Return to Video

Điều mà việc đọc chậm đã dạy tôi về viết lách

  • 0:01 - 0:06
    Ngày xưa, có một gã Khổng Lồ ích kỷ,
  • 0:06 - 0:09
    sở hữu một khu vườn đẹp nhất
    trong vùng đất nọ.
  • 0:10 - 0:12
    Một buổi tối, gã Khổng Lồ về nhà
  • 0:12 - 0:15
    và thấy một lũ trẻ đang chơi
    trong vườn nhà mình,
  • 0:15 - 0:16
    hắn ta nổi giận.
  • 0:17 - 0:20
    "Vườn của ta là vườn của ta!"
  • 0:20 - 0:22
    Gã Khổng Lồ nói.
  • 0:22 - 0:25
    Rồi hắn xây một bức tường cao
    bao quanh khu vườn.
  • 0:26 - 0:31
    Tác giả Oscar Wilde đã viết câu chuyện
    "Gã Khổng Lồ ích kỷ" vào năm 1888.
  • 0:32 - 0:37
    Gần một trăm năm sau, gã Khổng Lồ đó
    đã in sâu vào thời thơ ấu Brooklyn của tôi
  • 0:37 - 0:38
    và không bao giờ rời đi.
  • 0:39 - 0:41
    Tôi được lớn lên
    trong một gia đình có đạo,
  • 0:41 - 0:44
    và tôi lớn lên để đọc cả Kinh thánh
    và Kinh Cô-ran.
  • 0:45 - 0:48
    Giờ đọc sách, cả về tôn giáo và giải trí,
  • 0:48 - 0:51
    vượt xa số giờ xem truyền hình.
  • 0:51 - 0:54
    Bất cứ ngày nào, bạn cũng có thể tìm thấy
    anh chị em tôi và tôi
  • 0:54 - 0:57
    cuộn tròn trong góc nào đó trong căn hộ
    mà đọc sách,
  • 0:57 - 0:59
    đôi khi không được vui vẻ,
  • 0:59 - 1:03
    bởi vào những ngày hè ở New York,
    cột nước cứu hoả sẽ phun ra,
  • 1:03 - 1:06
    và chúng tôi ghen tị vô cùng,
    khi nghe thấy lũ bạn dưới đường
  • 1:06 - 1:08
    đang chơi trong làn nước bắn tung toé,
  • 1:08 - 1:11
    niềm vui của chúng lan lên tới
    các cửa sổ đang mở nơi căn hộ.
  • 1:12 - 1:15
    Nhưng tôi học được rằng càng đắm mình
    vào những cuốn sách,
  • 1:15 - 1:17
    và càng cố hiểu từng câu chữ,
  • 1:17 - 1:20
    tôi càng ít nghe thấy tiếng ồn
    của thế giới bên ngoài.
  • 1:20 - 1:21
    Vì vậy, khác với anh chị em mình,
  • 1:21 - 1:23
    lướt vèo vèo qua những cuốn sách,
  • 1:23 - 1:25
    thì tôi lại đọc chậm -
  • 1:25 - 1:27
    rất, rất chậm.
  • 1:28 - 1:31
    Tôi là đứa trẻ với ngón tay lần dưới
    từng con chữ,
  • 1:31 - 1:36
    đến khi được bảo không nên làm vậy nữa;
    vì trẻ lớn thì không dùng tay khi đọc.
  • 1:36 - 1:40
    Năm lớp ba, chúng tôi bị bắt
    phải ngồi khoanh tay trên bàn,
  • 1:40 - 1:44
    mở tay ra chỉ để lật trang,
    sau đó khoanh tay trở lại.
  • 1:45 - 1:48
    Không phải là giáo viên của chúng tôi
    dữ dằn.
  • 1:48 - 1:49
    Đó là vào những năm 1970,
  • 1:49 - 1:52
    và mục tiêu của cô là dạy chúng tôi đọc
    không chỉ ở độ tuổi đó,
  • 1:52 - 1:54
    mà còn cao hơn nữa.
  • 1:54 - 1:57
    Và chúng tôi luôn được hối thúc
    để đọc nhanh hơn.
  • 1:58 - 2:01
    Nhưng khi được yên tĩnh ở nhà,
    thoát khỏi ánh mắt của giáo viên,
  • 2:01 - 2:04
    tôi lại để ngón tay lần theo từng con chữ.
  • 2:04 - 2:07
    Và gã Khổng Lồ ích kỷ lại kể tôi nghe
    câu chuyện của ông ta,
  • 2:07 - 2:11
    về việc ông ta cảm thấy bị phản bội
    thế nào khi bọn trẻ lẻn vào vườn,
  • 2:11 - 2:13
    ông ta đã xây bức tường cao như thế nào,
  • 2:13 - 2:15
    để ngăn lũ trẻ vào,
  • 2:15 - 2:18
    nhưng một mùa đông xám xịt
    phủ xuống khu vườn
  • 2:18 - 2:20
    và ở mãi tại đó.
  • 2:21 - 2:23
    Mỗi lần đọc lại, tôi lại học được
    một điều mới
  • 2:23 - 2:27
    về những viên đá cứng trên con đường
    mà bọn trẻ buộc phải chơi
  • 2:27 - 2:29
    khi chúng bị đuổi khỏi khu vườn,
  • 2:29 - 2:32
    về sự dịu dàng của một cậu bé
    xuất hiện vào một ngày nọ,
  • 2:33 - 2:35
    và thậm chí là chính gã Khổng Lồ.
  • 2:35 - 2:38
    Có lẽ lời nói của ông ta không phải là
    giận dữ,
  • 2:38 - 2:40
    mà có lẽ là lời cầu xin sự đồng cảm,
  • 2:40 - 2:42
    và thấu hiểu.
  • 2:42 - 2:46
    "Khu vườn của ta là khu vườn của ta"
  • 2:47 - 2:50
    Nhiều năm sau, tôi biết được một nhà văn
    tên John Gardner,
  • 2:50 - 2:53
    người gọi đây là "giấc mơ hư cấu"
  • 2:53 - 2:54
    hay "giấc mơ viễn tưởng",
  • 2:54 - 2:58
    và tôi nhận ra đó là nơi tôi đã từng ở
    trong cuốn sách đó,
  • 2:58 - 3:01
    dành thời gian cho các nhân vật
    và thế giới mà tác giả đã tạo ra
  • 3:01 - 3:03
    và mời tôi vào.
  • 3:03 - 3:06
    Là một đứa trẻ, tôi biết những câu chuyện
    muốn được thưởng thức,
  • 3:06 - 3:09
    rằng những câu chuyện muốn được
    đọc chậm lại,
  • 3:09 - 3:14
    vì một số tác giả đã dành nhiều tháng,
    có thể nhiều năm để viết ra chúng.
  • 3:14 - 3:15
    Và việc của một người đọc như tôi -
  • 3:15 - 3:18
    đặc biệt là người đọc muốn một ngày nào đó
    trở thành nhà văn -
  • 3:18 - 3:20
    là tôn trọng câu chuyện được kể đó.
  • 3:21 - 3:27
    Rất lâu trước khi có cáp, internet
    hoặc thậm chí là điện thoại,
  • 3:27 - 3:32
    đã có người chia sẻ ý tưởng, thông tin
    và kỉ niệm thông qua các câu chuyện.
  • 3:32 - 3:35
    Đó là một trong những công nghệ kết nối
    đầu tiên của chúng ta.
  • 3:36 - 3:38
    Đó là câu chuyện về điều tốt đẹp
    hơn là xuôi theo sông Nile
  • 3:38 - 3:41
    đã khiến người Ai Cập
    di chuyển dọc theo nó,
  • 3:41 - 3:43
    câu chuyện về cách bảo quản xác chết
  • 3:43 - 3:46
    đã giữ được hài cốt của vua Tut đến tận
    thế kỷ 21.
  • 3:46 - 3:48
    Và hơn hai triệu năm trước,
  • 3:48 - 3:52
    khi những con người đầu tiên
    bắt đầu chế tạo công cụ từ đá,
  • 3:52 - 3:54
    chắc hẳn ai đó đã hỏi:
    "Sẽ thế nào nếu?"
  • 3:54 - 3:57
    Và một người khác nhớ câu chuyện.
  • 3:57 - 4:01
    Cho dù họ có kể nó thông qua
    lời nói, cử chỉ hay hình vẽ,
  • 4:01 - 4:04
    nó đã được truyền lại và được nhớ:
  • 4:04 - 4:07
    hãy đập búa xuống và nghe câu chuyện.
  • 4:08 - 4:09
    Thế giới đang trở nên ồn ào.
  • 4:09 - 4:11
    Ta đã chuyển từ máy cát-xét
  • 4:12 - 4:16
    sang máy nghe băng cầm tay (Walkmen)
    đến đầu đĩa CD di động,
  • 4:16 - 4:18
    rồi iPod
  • 4:18 - 4:20
    bất kỳ bài hát nào và bất cứ khi nào
    ta muốn.
  • 4:21 - 4:24
    Ta đã đi từ bốn kênh truyền hình
    thời thơ ấu của tôi
  • 4:24 - 4:27
    đến sự vô tận của truyền hình cáp
    và việc phát trực tuyến.
  • 4:27 - 4:32
    Khi công nghệ ngày càng khiến ta vụt nhanh
    qua thời gian và không gian,
  • 4:32 - 4:35
    thì dường như câu chuyện đang bị
    gạt sang một bên,
  • 4:35 - 4:38
    hay không còn được kể theo lối kể chuyện.
  • 4:39 - 4:42
    Nhưng ngay cả việc ta hứng thú
    vơi những câu chuyện thay đổi,
  • 4:42 - 4:48
    hoặc hình thức của nó chuyển từ sách
    sang âm thanh, Instagram hay Snapchat,
  • 4:48 - 4:50
    ta phải nhớ ngón tay mình
    đặt bên dưới các từ.
  • 4:50 - 4:53
    Hãy nhớ rằng câu chuyện dù ở
    định dạng nào,
  • 4:53 - 4:56
    luôn đưa ta đến những nơi mà ta
    không bao giờ nghĩ mình sẽ đến,
  • 4:56 - 4:59
    cho ta gặp những người, ta chưa từng nghĩ
    sẽ gặp,
  • 4:59 - 5:02
    và cho ta thấy những thế giới mà ta
    có thể đã bỏ lỡ.
  • 5:03 - 5:07
    Vì vậy, khi công nghệ ngày càng
    phát triển,
  • 5:07 - 5:09
    tôi lại muốn trải nghiệm thứ gì đó
    chậm lại.
  • 5:10 - 5:13
    Việc chạy ngón tay phía dưới
    đã khiến tôi quyết tâm dành cả đời
  • 5:13 - 5:15
    để viết sách cho tất cả mọi người.
  • 5:16 - 5:18
    Những cuốn sách nên được đọc chậm lại,
  • 5:18 - 5:19
    được thưởng thức.
  • 5:20 - 5:24
    Tình yêu của tôi bằng cách nhìn sâu
    vào thế giới,
  • 5:24 - 5:27
    đặt toàn bộ bản thân mình vào đó,
  • 5:27 - 5:30
    nhìn thấy nhiều tính khả thi
    của một câu chuyện,
  • 5:30 - 5:32
    hóa ra lại là một món quà,
  • 5:32 - 5:34
    Bởi biết dành những giây phút hạnh phút
    trong đời,
  • 5:34 - 5:37
    đã dạy cho tôi mọi điều cần biết
    về viết lách.
  • 5:37 - 5:41
    Và viết đã dạy tôi mọi thứ tôi cần biết
    về việc tạo ra những thế giới
  • 5:41 - 5:44
    nơi mọi người có thể được nhìn
    và nghe thấy,
  • 5:44 - 5:48
    nơi những trải nghiệm của họ
    có thể được hợp thức hóa,
  • 5:48 - 5:51
    và nơi câu chuyện của tôi, được đọc
    hoặc nghe bởi mọi người,
  • 5:51 - 5:55
    và truyền cảm hứng cho họ,
    nhằm giúp chúng tôi kết nối với nhau
  • 5:55 - 5:56
    thông qua cuộc trò chuyện.
  • 5:56 - 5:59
    Chẳng phải đó là toàn bộ mục đích sao -
  • 5:59 - 6:04
    tìm cách để không cảm thấy đơn độc
    trong thế giới này vào cuối ngày
  • 6:04 - 6:08
    và là cách để ta cảm thấy
    đã thay đổi nó trước khi ta rời đi?
  • 6:08 - 6:11
    Đá đến búa, con người đến xác ướp,
  • 6:11 - 6:16
    ý tưởng đến câu chuyện -
    và tất cả điều đó, đều được nhớ đến.
  • 6:17 - 6:20
    Đôi khi ta đọc để hiểu tương lai.
  • 6:20 - 6:23
    Đôi khi ta đọc để hiểu quá khứ.
  • 6:23 - 6:27
    Ta đọc để bị lạc, nhằm quên đi
    thời đại khó khăn mà ta đang sống
  • 6:27 - 6:30
    và đọc để nhớ về những người đi trước ta,
  • 6:30 - 6:33
    những người đã trải qua thời kỳ
    khó khăn hơn.
  • 6:33 - 6:35
    Tôi viết vì những lý do tương tự.
  • 6:36 - 6:40
    Trước khi đến Brooklyn, gia đình tôi
    sống ở Greenville, Nam Carolina,
  • 6:40 - 6:43
    trong một khu phố phân biệt màu da
    mang tên Nicholtown.
  • 6:44 - 6:46
    Tất cả chúng tôi đều là hậu duệ
    của một dân tộc
  • 6:46 - 6:49
    không được phép học đọc hay viết.
  • 6:50 - 6:51
    Hãy tưởng tượng:
  • 6:51 - 6:55
    sự nguy hiểm của việc hiểu cách
    các chữ cái tạo thành các từ ngữ,
  • 6:55 - 6:58
    sự nguy hiểm của chính các từ đó,
  • 6:58 - 7:02
    sự nguy hiểm của một dân tộc trí thức
    và câu chuyện của họ.
  • 7:04 - 7:07
    Nhưng trong bối cảnh bị đe dọa
    bởi cái chết
  • 7:07 - 7:09
    nhằm giữ một câu chuyện kể,
  • 7:09 - 7:11
    những câu chuyện của chúng tôi
    đã không chết,
  • 7:11 - 7:15
    bởi vẫn còn một câu chuyện khác
    phía sau câu chuyện đó.
  • 7:15 - 7:17
    Và đây là cách nó luôn hoạt động.
  • 7:17 - 7:19
    Từ khi ta bắt đầu giao tiếp,
  • 7:19 - 7:21
    đã có những phiên bản chuyện kể,
  • 7:21 - 7:25
    những câu chuyện trong chuyện và những
    câu chuyện trong những câu chuyện đó.
  • 7:25 - 7:29
    Đây là cách câu chuyện
    đã và sẽ tiếp tục tồn tại.
  • 7:29 - 7:34
    Khi tôi bắt đầu kết nối những dấu chấm,
    cách đã giúp tôi kết nối việc học viết
  • 7:34 - 7:35
    và học đọc
  • 7:35 - 7:38
    với một dân tộc gần như
    không có tiếng nói,
  • 7:38 - 7:43
    tôi nhận ra rằng câu chuyện của mình
    có ý nghĩa hơn,
  • 7:43 - 7:45
    lâu đời hơn và sâu sắc hơn tôi nữa.
  • 7:45 - 7:48
    Vì vậy, câu chuyện sẽ được tiếp tục.
  • 7:49 - 7:51
    Trong dân tộc gần như
    không có tiếng nói này,
  • 7:51 - 7:54
    có những người không bao giờ học đọc.
  • 7:55 - 7:59
    Con cháu họ giờ đây đã thoát khỏi
    ách nô lệ qua nhiều thế hệ,
  • 8:00 - 8:01
    nếu đủ khá giả,
  • 8:01 - 8:04
    cũng đã đi học cao đẳng, đại học,
    và cao hơn nữa rồi.
  • 8:05 - 8:08
    Một số người, như bà và anh chị em tôi,
    dường như được sinh ra để đọc,
  • 8:08 - 8:11
    như thể lịch sử bước ra khỏi con đường
    của họ.
  • 8:12 - 8:15
    Một số người như mẹ tôi, đã nhảy lên
    chiếc xe ngựa trong Cuộc di cư Vĩ đại -
  • 8:15 - 8:18
    dù nó không phải một chiếc xe ngựa
    thực sự -
  • 8:18 - 8:20
    và tạm biệt miền Nam.
  • 8:20 - 8:23
    Nhưng đây là câu chuyện
    trong câu chuyện đó:
  • 8:23 - 8:26
    những người rời đi và những người ở lại
  • 8:26 - 8:28
    đều mang theo lịch sử của một câu chuyện,
  • 8:28 - 8:33
    biết rằng viết nó xuống không phải là
    cách duy nhất để giữ lấy nó,
  • 8:33 - 8:37
    biết rằng họ có thể ngồi ở hiên nhà hay
    bậc thềm trước cửa sau một ngày dài
  • 8:37 - 8:40
    và chầm chậm kể câu chuyện cho con cái họ.
  • 8:40 - 8:45
    Họ biết rằng họ có thể hát câu chuyện
    của mình dưới ánh nắng khi hái bông
  • 8:45 - 8:46
    và thu hoạch thuốc lá ngoài đồng,
  • 8:46 - 8:50
    biết rằng họ có thể thuyết giảng
    câu chuyện của họ và may chúng thành mền,
  • 8:50 - 8:54
    biến những điều đau đớn nhất
    thành những điều buồn cười,
  • 8:54 - 8:57
    và qua tiếng cười đó, thổi vào lịch sử
    của một đất nước
  • 8:57 - 8:59
    lần này đến lần khác
  • 9:00 - 9:01
    nhằm bảo vệ cơ thể,
  • 9:01 - 9:03
    tinh thần
  • 9:03 - 9:05
    và câu chuyện của họ.
  • 9:06 - 9:10
    Lúc nhỏ tôi đã học cách tưởng tượng
    một ngón tay vô hình
  • 9:10 - 9:13
    đưa tôi từ từ này sang từ khác,
  • 9:13 - 9:15
    từ câu này sang câu khác,
  • 9:15 - 9:18
    từ sự thiếu hiểu biết đến sự hiểu biết.
  • 9:19 - 9:22
    Vì vậy, khi công nghệ
    không ngừng tăng tốc,
  • 9:22 - 9:25
    tôi lại dần đọc chậm lại,
  • 9:26 - 9:30
    để biết rằng tôi đang tôn trọng tác phẩm
    của tác giả
  • 9:30 - 9:32
    và sức mạnh lâu dài của câu chuyện.
  • 9:32 - 9:36
    Tôi đọc chậm để nhấn chìm tiếng ồn
  • 9:36 - 9:39
    và tưởng nhớ những người đi trước tôi,
  • 9:39 - 9:46
    những người có lẽ là đầu tiên đã học cách
    kiểm soát lửa
  • 9:46 - 9:49
    và vây quanh sức mạnh mới của họ
  • 9:49 - 9:53
    là ngọn lửa, ánh sáng và sức nóng.
  • 9:54 - 9:58
    Tôi đọc chậm để nhớ về gã Khổng Lồ ích kỷ,
  • 9:58 - 10:00
    người cuối cùng đã đập vỡ bức tường
  • 10:00 - 10:03
    và để lũ trẻ chạy tự do chạy nhảy
    trong khu vườn của mình.
  • 10:03 - 10:07
    Và đọc chậm để tỏ lòng tôn kính
    với tổ tiên tôi,
  • 10:07 - 10:10
    người không được phép đọc
    trong suốt cuộc đời.
  • 10:10 - 10:13
    Họ cũng đã phải có những lúc quây quần
    bên đống lửa,
  • 10:13 - 10:16
    thủ thỉ về ước mơ,
  • 10:16 - 10:19
    hy vọng và tương lai của họ.
  • 10:20 - 10:25
    Mỗi lần đọc, viết hay kể một câu chuyện,
  • 10:25 - 10:27
    ta lại được bước vào vòng tròn của họ,
  • 10:28 - 10:31
    và nó vẫn không bị phá vỡ.
  • 10:32 - 10:35
    Sức mạnh của câu chuyện vẫn sống mãi.
  • 10:36 - 10:37
    Xin cám ơn.
  • 10:37 - 10:40
    (Vỗ tay)
Title:
Điều mà việc đọc chậm đã dạy tôi về viết lách
Speaker:
Jacqueline Woodson
Description:

Đọc chậm - với ngón tay chạy bên dưới những dòng chữ, ngay cả khi không được phép - đã đưa Jacqueline Woodson đến việc viết sách để cảm nhận hơn về cuộc sống. Trong bài nói chuyện sâu lắng này, Jacqueline đã mời chúng ta sống chậm lại và biết quý trọng những câu chuyện đã đưa ta đến những nơi mà ta chưa từng nghĩ mình sẽ đến và cho ta gặp những người, mình chưa bao giờ nghĩ sẽ gặp. "Đó không phải là cách mà vào cuối ngày, để ta không cảm thấy cô đơn trong thế giới này và để cảm thấy như ta đã thay đổi nó, trước khi ta rời đi sao?" Cô ấy hỏi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:54

Vietnamese subtitles

Revisions