Return to Video

"Vùng chết" của vịnh Mexico

  • 0:01 - 0:04
    Chào buổi tối, chào mừng các bạn
    đến với New Orleans.
  • 0:04 - 0:06
    Tôi không biết
    liệu các bạn có biết,
  • 0:06 - 0:09
    trong vòng 15 phút tới,
    các bạn sẽ ở bên
  • 0:09 - 0:12
    một trong những dòng sông
    lớn nhất thế giới:
  • 0:12 - 0:15
    sông Mississippi.
  • 0:15 - 0:18
    Sông Old Man (Lão ông),
    Big Muddy (Bùn Lớn).
  • 0:18 - 0:22
    Và nó chảy dài về phía Bắc
    tới bang Minnesota
  • 0:22 - 0:26
    về phía Đông
    tới bang New York,
  • 0:26 - 0:30
    về phía Tây tới bang Montana,
  • 0:30 - 0:33
    Và 160 km từ nơi này,
  • 0:33 - 0:38
    nó đổ lượng nước ngọt
    và trầm tích ra vịnh Mexico.
  • 0:39 - 0:42
    Thế là xong môn Địa tiết học số 101 nhé.
  • 0:42 - 0:43
    (Cười)
  • 0:43 - 0:47
    Giờ chúng ta sẽ xem xét
    trong dòng sông đó có những gì.
  • 0:47 - 0:53
    Ngoài trầm tích, còn có các phân tử,
    ni-tơ và phốt-pho.
  • 0:54 - 0:57
    Những phân tử đó, qua quá trình sinh học
  • 0:59 - 1:04
    hình thành nên các khu vực,
    gọi là "vùng chết"
  • 1:04 - 1:09
    "Vùng chết" nghe có vẻ đáng lo ngại
  • 1:10 - 1:12
    nếu bạn là một con cá hay một con cua.
  • 1:12 - 1:13
    (Cười)
  • 1:14 - 1:16
    Thậm chí là một con giun nhỏ
    trong lớp trầm tích.
  • 1:17 - 1:20
    Điều này nghĩa là nơi đó không có đủ oxy
  • 1:20 - 1:22
    cho những sinh vật đó tồn tại.
  • 1:24 - 1:25
    Vậy, vì sao điều gì đã xảy ra?
  • 1:25 - 1:28
    Ni-tơ và phốt-pho
  • 1:28 - 1:33
    kích thích sự tăng trưởng của
    loài vi thực vật, gọi là thực vật phù du.
  • 1:34 - 1:39
    Những động vật nhỏ bé hay động vật phù du
    ăn loài thực vật phù du,
  • 1:39 - 1:43
    cá nhỏ ăn động vật phù du,
    cá to lại ăn cá nhỏ
  • 1:43 - 1:46
    và cứ thế tiếp diễn tạo nên lưới thức ăn.
  • 1:46 - 1:51
    Vấn đề là hiện nay
    có quá nhiều lượng ni-tơ và phốt-pho
  • 1:51 - 1:54
    dẫn đến có một lượng lớn động vật phù du
    bị rơi xuống tầng đáy
  • 1:54 - 1:59
    và bị phân hủy bởi
    loài vi khuẩn tiêu thụ hết lượng oxy.
  • 1:59 - 2:01
    Đó là sinh học.
  • 2:02 - 2:05
    Các bạn không thể thấy nó từ mặt nước,
  • 2:05 - 2:08
    cũng không thể thấy nó
    từ các hình ảnh vệ tinh,
  • 2:08 - 2:10
    vậy làm cách nào chúng ta biết nó tồn tại?
  • 2:10 - 2:13
    Một tàu đánh cá
    có thể nói cho bạn biết,
  • 2:13 - 2:17
    khi thả và kéo lưới trong vòng 20 phút
  • 2:17 - 2:19
    mà vẫn không thu được gì,
  • 2:19 - 2:21
    khi đó nó biết rằng,
    nó đang ở trong 'vùng chết'.
  • 2:21 - 2:24
    Và họ phải di chuyển đến nơi khác.
  • 2:24 - 2:29
    Nhưng phải đi đâu nếu khu vực đó
    rộng đến hơn 20 ngàn km vuông?
  • 2:30 - 2:32
    Khoảng kích thước của bang New Jersey.
  • 2:33 - 2:37
    Bạn quyết định đi xa hơn,
  • 2:37 - 2:39
    kiếm được ít tiền lời hơn,
  • 2:39 - 2:41
    hoặc trở lại bến tàu.
  • 2:42 - 2:46
    Là một nhà khoa học,
    tôi sử dụng thiết bị công nghệ cao
  • 2:46 - 2:49
    cho phép đặt bên hông tàu nghiên cứu,
  • 2:49 - 2:52
    nó đo lượng ô-xy
    và nhiều thông số khác.
  • 2:52 - 2:54
    Chúng tôi bắt đầu tại sông Mississippi,
  • 2:54 - 2:59
    di chuyển chéo qua lại vịnh Mexico,
    đến tận Texas,
  • 2:59 - 3:03
    tôi thậm chí thỉnh thoảng còn lẻn vào
    Texas để kiểm nghiệm nguồn nước.
  • 3:05 - 3:08
    Nhờ số liệu lượng oxy tầng đáy --
  • 3:08 - 3:11
    từ đó vẽ một bản đồ
    mọi số liệu đều nhỏ hơn hai,
  • 3:12 - 3:17
    bạn sẽ biết được con số thần kỳ
    cho thấy cá bắt đầu rời đi.
  • 3:18 - 3:20
    Tôi thậm chí còn lặn ở 'vùng chết' này.
  • 3:21 - 3:25
    Chúng tôi cho đặt
    các thiết bị đo ô-xy ở ngoài khơi
  • 3:25 - 3:29
    tính toán liên tục lượng oxy cao hay thấp.
  • 3:30 - 3:34
    Khi bơi dưới nước,
    bạn sẽ thấy rất nhiều cá
  • 3:34 - 3:36
    hàng tấn cá, đủ loại cá,
  • 3:36 - 3:40
    kể cả anh bạn của tôi đây,
    một chú cá nhồng tôi đã bắt gặp.
  • 3:40 - 3:44
    Ai cũng bơi hướng này,
    còn tôi bơi hướng này với máy quay.
  • 3:45 - 3:46
    (Cười)
  • 3:46 - 3:50
    Sau đó, khi xuống độ sâu hơn chín mét,
    số lượng cá bắt đầu ít đi.
  • 3:50 - 3:52
    Và khi tới tầng đáy,
  • 3:52 - 3:55
    bạn không còn thấy cá nữa.
  • 3:55 - 3:59
    Không hề có sự sống ở đây,
    không có sinh vật nào bơi quanh đó.
  • 3:59 - 4:02
    Và bạn biết
    bạn đang ở trong 'vùng chết'.
  • 4:03 - 4:07
    Vậy điều gì liên kết giữa
    vùng trung Hoa Kỳ
  • 4:07 - 4:09
    và vịnh Mexico?
  • 4:09 - 4:13
    Hầu hết lưu vực sông là đất nông nghiệp.
  • 4:14 - 4:17
    Cụ thể là trồng luân phiên bắp-đậu nành.
  • 4:19 - 4:25
    Ni-tơ có trong phân hóa học
    và phốt-pho ngấm vào đất,
  • 4:25 - 4:28
    chảy ra sông Mississippi
  • 4:28 - 4:30
    và cuối cùng đổ ra vịnh Mexico.
  • 4:30 - 4:35
    Lượng ni-tơ hiện nay
    có trong dòng Mississippi
  • 4:35 - 4:37
    đã tăng gấp ba lần
  • 4:37 - 4:39
    so với thập niên 50.
  • 4:39 - 4:41
    Tận ba lần.
  • 4:41 - 4:43
    Còn phốt-pho thì gấp đôi.
  • 4:43 - 4:48
    Điều đó có nghĩa là nhiều thực vật phù du
    chìm xuống đáy hơn và ít ô-xy hơn.
  • 4:49 - 4:53
    Đó không phải là đặc điểm tự nhiên
    của vịnh mà là do con người gây ra.
  • 4:54 - 4:57
    Quang cảnh không còn như xưa nữa.
  • 4:57 - 5:02
    Ở đó từng là đồng cỏ, rừng,
    các ao vũng thảo nguyên,
  • 5:02 - 5:06
    khu vực sống của vịt,
    và nhiều thứ khác nữa.
  • 5:06 - 5:08
    Giờ thì không còn nữa
    - chỉ có các luống hoa màu.
  • 5:09 - 5:14
    Có những cách có thể áp dụng cho
    hình thức nông nghiệp này
  • 5:14 - 5:19
    sử dụng ít phân bón hơn,
    có lẽ là sử dụng chính xác hơn.
  • 5:19 - 5:22
    Và thử nghiệm một số
    mô hình nông nghiệp bền vững
  • 5:23 - 5:27
    như cỏ lúa mì lâu năm,
    là loại có rễ mọc sâu hơn
  • 5:27 - 5:30
    so với loại rễ 15 cm của bắp,
  • 5:30 - 5:34
    để có thể giữ ni-tơ lại trong đất
    và tránh xói mòn đất.
  • 5:35 - 5:39
    Làm thế nào để thuyết phục
    người hàng xóm ở phía Bắc,
  • 5:39 - 5:43
    có lẽ cách 1.6 ngàn cây số hoặc hơn,
  • 5:43 - 5:49
    rằng các hoạt động của họ đang gây hại
    đến chất lượng nước ở vịnh Mexico?
  • 5:50 - 5:53
    Đầu tiên, chúng ta có thể đưa họ
    về sân sau nhà họ.
  • 5:53 - 5:56
    Nếu hè này bạn muốn đi bơi
    ở Wisconsin
  • 5:57 - 5:58
    trong hồ nước yêu thích của mình
  • 5:59 - 6:02
    có thể bạn sẽ gặp thứ này
  • 6:02 - 6:07
    trông như sơn màu lục bị đổ ra,
    mùi cũng giống vậy
  • 6:07 - 6:09
    loang ra trên bề mặt nước.
  • 6:10 - 6:13
    Đây là hiện tượng
    tảo nở hoa lam lục độc hại
  • 6:13 - 6:16
    nó không tốt cho sức khỏe của bạn.
  • 6:17 - 6:22
    Tương tự, ở hồ Erie
    vào mùa hè hai năm trước
  • 6:22 - 6:26
    hiện tượng tảo nở hoa lam lục này
    kéo dài mấy trăm dặm
  • 6:26 - 6:30
    thành phố Toledo, bang Ohio
    không thể uống nước hồ này
  • 6:30 - 6:32
    trong vài ngày liền.
  • 6:32 - 6:34
    Nếu theo dõi tin tức,
  • 6:34 - 6:39
    bạn sẽ biết rằng rất nhiều nơi
    đang gặp vấn đề với nước uống.
  • 6:41 - 6:43
    Tôi là một nhà khoa học.
  • 6:43 - 6:45
    Không biết các bạn có nhận ra không.
  • 6:45 - 6:47
    (Cười)
  • 6:50 - 6:54
    Dựa vào nền tảng khoa học vững chắc,
    tôi công bố các kết quả nghiên cứu
  • 6:54 - 6:58
    đồng nghiệp của tôi đọc chúng,
    tôi được trích dẫn.
  • 6:59 - 7:03
    Nhưng tôi tin rằng, là một nhà khoa học
  • 7:04 - 7:09
    lấy tiền hầu hết từ quỹ liên bang
    để sử dụng cho việc nghiên cứu,
  • 7:09 - 7:12
    tôi có trách nhiệm chia sẻ
    vốn hiểu biết của mình
  • 7:12 - 7:13
    với người dân,
  • 7:13 - 7:18
    những người đứng đầu các cơ quan
    và đại biểu quốc hội
  • 7:18 - 7:22
    để họ có thể vận dụng nó và hy vọng là,
    đưa ra những quyết định đúng đắn
  • 7:22 - 7:24
    về các chính sách môi trường
  • 7:24 - 7:26
    (Vỗ tay)
  • 7:26 - 7:28
    Cảm ơn
  • 7:28 - 7:31
    (Vỗ tay)
  • 7:31 - 7:36
    Một trong những cách để làm điều đó
    là công bố cho giới truyền thông.
  • 7:36 - 7:40
    Và Joby Warrick ở tờ "Washington Post"
  • 7:40 - 7:43
    đăng bức ảnh này lên báo
  • 7:43 - 7:48
    ngay trên trang bìa vào sáng chủ nhật,
    ngay phía trên nếp gấp tờ báo.
  • 7:48 - 7:50
    Đó là một sự kiện lớn.
  • 7:50 - 7:54
    Và thượng nghị sĩ John Breaux,
    ở bang Louisiana,
  • 7:54 - 7:58
    nói rằng: "Chúa ơi,
    họ nghĩ vịnh Mexico trông tệ đến thế à"
  • 7:58 - 8:01
    Tôi đáp: "Đúng vậy, ngài biết đấy,
    có bằng chứng mà.
  • 8:01 - 8:03
    Và ta phải làm gì đó
    để khắc phục chuyện này".
  • 8:03 - 8:08
    Cùng lúc đó, Thượng nghị sĩ
    Olympia Snowe ở bang Maine
  • 8:08 - 8:12
    cũng đang gặp rắc rối với
    tảo nở hoa độc hại ở vịnh Maine.
  • 8:12 - 8:16
    Họ đã cùng phối hợp lực lượng,
    đây là trường hợp hai đảng phái.
  • 8:16 - 8:17
    (Cười)
  • 8:17 - 8:20
    (Vỗ tay)
  • 8:20 - 8:23
    Họ mời tôi đến giải trình trước quốc hội
  • 8:23 - 8:26
    và tôi nói "Tôi chỉ biết đuổi bắt
    mấy con cua ở Nam Texas thôi,
  • 8:26 - 8:27
    không biết giải trình đâu"
  • 8:27 - 8:28
    (Cười)
  • 8:28 - 8:30
    Nhưng tôi đã làm được.
  • 8:30 - 8:31
    (Tiếng hoan hô)
  • 8:31 - 8:33
    Thậm chí, dự luật được thông qua,
  • 8:33 - 8:35
    nó được gọi là - yeah, yay!
  • 8:36 - 8:39
    Nó được gọi là Tảo Nở Hoa Gây Hại
  • 8:39 - 8:43
    và Nghiên cứu máu thiếu ô-xy
    và Đạo luật kiểm soát năm 1998.
  • 8:43 - 8:45
    (Cười)
  • 8:45 - 8:48
    (Vỗ tay)
  • 8:48 - 8:49
    Cảm ơn.
  • 8:49 - 8:52
    Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi nó là
    dự luật Snowe-Breaux.
  • 8:52 - 8:54
    (Cười)
  • 8:54 - 9:01
    Chúng tôi tham dự hội thảo năm 2001
  • 9:02 - 9:05
    do Học viện Khoa học Quốc gia tổ chức
  • 9:05 - 9:09
    bàn về các loại phân bón, ni-tơ
    và chất lượng nước kém.
  • 9:10 - 9:13
    Tất cả các diễn giả đều là cựu thống đốc
  • 9:14 - 9:15
    của bang New Jersey.
  • 9:17 - 9:19
    Và cô ấy ...
  • 9:19 - 9:24
    Tôi biết cô ấy hoàn toàn
    nghiêm túc khi nhìn xuống khán giả
  • 9:24 - 9:27
    và tự nhủ "Chắc chắn cô ấy đang nhìn mình"
  • 9:27 - 9:31
    "Tôi thật sự mệt mỏi khi họ
    cứ gọi việc này là New Jersey.
  • 9:31 - 9:35
    Chọn một bang khác đi, bang nào cũng được,
    tôi không muốn nghe cái tên đó nữa"
  • 9:35 - 9:40
    Nhưng cô ấy đã thuyết phục được
    tổng thống George H.W. Bush's
  • 9:40 - 9:44
    chấp nhận kế hoạch hành động
  • 9:44 - 9:47
    nhờ vậy chúng tôi có được
    các mục tiêu về môi trường
  • 9:48 - 9:50
    và tìm ra cách giải quyết chúng.
  • 9:52 - 9:55
    Vùng Trung Tây Hoa Kì không cung cấp
    lương thực cho cả thế giới.
  • 9:56 - 10:02
    Nơi này chỉ tập trung chăn nuôi
    gà, lợn và gia súc
  • 10:02 - 10:04
    và sản xuất ethanol
  • 10:04 - 10:06
    có trong xăng
  • 10:06 - 10:09
    điều này đã được quy định
    trong chính sách liên bang.
  • 10:10 - 10:12
    Chúng ta có thể làm tốt hơn thế
  • 10:13 - 10:16
    Chúng ta cần đưa ra những quyết định
  • 10:17 - 10:21
    để trở nên tiết kiệm hơn
  • 10:23 - 10:27
    và giảm sự lệ thuộc vào ni-tơ.
  • 10:28 - 10:30
    Nó giống như giảm dấu chân các-bon vậy
  • 10:30 - 10:33
    nhưng lần này là giảm dấu chân ni-tơ.
  • 10:33 - 10:38
    Tôi đã thực hiện việc này
    bằng cách không ăn nhiều thịt,
  • 10:38 - 10:40
    thi thoảng tôi vẫn ăn một ít,
  • 10:40 - 10:42
    không sử dụng dầu ăn từ bắp
  • 10:43 - 10:48
    chạy loại xe không sử dụng
    nhiên liệu từ khí ethanol
  • 10:48 - 10:49
    mà lại đi được xa hơn.
  • 10:51 - 10:53
    Chỉ những điều như thế
    cũng đủ tạo nên sự khác biệt.
  • 10:53 - 10:57
    Vì vậy tôi muốn không chỉ các bạn,
  • 10:57 - 11:00
    mà là tất cả mọi người đặc biệt là
    những người ở vùng Trung Tây Hoa Kì
  • 11:00 - 11:05
    hãy nghĩ xem bạn đang sử dụng đất trồng
    ra sao và làm thế nào để tạo ra khác biệt.
  • 11:06 - 11:09
    Những việc tôi làm chỉ là những bước nhỏ.
  • 11:10 - 11:14
    Để có thể thay đổi cả một
    nền nông nghiệp ở Mỹ
  • 11:14 - 11:17
    sẽ cần nhiều bước tiến lớn hơn.
  • 11:17 - 11:21
    Để biến điều này sự thật,
    cần sự góp sức của chính phủ và người dân.
  • 11:21 - 11:23
    Chúng ta có thể làm được.
  • 11:23 - 11:27
    Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng
    ta có thể áp dụng khoa học
  • 11:27 - 11:32
    cùng với các chính sách và tạo
    nên sự phát triển cho môi trường này
  • 11:33 - 11:35
    Tất cả chúng ta đều muốn
    có môi trường trong lành.
  • 11:35 - 11:38
    Ta có thể cùng bắt tay thực hiện điều đó
  • 11:38 - 11:42
    để không còn những
    "vùng chết" ở vịnh Mexico nữa.
  • 11:42 - 11:43
    Xin cảm ơn.
  • 11:43 - 11:49
    (Vỗ tay)
Title:
"Vùng chết" của vịnh Mexico
Speaker:
Nancy Rabalais
Description:

Chuyên gia đại dương Nancy Rabalais theo dõi "vùng chết" ở vịnh Mexico - nơi không có đủ oxy trong nước để hỗ trợ sự sống. Vịnh có vùng chết lớn thứ hai trên thế giới; ngoài việc làm chết cá và các loài giáp xác, nó cũng đang giết chết nghề cá trong những vùng nước này. Rabalais nói chúng ta nghe về nguyên nhân -- và cách chúng ta có thể đảo ngược những ảnh hưởng có hại và khôi phục lại một trong những kho báu thiên nhiên của nước Mỹ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:02

Vietnamese subtitles

Revisions