Return to Video

Làm cách nào để giúp cơ thể mau lành lại

  • 0:01 - 0:05
    Sẽ thế nào nếu bạn có thể
    uống thuốc hay tiêm vắc-xin
  • 0:05 - 0:07
    và, giống như việc khỏi ốm,
  • 0:07 - 0:09
    bạn có thể làm lành vết thương nhanh hơn?
  • 0:09 - 0:12
    Ngày nay, nếu phải phẫu thuật
    hay gặp tai nạn,
  • 0:12 - 0:14
    chúng ta phải nằm viện
    đến hàng tuần,
  • 0:14 - 0:17
    với vết sẹo để lại và
    những tác dụng phụ đau đớn
  • 0:17 - 0:22
    khi cơ thể không thể tái tạo
    và phát triển các cơ quan khỏe mạnh.
  • 0:22 - 0:24
    Công việc của tôi là tạo ra
    những nguyên liệu
  • 0:24 - 0:29
    hướng dẫn hệ miễn dịch đưa ra
    những tín hiệu để sản sinh mô mới
  • 0:29 - 0:33
    giống như vắc-xin giúp cơ thể
    chúng ta chiến đấu lại bệnh tật,
  • 0:33 - 0:35
    chúng ta có thể giúp hệ miễn dịch
  • 0:35 - 0:38
    sản sinh mô mới và khiến
    những vết thương mau lành nhanh hơn.
  • 0:38 - 0:43
    Ngày nay, việc tái tạo bộ phận cơ thể
    từ con số 0 nghe như một phép màu,
  • 0:43 - 0:46
    nhưng có rất nhiều sinh vật sống
    có thể đạt được điều này.
  • 0:46 - 0:48
    Một số loài thằn lằn có
    thể tái tạo lại đuôi,
  • 0:48 - 0:52
    loài kỳ nhông khiêm tốn có thể
    hoàn toàn tái tạo lại chân trước
  • 0:52 - 0:55
    và thậm chí con người chúng ta
    có thể tái tạo lá gan
  • 0:55 - 0:58
    sau khi mất hơn một nửa
    lá gan ban đầu.
  • 0:59 - 1:01
    Để phép màu như vậy
    đến gần hơn với cuộc sống,
  • 1:01 - 1:05
    tôi đang nghiên cứu cách cơ thể
    có thể lành lại và tái tạo mô
  • 1:05 - 1:08
    thông qua những hướng dẫn
    từ hệ thống miễn dịch.
  • 1:08 - 1:12
    Từ vết xước trên đầu gối
    làm ảnh hưởng tới viêm xoang,
  • 1:12 - 1:15
    hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chúng ta
    khỏi nguy hiểm.
  • 1:15 - 1:17
    Tôi là nhà nghiên cứu miễn dịch,
  • 1:17 - 1:20
    và bằng việc áp dụng kiến thức
    về hệ thống bảo vệ cơ thể,
  • 1:20 - 1:22
    tôi có thể tìm ra những thành
    phần then chốt
  • 1:22 - 1:25
    trong cuộc chiến tái tạo lại
    những vết cắt và bầm tím.
  • 1:25 - 1:28
    Khi nhìn vào những nguyên liệu
    đang được thử nghiệm
  • 1:28 - 1:30
    cho khả năng giúp tái tạo
    lại cơ bắp,
  • 1:30 - 1:35
    nhóm tôi nhận thấy, khi điều trị cơ bắp
    tổn thương với những thành phần này
  • 1:35 - 1:37
    đã có một số lượng lớn
    tế bào (TB) miễn dịch
  • 1:37 - 1:39
    trong nguyên liệu này
    và bao quanh cơ bắp,
  • 1:40 - 1:41
    Trong trường hợp này,
  • 1:41 - 1:45
    thay vì các TB miễn dịch chạy tới
    chỗ nhiễm trùng để chống lại vi khuẩn
  • 1:45 - 1:48
    chúng chạy hướng tới vết thương.
  • 1:48 - 1:51
    Tôi khám phá ra một loại TB cụ thể
  • 1:51 - 1:52
    tế bào hỗ trợ T,
  • 1:52 - 1:55
    xuất hiện bên trong vật chất
    tôi cấy vào
  • 1:55 - 1:57
    và thực sự cần thiết cho
    việc vết thương lành lại.
  • 1:58 - 2:02
    Giờ đây, giống như khi còn nhỏ,
    bạn bẻ một chiếc bút chì
  • 2:02 - 2:04
    và cố gắng dán nó lại,
  • 2:04 - 2:06
    chúng ta có thể lành lại
  • 2:06 - 2:08
    nhưng có thể không phải
    ở trạng thái tốt nhất,
  • 2:08 - 2:09
    chúng ta sẽ có sẹo.
  • 2:10 - 2:12
    và nếu chúng ta không có những TB
    hỗ trợ T,
  • 2:13 - 2:14
    thay vì một cơ bắp khoẻ mạnh,
  • 2:14 - 2:17
    cơ bắp của chúng ta phát triển
    những TB mỡ bên trong,
  • 2:17 - 2:20
    và nếu có mỡ bên trong cơ bắp,
    nó sẽ không còn chắc khoẻ.
  • 2:20 - 2:22
    Nhờ vào hệ miễn dịch của chúng ta,
  • 2:22 - 2:25
    cơ thể có thể lành lại
    mà không có những vết sẹo đó,
  • 2:25 - 2:28
    giống như trước khi chúng ta
    bị chấn thương.
  • 2:29 - 2:32
    Tôi hiện đang làm việc để
    tạo ra vật chất đó,
  • 2:32 - 2:34
    giúp đưa tín hiệu để
    tạo dựng mô mới
  • 2:34 - 2:36
    bằng việc thay đổi
    phản ứng miễn dịch.
  • 2:37 - 2:41
    Chúng ta biết rằng bất cứ lúc nào
    có vật chất được cấy vào cơ thể,
  • 2:41 - 2:43
    hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại.
  • 2:43 - 2:48
    Từ máy trợ tim đến ống bơm insulin
  • 2:48 - 2:51
    đến những thiết bị các kỹ sư tạo dựng
    để tạo ra những mô mới.
  • 2:52 - 2:56
    Khi tôi đặt vật chất đó, hay tạo dựng
    nó trong cơ thể,
  • 2:56 - 3:00
    hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một
    môi trường nhỏ gồm các TB và protein
  • 3:00 - 3:03
    tạo sự thay đổi trong cách
    các TB gốc phản ứng.
  • 3:03 - 3:08
    Giờ đây, giống như việc thời tiết
    ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày,
  • 3:08 - 3:09
    như việc đi chạy
  • 3:09 - 3:14
    hoặc ở trong nhà xem hết một
    chương trình TV trên Netflix,
  • 3:14 - 3:16
    môi trường miễn dịch của khung
    vật chất
  • 3:16 - 3:18
    ảnh hưởng tới cách
    các TB gốc hình thành và phát triển.
  • 3:19 - 3:21
    Nếu tín hiệu đưa ra sai lệch,
  • 3:21 - 3:23
    ví dụ như tín hiệu Netflix,
  • 3:23 - 3:25
    chúng ta tạo ra TB mỡ mới
    thay vì cơ,
  • 3:27 - 3:30
    Khung vật chất đó được tạo ra
    từ rất nhiều thứ,
  • 3:30 - 3:33
    từ nhựa cho đến những nguyên liệu
    tự nhiên,
  • 3:33 - 3:36
    những sợi nano dày mỏng khác nhau,
  • 3:36 - 3:39
    những miếng mút với
    ít hoặc nhiều lỗ rỗng,
  • 3:39 - 3:40
    gel với những độ trơn
    khác nhau,
  • 3:40 - 3:43
    và những nhà nghiên cứu còn
    có thể tạo ra những vật chất
  • 3:43 - 3:46
    tạo ra những tín hiệu khác nhau
    theo từng thời gian.
  • 3:46 - 3:50
    Nói cách khác, chúng ta có thể
    điều khiển một dàn nhạc mô TB
  • 3:51 - 3:54
    bằng cách đưa chúng sân khấu,
    tín hiệu và dụng cụ phù hợp
  • 3:54 - 3:57
    cái có thể được thay đổi
    cho những mô TB khác nhau.
  • 3:57 - 3:59
    giống như một nhà sản xuất
    có thể thay đổi hệ thống
  • 3:59 - 4:02
    cho vở "Những người khốn khổ" với
    "Little Shop of Horrors".
  • 4:02 - 4:05
    Tôi đang hoà trộn những
    loại tín hiệu cụ thể
  • 4:05 - 4:10
    bắt chước phản ứng cơ thể đối với
    vết thương để giúp chúng ta tái tạo.
  • 4:10 - 4:14
    Trong tương lai, chúng ta có thể thấy
    những miếng dán không để lại sẹo.
  • 4:14 - 4:18
    chất làm đầy cơ, hay thậm chí
    vắc-xin làm lành vết thương.
  • 4:18 - 4:22
    Hiện tại, ta chưa thể tỉnh dậy và cơ thể
    tự lành ngay như Người Sói.
  • 4:22 - 4:23
    Cũng không phải thứ Ba tới.
  • 4:23 - 4:25
    Nhưng với những công
    nghệ hiện đại này,
  • 4:25 - 4:29
    và bằng việc giúp hệ thống miễn dịch
    tái tạo TB và làm lành vết thương,
  • 4:29 - 4:32
    chúng ta có thể bắt đầu thấy
    những sản phẩm trên thị trường
  • 4:32 - 4:35
    giúp hệ thống bảo vệ của cơ thể
    tái tạo
  • 4:35 - 4:38
    và có thể một ngày nào đó, ta có thể
    bắt kịp với loài kỳ nhông.
  • 4:40 - 4:41
    Xin cảm ơn.
  • 4:41 - 4:42
    (Vỗ tay)
Title:
Làm cách nào để giúp cơ thể mau lành lại
Speaker:
Kaitlyn Sadtler
Description:

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể giúp cơ thể lành lại nhanh hơn và không để lại sẹo, như Người Sói trong X-Men? Diễn giả Kaitlyn Sadtler đang nỗ lực biến giấc mơ thành hiện thực với việc tạo ra những vật chất sinh học có thể giúp hệ miễn dịch phản ứng lại với những vết thương. Trong buổi nói chuyện ngắn này, cô đưa ra những cách khác nhau mà những sản phẩm mới này có thể giúp cơ thể tái tạo.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
04:57

Vietnamese subtitles

Revisions