Return to Video

Ai bảo nói tiếng Ả Rập là không "cool" ?

  • 0:01 - 0:04
    Xin Chào!
  • 0:04 - 0:07
    Các bạn còn thức không?
  • 0:07 - 0:09
    Họ lấy mất thẻ tên của tôi rồi,
    tôi muốn hỏi
  • 0:09 - 0:12
    có ai ở đây ghi tên
    trên thẻ bằng tiếng Ả Rập không?
  • 0:12 - 0:17
    Không ai hết à?
    Thôi vậy, cũng không vấn đề gì.
  • 0:17 - 0:22
    Ngày xửa ngày xưa,
    cách đây không lâu lắm,
  • 0:22 - 0:26
    khi đang ngồi với bạn
    tại một nhà hàng,
  • 0:26 - 0:30
    tôi nhìn anh bồi bàn và bảo:
  • 0:30 - 0:34
    "Anh có thực đơn không?"
    (Tiếng Ả Rập)
  • 0:34 - 0:38
    Anh ta nhìn lại tôi ngờ ngợ,
    như thể đã nghe nhầm.
  • 0:38 - 0:40
    "Xin lỗi?"
    (Tiếng Anh).
  • 0:40 - 0:44
    "Vui lòng cho xin thực đơn." (Ả Rập)
  • 0:44 - 0:47
    Anh ta đáp: "Cô không biết
    người ta gọi nó là gì à?"
  • 0:47 - 0:49
    "Tôi biết chứ."
  • 0:49 - 0:53
    "Không! Người ta gọi nó là "menu" (Anh)
    hoặc "menu" (Pháp)
  • 0:53 - 0:55
    Phát âm như vậy
    đã chuẩn chưa?
  • 0:55 - 0:57
    "Lại đây mau, lo bàn này dùm tôi!"
    anh bồi gắt.
  • 0:57 - 1:01
    Anh ta chán ghét việc nói chuyện với tôi,
    như thể:
  • 1:01 - 1:05
    "Nếu đây là người đàn bà còn sót lại
    trên đời, còn lâu mình mới thèm!"
  • 1:05 - 1:08
    Nghĩa lý gì khi nói chữ
    "thực đơn" bằng tiếng Ả Rập?
  • 1:08 - 1:16
    Với hai chữ, một chàng trai Liban
    đã nhận xét một phụ nữ là "nhà quê"
  • 1:16 - 1:19
    và "hai lúa".
  • 1:19 - 1:24
    Tại sao cô ta
    lại nói chuyện kiểu vậy?
  • 1:24 - 1:27
    Lúc đó, tôi mới bắt đầu
    thấm thía dần.
  • 1:27 - 1:30
    Nó làm tôi bực lắm.
    Thực sự tủi lòng !
  • 1:30 - 1:33
    Tiếng mẹ đẻ bị từ chối
    ngay tại đất nước mình ư?
  • 1:33 - 1:35
    Sao chuyện này lại xảy ra
    cơ chứ?
  • 1:35 - 1:38
    Sao lại ra nông nỗi này?
  • 1:38 - 1:42
    Có những người khác
    giống như tôi,
  • 1:42 - 1:45
    sắp sửa đạt đến 1 mốc trong đời,
    mà lại bất chợt từ bỏ
  • 1:45 - 1:47
    những chuyện trong quá khứ,
  • 1:47 - 1:52
    chỉ để nói rằng: Ờ,
    họ hiện đại và văn minh.
  • 1:52 - 1:55
    Tôi có nên quên hết
    văn hóa, quan niệm
  • 1:55 - 1:59
    sự tinh túy và toàn bộ kí ức của mình?
  • 1:59 - 2:03
    Những câu chuyện tuổi thơ có thể là
    kỉ niệm đẹp nhất từ chiến tranh!
  • 2:03 - 2:08
    Tôi có nên rũ bỏ tất cả những gì học
    được từ Ả Rập, chỉ để giống người đời?
  • 2:08 - 2:12
    Trở thành một trong số họ ?
  • 2:12 - 2:14
    Cái lý nó ở đâu rồi??
  • 2:14 - 2:18
    Mặc dù vậy,
    tôi vẫn cố thông cảm cho anh ta.
  • 2:18 - 2:23
    Tôi không muốn phán xét anh ấy với
    sự cay độc anh đã dành cho tôi.
  • 2:23 - 2:28
    Tiếng Ả Rập đúng là không đáp ứng
    được nhu cầu hiện nay.
  • 2:28 - 2:30
    Nó không dành cho khoa học,
  • 2:30 - 2:31
    nghiên cứu,
  • 2:31 - 2:33
    không quen thuộc
  • 2:33 - 2:36
    với trường học,
    hay nơi làm việc,
  • 2:36 - 2:38
    huống gì là dùng để
    diễn đạt một đồ án cấp cao,
  • 2:38 - 2:44
    càng không phải ngôn ngữ
    được dùng tại sân bay.
  • 2:44 - 2:49
    Vậy thì có thể sử dụng nó ở đâu ?!
    Chúng ta đều có thể tự hỏi đấy !
  • 2:49 - 2:52
    Nếu muốn dùng tiếng Ả Rập,
    ta có thể dùng nó ở đâu ?!
  • 2:52 - 2:56
    Đây là một thực tế.
  • 2:56 - 2:59
    Nhưng có một vấn đề
    khác quan trọng hơn cần nghĩ tới.
  • 2:59 - 3:05
    Tiếng Ả Rập là tiếng mẹ đẻ của tôi.
  • 3:05 - 3:08
    Nghiên cứu cho rằng sự thuần thục
    trong ngôn ngữ khác
  • 3:08 - 3:18
    đòi hỏi sự thuần thục từ chính
    tiếng mẹ đẻ.
  • 3:18 - 3:24
    Sự lưu loát ấy là nền tảng cho sự
    diễn đạt phong phú trong ngôn ngữ khác.
  • 3:24 - 3:26
    Nhưng làm thế nào đây?!
  • 3:26 - 3:28
    Gibran Khalil Gibran,
  • 3:28 - 3:33
    Khi mới tập tành viết lách,
    ông đã sử dụng Tiếng Ả Rập
  • 3:33 - 3:39
    Toàn bộ ý tửơng, sức sáng tạo
    và triết lý của ông
  • 3:39 - 3:43
    đều lấy cảm hứng
    từ cậu bé con ở thôn làng này
  • 3:43 - 3:45
    Tại nơi chôn rau cắt rốn của mình,
    cảm được một mùi đặc trưng,
  • 3:45 - 3:47
    hóng được một âm thanh đặc biệt,
  • 3:47 - 3:49
    và ngẫm một ý niệm riêng biệt.
  • 3:49 - 3:53
    Thế nên, khi chuyển sang tiếng Anh,
    ông vướng phải nhiều gánh nặng tư tưởng.
  • 3:53 - 3:55
    Kể cả khi ông viết bằng tiếng Anh,
  • 3:55 - 3:59
    khi đọc mảng văn ấy,
    bạn cũng cảm được một mùi như vậy,
  • 3:59 - 4:01
    sẻ chia cùng một cảm giác đó thôi.
  • 4:01 - 4:05
    Bạn có thể hình dung rằng
    chính ông trong văn Tiếng Anh,
  • 4:05 - 4:11
    cũng là cậu bé đến từ vùng núi,
    từ ngôi làng mang tên Mount Lebanon.
  • 4:11 - 4:17
    Thế đó, đây là ví dụ không ai
    có thể bàn cãi.
  • 4:17 - 4:22
    Điều thứ hai, người đời thường nói
    nếu bạn muốn triệt tiêu một quốc gia,
  • 4:22 - 4:27
    cách duy nhất là triệt tiêu ngôn ngữ
    của đất nước đó.
  • 4:27 - 4:32
    Đây là sự thật mà thế giới
    phát triển hiện nay đều biết rõ.
  • 4:32 - 4:39
    Đức, Pháp, Nhật và Trung,
    những nơi này đều biết rõ điều đó.
  • 4:39 - 4:43
    Đó là lí do tại sao họ ban luật
    để bảo vệ ngôn ngữ của mình,
  • 4:43 - 4:45
    "thần thánh hoá" nó lên,
  • 4:45 - 4:51
    sử dụng nó trong sản xuất,
    trả tiền tỉ để phát triển nó.
  • 4:51 - 4:54
    Liệu ta có biết rõ
    điều đó hơn họ?
  • 4:54 - 4:57
    Chúng ta không đến từ
    nước phát triển,
  • 4:57 - 5:00
    Suy nghĩ đó còn quá cao siêu
    so với chúng ta,
  • 5:00 - 5:03
    chúng ta cũng muốn bắt kịp
    thời đại chứ.
  • 5:03 - 5:08
    Những quốc gia từng như ta,
    nhưng đã quyết định vươn lên phát triển,
  • 5:08 - 5:09
    làm nghiên cứu,
  • 5:09 - 5:11
    và đuổi theo những nước tiên tiến,
  • 5:11 - 5:14
    như Thổ Nhĩ Kì, Malaysia và nhiều nữa,
  • 5:14 - 5:18
    Họ đem theo ngôn ngữ của họ
    trong suốt chặng đường phát triển,
  • 5:18 - 5:21
    bảo vệ nó như bảo vệ đá quí.
  • 5:21 - 5:23
    Họ giữ nó gần với họ.
  • 5:23 - 5:27
    Bởi nếu bạn muốn nhập hàng
    từ Thổ Nhĩ Kì hay bất kì đâu
  • 5:27 - 5:30
    nếu nó không được dán nhãn
    bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì,
  • 5:30 - 5:32
    thì nó không xuất xứ từ nước đó.
  • 5:32 - 5:35
    Bạn sẽ không tin
    nó là hàng trong nước.
  • 5:35 - 5:38
    Họ sẽ tiếp tục trở lại làm
    người tiêu thụ chính,
  • 5:38 - 5:43
    không 1 đầu mối, như đa phần
    chúng ta bây giờ đây.
  • 5:43 - 5:51
    Nên, để cách tân và sản xuất,
    họ phải bảo vệ ngôn ngữ của mình.
  • 5:51 - 5:57
    Nếu tôi nói, " Tự do, Dân chủ, Độc Lập,"
    ( tiếng Ả Rập )
  • 5:57 - 6:03
    Điều này gợi cho bạn điều gì?
  • 6:03 - 6:07
    Không gợi nên gì, đúng chứ?
  • 6:07 - 6:10
    Mặc kệ ai, thế nào hay tại sao.
  • 6:10 - 6:13
    Ngôn ngữ không chỉ dành cho chuyển đổi,
    là từ ngữ tuôn ra khỏi miệng.
  • 6:13 - 6:18
    Ngôn ngữ đại diện cho từng giai đoạn
    cụ thể trong đời chúng ta,
  • 6:18 - 6:23
    và là thuật ngữ liên kết với
    cảm xúc.
  • 6:23 - 6:26
    Nên khi ta nói,
    "Tự do, Dân Chủ, Độc Lập."
  • 6:26 - 6:30
    mỗi người trong các bạn đều tự vẽ nên
    hình ảnh nhất định trong tâm trí,
  • 6:30 - 6:32
    những cám giác rất thật,
  • 6:32 - 6:35
    về một ngày cụ thể
    trong một giai đoạn lịch sử xác định.
  • 6:35 - 6:38
    Ngôn ngữ không chỉ một, hai hay ba từ
    ghép lại khơi khơi.
  • 6:38 - 6:41
    Mà là 1 ý niệm ẩn
    tương quan với cách ta suy nghĩ,
  • 6:41 - 6:47
    và nhìn nhận,
    kể cả cách mọi người đánh giá lẫn nhau.
  • 6:47 - 6:49
    Tóm lại, hiểu biết của ta là gì?
  • 6:49 - 6:52
    Làm thế nào biết được
    anh chàng này có hiểu hay không?
  • 6:52 - 7:00
    Nên, nếu tôi nói, "Tự Do, Dân Chủ,
    Độc Lập," (tiếng Anh)
  • 7:00 - 7:02
    hoặc nếu con bạn đến
    trước mặt bạn và bảo,
  • 7:02 - 7:09
    "Bố, bố đã trải qua cái thời của
    tự do ngôn luận (tiếng Anh) chưa?"
  • 7:09 - 7:10
    Bạn sẽ cảm thấy thế nào?
  • 7:10 - 7:13
    Nếu bạn không thấy được vấn đề,
  • 7:13 - 7:17
    có lẽ tôi nên đi vậy,
    để khỏi phát biểu trong vô vọng.
  • 7:17 - 7:23
    Ý là những biểu hiện thông thường
    sẽ gợi nhớ về một vật đặc trưng.
  • 7:23 - 7:29
    Tôi có một người bạn biết nói tiếng Pháp
    do lấy được chồng Pháp.
  • 7:29 - 7:32
    Hôm nọ, tôi hỏi cô ấy
    sống ra sao.
  • 7:32 - 7:34
    Cô bảo,
    " Mọi thứ đều ổn,
  • 7:34 - 7:38
    nhưng có lần, mình đã dành cả đêm
    để hỏi và cố phiên nghĩa
  • 7:38 - 7:40
    từ "toqborni" cho anh ấy."
  • 7:40 - 7:43
    ( Tiếng cười)
  • 7:43 - 7:49
    ( Vỗ Tay)
  • 7:49 - 7:53
    Cô gái tội nghiệp ấy đã nhầm lẫn
    bảo chồng là "toqborni", (tokborni)
  • 7:53 - 7:56
    và đã dành cả đêm
    giải thích cho anh ta.
  • 7:56 - 8:00
    Anh ta thắc mắc: "Tại sao một người
    có thể ác đến thế?
  • 8:00 - 8:02
    Cô ấy muốn tự tử à?
  • 8:02 - 8:05
    "Chôn mình sao?" (tiếng Anh)
  • 8:05 - 8:07
    Một trong những ví dụ hiếm hoi
    cho ta thấy
  • 8:07 - 8:10
    cô gái ấy không
    thể giải thích từ đó cho chồng mình,
  • 8:10 - 8:13
    do anh ta không hiểu
  • 8:13 - 8:16
    và anh có quyền;
    cách suy nghĩ của anh ấy hoàn toàn khác.
  • 8:16 - 8:20
    Cô ấy bảo tôi,
    " Anh ấy nghe Fairuz cùng với mình,
  • 8:20 - 8:24
    và đêm kia,
    mình cố cắt nghĩa
  • 8:24 - 8:28
    để anh có thể cảm nhận được
    cái mình thấy khi nghe Fairuz."
  • 8:28 - 8:30
    Cô nói như thế này với anh ta :
  • 8:30 - 8:34
    " Từ chúng, em giang tay và
    cướp được anh --"
  • 8:34 - 8:36
    ( Tiếng Cười)
  • 8:36 - 8:37
    Và đây mới là khúc kì cục :
  • 8:37 - 8:41
    " Và bởi vì anh thuộc về chúng,
    em rút tay lại và rời bỏ anh."
  • 8:41 - 8:42
    ( Tiếng Cười)
  • 8:42 - 8:44
    Dịch câu đó giùm tôi đi.
  • 8:44 - 8:51
    ( Vỗ Tay )
  • 8:51 - 8:56
    Thế, ta đã làm những gì
    để bảo tồn tiếng Ả rập?
  • 8:56 - 8:59
    Ta xoay chuyện này thành
    một vấn đề xã hội dân sự,
  • 8:59 - 9:02
    và phát động chiến dịch
    bảo tồn ngôn ngữ Ả Rập.
  • 9:02 - 9:05
    Kể cả khi nhiều người bảo tôi,
    " Cô quan tâm chi cho cực?
  • 9:05 - 9:08
    Bỏ ba cái vụ nhức não này đi
    và quẩy lên."
  • 9:08 - 9:10
    Được thôi! Không vấn đề gì!
  • 9:10 - 9:13
    Chiến dịch ấy
    có khẩu hiệu như thế này
  • 9:13 - 9:17
    "Tôi nói từ phía Đông,
    nhưng bạn đáp lại từ phía Tây."
  • 9:17 - 9:24
    Ta không nói, "Không!
    Chúng tôi không chịu cái này hay kia."
  • 9:24 - 9:29
    Chúng tôi không tiếp nhận cách này
    bởi vì chúng tôi không hiểu.
  • 9:29 - 9:32
    Khi ai đó nói với tôi kiểu đó,
    tôi cực ghét ngôn ngữ Ả Rập.
  • 9:32 - 9:34
    Ta thường nói --
  • 9:34 - 9:37
    ( Vỗ Tay)
  • 9:37 - 9:39
    Ta muốn thay đổi sự thật,
    và bị thuyết phục
  • 9:39 - 9:44
    đến nỗi nó phản ánh giấc mơ, khát vọng
    và cuộc sống thường nhật của ta
  • 9:44 - 9:49
    ăn diện giống
    và suy diễn như ta.
  • 9:49 - 9:52
    Nên, "Tôi nói từ phía Đông,
    bạn trả lời từ phía Tây."
  • 9:52 - 9:55
    cũng đủ để giải thích.
  • 9:55 - 9:58
    Thứ rất dễ dàng,
    đủ sáng tạo và đầy thuyết phục.
  • 9:58 - 10:02
    Sau đó, chúng tôi
    lại khai triển một chiến dịch khác
  • 10:02 - 10:05
    với sự hiện diện của chữ viết
    trên mặt đất.
  • 10:05 - 10:09
    Chắc bạn cũng thấy
    1 ví dụ ở ngoài rồi,
  • 10:09 - 10:12
    1 khung chứa 1 chữ bao quanh bởi
    băng dán màu vàng đen in câu
  • 10:12 - 10:15
    " Đừng triệt tiêu ngôn ngữ của bạn!"
  • 10:15 - 10:19
    Tại sao? Không đùa đâu,
    đừng triệt tiêu ngôn ngữ của bạn.
  • 10:19 - 10:22
    Không nên vùi dập ngôn ngữ
    của chính dân tộc mình.
  • 10:22 - 10:27
    Nếu làm thế, ta cần phải
    nhận dạng lại bản thân.
  • 10:27 - 10:29
    Cần tìm sự tồn tại cho mình.
  • 10:29 - 10:32
    Phải quay trở về nơi xuất phát.
  • 10:32 - 10:39
    Điều này còn đi xa hơn cả việc bỏ lỡ
    cơ hội trở nên văn minh, hiện đại.
  • 10:39 - 10:45
    Tiếp tục, chúng tôi phát những
    tấm hình thanh niên mặc áo có chữ Ả Rập.
  • 10:45 - 10:48
    Những tấm hình của
    những anh chàng và cô nàng "cool".
  • 10:48 - 10:51
    Rất là cool!
  • 10:51 - 10:55
    Và dành cho người nhiều lời,
    "Há! Bày đặt xài từ tiếng Anh nữa chứ!
  • 10:55 - 10:59
    Tôi xin đáp,
    "Không dám! Tôi học được từ "cool" đấy."
  • 10:59 - 11:02
    Mặc người ta la ó,
    hãy cho tôi từ nào đó tốt đẹp hơn
  • 11:02 - 11:05
    phù hợp hơn với sự thật này.
  • 11:05 - 11:07
    Tôi vẫn cứ nói "Internet" đấy
  • 11:07 - 11:10
    tôi sẽ không dài dòng :
    "Tôi sẽ lên mạng toàn cầu đây."
  • 11:10 - 11:12
    (Tiếng cười)
  • 11:12 - 11:15
    Bởi nó không phù hợp!
    Không nên dối bản thân làm gì.
  • 11:15 - 11:19
    Nhưng để đi đến mức này,
    cần phải tin rằng
  • 11:19 - 11:22
    không nên để bất kì ai
    ngon hơn
  • 11:22 - 11:26
    hay nghĩ rằng họ có quyền hạn hơn
    khi bàn đến vấn đề ngôn ngữ,
  • 11:26 - 11:31
    để khống chế hay thao túng
    ý nghĩ và cảm giác ta theo ý họ.
  • 11:31 - 11:35
    Sáng tạo chính là mấu chốt vấn đề.
  • 11:35 - 11:39
    Vậy, nếu không thể vươn tới vũ trụ
    hay dựng nên lửa vân vân,
  • 11:39 - 11:41
    ta vẫn còn có thể sáng tạo.
  • 11:41 - 11:44
    Ngay phút giây này, mỗi người
    đều là một dự án vĩ mô.
  • 11:44 - 11:47
    Sáng tạo trong tiếng mẹ đẻ
    chính là con đường dẫn đến điều này.
  • 11:47 - 11:50
    Thế thì hãy cùng bắt đầu tại ngay đây.
  • 11:50 - 11:53
    Cùng viết nên cuốn tiểu thuyết
    hoặc quay cuộn phim ngắn.
  • 11:53 - 11:56
    1 cuốn truyện cũng có thể
    làm ta kết nối toàn cầu.
  • 11:56 - 12:00
    Mang tiếng Ả Rập trở về
    trạng thái phồn vinh của nó.
  • 12:00 - 12:04
    Nên, nói không có cách giải quyết là sai;
    Có cách đấy chứ!
  • 12:04 - 12:08
    Cần biết, và tin rằng
    khi giải pháp tồn tại,
  • 12:08 - 12:11
    thì ta có nhiệm vụ
    trở thành một phần của giải pháp đó.
  • 12:11 - 12:15
    Nói tóm lại, bạn có thể làm được gì
    ngày hôm nay?
  • 12:15 - 12:20
    Chia sẻ đi, ai đang lên
    Twitter thế?
  • 12:20 - 12:25
    Tôi xin đó, thật lòng,
    kể cả khi thời gian của tôi mới hết,
  • 12:25 - 12:30
    dù là Ả Rập, Anh, Pháp,
    kể cả Trung Quốc.
  • 12:30 - 12:37
    Nhưng đừng nên viết tiếng Ả Rập
    với kí tự Latin trộn lẫn với chữ số!
  • 12:37 - 12:40
    ( Vỗ tay)
  • 12:40 - 12:44
    Đó là một thảm họa! Không giống
    ngôn ngữ thực thụ chút nào
  • 12:44 - 12:48
    Bạn sắp bước vào thế giới ảo
    với một thứ tiếng ảo.
  • 12:48 - 12:51
    Không dễ dàng gì để quay lại
    nơi này và đột phá đâu.
  • 12:51 - 12:53
    Đó là điều đầu tiên
    ta có thể làm.
  • 12:53 - 12:56
    Thứ hai là, có rất nhiều chuyện
    tương tự khác có thể làm.
  • 12:56 - 12:58
    Hôm nay, ta đâu phải tụ lại để
    thuyết phục lẫn nhau.
  • 12:58 - 13:02
    Ta ở đây để nêu lên sự cần thiết
    của việc bảo tồn ngôn ngữ.
  • 13:02 - 13:05
    Và tôi sẽ kể bạn một bí mật.
  • 13:05 - 13:11
    Trẻ con lần đầu
    nhận ra bố nó thông qua ngôn ngữ.
  • 13:11 - 13:17
    Khi con gái tôi chào đời, tôi bảo,
    " Đây là bố con, cục cưng của mẹ" (tiếng Ả Rập)
  • 13:17 - 13:22
    Tôi không muốn nói,
    "Đây là cha con, con yêu." (tiếng Anh).
  • 13:22 - 13:25
    Và khi ở siêu thị,
    tôi hứa sẽ mua cho con bé Noor,
  • 13:25 - 13:28
    nếu nó chịu nói
    "cảm ơn" bằng Ả Rập.
  • 13:28 - 13:32
    Tôi sẽ không chịu,"Cám ơn, mẹ" (Pháp)
    và hi vọng sẽ không ai nghe thấy.
  • 13:32 - 13:43
    ( Vỗ Tay)
  • 13:43 - 13:49
    Hãy chung tay loại bỏ
    sự thụt lùi văn hóa này!
  • 13:49 - 13:54
    ( Vỗ Tay)
Title:
Ai bảo nói tiếng Ả Rập là không "cool" ?
Speaker:
Suzanne Talhouk
Description:

Trong bài diễn thuyết, Suzanne Talhouk kêu gọi vực dậy ngôn ngữ Ả Rập bằng cách hiện đại hóa và sử dụng chúng trong biểu cảm sáng tạo. Công trình của cô tập trung vào việc tái tạo sự hiện diện của thế giới nói tiếng Ả Rập và loại trừ những mặc cảm trong xã hội.

more » « less
Video Language:
Arabic
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:12

Vietnamese subtitles

Revisions