Return to Video

Sức mạnh của nghĩ xa trong thời đại bấp bênh

  • 0:01 - 0:04
    Vào mùa đông năm 2012,
  • 0:04 - 0:06
    Tôi đi thăm nhà bà nội tôi
  • 0:06 - 0:07
    ở Nam Ấn Độ,
  • 0:07 - 0:09
    một nơi mà, nhân tiện
  • 0:09 - 0:12
    loài muỗi ở đó đặc biệt thích máu
    của những người sinh ra ở Mỹ.
  • 0:12 - 0:14
    (Cười)
  • 0:14 - 0:15
    Không đùa đâu.
  • 0:15 - 0:19
    Khi tôi ở đó,
    tôi nhận được một món quà không mong đợi.
  • 0:20 - 0:22
    Nó là nhạc cụ cổ xưa này
  • 0:22 - 0:24
    được chế tạo ra hơn một thế kỷ trước,
  • 0:24 - 0:27
    được khắc thủ công từ gỗ hiếm,
  • 0:27 - 0:28
    được khảm ngọc trai
  • 0:28 - 0:30
    và hàng tá những dây kim loại.
  • 0:32 - 0:34
    Đó là một bảo vật gia truyền,
  • 0:34 - 0:36
    một sự kết nối giữa quá khứ của tôi,
  • 0:36 - 0:38
    đất nước mà cha mẹ tôi được sinh ra,
  • 0:38 - 0:40
    với tương lai,
  • 0:40 - 0:42
    những nơi khác mà tôi sẽ sinh sống.
  • 0:43 - 0:46
    Tôi thật sự không nhận ra điều đó
    tại thời điểm tôi nhận nó
  • 0:46 - 0:50
    nhưng sau đó nó trở thành
    một ẩn dụ mạnh mẽ cho công việc của tôi.
  • 0:51 - 0:53
    Chúng ta đều biết câu thành ngữ,
  • 0:53 - 0:55
    "Việc hôm nay chớ để ngày mai."
  • 0:56 - 1:00
    Nhưng ngày nay, dường như là
    không có thời gian nào ngoài hiện tại.
  • 1:01 - 1:06
    Dường như những việc tức thời và phù du
    đang chi phối cuộc sống chúng ta,
  • 1:06 - 1:08
    nền kinh tế và chính trị của chúng ta.
  • 1:10 - 1:14
    Thật là dễ để biết được
    số bước chân chúng ta đã đi trong hôm nay
  • 1:14 - 1:17
    hay những dòng cập nhật mạng xã hội
    của nhân vật nổi tiếng.
  • 1:19 - 1:23
    Kinh doanh cũng dễ dàng theo đuổi
    việc tạo ra lợi nhuận tức thì
  • 1:24 - 1:26
    và thờ ơ những phát minh tốt
    đẹp cho tương lai.
  • 1:28 - 1:32
    Và càng dễ hơn nữa
    để chính phủ trì hoãn hoạt động
  • 1:32 - 1:35
    trong khi hải sản và đất đai trồng trọt
    đang cạn kiệt
  • 1:36 - 1:38
    thay vì bảo tồn chúng
    cho thế hệ tương lai.
  • 1:40 - 1:42
    Tôi có một cảm giác rằng, với tốc độ này,
  • 1:43 - 1:48
    Thật khó để thế hệ chúng ta
    được nhớ đến như là những tổ tiên tốt.
  • 1:49 - 1:53
    Nếu bạn nghĩ về nó,
    loài người chúng ta tiến hoá để nghĩ xa,
  • 1:53 - 1:55
    để vươn đến những ngôi sao,
  • 1:55 - 1:57
    mơ về sự sống đời sau,
  • 1:57 - 1:59
    gieo hạt cho thế hệ sau thu hoạch.
  • 2:01 - 2:06
    Một số nhà khoa học gọi siêu sức mạnh này
    là "du hành thời gian bằng tinh thần,"
  • 2:06 - 2:10
    và nó có trách nhiệm với khá nhiều thứ
    mà chúng ta gọi là văn minh nhân loại,
  • 2:10 - 2:12
    từ việc đồng áng đến Đại Hiến Chương
  • 2:12 - 2:14
    rồi đến internet --
  • 2:14 - 2:17
    tất cả trước hết được gợi lên
    trong tâm trí con người.
  • 2:18 - 2:20
    Nhưng hãy thực tế:
  • 2:20 - 2:22
    Nếu thử nhìn quanh chúng ta ngày hôm nay,
  • 2:22 - 2:26
    dường như chúng ta đang không sử dụng
    siêu năng lực này đầy đủ,
  • 2:28 - 2:30
    và điều đó nảy sinh câu hỏi:
    Vì sao lại không?
  • 2:33 - 2:34
    Những gì sai lầm chính là
  • 2:34 - 2:38
    cách cộng đồng, doanh nghiệp và
    các học viện được thiết kế.
  • 2:38 - 2:41
    Chúng được thiết kế theo một cách
    làm suy yếu tầm nhìn xa của ta.
  • 2:42 - 2:45
    Tôi muốn nói với các bạn
    về ba sai lầm chủ chốt
  • 2:45 - 2:46
    mà chúng ta đang mắc phải.
  • 2:48 - 2:50
    Sai lầm đầu tiên là những gì ta đo lường.
  • 2:52 - 2:55
    Khi chúng ta nhìn vào lợi nhuận
    từng quý của một công ty
  • 2:55 - 2:56
    hay giá cổ phiếu ngắn hạn của nó,
  • 2:56 - 2:59
    thường không phải là một cách đo tốt
  • 2:59 - 3:02
    về liệu rằng công ty đó
    có đang chiếm lĩnh được thị trường
  • 3:02 - 3:04
    hay có nhiều sáng tạo lâu dài.
  • 3:04 - 3:09
    Khi ta dính chặt bản thân vào bảng điểm
    mà con cái mang từ trường về,
  • 3:09 - 3:12
    đó không cần thiết là những điều tốt
    cho việc học
  • 3:12 - 3:14
    và trí tò mò của trẻ lâu dài.
  • 3:15 - 3:18
    Chúng ta không đo những gì
    quan trọng trong tương lai.
  • 3:20 - 3:23
    Sai lầm thứ hai mà ta đang mắc phải
    làm suy yếu tầm nhìn xa của ta
  • 3:23 - 3:25
    là thứ mà ta đang tuyên dương
  • 3:26 - 3:29
    Khi ta ăn mừng một lãnh đạo chính trị
    hay một lãnh đạo doanh nghiệp
  • 3:29 - 3:32
    cho thảm hoạ mà cô ta vừa xử lý được
  • 3:32 - 3:35
    hay thông cáo mà cô ta vừa nói ra,
  • 3:35 - 3:36
    ta đang không động viên người ấy
  • 3:36 - 3:39
    tập trung vào việc ngăn chặn
    những thảm hoạ ấy ngay từ đầu,
  • 3:40 - 3:45
    hay ngăn chặn sự nguy cơ cho tương lai
    bằng cách bảo vệ cộng đồng khỏi lũ lụt
  • 3:45 - 3:47
    hay đấu tranh sự bất bình đẳng
  • 3:47 - 3:49
    hay đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục.
  • 3:51 - 3:55
    Sai lầm thứ ba làm giảm
    tầm nhìn xa của chúng ta
  • 3:55 - 3:57
    là những gì ta không hình dung được.
  • 3:58 - 4:00
    Giờ đây, khi ta nghĩ về tương lai,
  • 4:00 - 4:03
    ta có xu hướng tập trung
    dự báo điều gì xảy ra tiếp theo,
  • 4:03 - 4:06
    liệu chúng ta có đang sử dụng tử vi
    hay thuật toán để dự báo nó.
  • 4:08 - 4:13
    Ngược lại ta bỏ ra ít thời gian vào việc
    hình dung ra các khả năng mà tương lai có.
  • 4:14 - 4:19
    Khi bệnh Ebola bộc phát đột ngột
    ở Tây Phi vào năm 2014,
  • 4:19 - 4:23
    bộ y tế các nước trên thế giới
    đã có những dấu hiệu cảnh báo sớm
  • 4:23 - 4:25
    đi kèm những công cụ dự báo
  • 4:25 - 4:28
    cho thấy dịch bệnh bộc phát
    có thể lan ra như thế nào,
  • 4:28 - 4:32
    nhưng họ thất bại trong việc tìm hiểu
    nó xảy ra như thế nào,
  • 4:32 - 4:34
    và họ không hành động
    kịp thời để can thiệp,
  • 4:34 - 4:37
    và để dịch bệnh phát triển
    giết chết hơn 11,000 người.
  • 4:39 - 4:42
    Khi người ta có nhiều nguồn lực
    và những dự báo tốt
  • 4:42 - 4:45
    họ không chuẩn bị cho các cơn siêu bão,
  • 4:45 - 4:49
    họ thường không hình dung được
    chúng nguy hiểm đến dường nào.
  • 4:51 - 4:54
    Giờ thì, không có sai lầm nào
    mà tôi đã mô tả,
  • 4:54 - 4:56
    nghe một cách vô vọng,
  • 4:56 - 4:58
    là không thể tránh khỏi.
  • 4:58 - 5:00
    Thực tế thì chúng đều có thể tránh được.
  • 5:01 - 5:04
    Những gì ta cần để đưa ra quyết định
    tốt hơn về tương lai
  • 5:04 - 5:06
    là những công cụ hỗ trợ tầm nhìn xa,
  • 5:06 - 5:08
    công cụ có thể giúp ta nghĩ xa.
  • 5:08 - 5:11
    Hãy nghĩ về thứ này như gì đó
    giống kính viễn vọng
  • 5:11 - 5:15
    giúp những thuyền trưởng ngày xưa sử dụng
    khi họ quét qua đường chân trời.
  • 5:15 - 5:19
    Thay vì chỉ nhìn xuyên qua không gian
    và đại dương,
  • 5:19 - 5:22
    những công cụ này còn thấy xuyên qua
    thời gian đến tương lại.
  • 5:24 - 5:26
    Tôi muốn chia sẻ với bạn
    một vài công cụ
  • 5:26 - 5:28
    mà tôi đã tìm thấy trong nghiên cứu
  • 5:28 - 5:30
    tôi nghĩ có thể giúp
    ta có tầm nhìn xa.
  • 5:32 - 5:34
    Công cụ đầu tiên
    tôi muốn chia sẻ với các bạn
  • 5:34 - 5:37
    Tôi nghĩ về việc công dụng của
    đầu tư bền vững.
  • 5:37 - 5:41
    Đây là Wes Jackson, một nông dân
    mà tôi đã ghé thăm vài lần ở Kansas.
  • 5:41 - 5:43
    Và Jackson biết rằng
  • 5:43 - 5:47
    cách mà hầu hết những vụ mùa
    được gieo trồng khắp thế giới ngày nay
  • 5:47 - 5:50
    đang vắt kiệt lớp đất màu mỡ
    ở trên cùng của hành tinh
  • 5:50 - 5:52
    chúng ta cần nuôi dưỡng
    thế hệ tương lai.
  • 5:53 - 5:55
    Anh ấy tập hợp một nhóm
    các nhà khoa học,
  • 5:55 - 5:59
    và họ chăm sóc những vụ mùa
    cây ngũ cốc lâu năm có rễ sâu
  • 5:59 - 6:01
    để giữ lại lớp màu mỡ trên cùng
    của cánh đồng,
  • 6:01 - 6:04
    ngăn chặn xói mòn
    và bảo vệ vụ thu hoạch trong tương lai.
  • 6:05 - 6:07
    Nhưng họ cũng biết rằng
  • 6:07 - 6:11
    để mà làm cho những người nông dân
    trồng những cây này trong ngắn hạn,
  • 6:11 - 6:14
    họ cần thúc đẩy
    sản lương hàng năm của nó
  • 6:14 - 6:18
    và tìm những công ty sẵn lòng
    chế biến ngũ cốc và bia từ chúng
  • 6:18 - 6:22
    để nông dân có thể thu về lợi nhuận
    hôm nay bằng hành động cho ngày mai.
  • 6:23 - 6:25
    Và đây là một chiến lược thử-và-sai.
  • 6:25 - 6:28
    Thực tế, nó được sử dụng
    bởi George Washington Carver
  • 6:28 - 6:32
    ở miền Nam nước Mỹ
    sau cuộc nội chiến
  • 6:32 - 6:34
    ở đầu thế kỷ thứ 20.
  • 6:34 - 6:39
    Rất nhiều người có lẽ từng nghe
    về 300 cách sử dụng hạt lạc của Carver,
  • 6:39 - 6:42
    sản phẩm và công thức chế biến
    mà anh đưa ra
  • 6:42 - 6:44
    đã làm cho hạt lạc rất phổ biến.
  • 6:44 - 6:47
    Nhưng không phải ai cũng biết
    vì sao Carver làm vậy.
  • 6:48 - 6:51
    Anh ấy đã cố gắng giúp đỡ
    những nông dân nghèo Alabama
  • 6:51 - 6:53
    khi năng suất trồng bông
    của họ đang giảm sút,
  • 6:53 - 6:56
    và anh ấy biết rằng trồng lạc
    trên những cánh đồng ấy
  • 6:56 - 6:57
    sẽ giúp đất thêm màu mỡ
  • 6:57 - 7:00
    để việc trồng bông của họ
    sẽ tốt hơn một vài năm sau.
  • 7:00 - 7:03
    Nhưng anh ấy cũng biết rằng chúng cần
    phải sinh lợi trong ngắn hạn.
  • 7:04 - 7:07
    Giờ thì hãy nói về
    một công cụ khác cho tầm nhìn xa.
  • 7:08 - 7:12
    Cái này tôi thích nghĩ về nó
    như lưu trữ hồi ức về quá khứ sinh động
  • 7:12 - 7:14
    để giúp chúng ta hình dung về tương lai.
  • 7:15 - 7:17
    Vậy nên tôi đã đi đến Fukushima, Nhật Bản
  • 7:17 - 7:20
    trong ngày kỉ niệm lần thứ sáu
    thảm họa hạt nhân ở đó
  • 7:20 - 7:24
    tiếp theo sau trận động đất và
    sóng thần ở Tohoku năm 2011.
  • 7:25 - 7:30
    Khi tôi ở đó, tôi biết được
    về nhà máy điện hạt nhân Onagawa,
  • 7:30 - 7:33
    thậm chí còn ở gần
    tâm chấn động đất hơn
  • 7:33 - 7:35
    nhà máy điện Fuskushima Daiichi
    mà chúng ta đều biết tới.
  • 7:37 - 7:39
    Ở Onagawa, người dân thành phố
  • 7:39 - 7:41
    thực tế còn di tản đến
    nhà máy điện hạt nhân
  • 7:41 - 7:43
    như một nơi trú ẩn.
  • 7:43 - 7:45
    Nơi đó an toàn.
  • 7:45 - 7:47
    Nó được dự phòng cho sóng thần.
  • 7:48 - 7:51
    Nó là sự chuẩn bị trước của chỉ một kĩ sư,
  • 7:51 - 7:53
    Yanosuke Hirai,
  • 7:53 - 7:54
    người đã làm nó thành hiện thực.
  • 7:55 - 7:59
    Trong những năm 1960, anh ấy lao vào
    xây dựng nhà máy điện đó
  • 7:59 - 8:00
    cách xa bờ biển hơn nữa
  • 8:00 - 8:03
    nâng lên cao hơn
    và với một đê chắn sóng cao hơn.
  • 8:04 - 8:08
    Anh ấy biết câu chuyện về
    đền thờ ở quê anh,
  • 8:08 - 8:11
    đã bị lũ cuốn trôi
    trong năm 869 sau một cơn sóng thần.
  • 8:11 - 8:16
    Nó là kiến thức về lịch sử
    đã cho phép anh ấy hình dung ra
  • 8:16 - 8:18
    những gì người khác không thể.
  • 8:20 - 8:22
    và một công cụ nữa về tầm nhìn xa.
  • 8:23 - 8:26
    Cái này tôi nghĩ nó như là
    tạo ra đồ gia bảo chia sẻ qua nhiều đời.
  • 8:26 - 8:30
    Đó là những ngư dân câu tôm hùm
    trên Thái Bình Dương ở Mexico,
  • 8:30 - 8:32
    và họ là những người đã dạy tôi điều này.
  • 8:32 - 8:35
    Họ bảo vệ những vụ tôm hùm ở đó
  • 8:35 - 8:37
    gần một thế kỉ,
  • 8:37 - 8:41
    và họ làm điều đó
    bằng cách xem nó như tài nguyên chia sẻ
  • 8:41 - 8:44
    để họ truyền lại cho con cháu.
  • 8:44 - 8:46
    Họ cẩn thận đo lường những gì họ bắt được
  • 8:46 - 8:49
    để không bắt những tôm hùm
    giống khỏi đại dương.
  • 8:51 - 8:54
    Xuyên suốt khu vực Bắc Mỹ,
    có hơn 30 ngư trường đánh bắt
  • 8:54 - 8:57
    đang áp dụng phương thức
    tương tự như thế.
  • 8:57 - 9:01
    Họ đang tạo ra những cổ phần dài hạn
    trong ngư trường như chia sẻ đánh bắt
  • 9:01 - 9:03
    động viên ngư dân
  • 9:03 - 9:07
    không chỉ khai thác bất cứ gì
    có thể đem về từ đại dương
  • 9:07 - 9:09
    mà còn trong sự sống lâu dài.
  • 9:11 - 9:14
    Giờ thì có nhiều, rất nhiều công cụ
    của tầm nhìn xa
  • 9:14 - 9:15
    Tôi muốn chia sẻ với các bạn,
  • 9:15 - 9:17
    và chúng đến từ nhiều nơi trên thế giới:
  • 9:17 - 9:21
    quỹ đầu tư nhìn xa hơn
    giá cổ phiếu ngắn hạn,
  • 9:21 - 9:23
    nhà nước giúp cuộc bầu cử
    giảm phụ thuộc
  • 9:23 - 9:26
    vào những lợi nhuận cấp thiết
    đến nhà đầu tư tranh cử.
  • 9:27 - 9:31
    Chúng ta sắp cần phải nắm vững
    những công cụ này càng nhiều càng tốt
  • 9:31 - 9:34
    nếu chúng ta muốn tư duy lại
    những gì ta đo lường
  • 9:34 - 9:35
    thay đổi những gì ta tuyên dương
  • 9:35 - 9:38
    và đủ dũng cảm để hình dung ra
    những dối trá ở trước mặt.
  • 9:40 - 9:44
    Không phải tất cả đều dễ dàng
    như bạn tưởng tượng.
  • 9:45 - 9:48
    Một vài công cụ ở đây
    ta có thể lấy được trong cuộc sống,
  • 9:48 - 9:53
    một vài thứ nữa ta dự định sẽ làm
    trong doanh nghiệp và cộng đồng,
  • 9:53 - 9:56
    và một vài thứ ta cần làm
    với tư cách xã hội.
  • 9:58 - 10:00
    Tương lai đáng cho sự nỗ lực này.
  • 10:03 - 10:08
    Khát vọng của tôi để duy trì nỗ lực này
    là dụng cụ mà tôi chia sẻ với bạn.
  • 10:08 - 10:09
    Nó được gọi là dilruba,
  • 10:10 - 10:14
    và nó được đặc biệt tạo ra
    dành cho ông cố của tôi.
  • 10:14 - 10:17
    Ông ấy là nhà phê bình âm nhạc
    nghệ thuật nổi tiếng ở Ấn Độ
  • 10:17 - 10:18
    trong những năm đầu thế kỉ 20.
  • 10:20 - 10:25
    Ông cố của tôi có một tầm nhìn xa
    để giữ lại nhạc cụ này
  • 10:26 - 10:30
    tại thời điểm khi bà cố của tôi
    cầm cố tất cả tài sản trong nhà,
  • 10:30 - 10:31
    đó là một câu chuyện khác.
  • 10:34 - 10:37
    Ông ấy giữ lại nó để truyền lại
    cho thế hệ sau,
  • 10:37 - 10:38
    bằng cách truyền nó lại cho bà nội,
  • 10:38 - 10:40
    để rồi bà tiếp tục truyền lại cho tôi.
  • 10:43 - 10:46
    Khi tôi lần đầu tiên nghe
    âm thanh của nhạc cụ này,
  • 10:46 - 10:47
    nó ám ảnh tôi.
  • 10:48 - 10:52
    Nó cảm giác như đang nghe
    người lãng du trong màn sương Himalaya.
  • 10:53 - 10:56
    Như đang nghe
    một âm thanh từ quá khứ.
  • 10:57 - 11:01
    (Nhạc)
  • 11:33 - 11:34
    (Nhạc kết thúc)
  • 11:37 - 11:40
    Đó là bạn tôi Simran Singh
    đang chơi dilruba.
  • 11:41 - 11:44
    Khi tôi chơi nó, tôi chơi
    dở như hạch ấy
  • 11:44 - 11:46
    vì thế bạn cứ tự nhiên.
  • 11:46 - 11:48
    (Cười)
  • 11:48 - 11:51
    Nhạc cụ này đang ở nhà tôi hôm nay,
  • 11:51 - 11:53
    nhưng nó không hẳn thuộc về tôi.
  • 11:55 - 11:57
    Đó là trách nhiệm của tôi phải chăm nom nó
  • 11:58 - 12:02
    và cảm giác có ý nghĩa với tôi
    hơn là chỉ sở hữu nó cho ngày hôm nay.
  • 12:04 - 12:10
    Nhạc cụ này đặt tôi vào vị thế
    vừa là bậc tổ tiên vừa là một hậu thế.
  • 12:11 - 12:15
    Nó làm tôi cảm giác thuộc về một phần
    câu chuyện lớn hơn bản thân mình.
  • 12:17 - 12:18
    Và tôi tin rằng,
  • 12:18 - 12:22
    nó là cách mạnh mẽ duy nhất
    chúng ta có thể lấy lại tầm nhìn xa:
  • 12:24 - 12:28
    bằng cách nhìn bản thân chúng ta
    như là một tổ tiên tốt mong mỏi trở thành,
  • 12:30 - 12:32
    tổ tiên không chỉ với con cháu chúng ta
  • 12:34 - 12:35
    mà còn với cả nhân loại.
  • 12:37 - 12:39
    Bất kể vật gia truyền của bạn là gì,
  • 12:40 - 12:42
    cho dù nó lớn hay nhỏ,
  • 12:44 - 12:45
    bảo vệ nó
  • 12:47 - 12:50
    và hãy biết rằng âm thanh của nó
    có thể cộng hưởng cho muôn đời sau.
  • 12:51 - 12:52
    Cảm ơn.
  • 12:52 - 12:57
    (Vỗ tay)
Title:
Sức mạnh của nghĩ xa trong thời đại bấp bênh
Speaker:
Bina Venkataraman
Description:

Trong một cuộc nói chuyện về tương lai, tác giả Bina Venkataraman trả lời một câu hỏi then chốt của thời đại chúng ta: Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm tương lai của mình và thực hiện đúng đắn bởi những thế hệ sau? Cô phân tích những sai lầm chúng ta mắc phải khi hình dung về tương lai của cuộc sống, doanh nghiệp và cộng đồng của chúng ta, tiết lộ cách chúng ta có thể lấy lại tầm nhìn xa bẩm sinh của mình. Những gì nổi bật lên là một tình thế ngạc nhiên để hy vọng - và một con đường để trở thành 'những ông bà tổ tiên tốt' mà chúng ta hằng mong mỏi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:31

Vietnamese subtitles

Revisions