Return to Video

Vì lợi ích của tranh luận

  • 0:00 - 0:04
    Tên tôi là Dan Cohen,và tôi là học giả, như đã được giới thiệu.
  • 0:04 - 0:08
    Và điều đó có nghĩa là tôi tranh luận.
  • 0:08 - 0:10
    Nó là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi,
    và tôi thích tranh luận.
  • 0:10 - 0:14
    Và tôi không phải là chỉ là một học giả,
    tôi còn là một nhà triết học,
  • 0:14 - 0:17
    Vì vậy, tôi muốn nghĩ rằng mình thực sự khá tốt trong tranh luận.
  • 0:17 - 0:20
    Nhưng tôi cũng thích suy nghĩ rất nhiều về tranh luận.
  • 0:20 - 0:24
    Và khi suy nghĩ về tranh luận, tôi đã gặp phải một số câu đố,
  • 0:24 - 0:26
    và một trong số đó là
  • 0:26 - 0:28
    như tôi đã suy nghĩ về tranh luận trong những năm qua,
  • 0:28 - 0:31
    và đã nhiều thập kỷ cho đến nay, tôi đã trở nên khá hơn trong tranh luận,
  • 0:31 - 0:35
    nhưng càng tranh luận
    tôi càng trở nên tốt hơn trong tranh luận,
  • 0:35 - 0:38
    và tôi nhận ra mình càng để mất nhiều thứ.
    Và đó là một câu đố.
  • 0:38 - 0:41
    Và câu đố khác là
    tôi thực sự không để tâm nhiều đến chuyện đó.
  • 0:41 - 0:43
    Tại sao tôi lại chấp nhận việc thua cuộc
  • 0:43 - 0:45
    và tại sao tôi nghĩ rằng những người tranh luận giỏi
  • 0:45 - 0:47
    thì thực sự tốt hơn khi nhượng bộ và chịu thua?
  • 0:47 - 0:49
    Vâng, đó lại là một số câu đố khác.
  • 0:49 - 0:52
    Một là, tại sao chúng ta tranh luận?
    Ai là người hưởng lợi từ các lập luận?
  • 0:52 - 0:54
    Và khi tôi nghĩ về các lập luận bây giờ,
    tôi đang nói về,
  • 0:54 - 0:57
    hãy gọi chúng là các tranh luận học thuật
    hoặc lập luận nhận thức,
  • 0:57 - 0:59
    trong đó, một thứ
    liên quan đến nhận thức được lấy làm chủ chốt.
  • 0:59 - 1:02
    Liệu đề xuất này có đúng?
    Liệu lý thuyết này có là một lý thuyết tốt?
  • 1:02 - 1:06
    Liệu đây có phải là một giải thích khả thi
    cho các dữ liệu hoặc văn bản?
  • 1:06 - 1:09
    Và cứ như thế.
    Tôi không thực sự quan tâm đến những lý luận về
  • 1:09 - 1:12
    đến lượt ai rửa chén
    hoặc ai là người phải đem rác đi đổ.
  • 1:12 - 1:15
    Vâng, chúng ta cũng có những tranh luận như vậy.
  • 1:15 - 1:17
    Tôi có xu hướng giành chiến thắng trong số này,
    bởi vì tôi biết các mánh khóe.
  • 1:17 - 1:18
    Nhưng đó không phải là các lý luận quan trọng.
  • 1:18 - 1:20
    Tôi quan tâm đến
    những lý luận học thuật ngày hôm nay,
  • 1:20 - 1:23
    và đây là những điều đánh đố tôi.
  • 1:23 - 1:28
    Trước tiên, những người giỏi tranh cãi
    giành được những gì khi họ chiến thắng?
  • 1:28 - 1:30
    Tôi sẽ giành được gì khi thuyết phục được bạn rằng
  • 1:30 - 1:33
    chủ nghĩa thực dụng thực sự không phải là
    nền tảng đúng để suy nghĩ về giả thuyết đạo đức?
  • 1:33 - 1:36
    Thế nên chúng ta giành được những gì khi
    chiến thắng trong một cuộc tranh luận?
  • 1:36 - 1:39
    Ngay cả trước đó,
    nó quan trọng như thế nào đối với tôi
  • 1:39 - 1:42
    cho dù bạn có ý tưởng
    là lý thuyết của Kant là đúng
  • 1:42 - 1:45
    hay là Mill là môt nhà đạo đức học đáng để noi theo?
  • 1:45 - 1:48
    Chẳng có gì liên quan đến tôi cả
    cho dù bạn nghĩ rằng
  • 1:48 - 1:50
    thuyết chức năng là một lý thuyết khả thi của lý trí.
  • 1:50 - 1:52
    Thế nên, tại sao chúng ta lại cố gắng tranh luận?
  • 1:52 - 1:54
    Tại sao chúng ta lại còn cố gắng
    để thuyết phục những người khác
  • 1:54 - 1:56
    tin vào những điều mà họ không muốn tin?
  • 1:56 - 1:59
    Và liệu đó có phải là một điều tốt để làm?
    Đó có phải là một cách làm tốt
  • 1:59 - 2:00
    để đối xử với người khác, cố gắng và làm cho họ
  • 2:00 - 2:04
    nghĩ về một cái gì đó
    mà họ không muốn suy nghĩ đến?
  • 2:04 - 2:07
    Vâng, câu trả lời của tôi là sẽ tham khảo
  • 2:07 - 2:08
    ba mô hình lập luận.
  • 2:08 - 2:10
    Mô hình đầu tiên, hãy gọi đây là mô hình biện chứng,
  • 2:10 - 2:13
    theo đó, chúng ta cho rằng tranh luận là chiến tranh,
    và bạn biết nó giống như thế nào rồi đấy.
  • 2:13 - 2:15
    Rất nhiều gào thét và la hét
  • 2:15 - 2:16
    và chiến thắng và thất bại,
  • 2:16 - 2:18
    và đó không thực sự là một mô hình hữu ích cho tranh cãi
  • 2:18 - 2:21
    nhưng đó là một mô hình khá phổ biến
    và cố thủ trong tranh cãi.
  • 2:21 - 2:25
    Nhưng có một mô hình thứ hai cho tranh luận:
    các lập luận được dùng như là bằng chứng.
  • 2:25 - 2:27
    Hãy nghĩ về lập luận của một nhà toán học.
  • 2:27 - 2:30
    Dưới đây là lập luận của tôi.
    Nó có hiệu quả không? Nó có tốt ở điểm nào không?
  • 2:30 - 2:34
    Các cơ sở có được đảm bảo không?
    Các can thiệp có giá trị không?
  • 2:34 - 2:37
    Kết luận được phát triển từ các cơ sở không?
  • 2:37 - 2:39
    Không có đối lập, không có thù nghịch,
  • 2:39 - 2:45
    không nhất thiết phải có tranh cãi
    theo hướng hằn học.
  • 2:45 - 2:47
    Nhưng có một mô hình thứ ba
    cần được lưu giữ trong tâm trí
  • 2:47 - 2:48
    mà tôi nghĩ rằng sẽ là rất hữu ích,
  • 2:48 - 2:52
    và đó là các lập luận như những bài trình diễn,
  • 2:52 - 2:54
    lập luận như thể đứng trước một thính giả.
  • 2:54 - 2:57
    Chúng ta có thể nghĩ đến một chính trị gia
    đang muốn trình bày một quan điểm ,
  • 2:57 - 2:59
    cố gắng để thuyết phục thính giả của ông ấy
    về một điều gì đó.
  • 2:59 - 3:02
    Nhưng có một bước ngoặt trong mô hình này
    mà tôi cho rằng là thực sự quan trọng,
  • 3:02 - 3:06
    cụ thể là
    khi chúng ta tranh luận trước một thính giả,
  • 3:06 - 3:11
    đôi khi thính giả
    đóng vai trò tham gia vào tranh luận này,
  • 3:11 - 3:15
    đúng vậy, các lập luận cũng là các thính giả
    đứng trước những vị giám khảo
  • 3:15 - 3:18
    những người đánh giá và đưa ra quyết định.
  • 3:18 - 3:20
    Hãy gọi đây là mô hình hùng biện,
  • 3:20 - 3:24
    nơi bạn phải chỉnh sửa các lập luận của mình
    cho phú hợp với các đối tượng tham dự.
  • 3:24 - 3:26
    Bạn biết đấy, trình bày một lập luận thuyết phục,
  • 3:26 - 3:30
    chặt chẽ bằng tiếng Anh
    trước một đối tượng nói tiếng Pháp
  • 3:30 - 3:32
    sẽ chẳng dẫn đến đâu cả.
  • 3:32 - 3:34
    Thế nên, chúng ta có các mô hình
    - lập luận như chiến tranh,
  • 3:34 - 3:38
    lập luận như bằng chứng,
    và lập luận như biểu diễn.
  • 3:38 - 3:42
    Trong số ba hình mẫu này,
    các lập luận như chiến tranh là áp đảo hơn cả.
  • 3:42 - 3:45
    Nó chiếm ưu thế
    trong việc làm thế nào chúng ta nói về tranh luận,
  • 3:45 - 3:47
    nó chiếm ưu thế
    trong cách chúng ta suy nghĩ về tranh luận,
  • 3:47 - 3:50
    và do đó, nó định hình cách mà chúng ta tranh luận,
  • 3:50 - 3:52
    cách cư xử thực tế của chúng ta trong các buổi tranh luận.
  • 3:52 - 3:53
    Giờ đây, khi chúng ta bàn về lập luận,
  • 3:53 - 3:55
    vâng, chúng ta nói chuyện
    bằng một ngôn ngữ rất quân đội.
  • 3:55 - 3:59
    Chúng ta muốn những lập luận mạnh mẽ, lập luận
    đầy những cú đấm
  • 3:59 - 4:01
    những lập luận đánh trúng vào mục tiêu.
  • 4:01 - 4:04
    Chúng ta muốn có sẵn sàng hệ thống phòng thủ
    và chiến lược .
  • 4:04 - 4:06
    Chúng ta muốn những lập luận nốc ao.
  • 4:06 - 4:09
    Đó là các loại lập luận mà chúng ta muốn.
  • 4:09 - 4:11
    Đó là phương thức áp đảo
    khi suy nghĩ về lập luận.
  • 4:11 - 4:13
    Khi tôi nói về lập luận, mà có lẽ
  • 4:13 - 4:16
    những gì bạn nghĩ về, mô hình đối nghịch.
  • 4:16 - 4:20
    Nhưng những ẩn dụ dùng hình ảnh chiến tranh,
    các thí dụ với hình ảnh chiến tranh
  • 4:20 - 4:22
    hoặc mô hình để suy nghĩ về lập luận,
  • 4:22 - 4:25
    có vai trò, tôi nghĩ rằng, gây ra những ảnh hưởng
    đến cách thức mà chúng ta tranh luận.
  • 4:25 - 4:28
    Đầu tiên, nó nâng cao chiến thuật
    vượt lên trên nội dung
  • 4:28 - 4:31
    Bạn có thể tham gia một lớp học logic, tranh luận.
  • 4:31 - 4:33
    Bạn học tất cả về
    sự mánh khóe lừa lọc mà mọi người sử dụng
  • 4:33 - 4:35
    để cố gắng giành chiến thắng trong các lập luận,
    đây là những nước đi sai
  • 4:35 - 4:39
    Nó tô đậm lên khía cạnh
    chúng tôi-chống lại-họ của vấn đề.
  • 4:39 - 4:42
    Nó khiến cuộc tranh luận trở nên khó chịu.
    Nó khiến các bên đối đầu với nhau.
  • 4:42 - 4:46
    Và kết quả mà chúng ta có thể dự đoán được là
  • 4:46 - 4:51
    chiến thắng, chiến thắng vinh quang,
    hoặc thất bại khổ sở và nhục nhã.
  • 4:51 - 4:54
    Tôi nghĩ rằng những điều này
    là những hiệu ứng biến dạng và tồi tệ nhất , và sau tất cả,
  • 4:54 - 4:57
    nó có vẻ như để ngăn chặn những thứ như đàm phán
  • 4:57 - 4:59
    thảo luận hoặc thỏa hiệp
  • 4:59 - 5:02
    hay hợp tác.
  • 5:02 - 5:04
    Hãy suy nghĩ về điều đó.
    Bạn đã bao giờ bước vào một cuộc tranh cãi
  • 5:04 - 5:08
    nghĩ rằng,
    "hãy xem nếu chúng ta có thể cùng giải quyết được cái gì đó
  • 5:08 - 5:11
    thay vì tranh cãi với nhau. Chúng ta có thể hợp tác với nhau trong việc gi?"
  • 5:11 - 5:13
    Và tôi nghĩ rằng những ẩn dụ về lập luận như chiến tranh
  • 5:13 - 5:17
    hạn chế các phương thức giải quyết khác
    trong tranh luận.
  • 5:17 - 5:20
    Và cuối cùng, điều này thực sự là điều tồi tệ nhất,
  • 5:20 - 5:22
    các lập luận không có vẻ
    sẽ đưa chúng ta về đâu cả.
  • 5:22 - 5:25
    Đó là ngõ cụt. Đó là những đường quanh co.
  • 5:25 - 5:28
    hoặc ùn tắc giao thông
    hoặc bế tắc trong hội thoại.
  • 5:28 - 5:30
    Chúng ta không đi được tới đâu cả.
  • 5:30 - 5:32
    Oh, và một điều nữa, và như là một nhà giáo dục,
  • 5:32 - 5:35
    đây là điều thực sự khiến tôi phật lòng:
  • 5:35 - 5:38
    Nếu lập luận là chiến tranh,
    thế thì có một phương trình tiềm ẩn
  • 5:38 - 5:42
    cho việc học hỏi từ thất bại.
  • 5:42 - 5:44
    Và hãy để tôi giải thích ý của mình..
  • 5:44 - 5:46
    Giả sử giữa chúng ta có một cuộc tranh cãi.
  • 5:46 - 5:50
    Bạn có tin vào lời đề nghị, P, và tôi thì không.
  • 5:50 - 5:52
    Và tôi nói, "Tốt tại sao bạn tin P?"
  • 5:52 - 5:54
    Và bạn cho tôi lý do của bạn.
  • 5:54 - 5:56
    tôi phản đối và nói, "Vâng, còn về...?"
  • 5:56 - 5:58
    Và bạn trả lời cho sự phản đối của tôi.
  • 5:58 - 6:00
    Và tôi có một câu hỏi: "Vâng, ý bạn là gì?
  • 6:00 - 6:04
    nó áp dụng ở đây như thế nào?" Và bạn trả lời câu hỏi của tôi.
  • 6:04 - 6:05
    Bây giờ, giả sử cuối cùng thì,
  • 6:05 - 6:07
    Tôi cũng đã phản đối, tôi cũng đã đặt câu hỏi,
  • 6:07 - 6:10
    Tôi đã nêu lên tất cả các loại phản biện,
  • 6:10 - 6:14
    và trong mọi trường hợp,
    bạn lại cho tôi một câu trả lời thỏa đáng.
  • 6:14 - 6:16
    Và do đó, cuối cùng thì, tôi nói,
  • 6:16 - 6:20
    "Bạn biết không? Tôi nghĩ bạn đúng đấy. P."
  • 6:20 - 6:24
    Vì vậy, tôi có một niềm tin mới.
    Và nó không phải là một bất kỳ niềm tin nào,
  • 6:24 - 6:29
    nó là một niềm tin đã được diễn giải, kiểm tra
  • 6:29 - 6:32
    một niềm tin đã kinh qua thử thách.
  • 6:32 - 6:36
    Kết quả thu được về mặt nhận thức thật tuyệt vời. Ok. Vậy ai là người chiến thắng?
  • 6:36 - 6:39
    Vâng, ẩn dụ chiến tranh dường như ép buộc chúng ta phải thốt ra rằng
  • 6:39 - 6:42
    bạn đã thắng, mặc dù tôi lại là người duy nhất thu về được kết quả.
  • 6:42 - 6:46
    Bạn đã thu được những gì, xét về mặt nhận thức,
    từ việc thuyết phục được tôi?
  • 6:46 - 6:49
    Chắc chắn, bạn nhận được thỏa mản,
    có thể lòng tự kiêu của bạn được vuốt ve,
  • 6:49 - 6:52
    có lẽ, bạn nhận được một số danh hiệu chuyên môn trong ngành
  • 6:52 - 6:53
    Gã này là một gã giỏi tranh luận.
  • 6:53 - 6:58
    Nhưng về mặt nhận thức, bây giờ--chỉ từ quan điểm nhận thức trên - ai là người chiến thắng?
  • 6:58 - 7:00
    Ẩn dụ chiến tranh khiến chúng ta suy nghĩ
  • 7:00 - 7:03
    rằng bạn là người chiến thắng còn tôi là kẻ thua cuộc,
  • 7:03 - 7:05
    ngay cả khi tôi mới là người thu về được lợi ích.
  • 7:05 - 7:07
    Và có một cái gì đó sai lệch với hình ảnh đó.
  • 7:07 - 7:10
    Và đó là hình ảnh mà tôi thực sự muốn thay đổi nếu có thể.
  • 7:10 - 7:15
    Vậy làm thế nào chúng ta có thể tìm ra cách làm cho lập luận
  • 7:15 - 7:17
    mang lại một cái gì đó tích cực?
  • 7:17 - 7:21
    Những gì chúng ta cần là chiến lược tìm những lối thoát mới cho các lập luận.
  • 7:21 - 7:24
    Nhưng chúng ta sẽ không có chiến lược nào cả
  • 7:24 - 7:27
    cho đến khi tìm được cách tiếp cận mới trong lập luận.
  • 7:27 - 7:31
    Chúng ta cần phải suy nghĩ về các loại lập luận mới.
  • 7:31 - 7:34
    Để làm điều đó, thì,
  • 7:34 - 7:36
    Tôi không biết làm thế nào để làm điều đó.
  • 7:36 - 7:38
    Đó là tin xấu.
  • 7:38 - 7:41
    Ẩn dụ về lập luận như là chiến tranh
    chỉ là, nó là một con quái vật.
  • 7:41 - 7:43
    Nó chỉ làm choáng chỗ trong tâm trí của ta,
  • 7:43 - 7:45
    và sẽ không có viên đạn kỳ diệu nào sẽ giết chết nó.
  • 7:45 - 7:48
    Không có cây đũa thần nào sẽ làm cho nó biến mất,
  • 7:48 - 7:49
    Tôi không có câu trả lời.
  • 7:49 - 7:50
    Nhưng tôi có một số gợi ý,
  • 7:50 - 7:53
    và đây là gợi ý của tôi.
  • 7:53 - 7:56
    Nếu chúng ta muốn nghĩ về các hình thức mới của tranh luận,
  • 7:56 - 8:00
    những gì chúng ta cần làm là
    suy nghĩ về những loại hình mới của tranh luận viên
  • 8:00 - 8:02
    Vì vậy, hãy thử thứ này.
  • 8:02 - 8:07
    Hãy suy nghĩ về tất cả các vai trò
    mà người ta đảm nhận trong các cuộc tranh luận.
  • 8:07 - 8:10
    Có người đồng minh và đối thủ
  • 8:10 - 8:12
    trong một cuộc tranh cãi đối lập và phương ngôn.
  • 8:12 - 8:14
    Có thính giả trong tranh cãi hùng biện..
  • 8:14 - 8:18
    Có lý luận gia trong lập luận bằng chứng.
  • 8:18 - 8:22
    Tất cả các vai trò khác nhau đó.
    Bây giờ, bạn có thể tưởng tượng một cuộc tranh cãi
  • 8:22 - 8:26
    trong đó bạn là người tranh luận ,
    nhưng bạn cũng là khán giả
  • 8:26 - 8:28
    đang xem chính bản thân mình tranh luận?
  • 8:28 - 8:31
    Bạn có thể tưởng tượng mình đang xem bản thân tranh luận,
  • 8:31 - 8:34
    thua trong các lập luận, nhưng vẫn còn, vào cuối cùng của nh lập luận
  • 8:34 - 8:39
    cho rằng "Wow, đó là một lập luận tốt."
  • 8:39 - 8:42
    Bạn có thể làm điều đó chứ? Tôi nghĩ rằng bạn có thể.
  • 8:42 - 8:44
    Và tôi nghĩ rằng, nếu bạn có thể tưởng tượng ra loại lập luận mà
  • 8:44 - 8:46
    người thua cuộc sẽ nói với người chiến thắng
  • 8:46 - 8:47
    và thính giả và ban giám khảo có thể nói,
  • 8:47 - 8:49
    "Vâng, đó là một lập luận tốt"
  • 8:49 - 8:51
    thế là bạn có thể tưởng tượng ra một lập luận tốt.
  • 8:51 - 8:53
    Và hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng bạn đã tưởng tượng ra
  • 8:53 - 8:56
    một tranh luận viên tốt, một tranh luận viên xứng đáng
  • 8:56 - 9:00
    để bạn cố gắng noi theo.
  • 9:00 - 9:02
    Bây giờ, tôi chịu thua trong rất nhiều cuộc tranh luận.
  • 9:02 - 9:05
    Cần phải có thực hành để trở thành một người tranh luận giỏi
  • 9:05 - 9:07
    theo nghĩa mà có thể hưởng lợi từ việc thua cuộc,
  • 9:07 - 9:09
    nhưng may mắn thay, tôi đã có nhiều, rất nhiều đồng nghiệp
  • 9:09 - 9:13
    những người đã sẵn sàng đứng ra
    và cho tôi những cơ hội thực hành đó.
  • 9:13 - 9:14
    Cảm ơn các bạn.
  • 9:14 - 9:18
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Vì lợi ích của tranh luận
Speaker:
Daniel H.Cohen
Description:

Tại sao chúng ta lại tranh luận? Để đánh bại lập luận của đối thủ của mình, chứng minh rằng họ sai, và trên hết, để giành chiến thắng! ... Phải không? Triết gia Daniel H. Cohen trình bày cách thức tranh luận phổ biến nhất của chúng ta - tranh luận chiến tranh trong đó một người phải giành chiến thắng và người kia phải chịu thua- và bỏ lỡ các lợi ích thực sự từ tham gia vào các bất đồng một cách tích cực. (Ghi hình tại TEDxColbyCollege.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:35
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for For argument's sake
Vu-An Phan accepted Vietnamese subtitles for For argument's sake
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for For argument's sake
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for For argument's sake
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for For argument's sake
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for For argument's sake
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for For argument's sake
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for For argument's sake
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions