Return to Video

John Searle: Trạng thái chung của chúng ta - nhận thức

  • 0:00 - 0:03
    Tôi sẽ nói về sự nhận thức.
  • 0:03 - 0:05
    Tại sao lại về nhận thức?
  • 0:05 - 0:07
    Vâng, vì nó là một vấn đề bị bỏ quên một cách đáng hiếu,
  • 0:09 - 0:11
    cả trong khoa học và triết học của chúng ta.
  • 0:11 - 0:12
    Tại sao điều đó lại gợi sự tò mò?
  • 0:12 - 0:14
    Vâng, nó là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta
  • 0:14 - 0:14
    vì 1 lý do rất lô gic, đơn giản,
  • 0:18 - 0:20
    cụ thể, đối với bất cứ việc quan trọng nào trong cuộc sống
  • 0:20 - 0:23
    một điều kiện cần thiết là chúng ta phải có ý thức.
  • 0:23 - 0:26
    Bạn quan tâm đến khoa học, triết học, âm nhạc, nghệ thuật, hay bất cứ cái gì
  • 0:26 - 0:29
    sẽ chẳng có tác dụng gì nếu bạn là một thây ma hay đang hôn mê, đúng không?
  • 0:29 - 0:32
    Thế nên, ý thức là số một.
  • 0:32 - 0:34
    Lý do thứ hai là
  • 0:34 - 0:36
    khi mọi người thực sự thích thứ gì đó
  • 0:36 - 0:39
    họ có xu hướng nói những điều kinh khủng nhất.
  • 0:39 - 0:41
    Và rồi, thậm chí khi họ không nói những điều kinh khủng
  • 0:41 - 0:43
    và thực sự nghiên cứu nghiêm túc,
  • 0:43 - 0:47
    thì, điều đó sẽ diễn ra chậm. Tiến trình sẽ chậm lại.
  • 0:47 - 0:50
    Khi tôi lần đầu quan tâm tới điều này, tôi đã nghĩ, ồ,
  • 0:50 - 0:53
    nó là một vấn đề sinh học đơn giản.
  • 0:53 - 0:55
    Hãy để ý đến những vấn đề đau đầu này và tìm hiểu
  • 0:55 - 0:56
    cách nó vận hành trong não bộ.
  • 0:56 - 0:58
    Thế nên, tôi đã sang UCSF và tôi đã nói chuyện với tất cả
  • 0:58 - 1:00
    các nhà sinh học thần kinh có trọng trách nặng nề ở đó,
  • 1:00 - 1:01
    và họ đã thể hiện rõ sự mất kiên nhẫn,
  • 1:01 - 1:05
    như cách mà các nhà khoa học thường làm khi bạn hỏi họ những câu hỏi đáng xấu hổ.
  • 1:05 - 1:09
    Nhưng điều mà khiến tôi bất ngờ là, trong lúc giận dữ
  • 1:09 - 1:11
    một nhà sinh học thần kinh rất nổi tiếng đã nói: "Xem kìa,
  • 1:11 - 1:14
    trong nguyên tắc của tôi, ổn thôi nếu bạn quan tâm sự nhận thức,
  • 1:14 - 1:18
    nhưng hãy nhận nghiên cứu trước đi. Nhận nghiên cứu đầu tiên."
  • 1:18 - 1:20
    Tới giờ tôi đã nghiên cứu về nó trong một thời gian dài.
  • 1:20 - 1:22
    Tôi nghĩ bây giờ trên thực tế bạn có thể nhận nghiên cứu
  • 1:22 - 1:24
    bằng cách nghiên cứu sự nhận thức.
  • 1:24 - 1:26
    Nếu vậy, đó thực sự là một bước tiến.
  • 1:26 - 1:29
    Vậy thì tại sao việc này lại là miễn cưỡng
  • 1:29 - 1:31
    và chống lại nhận thức?
  • 1:31 - 1:34
    Ồ, tôi nghĩ đó là một sự kết hợp của 2 đặc điểm
  • 1:34 - 1:36
    của văn hóa tri thức của chúng ta
  • 1:36 - 1:38
    trông có vẻ như chúng đối lập nhau
  • 1:38 - 1:42
    nhưng trên thực tế lại có chung một chuỗi chung các giả định.
  • 1:42 - 1:46
    Một đặc điểm là truyền thống của thuyết nhị nguyên:
  • 1:46 - 1:49
    Nhận thức không chỉ là một phần của thế giới vật chất.
  • 1:49 - 1:51
    Nó còn là một phần của thế giới tinh thần.
  • 1:51 - 1:53
    Nó thuộc về tâm hồn,
  • 1:53 - 1:56
    và tâm hồn thì không phải là một phần của thế giới vật chất.
  • 1:56 - 1:59
    Đó là truyền thống của chúa, tâm hồn và sự bất tử.
  • 1:59 - 2:01
    Có một truyền thống khác điều mà nghĩ rằng nó trái ngược với điều này
  • 2:01 - 2:03
    nhưng thừa nhận những giả định xấu nhất.
  • 2:03 - 2:07
    Tư tưởng đó cho rằng chúng ta là những người theo chủ nghĩa duy vật.
  • 2:07 - 2:09
    Sự nhận thức không thuộc thế giới hữu hình
  • 2:09 - 2:11
    Hoặc là nó không tồn tại, hoặc là nó là một thứ gì đó rất khác,
  • 2:13 - 2:16
    một phần mềm máy tính hoặc là một thứ ngu ngốc nào đó,
  • 2:16 - 2:19
    nhưng trong trường hợp nào thì nó cũng không phải khoa học.
  • 2:19 - 2:21
    Và trước đây tôi đã tranh luận nhiều về chủ đề này, và nó làm tôi rất khó chịu.
  • 2:21 - 2:23
    Đây là cách cuộc tranh luận diễn ra.
  • 2:23 - 2:27
    Khoa học là khách quan, nhận thức là chủ quan,
  • 2:27 - 2:30
    vì vậy không thể tồn tại một thứ khoa học về nhận thức.
  • 2:30 - 2:37
    Những tư tưởng ấy đang làm tê liệt chúng ta.
  • 2:37 - 2:40
    Và thật khó để thoát ra khỏi chúng.
  • 2:40 - 2:43
    Tôi chỉ có một thông điệp duy nhất trong buổi trò chuyện này:
  • 2:43 - 2:46
    nhận thức là một hiện tượng sinh học
  • 2:46 - 2:49
    giống như hiện tượng quang hợp, tiêu hóa hay nguyên phân
  • 2:49 - 2:53
    Bạn biết tất cả những hiện tượng đó mà! Và một khi bạn chấp nhận rằng
  • 2:53 - 2:56
    dù không phải tất cả, nhưng hầu hết những vấn đề nan giải
  • 2:56 - 2:58
    về nhận thức đơn giản sẽ dần biến mất.
  • 2:58 - 2:59
    Và tôi chuẩn bị nói về vài điều trong số đó.
  • 3:00 - 3:03
    Được rồi, bây giờ tôi hứa sẽ nói cho các bạn
  • 3:03 - 3:05
    một vài điều thái quá mà người ta nói về ý thức.
  • 3:05 - 3:09
    Thứ nhất, ý thức không hề tồn tại.
  • 3:09 - 3:11
    Nó là ảo giác, như khi nói rằng mặt trời lặn
  • 3:11 - 3:16
    Khoa học đã chứng minh mặt trời lặn và cầu vồng là ảo giác,
  • 3:16 - 3:18
    vì vậy, ý thức chỉ là ảo giác.
  • 3:18 - 3:22
    Thứ hai: có thể nó thực sự tồn tại, nhưng là một thứ gì khác
  • 3:22 - 3:25
    Nó là một chương trình máy tính chạy trong não bộ.
  • 3:25 - 3:29
    Thứ ba: Không phải, thứ duy nhất thực sự tồn tại chính là hành động.
  • 3:29 - 3:33
    Mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi thật đáng xấu hổ,
  • 3:33 - 3:34
    nhưng tôi sẽ quay lại vấn đề đó sau.
  • 3:34 - 3:37
    Và thứ tư: có thể ý thức thực sự tồn tại,
  • 3:37 - 3:39
    nhưng nó chẳng làm thay đổi thế giới một chút nào.
  • 3:39 - 3:42
    Tâm linh làm sao có thể làm chuyển dời thứ gì đó?
  • 3:42 - 3:44
    Bây giờ, bất cứ khi nào có người nói với tôi như vậy, tôi nghĩ:
  • 3:44 - 3:46
    Liệu bạn muốn thấy tâm linh chuyển dịch một thứ gì đó?
  • 3:46 - 3:49
    Xem nhé. Một cách có ý thức, tôi quyết định giơ tay lên,
  • 3:49 - 3:52
    và cái thứ chết tiệt đó được nhấc lên.
  • 3:52 - 3:56
    Thêm vào đó,hãy chú ý đến điều này:
  • 3:56 - 4:00
    Chúng ta không cho rằng: "Ồ, nó cũng thất thường như thời tiết ở Geneva thôi".
  • 4:00 - 4:02
    Có ngày nó xảy ra, và có ngày thì không.
  • 4:02 - 4:05
    Không. Tay tôi có thể nhấc lên bất cứ khi nào tôi muốn.
  • 4:05 - 4:07
    Được rồi. Tôi sẽ nói cho bạn làm thế nào mà điều đó có thể.
  • 4:07 - 4:11
    Bây giờ, tôi chưa nêu ra một định nghĩa nào hết.
  • 4:11 - 4:13
    Bạn không thể làm điều này nếu bạn không đưa ra một định nghĩa.
  • 4:13 - 4:16
    Mọi người luôn nói thật khó để định nghĩa ý thức.
  • 4:16 - 4:18
    Tôi thì lại nghĩ điều đó khá dễ dàng
  • 4:18 - 4:20
    trừ khi bạn muốn có một định nghĩa thật khoa học.
  • 4:20 - 4:22
    Và chúng ta thì chưa sẵn sàng cho một định nghĩa khoa học,
  • 4:22 - 4:24
    nhưng đây là một kiểu định nghĩa thường thấy.
  • 4:24 - 4:27
    Ý thức bao gồm tất cả các trạng thái cảm xúc,
  • 4:27 - 4:29
    hay cảm giác, nhận thức.
  • 4:29 - 4:33
    Nó bắt đầu vào buổi sáng khi bạn tỉnh dậy từ giấc ngủ không mộng mị,
  • 4:33 - 4:35
    và kéo dài suốt một ngày cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ
  • 4:35 - 4:38
    hoặc qua đời, hoặc bất tỉnh.
  • 4:38 - 4:41
    Theo định nghĩa này, những giấc mơ là một dạng của nhận thức.
  • 4:41 - 4:44
    Đó là định nghĩa thông thường, cũng là mục tiêu của chúng ta.
  • 4:44 - 4:48
    Không bàn về nó cũng có nghĩa là bạn không nói đến ý thức.
  • 4:48 - 4:51
    Nhưng mọi người nghĩ: "Ồ, nếu quả thực như vậy, thì đó là một vấn đề khủng khiếp.
  • 4:51 - 4:55
    Làm thế nào mà một thứ như vậy có thể tồn tại như một phần của thế giới thực?"
  • 4:55 - 4:57
    Và điều này, nếu bạn từng qua một khóa triết học,
  • 4:57 - 5:00
    chính là vấn đề tâm - vật nổi tiếng.
  • 5:00 - 5:03
    Tôi nghĩ là có một cách giải quyết khá đơn giản. Và tôi chuẩn bị chỉ cho các bạn.
  • 5:03 - 5:08
    Đó là: Tất cả những trạng thái ý thức của chúng ta, không có ngoại lệ,
  • 5:08 - 5:13
    bị gây ra bởi các quá trình sinh học thần kinh bậc thấp trong não bộ,
  • 5:13 - 5:15
    và chúng được chấp nhận như những
  • 5:15 - 5:18
    tính năng hệ thống bậc cao hơn.
  • 5:18 - 5:21
    Nó cũng bí ẩn như trạng thái lỏng của nước.
  • 5:21 - 5:24
    Đúng vậy không? Trạng thái lỏng không phải là nước ép thừa được phun ra
  • 5:24 - 5:26
    từ những phân tử H2O.
  • 5:26 - 5:29
    Nó là trạng thái hiện tại của hệ thống.
  • 5:29 - 5:34
    Và cũng như cái bình đầy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang rắn
  • 5:34 - 5:36
    tùy thuộc vào hoạt động của các phân tử
  • 5:36 - 5:39
    não bộ của bạn cũng có thể chuyển từ trạng thái tỉnh táo
  • 5:39 - 5:41
    sang trạng thái mất ý thức,
  • 5:41 - 5:44
    tùy thuộc vào hoạt động của các phân tử.
  • 5:44 - 5:48
    Vấn đề tâm - vật nổi tiếng chỉ đơn giản như vậy thôi.
  • 5:48 - 5:51
    Đúng không? Nhưng bây giờ chúng ta sẽ đi đến những câu hỏi khó hơn.
  • 5:51 - 5:55
    Hãy cùng làm rõ những đặc trưng của ý thức
  • 5:55 - 5:57
    từ đó, chúng ta có thể đáp lại 4 ý kiến phản đối
  • 5:57 - 5:58
    mà tôi đã nêu ra.
  • 5:58 - 6:03
    Đặc điểm thứ nhất là: nó có thực và tối giản.
  • 6:03 - 6:05
    Bạn không thể thoát khỏi nó.
  • 6:05 - 6:09
    Bạn có thể nhận thấy, điểm khác biệt giữa hiện thực và ảo giác
  • 6:09 - 6:11
    cũng là sự khác biệt
  • 6:11 - 6:15
    giữa cách chúng ta nhìn nhận mọi vật và việc chúng thực sự như thế nào.
  • 6:15 - 6:17
    Nó giống như là,
  • 6:17 - 6:19
    tôi thích cụm từ tiếng Pháp "arc-en-ciel" - cầu vồng,
  • 6:19 - 6:21
    có một hình cung trên bầu trời,
  • 6:21 - 6:25
    hay như mặt trời xuống núi.
  • 6:25 - 6:28
    Đó là cách chúng ta nhìn nhận, nhưng thực tế nó không hề xảy ra.
  • 6:28 - 6:30
    Nếu không có sự khác biệt giữa
  • 6:30 - 6:32
    cách mọi vật được nhìn nhận và thực tế chúng như thế nào,
  • 6:32 - 6:36
    các bạn không thể phân biệt sự tồn tại của nhận thức,
  • 6:36 - 6:40
    bởi vì ở lĩnh vực nào sự tồn tại của nhận thức được chú ý đến,
  • 6:40 - 6:43
    nếu các bạn nhận ra dường như các bạn ý thức được điều đó,
  • 6:43 - 6:45
    thì các bạn có nhận thức.
  • 6:45 - 6:48
    Ý tôi là, nếu có ngày một đám chuyên gia đến tìm tôi và nói:
  • 6:48 - 6:51
    "Chúng tôi là những nhà thần kinh học với trọng trách nặng nề, và chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu về ngài,
  • 6:51 - 6:54
    ngài Searle, và chúng tôi tin rằng ngài không còn ý thức nữa,
  • 6:54 - 6:56
    ngài là một con rô - bốt được lập trình một cách thông minh".
  • 6:56 - 6:59
    Tôi sẽ không nghĩ rằng: "Bạn biết đấy, có thể những người này đúng thì sao?"
  • 6:59 - 7:02
    Tôi sẽ không dành ra một khoảnh khắc nào để nghĩ như vậy, bởi vì, tôi muốn nói là,
  • 7:02 - 7:05
    Descartes có thể đã mắc nhiều sai sót, nhưng ông ấy đúng về điều này.
  • 7:05 - 7:08
    Bạn không thể nghi ngờ về sự tồn tại ý thức của chính mình.
  • 7:08 - 7:10
    Đó chính là đặc điểm đầu tiên.
  • 7:10 - 7:12
    Nó có thật và tối giản.
  • 7:12 - 7:15
    Bạn không thể phủ nhận bằng cách chỉ ra nó là ảo giác
  • 7:15 - 7:18
    như với những ảo giác thực sự.
  • 7:18 - 7:21
    Đặc điểm thứ hai là cái
  • 7:21 - 7:23
    đã gây ra rất nhiều rắc rối cho chúng ta,
  • 7:23 - 7:25
    đó là: tất cả trạng thái nhận thức của chúng ta
  • 7:25 - 7:28
    đều có đặc điểm định tính này.
  • 7:28 - 7:31
    Cảm giác khi uống bia
  • 7:31 - 7:34
    thì không giống cảm giác khi trả thuế thu nhập
  • 7:34 - 7:37
    hay nghe nhạc. Và những cảm giác định tính này
  • 7:37 - 7:39
    tự động sản sinh ra một đặc điểm thứ ba:
  • 7:39 - 7:43
    theo định nghĩa, những trạng thái nhận thức là chủ quan
  • 7:43 - 7:46
    ở chỗ chúng chỉ tồn tại một khi được trải nghiệm
  • 7:46 - 7:48
    bởi một số chủ thể con người hay động vật,
  • 7:48 - 7:50
    một số cơ thể từng trải qua điều đó.
  • 7:50 - 7:53
    Có lẽ chúng ra sẽ có thể xây dựng một cỗ máy có ý thức.
  • 7:53 - 7:55
    Nhưng vì chúng ra không biết não bộ hoạt động thế nào,
  • 7:55 - 7:59
    nên cho đến giờ, chúng ta vẫn chưa làm được điều đó.
  • 7:59 - 8:02
    Và một đặc điểm khác của ý thức là
  • 8:02 - 8:06
    nó đi vào nhiều lĩnh vực nhận thức thống nhất.
  • 8:06 - 8:08
    Tôi không chỉ nhìn thấy những người đứng trước mặt
  • 8:08 - 8:11
    và nghe thấy tiếng nói của chính mình,
  • 8:11 - 8:13
    tiếng giày trên sàn nhà mà đối với tôi
  • 8:13 - 8:17
    chúng còn là một phần của một lĩnh vực nhận thức to lớn
  • 8:17 - 8:19
    trải ra cả phía trước và sau.
  • 8:19 - 8:20
    Đó chính là chìa khóa để hiểu được
  • 8:20 - 8:23
    sức mạnh khổng lồ của ý thức.
  • 8:23 - 8:26
    Và chúng ta chưa từng làm được điều đó trên rô - bốt
  • 8:26 - 8:28
    Điều đáng buồn đó bắt nguồn từ sự thật rằng
  • 8:28 - 8:30
    chúng ta không biết làm thế nào để tạo ra một rô - bốt có ý thức,
  • 8:30 - 8:34
    nên chúng ta không có bất kì loại máy móc nào làm được điều này.
  • 8:34 - 8:36
    Đặc điểm tiếp theo,
  • 8:36 - 8:39
    sau lĩnh vực nhận thức thống nhất kì diệu này
  • 8:39 - 8:42
    là nó thực hiện hoạt động bình thường trong cách cư xử của chúng ta.
  • 8:42 - 8:45
    Tôi đã minh họa cho các bạn bằng cách giơ tay,
  • 8:45 - 8:47
    nhưng làm thế nào điều đó là có thể?
  • 8:47 - 8:51
    Làm thế nào mà suy nghĩ trong não bộ
  • 8:51 - 8:53
    có thể làm di chuyển vật chất?
  • 8:53 - 8:54
    Tôi sẽ cho các bạn biết câu trả lời.
  • 8:54 - 8:56
    Tôi muốn nói rằng, chúng ta không biết câu trả lời thật chi tiết,
  • 8:56 - 8:59
    nhưng về cơ bản thì đó là:
  • 8:59 - 9:01
    Có một trình tự dẫn truyền xung thần kinh của các nơ ron
  • 9:01 - 9:05
    và chúng dừng lại khi axetylen
  • 9:05 - 9:07
    được tiết ra ở tấm vận động của nơ ron vận động
  • 9:07 - 9:09
    Tôi xin lỗi vì đã dùng những thuật ngữ triết học ở đây,
  • 9:09 - 9:13
    nhưng khi axetylen được sản sinh ở tấm vận động,
  • 9:13 - 9:16
    vô số điều thú vị sẽ xảy ra ở kênh ion
  • 9:16 - 9:18
    và kết quả là cánh tay tôi nhấc lên.
  • 9:18 - 9:20
    Bây giờ, hãy nghĩ về những điều tôi đã nói.
  • 9:20 - 9:22
    Vẫn là sự kiện đó,
  • 9:22 - 9:25
    quyết định giơ tay của tôi
  • 9:25 - 9:28
    được miêu tả ở mức
  • 9:28 - 9:30
    những đặc điểm tinh thần nhạy cảm này.
  • 9:30 - 9:32
    Nó là một suy nghĩ trong đầu tôi, nhưng đồng thời,
  • 9:32 - 9:34
    nó cũng làm sản sinh ra axetylen
  • 9:34 - 9:36
    và làm tất cả những việc khác
  • 9:36 - 9:39
    khi nó di chuyển từ vỏ não vận động
  • 9:39 - 9:41
    xuống những sợi thần kinh ở cánh tay.
  • 9:41 - 9:45
    Điều đó cho thấy rằng vốn từ vựng truyền thống của chúng ta
  • 9:45 - 9:49
    để bàn về những vấn đề này đã hoàn toàn lỗi thời.
  • 9:49 - 9:52
    Cùng một sự kiện có một cách miêu tả
  • 9:52 - 9:55
    ở cấp độ sinh học thần kinh, và một cách khác
  • 9:55 - 9:57
    về mặt trí óc, và đó chỉ là một sự kiện,
  • 9:57 - 9:59
    đó cũng là cách mà tự nhiên hoạt động. Điều đó cũng lí giải
  • 9:59 - 10:02
    làm thế nào nhận thức hoạt động theo quan hệ nhân quả.
  • 10:02 - 10:05
    Được rồi, bây giờ hãy nhớ lấy điều đó,
  • 10:05 - 10:08
    kết hợp với việc chúng ta vừa tìm hiểu qua về những đặc điểm của nhận thức
  • 10:08 - 10:11
    hãy cùng trả lời một số ý kiến phản đối đã nêu ra trước đó.
  • 10:11 - 10:15
    Đầu tiên, sự nhận thức không hề tồn tại,
  • 10:15 - 10:17
    nó là ảo giác. Tôi đã trả lời xong vấn đề đó.
  • 10:17 - 10:18
    Tôi không nghĩ chúng ta cần bận tâm về nó nữa.
  • 10:18 - 10:22
    Nhưng vấn đề thứ hai có ảnh hưởng ngoài sức tưởng tượng,
  • 10:22 - 10:24
    và có thể nó vẫn còn tồn tại đâu đó:
  • 10:24 - 10:27
    " Tốt thôi, nếu ý thức tồn tại, nó thực sự là một thứ gì đó.
  • 10:27 - 10:31
    Nó thực sự là một chương trình máy tính chạy trong não bộ của bạn
  • 10:31 - 10:33
    và những gì chúng ta cần làm để tạo ra ý thức
  • 10:33 - 10:35
    chỉ là chọn đúng chương trình.
  • 10:35 - 10:37
    Quên phần cứng đi. Phần cứng nào cũng sẽ ổn thôi
  • 10:37 - 10:40
    nếu nó đủ ổn định để chạy chương trình".
  • 10:40 - 10:43
    Bây giờ, chúng ta đã biết điều đó là sai.
  • 10:43 - 10:46
    Ý tôi là, bất kì ai biết về máy tính
  • 10:46 - 10:49
    đều có thể thấy nó sai, bởi vì tính toán
  • 10:49 - 10:51
    được định nghĩa như thao tác biểu tượng,
  • 10:51 - 10:54
    thường được nghĩ tới như những con số 0 và 1 mà không phải bất cứ một biểu tượng nào.
  • 10:54 - 10:57
    Bạn có một thuật toán mà bạn có thể lập trình
  • 10:57 - 11:00
    dưới dạng mã nhị phân, và đó là đặc điểm xác định
  • 11:00 - 11:02
    của chương trình máy tính.
  • 11:02 - 11:06
    Nhưng chúng ta biết rằng đó hoàn toàn là về mặt cú pháp. Nó có tính biểu tượng.
  • 11:06 - 11:10
    Chúng ta biết rằng nhận thức của con người thực sự là một thứ gì đó hơn thế.
  • 11:10 - 11:13
    Nó có một nội dung bên trong cú pháp đó.
  • 11:13 - 11:15
    Nó có ngữ nghĩa.
  • 11:15 - 11:17
    Lý lẽ đó, tôi đã dùng,
  • 11:17 - 11:19
    ôi chúa ơi, tôi không hề muốn nghĩ đến điều đó,
  • 11:19 - 11:20
    hơn 30 năm trước,
  • 11:20 - 11:22
    nhưng có một lý lẽ khác còn sâu sắc hơn được ngầm hiểu từ những gì tôi vừa nói với các bạn,
  • 11:22 - 11:26
    và tôi muốn tóm tắt lại thật ngắn gọn, đó là
  • 11:26 - 11:30
    nhận thức tạo ra một thực tế độc lập với người quan sát.
  • 11:30 - 11:34
    Nó tạo ra sự tồn tại thực của tiền, của cải, chính phủ,
  • 11:34 - 11:38
    hôn nhân, hội nghị của tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu,
  • 11:38 - 11:40
    những bữa tiệc cốc - tai và những kì nghỉ hè,
  • 11:40 - 11:43
    tất cả những thứ đó đều là sản phẩm của nhận thức.
  • 11:43 - 11:46
    Sự tồn tại của chúng mang tính tương đối với người quan sát.
  • 11:46 - 11:49
    Việc một mẩu giấy là tiền,
  • 11:49 - 11:52
    hay một loạt các tòa nhà là trường đại học là tương đối với từng chủ thể có ý thức.
  • 11:52 - 11:56
    Bây giờ, hãy tự hỏi bản thân về sự ước tính.
  • 11:56 - 12:00
    Liệu nó có phải là tuyệt đối, giống như lực, khối lượng và lực hấp dẫn?
  • 12:00 - 12:02
    Hay nó là tương đối với từng người quan sát.
  • 12:02 - 12:05
    Đúng là có một số phép tính là nội tại.
  • 12:05 - 12:07
    Tôi có hai cộng hai bằng bốn
  • 12:07 - 12:10
    Điều đó đúng bất kể mọi người có nghĩ gì đi nữa.
  • 12:10 - 12:12
    Nhưng khi tôi lôi máy tính ra
  • 12:12 - 12:16
    và thực hiện phép tính đó, hiện tượng thực chất duy nhất là
  • 12:16 - 12:19
    các mạch điện tử và hoạt động của chúng.
  • 12:19 - 12:21
    Đó là hiện tượng tuyệt đối duy nhất.
  • 12:21 - 12:23
    Và tất cả những thứ còn lại được giải thích bởi chúng ta.
  • 12:23 - 12:27
    Các phép tính chỉ tồn tại tương đối với nhận thức.
  • 12:27 - 12:30
    Dù là một chủ thể có ý thức thực hiện phép tính,
  • 12:30 - 12:34
    hay anh ta có một loại máy móc thừa nhận sự diễn giải tính toán .
  • 12:34 - 12:37
    Nhưng điều đó không có nghĩa việc tính toán là tùy ý.
  • 12:37 - 12:39
    Tôi đã dành rất nhiều tiền vào phần cứng này.
  • 12:39 - 12:41
    Nhưng chúng ta vẫn liên tục nhầm lẫn
  • 12:41 - 12:46
    giữa tính khách quan - chủ quan của các đặc điểm thực tế
  • 12:46 - 12:50
    với tính khách quan - chủ quan của những lời tuyên bố.
  • 12:50 - 12:53
    Và điểm mấu chốt trong phần này là:
  • 12:53 - 12:57
    bạn có thể có một khoa học hoàn toàn khách quan,
  • 12:57 - 13:00
    một khoa học mà bạn có thể đưa ra những khẳng định đúng một cách khách quan,
  • 13:00 - 13:03
    về một lĩnh vực mà sự tồn tại của nó là chủ quan,
  • 13:03 - 13:06
    chỉ trong não bộ của con người,
  • 13:06 - 13:09
    bao gồm các trạng thái chủ quan của khả năng tri giác
  • 13:09 - 13:10
    hoặc cảm giác, ý thức.
  • 13:10 - 13:15
    Vì thế lời phản đối rằng bạn không thể có một thứ khoa học khách quan về nhận thức
  • 13:15 - 13:19
    vì nhận thức là chủ quan trong khi khoa học là khách quan, chỉ là lối chơi chữ.
  • 13:19 - 13:21
    Và là một lối chơi chữ rất dở về tính khách quan và chủ quan.
  • 13:21 - 13:24
    Các bạn có thể đưa ra những khẳng định khách quan
  • 13:24 - 13:28
    về một lĩnh vực mà sự tồn tại của nó là chủ quan,
  • 13:28 - 13:29
    và đó thực sự là những gì các nhà thần kinh học làm.
  • 13:29 - 13:32
    Ý tôi là, bạn có những bệnh nhân thực sự chịu đau,
  • 13:32 - 13:35
    và bạn cố gắng tìm ra một khoa học khách quan về điều đó.
  • 13:35 - 13:37
    Tôi đã hứa sẽ bác bỏ hết những lời phản đối,
  • 13:37 - 13:38
    và tôi không còn quá nhiều thời gian,
  • 13:38 - 13:40
    nhưng tôi sẽ bẻ lại một vài điều nữa.
  • 13:40 - 13:42
    Tôi đã nói rằng chủ nghĩa hành vi hẳn phải là
  • 13:42 - 13:46
    một trong những sự xấu hổ lớn nhất trong nền văn hóa tri thức của chúng ta,
  • 13:46 - 13:49
    bởi vì nó bị phủ nhận ngay thời điểm lúc bạn nghĩ đến nó.
  • 13:49 - 13:51
    Trạng thái tinh thần và hành vi của bạn giống hệt nhau?
  • 13:51 - 13:55
    Ồ, hãy nghĩ về sự khác biệt giữa việc cảm nhận nỗi đau
  • 13:55 - 13:56
    và khi thực sự chịu đau.
  • 13:56 - 13:58
    Tôi sẽ không biểu thị hành vi bị đau, nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng
  • 13:58 - 14:00
    Ngay bây giờ tôi không chịu bất kì đau đớn nào.
  • 14:00 - 14:04
    Vì thế đó là một lỗi hiển nhiên. Tại sao người ta lại phạm phải lỗi đó?
  • 14:04 - 14:06
    Sai lầm ở chỗ - bạn có thể quay lại
  • 14:06 - 14:09
    và đọc những tài liệu về vấn đề này, và bạn sẽ thấy lỗi đó rất thường xảy ra -
  • 14:09 - 14:13
    họ nghĩ nếu bạn thừa nhận sự tồn tại không thể giản lược
  • 14:13 - 14:16
    của nhận thức thì bạn đang mất niềm tin vào khoa học.
  • 14:16 - 14:19
    Bạn đang mất niềm tin vào 300 năm tiến bộ của loài người,
  • 14:19 - 14:20
    những hi vọng của họ, và tất cả những gì còn lại của nó.
  • 14:20 - 14:23
    Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn là,
  • 14:23 - 14:26
    sự nhận thức đã được biết đến
  • 14:26 - 14:28
    như một hiện tượng sinh học thực sự,
  • 14:28 - 14:31
    phải có phân tích khoa học
  • 14:31 - 14:33
    như bất kì hiện tượng sinh học nào khác,
  • 14:33 - 14:35
    hay phần còn lại của khoa học.
  • 14:35 - 14:36
    Cảm ơn!
  • 14:36 - 14:42
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
John Searle: Trạng thái chung của chúng ta - nhận thức
Speaker:
John Searle
Description:

Nhà triết học John Searle là người đặt nền móng cho nghiên cứu nhận thức của con người - và bác bỏ một số sự phản đối về việc nghiên cứu nghiêm túc về nó một cách có phương pháp. Khi chúng ta biết nhiều hơn về các quá trình trình trong não bộ tạo ra nhận thức, việc thừa nhận rằng nhận thức là một hiện tượng sinh học là bước quan trọng đầu tiên. Và không, ông ấy không cho rằng nhận thức chỉ là sự mô phỏng máy tính.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:59

Vietnamese subtitles

Revisions