Return to Video

Công nghệ vì Tiếp cận Công bằng: Khuyết tật Di động

  • 0:11 - 0:12
    Xin chào, tôi là Cameron
  • 0:12 - 0:17
    tôi mắc hội chứng bại não.
  • 0:17 - 0:19
    Ảnh hưởng của nó khiến
  • 0:19 - 0:23
    chân tôi không được linh hoạt
    và hiệu quả như người khác.
  • 0:23 - 0:27
    Khi học thì tôi dùng những
    công nghệ như là Dragon.
  • 0:27 - 0:33
    Dragon về cơ bản là một
    hệ thống đầu vào âm thanh
  • 0:33 - 0:35
    có thể chuyển âm thanh giọng nói
    của tôi thành văn bản,
  • 0:35 - 0:38
    nó giúp tôi làm việc hiệu quả hơn nhiều.
  • 0:38 - 0:41
    Ví dụ cách tôi dùng Dragon:
  • 0:41 - 0:46
    'Giấc ngủ R-E-M...
  • 0:46 - 0:51
    ...là khi cơ thể con người
    đi qua nhiều giai đoạn khi ngủ.
  • 0:51 - 0:54
    Giấc ngủ R-E-M
  • 0:54 - 0:55
    có bốn giai đoạn...'
  • 0:56 - 1:01
    Xin chào, tên tôi là Blake,
  • 1:02 - 1:07
    tốt nghiệp từ Đại học Washington, Tacoma,
  • 1:07 - 1:11
    chuyên ngành Nghiên cứu Đô thị.
  • 1:11 - 1:14
    Tôi mắc chứng bại não
  • 1:14 - 1:19
    nên không thể ghi chú nhanh được.
  • 1:19 - 1:27
    Với tôi, giáo dục chất lượng nghĩa là
    được tiếp cận với nội dung bài giảng,
  • 1:27 - 1:29
    tóm tắt hoặc các ghi chú liên quan.
  • 1:29 - 1:37
    để tôi có thể theo kịp
    lớp học và thảo luận.
  • 1:37 - 1:40
    Khi học tôi dùng Dynavox
  • 1:40 - 1:45
    để giao tiếp với thầy cô và bạn học.
  • 1:45 - 1:50
    Tôi cũng dùng một phần mềm
    dự đoán từ ngữ gọi là Co:Writer
  • 1:50 - 1:56
    để tăng tốc độ hoàn thành
    các bài tập viết luận.
  • 1:56 - 2:00
    Co:Writer dự đoán từ ngữ
    ngay khi người ta đánh máy.
  • 2:02 - 2:04
    Tôi là Teresa và
    hiện là học sinh trung học.
  • 2:04 - 2:06
    Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ học tiếp
  • 2:06 - 2:11
    lên đại học trong ngành tâm lý học.
    Tôi bẩm sinh ra đời đã không có hai tay.
  • 2:11 - 2:13
    Tôi dùng bàn phím và chuột Bluetooth
  • 2:13 - 2:17
    để tiếp cận mọi thứ tốt hơn,
  • 2:17 - 2:19
    tôi có thể ghi chú mọi thứ cần thiết
  • 2:19 - 2:22
    một cách hiệu quả hơn.
  • 2:22 - 2:24
    Ví không dùng tay nên
    bàn phím và chuột được đặt
  • 2:24 - 2:29
    dưới chân, còn màn hình
    vẫn để trên bàn học.
  • 2:29 - 2:33
    Khi học thì tôi có thể đánh máy rất nhanh
  • 2:33 - 2:34
    vì có adrenaline
  • 2:34 - 2:39
    nhưng tất nhiên sẽ không nhanh
    như người dùng tay đánh máy.
  • 2:40 - 2:43
    Tôi tên là K và bị
    thiếu chi bẩm sinh,
  • 2:43 - 2:46
    nghĩa là tôi sinh ra mà thiếu các chi.
  • 2:47 - 2:51
    Về phần cứng thì tôi dùng Surface Pro 3,
  • 2:51 - 2:54
    tôi rất thích nó vì trọng lượng cực nhẹ.
  • 2:54 - 2:58
    Trọng lượng là một trong
    những nhân tố hàng đầu
  • 2:58 - 3:02
    khi tôi tìm mua máy tính,
    đa số tôi không thể nhấc lên được.
  • 3:02 - 3:04
    Một điều ưa thích nữa là
    màn hình cảm ứng của Surface,
  • 3:04 - 3:06
    rất có ích vì đôi khi
  • 3:06 - 3:09
    việc dùng chuột với tôi sẽ bất tiện,
  • 3:09 - 3:13
    giờ thì tôi chỉ cần chạm vào
    màn hình là xong ngay.
  • 3:13 - 3:16
    Tôi cũng dùng iPhone rất nhiều,
  • 3:16 - 3:20
    tôi chọn mẫu Plus vì
  • 3:20 - 3:23
    có màn hình lớn hơn,
    tôi cần phải đọc nhiều
  • 3:23 - 3:27
    file PDF trên điện thoại.
  • 3:27 - 3:29
    Kèm theo đó là một
    con chuột nhỏ xíu.
  • 3:29 - 3:33
    Ai cũng có mẫu chuột ưa thích
  • 3:33 - 3:37
    nhưng vì bàn tay tôi nhỏ
    nên tôi luôn dùng chuột rất nhỏ.
  • 3:37 - 3:40
    Dùng chuột nhỏ hơn hợp với tôi
  • 3:40 - 3:42
    thường là cỡ cho du lịch
  • 3:42 - 3:45
    vì nó vừa với tay tôi hơn.
  • 3:45 - 3:46
    Về phần mềm
  • 3:46 - 3:49
    thì tôi chủ yếu dùng hai thứ
  • 3:49 - 3:51
    chưa được tích hợp sẵn trong máy.
  • 3:51 - 3:53
    Tôi đã dùng nhiều tính năng
    tích hợp sẵn trong iPhone rồi
  • 3:53 - 3:57
    nhưng tôi còn dùng
    phần mềm ghi chú Sonocnet,
  • 3:57 - 4:05
    nó có thể đồng bộ âm thanh
    giọng nói của giảng viên với
  • 4:05 - 4:07
    slide bài giảng tương ứng,
  • 4:07 - 4:12
    nó còn có thể đồng bộ
    ghi chú bạn viết trong khi học.
  • 4:12 - 4:15
    Thức dậy.
  • 4:15 - 4:16
    Xin chào - dấu phẩy -
  • 4:16 - 4:21
    tên tôi là K và tôi là sinh viên năm cuối
    của đại học Washington - dấu chấm.
  • 4:21 - 4:24
    Tôi cũng dùng Dragon
    Naturally Speaking rất nhiều,
  • 4:24 - 4:27
    rất hữu dụng khi
    tôi cần viết bài văn dài,
  • 4:27 - 4:30
    đôi khi tôi cũng dùng
    để viết email ngắn nữa,
  • 4:30 - 4:34
    Cổ tay của tôi không
    thể dùng lực nhiều,
  • 4:34 - 4:36
    nên dù tốc độ đánh máy của tôi khá nhanh
  • 4:36 - 4:39
    thì tôi cũng không thể
    làm việc đó trong thời gian dài,
  • 4:39 - 4:42
    cổ tay tôi sẽ đau lại.
  • 4:42 - 4:45
    Nhiều thiết bị phần cứng có
    các tính năng được tích hợp,
  • 4:45 - 4:50
    ví dụ như trên iPhone.
  • 4:50 - 4:53
    Một trong những tính năng tôi
    yêu thích nhất là AssistiveTouch,
  • 4:53 - 4:56
    cho phép thể hiện một nút
  • 4:56 - 4:59
    trên màn hình tùy theo
    vị trí mà bạn chọn,
  • 4:59 - 5:02
    bạn còn có thể chỉ định
    chức năng khác nhau cho nút đó nữa.
  • 5:02 - 5:04
    Như hiện tại tính năng của nó là
  • 5:04 - 5:07
    khi tôi nhấn dài thì
    điện thoại sẽ tự động khóa.
  • 5:07 - 5:09
    Tôi cũng thiết lập để
    chụp hình thuận tiện hơn,
  • 5:09 - 5:12
    bình thường thì chụp hình phải
    đồng thời chạm vào cả hai
  • 5:12 - 5:15
    nút khóa và nút nguồn,
    mà tôi thì chỉ có một tay,
  • 5:15 - 5:18
    mà một tay này
    còn chỉ có hai ngón rưỡi.
  • 5:18 - 5:20
    Nên tôi thích tính năng đó lắm.
  • 5:20 - 5:23
    Công nghệ thì thay đổi từng năm,
  • 5:23 - 5:25
    tôi không thể nói trước
    cho năm sau được
  • 5:25 - 5:27
    vì mọi thứ đều có thể xảy ra
  • 5:27 - 5:29
    và tình trạng của tôi
    sẽ có thay đổi.
  • 5:29 - 5:31
    Cái tôi dùng hiện tại có lẽ
    sẽ thay đổi rất nhanh.
  • 5:31 - 5:35
    Bây giờ công nghệ hỗ trợ
    chủ yếu mà tôi cần là
  • 5:35 - 5:36
    giúp ghi chú tiện hơn.
  • 5:36 - 5:40
    Giáo viên sẽ cho tôi file PowerPoint
  • 5:40 - 5:41
    và tôi chỉ cần điều chỉnh thêm một ít.
  • 5:42 - 5:53
    Tôi tên là Jon, tôi bị bại não.
  • 5:53 - 6:10
    Tôi dùng một máy tính được
    điều chỉnh theo đôi mắt của tôi,
  • 6:10 - 6:21
    tôi dùng mắt để
    ra hiệu cho máy tính.
  • 6:22 - 6:36
    Trước kia tôi phải
    nhờ người khác làm hộ
  • 6:36 - 6:45
    nhưng giờ tôi có thể
    tự mình làm mọi thứ.
  • 6:49 - 6:51
    Tên tôi là Sheryl Burgstahler,
  • 6:51 - 6:54
    giám đốc Dịch vụ Công Nghệ Dễ tiếp cận
  • 6:54 - 6:58
    tại Đại học Washington, Seattle.
  • 6:58 - 7:00
    Như bạn đã thấy, việc người khuyết tật
  • 7:00 - 7:04
    có khả năng tiếp cận các
    công nghệ hỗ trợ cần thiết là
  • 7:04 - 7:06
    vô cùng quan trọng,
  • 7:06 - 7:10
    chúng giúp họ thành công trong
    học tập, công việc, đời sống,
  • 7:10 - 7:13
    mọi loại hình hoạt động họ tham gia.
  • 7:13 - 7:17
    Một điều quan trọng khác nữa là
    các nhân viên về mảng IT,
  • 7:17 - 7:23
    bao gồm lập trình web, tạo lập
    tài liệu, phần mềm, v.v...
  • 7:23 - 7:27
    thiết kế sao cho những sản phẩm IT đó
    tương thích với các công nghệ hỗ trợ
  • 7:27 - 7:30
    tăng tính tiếp cận cho người
    khuyết tật lẫn toàn xã hội.
  • 7:32 - 7:36
    Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:
  • 7:42 - 7:46
    Video này được tài trợ bởi
    Quỹ Khoa học Quốc gia,
  • 7:47 - 7:51
    mã số CNS-1042260.
  • 7:52 - 7:56
    Bản quyền thiết lập năm 2019
    thuộc về Đại học Washington.
  • 7:57 - 8:02
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 8:02 - 8:06
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Công nghệ vì Tiếp cận Công bằng: Khuyết tật Di động
Description:

Các sinh viên mắc khuyết tật di động chia sẻ về các công nghệ hỗ trợ mà họ dùng trong môi trường học đường, ví dụ như bàn phím thích hợp, phần mềm chuyển âm thanh sang văn bản, v.v...

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
08:13

Vietnamese subtitles

Revisions