên,
  • 4:02 - 4:04
    nó không thành công.
  • 4:04 - 4:08
    Tháng 1 năm 2016 ca thứ hai,
  • 4:09 - 4:11
    cũng vô hiệu.
  • 4:11 - 4:15
    Vì vậy trước khi tôi tìm ra
    bất kỳ kỹ thuật nào khác chế ngự cơn đau
  • 4:16 - 4:20
    căn bệnh này đã đánh gục tôi thực sự.
  • 4:20 - 4:24
    Và các con tôi, như tôi đã nói,
    lúc đó mới ba và năm tuổi,
  • 4:24 - 4:28
    đã phải đứng đó chứng kiến mẹ chúng
    gào thét trong đau đớn,
  • 4:28 - 4:31
    chúng bất lực và sợ hãi.
  • 4:31 - 4:35
    Chồng tôi liên tục phải bế tôi lên
    từ sàn nhà.
  • 4:35 - 4:38
    Đó đã là chuyện thường ngày
    hàng mấy năm trời.
  • 4:40 - 4:41
    Cùng lúc đó,
  • 4:41 - 4:45
    cùng lúc phải đối mặt với hiện thực
    tàn khốc của đau đớn và thất bại,
  • 4:46 - 4:47
    chúng tôi vẫn liên tục tìm kiếm.
  • 4:48 - 4:50
    Chúng tôi tìm kiếm khắp đất nước.
  • 4:50 - 4:52
    những nơi như
    bệnh viện John Hopkins và Mayo,
  • 4:52 - 4:55
    cố gắng tìm được bác sĩ
    nhận điều trị cho tôi
  • 4:55 - 4:58
    và giúp tôi chữa khỏi chứng bệnh
    trầm trọng này.
  • 4:59 - 5:03
    Và cuối cùng tôi đã được nhận
    vào Bệnh viện Mayo,
  • 5:03 - 5:06
    và tôi sẽ được trải qua ca phẫu thuật
  • 5:06 - 5:10
    mới được thực hiện cho khoảng 50 người
    trên toàn thế giới.
  • 5:11 - 5:14
    Và vào tháng 1 năm 2017,
  • 5:15 - 5:18
    tôi phẫu thuật não lần thứ ba và thứ tư.
  • 5:19 - 5:22
    Những ca mổ này vô cùng phức tạp.
  • 5:22 - 5:26
    Cuối cùng một nửa hộp sọ của tôi
    bị tách ra,
  • 5:26 - 5:31
    người ta đặt một lưới điện cực lớn
    vào não tôi.
  • 5:31 - 5:35
    Và rồi tôi nằm trên giường bệnh
    liền mười ngày
  • 5:35 - 5:38
    với những dây cắm chui ra từ phía sau đầu
  • 5:38 - 5:41
    kết nối với các máy tính phía sau tôi.
  • 5:41 - 5:46
    Nhóm y bác sĩ cố gắng tìm ra
    kết cấu kích điện phù hợp
  • 5:46 - 5:48
    để chế ngự cơn đau.
  • 5:49 - 5:52
    Cho tới hôm nay,
    chứng bệnh vẫn không dễ dàng gì,
  • 5:52 - 5:56
    nhưng nằm trên giường mười ngày liền
    với dây rợ chui ra từ đầu cũng thế.
  • 5:56 - 5:59
    Tôi cảm thấy như phim viễn tưởng khoa học
  • 5:59 - 6:01
    - Nữ hoàng của nền văn minh Borg.
  • 6:01 - 6:02
    (Tiếng cười)
  • 6:08 - 6:10
    Anh tôi đã rất tâm lý khi chụp cho tôi
    tấm ảnh này,
  • 6:10 - 6:13
    nhắc tôi rằng mình không phải là robot.
  • 6:14 - 6:19
    Cuối cùng, các y bác sĩ tìm ra cái họ tin
    là kết cấu phù hợp cho cơn đau của tôi,
  • 6:19 - 6:23
    rồi họ đặt vào lưới điện cuối cùng,
    và khâu tôi lại,
  • 6:23 - 6:28
    họ chèn dây rợ xuống,
    đặt pin vào ngực tôi,
  • 6:28 - 6:31
    và đưa cho tôi điều khiển từ xa
    của chính mình.
  • 6:32 - 6:37
    Tôi dùng nó để kiểm soát mức độ kích điện
  • 6:37 - 6:39
    và chế ngự cơn đau.
  • 6:40 - 6:43
    Tôi nghĩ rằng, một phần nào đó,
    tôi thực ra là một robot.
  • 6:44 - 6:47
    Điều đó khiến tôi ngầu trong mắt các con
    và lũ bạn của chúng.
  • 6:49 - 6:53
    Về cơ bản, ca phẫu thuật thứ ba và thứ tư
    có thể nói là thành công,
  • 6:54 - 6:57
    nhưng không phải theo cách mà tôi đã muốn.
  • 6:57 - 7:00
    Các y bác sĩ đã cảnh báo tôi
  • 7:00 - 7:03
    rằng thành công không có nghĩa là hết đau,
  • 7:03 - 7:06
    nhưng sâu thẳm bên trong,
    đó là điều tôi đã mong
  • 7:06 - 7:11
    bởi trước khi phẫu thuật,
  • 7:11 - 7:14
    trên thang cấp độ từ một tới mười
  • 7:14 - 7:16
    mức độ tôi bị đau gần như luôn là mười,
  • 7:17 - 7:20
    còn bây giờ,
    trung bình tôi đau ở mức sáu tới mức tám.
  • 7:20 - 7:22
    Tôi có, có lẽ,
    khoảng một vài ngày vui mỗi tháng,
  • 7:22 - 7:24
    nhưng trung bình
    tôi đau ở mức sáu đến tám,
  • 7:24 - 7:27
    với rất nhiều tác nhân
    hoặc rất nhiều hoạt động
  • 7:27 - 7:30
    có thể dễ dàng
    đẩy cơn đau lên mức số mười.
  • 7:31 - 7:34
    Bây giờ sáu tháng sau phẫu thuật,
  • 7:34 - 7:36
    tôi vẫn chật vật đấu tranh với cơn đau,
  • 7:36 - 7:37
    bác sĩ của tôi đã nói,
  • 7:37 - 7:44
    "Ok, chúng tôi sẽ giới thiệu bà tới
    Trung tâm Phục hồi tại Bệnh viện Mayo."
  • 7:44 - 7:46
    Đó là nơi bà sẽ tới
  • 7:47 - 7:51
    và sẽ gặp những bệnh nhân mãn tính khác,
  • 7:51 - 7:55
    mọi người sẽ trải qua khoá trị liệu
    chuyên sâu phục hồi cùng nhau,
  • 7:55 - 7:59
    qua đó bà sẽ học được những kỹ năng
    chế ngự cơn đau để sống với nó cả đời.
  • 7:59 - 8:02
    Ý nghĩ đó khiến tôi thật tức giận
  • 8:03 - 8:06
    bởi tôi đã dùng tất cả các loại thuốc,
  • 8:06 - 8:08
    trải qua bốn ca phẫu thuật não,
  • 8:08 - 8:11
    mà vẫn phải trị liệu thêm.
  • 8:12 - 8:16
    Tôi nghĩ mình tức giận nhất vì
    biết rằng đi đến đó
  • 8:16 - 8:20
    đồng nghĩa với chấp nhận
    đó là cuộc đời mình.
  • 8:20 - 8:25
    Tôi buộc phải chấp nhận
    mình sẽ trải qua cả đời trong đau đớn.
  • 8:25 - 8:28
    Điều đó khơi gợi những cảm xúc mạnh
    trong tôi
  • 8:28 - 8:31
    từ những lần
    tôi mất đi những người thân trong đời
  • 8:31 - 8:35
    và buộc phải chấp nhận
    họ sẽ không bao giờ quay trở lại.
  • 8:35 - 8:38
    Nhưng lần này, đó là tôi.
  • 8:38 - 8:44
    Con người trước khi tôi mắc bệnh
    sẽ không bao giờ quay trở lại.
  • 8:45 - 8:49
    Trước khi mắc bệnh, tôi có một cuộc đời
    rộng lớn, vui vẻ, sôi động,
  • 8:50 - 8:54
    và tôi có một sự nghiệp
    mười bảy năm mà tôi rất thích.
  • 8:55 - 8:59
    Các con nhỏ và chồng tôi và tôi
    thích những chuyến dã ngoại mạo hiểm,
  • 8:59 - 9:02
    những trận đấu bóng chày,
    mà tôi đã là người chạy,
  • 9:02 - 9:06
    tôi đã chơi bóng từ năm mười một tuổi,
    đó là đam mê của tôi.
  • 9:07 - 9:10
    Sau khi bị chẩn đoán mắc TN,
    tôi bị mất việc,
  • 9:11 - 9:15
    và tôi không còn khả năng
    làm tất cả những điều trên.
  • 9:17 - 9:22
    Mắc căn bệnh này mỗi ngày đều đau đớn.
  • 9:22 - 9:25
    Nói đau. Ăn đau.
    Giao tiếp với mọi người đau.
  • 9:25 - 9:30
    Đứng vào chấm đỏ để diễn thuyết rất đau.
  • 9:32 - 9:34
    Nhưng cái đau hơn đó là sự cô lập,
  • 9:35 - 9:37
    đó là việc tôi đã làm.
  • 9:37 - 9:39
    Tôi đã tự cô lập mình
    khỏi bạn bè và gia đình
  • 9:39 - 9:43
    bởi đó là cách dễ nhất để tránh bị đau.
  • 9:43 - 9:46
    Nhưng nó đã gây ra những vấn đề khác.
  • 9:46 - 9:49
    Tôi trở nên buồn bã
    và mất kết nối với thế giới,
  • 9:50 - 9:55
    điều đó xảy ra,
    kéo theo những vấn đề nghiêm trọng khác.
  • 9:56 - 10:00
    TN có một cái tên hiệu rất xấu xí:
  • 10:01 - 10:03
    nó gọi là "Căn bệnh Tự tử".
  • 10:03 - 10:06
    Chứng đau dây thần kinh sinh ba:
    "Căn bệnh Tự tử"
  • 10:07 - 10:10
    Cộng đồng TN rất muốn thay đổi nó,
  • 10:10 - 10:15
    nhưng đó là sự thực, và thực sự mà nói,
    không khó tưởng tượng
  • 10:15 - 10:17
    tại sao một người bệnh
    lại chọn cách kết liễu đời mình
  • 10:17 - 10:22
    thay vì đối mặt với cơn đau khủng khiếp
    mà không ai có thể cứu chữa này.
  • 10:23 - 10:27
    Tôi quá hiểu điều này
    bởi tôi đứng ở bờ vực này quá nhiều lần.
  • 10:28 - 10:31
    Đây không phải là điều dễ chia sẻ,
  • 10:31 - 10:36
    nhưng tôi đã có nhiều kế hoạch tự tử
    và đã thử nhiều lần.
  • 10:37 - 10:40
    Tôi đã đi đến cái điểm
    mà tôi chỉ có thể nói
  • 10:41 - 10:44
    "Mình muốn đi tiếp dù đau đớn,
  • 10:44 - 10:51
    hay muốn bỏ cuộc
    và mất cơ hội nhìn thấy các con lớn lên?"
  • 10:52 - 10:55
    Nó có vẻ là một quyết định đơn giản,
  • 10:55 - 10:56
    nhưng không hề dễ dàng,
  • 10:56 - 10:59
    bởi tôi thức dậy mỗi ngày,
    và tôi đối mặt với cơn đau này,
  • 11:00 - 11:03
    và tôi phải lựa chọn tiếp tục đấu tranh.
  • 11:05 - 11:09
    Vì thế sau khi đánh vật với ý nghĩ
    phải đến trung tâm điều trị
  • 11:09 - 11:12
    và rất nhiều áp lực
    từ các bác sĩ và gia đình,
  • 11:13 - 11:14
    Tôi đã đi.
  • 11:14 - 11:17
    Và ba tuần đó đã rất khó khăn,
  • 11:17 - 11:20
    nhưng tôi đã vượt qua
    với những kỹ năng làm thay đổi cuộc đời
  • 11:21 - 11:25
    và những tình bạn tuyệt vời
    với những người bệnh như mình.
  • 11:26 - 11:30
    Hai kỹ năng mà tôi đã đạt được
    có nghĩa nhất
  • 11:30 - 11:32
    đó là sự cân bằng và chánh niệm.
  • 11:33 - 11:39
    Sự cân bằng, với tôi, là chia một ngày
    thành những phần 30 tới 60 phút,
  • 11:39 - 11:43
    cân bằng khoảng thời gian vận động
    với thời gian nghỉ ngơi.
  • 11:44 - 11:46
    Hãy tưởng tượng điều đó.
  • 11:46 - 11:49
    Tức là lựa chọn những việc
    như khoảng thời gian chơi với con
  • 11:49 - 11:53
    thay vì thú vui của bản thân
    hay luyện tập.
  • 11:53 - 11:55
    Ta phải lựa chọn 1 việc.
  • 11:56 - 11:59
    Hay đơn giản như làm việc vặt hay đi chợ,
  • 12:00 - 12:03
    biết rằng một chuyến đi chợ
  • 12:03 - 12:08
    sẽ cần ít nhất hai đến ba tiếng
    nghỉ ngơi và ngồi thiền.
  • 12:08 - 12:12
    Giờ tôi còn khoảng 50%
    năng suất làm việc trước đây
  • 12:14 - 12:18
    Chánh niệm là kỹ năng khác
    mà tôi đã học được,
  • 12:18 - 12:20
    nó thực sự giúp cân bằng cuộc sống.
  • 12:21 - 12:24
    Với chánh niệm, hãy tưởng tượng nhé,
  • 12:24 - 12:26
    Đầy tâm trí, hay Chuyên tâm?
  • 12:26 - 12:29
    tâm trí và cơ thể chúng ta
    bị quá nhiều thứ phân tán,
  • 12:29 - 12:33
    tập trung vào chỉ một thứ một lúc
    thật là khó,
  • 12:33 - 12:36
    nhưng bạn phải bắt đầu như vậy.
  • 12:36 - 12:40
    Tôi bắt đầu với chú ý vào hơi thở
    và sống trong giây phút hiện tại,
  • 12:40 - 12:43
    giống như những gì chúng ta vừa làm
    với bài tập thở.
  • 12:44 - 12:47
    Những kỹ năng khác
    đến cùng với kỹ năng đó.
  • 12:47 - 12:51
    Tôi tập kỹ năng thở chánh niệm
    có lẽ khoảng 30 lần một ngày,
  • 12:51 - 12:57
    và tôi hướng dẫn chánh niệm, thiền
    hai đến ba lần/ ngày.
  • 12:57 - 13:00
    Sự lặp lại thực sự hữu ích.
  • 13:00 - 13:03
    Nó cũng giúp tôi bắt đầu chia sẻ việc này.
  • 13:03 - 13:07
    Tôi rủ các con cùng tham gia,
    bắt đầu dạy chúng, chia sẻ với chúng,
  • 13:07 - 13:11
    và nó dẫn đến một cơ hội tuyệt vời,
  • 13:12 - 13:17
    tôi bắt đầu dạy chánh niệm
    tại trường tiểu học của con.
  • 13:18 - 13:21
    Bọn trẻ thật háo hức được học.
  • 13:23 - 13:27
    Tôi dạy bọn chúng những kỹ năng này,
    bắt đầu bằng việc tập trung vào hơi thở
  • 13:28 - 13:32
    và cách đối diện với những cảm xúc mạnh
    mà chúng có.
  • 13:34 - 13:36
    Có một cậu bé này -
  • 13:36 - 13:40
    cậu có vấn đề
    với sự tức giận bột phát ở nhà -
  • 13:40 - 13:46
    và mẹ cậu gọi điện cho tôi
    mấy tuần sau khoá học của tôi,
  • 13:46 - 13:50
    kể với tôi cậu bắt đầu
    làm một việc đặc biệt ở nhà.
  • 13:50 - 13:54
    Thay vì nổi cáu khi tức giận,
  • 13:54 - 13:55
    cậu bắt đầu làm thế này:
  • 13:56 - 14:00
    Cơ - thể - mình - đang - bình - tĩnh.
  • 14:01 - 14:03
    Và cậu chỉ làm đi làm lại thế,
  • 14:03 - 14:07
    là điều học chúng tôi đã học
    ở lớp cùng nhau,
  • 14:07 - 14:13
    cậu đã dùng sự hiểu biết của mình
    và dùng hơi thở của mình
  • 14:13 - 14:17
    cậu đã để cảm xúc đi qua
    và bình tĩnh trở lại.
  • 14:18 - 14:24
    Những chuyện như thế
    mang lại thật nhiều niềm vui cho tôi
  • 14:24 - 14:31
    và khiến tôi nhận ra mục đích
    và ý nghĩa cuộc đời mình một lần nữa.
  • 14:34 - 14:37
    Không phải ai trong chúng ta
    cũng sẽ trải qua một căn bệnh mãn tính,
  • 14:38 - 14:41
    nhưng chúng ta
    ai cũng sẽ trải qua những cơn đau
  • 14:41 - 14:43
    theo những cách khác nhau,
    ở những điểm khác nhau trong đời
  • 14:46 - 14:49
    Tôi ước mình được học những kỹ năng này
    sớm hơn,
  • 14:49 - 14:52
    đó là lý do tôi thích dạy nó
    cho các em bé.
  • 14:52 - 14:57
    Bởi chuyện gì sẽ xảy ra
    khi các em mất đi một người thân?
  • 14:57 - 15:00
    Hay các em bị bắt nạt?
  • 15:00 - 15:04
    Hay các em
    không vào được ngôi trường mình muốn?
  • 15:04 - 15:08
    Hay sau này, đi làm và bị sa thải?
  • 15:08 - 15:11
    Hay các em không thể có một gia đình?
  • 15:12 - 15:15
    Sẽ có nhiều việc lớn xảy ra trong đời,
  • 15:15 - 15:19
    và tôi hy vọng cho tất cả các em ấy
    và cho tất cả các bạn
  • 15:19 - 15:24
    sẽ hiểu được chánh niệm
    và học được các kỹ năng
  • 15:24 - 15:26
    để nắm được những công cụ này
  • 15:26 - 15:29
    cho những thời điểm cần đến chúng nhất
    trong cuộc sống.
  • 15:30 - 15:33
    Chánh niệm
    không mang những cơn đau của tôi đi,
  • 15:33 - 15:37
    mà giúp tôi
    kiểm soát lại đời mình
  • 15:38 - 15:44
    và giúp tôi vượt qua cơn đau
    và những giây phút khó khăn khác.
  • 15:45 - 15:49
    TN lấy đi của tôi quá nhiều.
  • 15:50 - 15:54
    Tôi đã không thể nghĩ sẽ tìm lại được
    mục đích và ý nghĩa nữa.
  • 15:54 - 16:00
    Nhưng hành trình này đã thay đổi tôi
    theo những cách mạnh mẽ nhất.
  • 16:01 - 16:03
    Hoàn thiện.
  • 16:04 - 16:06
    Sự hoàn hảo không phải là mục tiêu.
  • 16:06 - 16:10
    Tôi liên tục luyện tập. Tôi liên tục
    cố gắng. Tôi liên tục chia sẻ.
  • 16:11 - 16:14
    Tôi chọn sống thay vì chết.
  • 16:15 - 16:18
    Tôi chọn liên tục tìm kiếm niềm vui.
  • 16:19 - 16:24
    Mỗi ngày là một cuộc đấu tranh cơ học,
    nhưng đó là cuộc đấu tranh có mục đích,
  • 16:24 - 16:28
    và tôi lựa chọn sống có mục đích.
  • 16:28 - 16:30
    Xin cảm ơn.
  • 16:30 - 16:33
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Tìm kiếm ý nghĩa của nỗi đau | Amy Fleckenstein | TEDxMcMinnville
Description:

Sau khi bị chẩn đoán mắc Chứng đau dây thần kinh sinh ba, một căn bệnh thần kinh hiếm gặp gây ra những cơn đau cơ mặt, Amy Fleckenstein buộc phải lựa chọn giữa việc để căn bệnh kiểm soát cô, hay tìm một con đường sống có mục đích và ý nghĩa.

Bài diễn thuyết diễn ra tại hội nghị TEDx, theo khuôn khổ của TED nhưng được tổ chức độc lập bởi một cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại: https://www.ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
16:39

Vietnamese subtitles

Revisions