Return to Video

Sự thật tại sao muỗi lại kêu vo ve

  • 0:00 - 0:02
    (Tiếng muỗi kêu vo ve)
  • 0:02 - 0:05
    Greg Gage: Chúng ta đều đã nghe tiếng kêu
    khó chịu của con muỗi,
  • 0:05 - 0:08
    và chúng ta sẽ làm mọi cách để khiến
    chúng bay đi.
  • 0:08 - 0:12
    Trong khi tiếng kêu này khiến ta nổi cáu,
    có lẽ nó là một bản nhạc với loài muỗi.
  • 0:12 - 0:15
    Hệ thần kinh của loài muỗi có số tế bào
    thần kinh thính giác
  • 0:15 - 0:16
    gần bằng với con người.
  • 0:16 - 0:18
    Nhưng tại sao chúng lại cần nhiều tế bào
  • 0:18 - 0:19
    trong một cơ thể nhỏ bé,
  • 0:19 - 0:21
    và tại sao chúng lại nhạy cảm với
    âm thanh như thế?
  • 0:21 - 0:23
    Câu trả lời là: Tình yêu.
  • 0:23 - 0:25
    (DIY Neuroscience)
  • 0:25 - 0:27
    (Âm nhạc)
  • 0:27 - 0:30
    Là con người, chúng ta thường làm nhiều
    cách để thu hút đối phương.
  • 0:30 - 0:33
    Vài điều có chủ ý. Chúng ta trang điểm
    và làm cho mình có mùi thơm.
  • 0:33 - 0:34
    Và có một số lại vô tình.
  • 0:34 - 0:38
    Bạn có thể vô tình hướng cơ thể hoặc
    thậm chí ngồi gần người bạn thích.
  • 0:38 - 0:41
    Đây là những hành động tán tỉnh,
    và rất nhiều loài động vật có nó.
  • 0:41 - 0:43
    Và muỗi cũng không ngoại lệ.
  • 0:43 - 0:46
    Vì vậy Haley đã dành mùa hè của cô ấy
    để nghe tiếng muỗi kêu,
  • 0:46 - 0:48
    và thứ cô ấy khám phá được có thể làm bạn
    ngạc nhiên.
  • 0:48 - 0:52
    Chúng tôi muốn nghiên cứu cách mà muỗi tạo
    ra được tiếng kêu của chúng.
  • 0:52 - 0:54
    Làm sao ta có thể đo được tần số đập cánh
    của chúng, Haley?
  • 0:54 - 0:57
    Haley Smith: Chúng ta cần phải buộc
    chúng lại.
  • 0:57 - 1:00
    Đầu tiên, ta cần gây mất cảm giác,
    cho chúng vào tủ lạnh hoặc khay đá.
  • 1:01 - 1:04
    Và sau đó tôi cho chúng sang cái đĩa
    đá này,
  • 1:04 - 1:07
    chỉ là để khiến chúng bị tê liệt hơn.
  • 1:07 - 1:10
    Sau đó, tôi lấy một cái ghim côn trùng,
  • 1:10 - 1:15
    và việc tôi cần làm là cho một tí xíu keo
    siêu dính lên cái ghim này.
  • 1:15 - 1:18
    Tôi muốn chắc rằng tôi dán đúng ở ngực
    bên trên cánh của nó
  • 1:18 - 1:22
    để khi nó bị treo lên, cánh của nó vẫn
    có thể di chuyển tự do được
  • 1:22 - 1:23
    Và chúng ta đã có một con.
  • 1:23 - 1:26
    Nó thật sự rất khó để bắt được con đực
    trong tự nhiên
  • 1:26 - 1:30
    bởi vì muỗi cái chính là loài duy nhất bị
    thu hút bởi con người.
  • 1:30 - 1:31
    Chúng sống bằng máu người.
  • 1:31 - 1:36
    Và giờ, chúng ta có thể thử thu âm
    chúng rồi.
  • 1:36 - 1:39
    Đây là giá đỡ mà tôi dùng để giữ chúng.
  • 1:39 - 1:41
    Tôi thích đặt chúng ngay bên trên micrô
  • 1:41 - 1:44
    để tôi có thể thu âm tiếng kêu của muỗi
    mà bạn nghe.
  • 1:44 - 1:47
    Âm thanh đó được phát ra bởi độ nhanh chậm
    mà cánh của nó đập.
  • 1:47 - 1:48
    Đây là con đực.
  • 1:48 - 1:52
    Con đực có bộ râu rất rậm rạp,
    và chúng trông khá là lông lá.
  • 1:52 - 1:54
    Và chúng cũng nhỏ hơn nhiều.
  • 1:54 - 1:56
    (Tiếng muỗi kêu, giọng cao)
  • 1:56 - 1:58
    GG: Hiện tại là nó đang bay ở tầm 600 Hz.
  • 1:58 - 2:00
    Chúng ta có thể thử một con
    muỗi cái không?
  • 2:00 - 2:02
    HS: Chắc chắn rồi, nó đây rồi.
  • 2:02 - 2:07
    (Tiếng muỗi kêu, giọng thấp hơn)
  • 2:08 - 2:09
    GG: Ôi chao!
  • 2:09 - 2:12
    HS: Tần số của nó thấp hơn rất nhiều so
    với con đực.
  • 2:12 - 2:14
    GG: Đúng vậy, âm thanh của nó khác hẳn.
  • 2:14 - 2:16
    (Tiếng muỗi đực, thanh)
  • 2:16 - 2:18
    (Tiếng muỗi cái, trầm)
  • 2:18 - 2:21
    GG: Vậy thì lí do là vì chúng là hai con
    muỗi khác nhau,
  • 2:21 - 2:23
    hay vì chúng là con đực và cái?
  • 2:23 - 2:25
    HS: Bởi vì chúng là con đực và con cái.
  • 2:25 - 2:26
    GG: Được rồi, hãy kiểm lại xem nào.
  • 2:26 - 2:31
    Bạn có thể mang một con cái khác để xem nó
    có kêu giống con muỗi A hay B không?
  • 2:31 - 2:32
    HS: Ừ.
  • 2:32 - 2:34
    (Tiếng muỗi kêu, giọng trầm)
  • 2:34 - 2:36
    Một lần nữa, nó lại thấp hơn nhiều so với
    con đực.
  • 2:36 - 2:38
    GG: Ừ, nó kêu...khác.
  • 2:38 - 2:43
    (Tiếng muỗi cái kêu, giọng trầm)
  • 2:43 - 2:45
    Ừ, nó ở ngay đúng 400.
  • 2:45 - 2:47
    HS: Đúng là vậy.
    GG: Thật là kì lạ.
  • 2:47 - 2:51
    HS: Những con muỗi cái thường có chất
    giọng trầm hơn. Chúng thường ở tầm 400 Hz.
  • 2:51 - 2:53
    HS: Và tất cả con cái cũng ở tầm đó.
  • 2:53 - 2:55
    Chúng lớn hơn nhiều so với các con đực.
  • 2:55 - 2:58
    vì vậy nên chúng không cần phải đập cánh
    nhanh để bay lượn tự do.
  • 2:58 - 3:01
    GG: Vậy là chúng có cánh to hơn,
    nên chúng đập chậm hơn.
  • 3:01 - 3:05
    Và bạn có nhận thấy rằng tất cả con cái
    đều có tần số giống nhau, đại khái vậy?
  • 3:05 - 3:07
    Và con đực cũng giống như vậy.
    Nó khá là thú vị.
  • 3:07 - 3:09
    Vậy chắc là nó có ý nghĩa gì đó.
  • 3:09 - 3:12
    Nào, hãy xem chuyện gì xảy ra khi ta cho
    con cái và con đực gặp nhau.
  • 3:12 - 3:16
    (Tiếng muỗi kêu vo ve; giọng thay đổi)
  • 3:16 - 3:19
    HS: Khi tôi cho chúng vào cùng một phạm vi
    âm thanh
  • 3:19 - 3:21
    Tôi nhận thấy rằng chúng thay đổi thanh
    điệu đôi chút.
  • 3:21 - 3:24
    Nó hơi khó nhận thấy, gần như vậy.
  • 3:24 - 3:25
    (Tiếng muỗi kêu)
  • 3:25 - 3:29
    Và khi tôi đặt lại quang phổ của tôi
    để xem sự tương tác của chúng,
  • 3:29 - 3:31
    chúng gặp nhau ở cùng thanh giọng.
  • 3:31 - 3:33
    GG: Được rồi, tạm ngưng.
  • 3:33 - 3:35
    Con cái và con đực đang hát một bản
    song ca,
  • 3:35 - 3:39
    có nghĩa là chúng điều chỉnh cánh của
    chúng để có thể phát ra cùng âm giọng.
  • 3:39 - 3:41
    Bạn có con đực hát giọng Si trưởng (G),
  • 3:41 - 3:44
    và bạn có con cái hát giọng
    Rê trưởng (D),
  • 3:44 - 3:45
    và khi chúng gặp nhau,
  • 3:45 - 3:49
    bạn nói rằng chúng thay đổi tần số của
    đôi cánh
  • 3:49 - 3:50
    vì vậy mà chúng đến với nhau?
  • 3:50 - 3:53
    HS: Đúng, chính xác là như vậy.
    GG: Chúng như hát một bản song ca.
  • 3:53 - 3:58
    (Muỗi dần điều chỉnh cho cùng thanh điệu)
  • 3:58 - 4:00
    HS: Chúng đang giao tiếp để cho nhau biết
  • 4:00 - 4:02
    rằng chúng cơ bản đã tìm được
    một bạn tình tiềm năng.
  • 4:02 - 4:03
    GG: Vậy có nghĩa là,
  • 4:03 - 4:06
    con cái có khuynh hướng chọn con đực
    song ca hợp với nó nhất.
  • 4:07 - 4:11
    Và nghiên cứu chỉ ra rằng nếu như nó đã có
    bầu, nó cũng chẳng lo ngại.
  • 4:11 - 4:14
    Vậy nếu như ta có thể hiểu được hành động
    giao phối của muỗi,
  • 4:14 - 4:17
    có lẽ chúng ta có thể phá vỡ nó trong tự
    nhiên và ngăn chặn các bệnh như sốt rét.
  • 4:17 - 4:21
    Nhưng bây giờ, lần sau khi bạn nghe tiếng
    con muỗi kêu vo ve,
  • 4:21 - 4:25
    hãy ngừng lại và nhớ rằng có thể
    nó đang yêu
  • 4:25 - 4:26
    và có thể nó đang hát lên bài ca của nó
  • 4:26 - 4:28
    tìm kiếm người bạn đời hoàn hảo của nó.
  • 4:28 - 4:29
    (Tiếng muỗi kêu)
  • 4:29 - 4:30
    (Tiếng vỗ)
Title:
Sự thật tại sao muỗi lại kêu vo ve
Speaker:
DIY Neuroscience
Description:

Một bản tình ca của muỗi nghe như thế nào? Các nhà thần kinh học dũng cảm đã khám phá ra ý nghĩa của tất cả tiếng kêu vo ve khó chịu trong tai của bạn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED Series
Duration:
04:46

Vietnamese subtitles

Revisions