Return to Video

Câu chuyện đằng sau những bức ảnh bìa độc đáo của tạp chi The New Yorker

  • 0:01 - 0:03
    24 năm trước
  • 0:03 - 0:04
    tôi được chọn vào vị trí giám đốc nghệ thuật
  • 0:04 - 0:06
    của tạp chí The New Yorker
  • 0:06 - 0:10
    với trách nhiệm là làm tươi mới trở lại
  • 0:10 - 0:15
    một tạp chí rơi vào cảnh cạn kiệt sự sáng tạo
  • 0:15 - 0:18
    và cùng với những nghệ sĩ mới
  • 0:18 - 0:21
    đưa tạp chí này thoát khỏi sự mơ hồ về thời cuộc
  • 0:21 - 0:25
    trở lại với dòng chảy.
  • 0:25 - 0:27
    Và tôi nghĩ công việc đó là dành cho tôi
  • 0:27 - 0:32
    bởi tôi luôn bị lôi cuốn bởi cái cách chỉ một bức hình
  • 0:32 - 0:34
    hay một bức vẽ đơn giản
  • 0:34 - 0:38
    có thể cắt xuyên qua hàng ngàn bức ảnh chúng ta thấy hằng ngày,
  • 0:39 - 0:41
    để lưu giữ từng khoảnh khắc
  • 0:41 - 0:46
    hay chiếu thấu một hiện tượng xã hội, một sự việc phức tạp
  • 0:46 - 0:51
    theo cái cách mà không thể diễn tả được bằng ngôn từ,
  • 0:51 - 0:55
    và đơn giản hóa chúng rồi biến chúng thành một bức biếm họa.
  • 0:56 - 0:58
    Tôi đã đến thư viện và
  • 0:58 - 1:04
    tôi tìm tờ bìa tạp chí đầu tiên được vẽ bởi Rea Irvin vào năm 1925
  • 1:04 - 1:08
    hình ảnh một anh chàng bảnh chọe đang nhìn vào chú bướm qua chiếc kính lúp của mình,
  • 1:09 - 1:12
    và chúng tôi gọi nó là Eustace Tilley.
  • 1:12 - 1:16
    Tôi nhận ra rằng, chỉ bởi vì tờ tạp chí luôn được biết đến
  • 1:16 - 1:22
    với sự nghiên cứu chuyên sâu và lời tường trình dài dằng dặc,
  • 1:22 - 1:25
    mà một vài sự hóm hỉnh đã bị trôi tuột mất,
  • 1:25 - 1:29
    bởi người ta nghĩ Eustace Tilley là một tên công tử bột ngạo mạn,
  • 1:29 - 1:33
    nhưng thực ra, vào năm 1925 ấy
  • 1:33 - 1:36
    khi Rea Irvin phác họa bức tranh lần đầu tiên,
  • 1:36 - 1:39
    là với mục đích xuất bản nó trên một tạp chí biếm họa
  • 1:39 - 1:41
    và hướng tới giới trẻ thời đó,
  • 1:41 - 1:44
    những người được coi là hồn phóng khoáng của "những năm 20s gầm thét".
  • 1:45 - 1:46
    Và cũng trong thư viện,
  • 1:46 - 1:51
    tôi tìm thấy những bức hình hàm chứa dấu ấn của một thời đại -
  • 1:51 - 1:54
    - thời kì Đại khủng hoảng.
  • 1:54 - 1:58
    Những bức ảnh đó cho chúng ta thấy con người thời đó ăn mặc ra sao
  • 1:58 - 2:00
    hay xe của họ trông như thế nào,
  • 2:00 - 2:03
    cả việc họ từng cười vì điều gì.
  • 2:03 - 2:05
    hay những thành kiến thời đó.
  • 2:05 - 2:08
    Và bạn hoàn toàn có thể có một hình ảnh mường tưởng
  • 2:08 - 2:11
    về cuộc sống ở những năm 30.
  • 2:12 - 2:15
    Vậy nên tôi thường tìm đến những họa sĩ đương thời
  • 2:15 - 2:18
    như Adrian Tomine.
  • 2:18 - 2:21
    Tôi thường liên lạc với những họa sĩ tự sự,
  • 2:21 - 2:23
    họa sĩ biếm họa, hay tác giả sách thiếu nhi
  • 2:23 - 2:26
    và đưa cho họ vài chủ đề như là
  • 2:27 - 2:29
    những câu chuyện trên xe điện ngầm,
  • 2:29 - 2:31
    hay ngày lễ tình nhân,
  • 2:31 - 2:33
    rồi họ gửi cho tôi nhưng bản phác họa.
  • 2:33 - 2:37
    Và khi những bản phác thảo đó được chấp thuận bởi tổng biên tập,
  • 2:37 - 2:38
    David Remnick,
  • 2:39 - 2:41
    chúng sẽ được đăng lên tạp chí.
  • 2:41 - 2:43
    Tôi thích cái cách mà
  • 2:43 - 2:49
    những hình ảnh này không trực tiếp nói cho bạn biết ý nghĩa của nó.
  • 2:49 - 2:51
    Chúng làm bạn phải nghĩ,
  • 2:51 - 2:56
    bới nghệ sĩ giống như...
  • 2:56 - 2:57
    .... đưa ra một câu đố,
  • 2:57 - 2:59
    người họa sĩ sẽ là người đặt sẵn nền móng,
  • 2:59 - 3:02
    và nhiêm vụ của bạn là dựng nên ngôi nhà với hình ảnh do chính mình tạo ra.
  • 3:02 - 3:06
    Vậy nên để hiểu được bức tranh bên trái của Anita Kun,
  • 3:06 - 3:09
    hay bức bên phải bởi Tomer Hanuka,
  • 3:09 - 3:12
    bạn phải tìm điểm khác biệt tồn tại chính trong chúng.
  • 3:12 - 3:15
    Và có một điều là...
  • 3:16 - 3:19
    tôi thích cái cách mà
  • 3:19 - 3:25
    người đọc tò mò về chúng
  • 3:26 - 3:30
    cái cách mà ý nghĩa thực đằng sau những bức ảnh
  • 3:30 - 3:32
    phá vỡ những khuôn mẫu thường ngày.
  • 3:32 - 3:33
    Nhưng khi bạn hiểu được nó,
  • 3:33 - 3:37
    nó sẽ sắp xếp lại những khuôn mẫu ấy trong đầu bạn.
  • 3:38 - 3:41
    Nhưng hình ảnh không chỉ ám chỉ con người,
  • 3:41 - 3:43
    nhiều khi, nó chứa đựng cảm xúc.
  • 3:43 - 3:45
    Ngay sau sự việc ngày 11/9,
  • 3:46 - 3:49
    tôi đang ở một trạng thái mà,
  • 3:49 - 3:50
    giống như tất cả những công dân Mỹ khác,
  • 3:50 - 3:55
    không biết làm thế nào để đối mặt với những gì chúng ta đang phải trải qua,
  • 3:55 - 4:01
    cảm tưởng như chẳng có hình ảnh nào có thể lột tả cảnh tượng ấy,
  • 4:01 - 4:03
    và tôi thậm chí định để một tờ bìa đen trống rỗng,
  • 4:03 - 4:05
    kiểu như chẳng thiết có một tờ bìa nữa.
  • 4:05 - 4:09
    Và tôi nói chuyện với chồng tôi, nhà biếm họa Art Spiegelman,
  • 4:09 - 4:13
    rằng tôi sẽ làm chính xác như vậy,
  • 4:13 - 4:15
    và anh ấy bảo: "Ừm, nếu như em muốn làm tờ bìa toàn màu đen,
  • 4:15 - 4:19
    tại sao không vẽ cái bóng của toà tháp đôi
  • 4:19 - 4:21
    đen trên nền đen?"
  • 4:21 - 4:22
    Tôi ngồi xuống và bắt đầu vẽ với ý tưởng đó
  • 4:22 - 4:24
    và ngay khi hoàn thành nó,
  • 4:25 - 4:26
    tôi thấy lạnh sống lưng,
  • 4:26 - 4:28
    tôi nhận ra rằng
  • 4:29 - 4:32
    khi không thể dùng những bức ảnh được nữa
  • 4:32 - 4:37
    chúng tôi vẫn tìm ra cách để nói lên sự mất mát
  • 4:37 - 4:38
    và tiếc thương
  • 4:38 - 4:39
    và trống vắng.
  • 4:42 - 4:46
    Và tôi học được một bài học sâu sắc rằng
  • 4:46 - 4:52
    nhiều khi đối với những bức ảnh mang nhiều ý nghĩa nhất
  • 4:52 - 4:56
    hãy tạo bằng những điều đơn giản nhất.
  • 4:56 - 5:00
    Và một hình ảnh đơn giản cũng có thể truyền tải một ý nghĩa lớn.
  • 5:00 - 5:02
    Đây là bức ảnh được vẽ bởi Bob Staake
  • 5:02 - 5:08
    ngay sau cuộc tuyển cử của tổng thống Barack Obama
  • 5:08 - 5:12
    hình ảnh đại diện cho một thời điểm lịch sử.
  • 5:12 - 5:14
    Chúng tôi không thể lên kế hoạch trước cho điều này,
  • 5:14 - 5:15
    bởi để tạo nên một hình ảnh mang tính khoảnh khắc như vậy,
  • 5:15 - 5:22
    chúng tôi cần để cho những người nghệ sĩ tự mình lang thang trong dòng cảm xúc của đại chúng
  • 5:22 - 5:24
    khi sự việc đang diễn ra.
  • 5:24 - 5:27
    Trở lại với tháng 10 năm 2016,
  • 5:27 - 5:30
    trong suốt thời gian tuyển cử,
  • 5:30 - 5:34
    đây là hình ảnh duy nhất chúng tôi có thể xuất bản
  • 5:34 - 5:37
    và ra sạp báo vào cái tuần mà mọi người đi bầu cử
  • 5:37 - 5:39
    (cười)
  • 5:39 - 5:42
    Bởi chúng tôi biết chắc nhiều người sẽ cảm thấy như thế này
  • 5:42 - 5:42
    (cười)
  • 5:42 - 5:46
    Và khi kết quả của buổi tổng tuyển cử được thông báo,
  • 5:46 - 5:50
    khi chúng tôi biết được kết quả,
  • 5:50 - 5:53
    chúng tôi thực sự sốc,
  • 5:53 - 5:59
    và đây là hình ảnh, cũng được gửi bởi Bob Staake,
  • 6:00 - 6:02
    nó thực sự tạo nên một cú hit lớn.
  • 6:02 - 6:03
    Và một lần nữa,
  • 6:04 - 6:10
    chúng tôi không biết nên làm gì cho tuần báo tiếp theo,
  • 6:10 - 6:13
    như thể chúng tôi không biết làm cách nào để có thể bước tiếp nữa,
  • 6:13 - 6:15
    nhưng chúng tôi vẫn cố gắng làm,
  • 6:15 - 6:21
    và đây là bức ảnh được xuất bản ngay sau buổi đắc cử của tân tổng thống Donald Trump
  • 6:21 - 6:24
    và thời điểm khi cuộc "Tuần hành phụ nữ" diễn ra
  • 6:24 - 6:26
    trên khắp nước Mỹ.
  • 6:26 - 6:28
    Như vậy trong 24 năm qua,
  • 6:28 - 6:33
    tôi đã chứng kiến hơn 1.000 bức ảnh ra đời, hàng tuần,
  • 6:33 - 6:35
    và tôi thường được hỏi về bức ảnh tôi yêu thích nhất,
  • 6:35 - 6:37
    nhưng tôi không thể chọn
  • 6:37 - 6:43
    bởi điều tôi tự hào nhất đó là sự khác biệt giữa chúng,
  • 6:43 - 6:44
    không cái nào giống cái nào.
  • 6:44 - 6:48
    Và điều đó được tạo nên bởi tài năng và sự đa dạng
  • 6:48 - 6:52
    của toàn bộ nghệ sĩ tạo nên chúng.
  • 6:52 - 6:54
    Và đến bây giờ, như các bạn đã biết...
  • 6:54 - 6:56
    Nga đang "bắt thóp" Mỹ
  • 6:56 - 6:57
    nên...
  • 6:57 - 6:58
    (cười)
  • 6:58 - 7:01
    Trong bức hình được tạo bởi Barry Blitt ngay đây,
  • 7:01 - 7:06
    Eustace đã trở thành Eustace Vladimirovich Tilley (Vladimirovich là tên đệm của tổng thống Nga V.V.Putin)
  • 7:06 - 7:11
    Và chú bướm kia chẳng phải ai khác ngoài "hiện tượng nước Mỹ" Donald Trump
  • 7:11 - 7:12
    đang vỗ đôi cánh của mình
  • 7:12 - 7:16
    cố gắng tìm cách kiếm soát "hiệu ứng cánh bướm",
  • 7:16 - 7:21
    và cái logo nổi tiếng được vẽ bởi Rae Irvin năm 1925,
  • 7:21 - 7:24
    bây giờ được viết theo bản chữ tiếng Nga.
  • 7:24 - 7:28
    Điều khiến tôi hào hứng về khoảnh khắc này,
  • 7:29 - 7:31
    đó là cái cách mà...
  • 7:32 - 7:36
    như bạn biết đấy, tự do báo chí là nền móng của nhân quyền.
  • 7:36 - 7:41
    Và chúng ta có thể thấy rằng dù là điều vĩ đại hay lố bịch,
  • 7:41 - 7:45
    những người nghệ sĩ vẫn có thể lưu giữ lại những điều đang diễn ra
  • 7:45 - 7:48
    theo cái cách mà một người nghệ sĩ
  • 7:48 - 7:53
    chỉ với mực nho và màu nước
  • 7:53 - 7:58
    là đủ để nắm lấy và bước vào cuộc đàm thoại văn hóa.
  • 7:58 - 8:04
    Nó đưa những người nghệ sĩ ấy vào trung tâm,
  • 8:04 - 8:06
    và với tôi, đó chính xác là chỗ đứng của họ.
  • 8:06 - 8:10
    Bởi thứ chúng ta cần nhất bây giờ đó là một bức biếm họa "đáng xem" .
  • 8:10 - 8:12
    Cảm ơn vì đã lắng nghe.
  • 8:12 - 8:15
    (Vỗ tay)
Title:
Câu chuyện đằng sau những bức ảnh bìa độc đáo của tạp chi The New Yorker
Speaker:
Françoise Mouly
Description:

Françoise Mouly, giám đốc sáng tạo của tờ tap chí The New Yorker. Trong suốt 24 nắm qua, bà ấy chính là người đã đưa ra quyết định về những bức hình sẽ xuất hiện trên trang bìa, từ bức phác họa tòa tháp đôi đen tuyền sau ngày 9/11 kinh hoàng, đến cách mượn đầy ẩn ý từ linh vật của tờ báo khi thay hình ảnh của "công tử bột Eustace Tilley" bằng hình ảnh của kẻ quyền lực nhất nước Nga. Qua những câu chuyện được nhắc lại ấy, bà đưa ra nhận định về sức mạnh của nghệ thuật " khi chỉ một nét vẽ đơn giản có thể cắt xuyên qua hàng ngàn những bức ảnh ta thấy hằng ngày, để rồi lấp đầy ta bằng xúc cảm của khoảnh khắc."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:29

Vietnamese subtitles

Revisions