Return to Video

If/Else Part 2 (Video Version)

  • 0:02 - 0:04
    Đây là nơi ta vừa dừng lại ở trò chơi lật đồng xu.
  • 0:04 - 0:07
    Ta đã bắt đầu bằng cách tạo một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1,
  • 0:07 - 0:09
    và sau đó làm tròn số đó đến số nguyên gần nhất.
  • 0:09 - 0:12
    Vậy, nó đã cho ta một số: 0 hoặc 1.
  • 0:12 - 0:19
    Sau đó ta đã minh họa đồng tiền thật bằng hình elip màu tím hoặc vàng, tùy thuộc vào giá trị nhận được.
  • 0:19 - 0:21
    Và đây là code thực hiện điều đó.
  • 0:21 - 0:26
    Ta đã nói nếu số nguyên bằng 0, viết code tô màu tím, nếu không, tô màu vàng.
  • 0:26 - 0:28
    Và sau đó ta kéo đồng xu xuống đây.
  • 0:28 - 0:32
    Nhưng giờ tôi đã quyết rằng thực sự đồng xu của chúng ta có 3 mặt. Đúng vậy, một đồng tiền 3 mặt.
  • 0:32 - 0:34
    Vậy, hãy thêm mặt thứ ba.
  • 0:34 - 0:37
    Ta sẽ bắt đầu bằng cách tạo một số trong khoảng từ 0 đến 2,
  • 0:37 - 0:42
    Để sau khi ta làm tròn số đó, nó sẽ cho một số nguyên: 0, 1 hoặc 2.
  • 0:42 - 0:46
    Nhưng nếu ta nhìn vào code vẽ, thì chỉ có 2 trường hợp ở đây.
  • 0:46 - 0:49
    Nếu số nguyên bằng 0, tô màu tím, nếu không, tô màu vàng.
  • 0:49 - 0:52
    Nhưng bây giờ, nếu khác 0 có thể là 1 hoặc 2.
  • 0:52 - 0:55
    Nhưng chờ đã, nếu làm điều tương tự như ta làm trước đây,
  • 0:55 - 0:57
    nhưng đặt bên trong khối else này thì sao? Vậy, ta viết:
  • 0:57 - 1:05
    nếu số này bằng 1 thì tô vàng, như trước,
  • 1:05 - 1:11
    nếu không, ta sẽ tô màu đỏ. Màu đỏ đẹp đấy.
  • 1:11 - 1:15
    Điều này có nghĩa là gì, nếu số nguyên bằng 0, tô màu tím,
  • 1:15 - 1:19
    nếu không, là 1, ta sẽ tô màu vàng;
  • 1:19 - 1:25
    còn nếu là 0, thì không phải 1, hẳn là 2, ta sẽ tô màu đỏ.
  • 1:25 - 1:29
    Tôi nhấn chạy lại nhiều lần. Nó chạy rồi! Woohoo!
  • 1:29 - 1:32
    Vậy, ta muốn thêm nhiều mặt cho đồng tiền,
  • 1:32 - 1:38
    Tôi có thể kéo lên đây, biến nó thành từ 0 đến 3, sau đó vào trong khối else này và thêm nhiều if-else nữa và cứ tiếp tục như thế, v.v.
  • 1:38 - 1:40
    cho đến khi có các khối lồng nhau.
  • 1:40 - 1:45
    Và sau đó tôi mới nhận ra rằng code này thật tệ! Ý tôi là nó thật thô thiển!
  • 1:45 - 1:48
    Code phải dễ đọc và đẹp, không tệ nhất có thể.
  • 1:48 - 1:50
    Và đây là những gì ta sẽ làm:
  • 1:50 - 1:56
    Bất cứ khi nào ta chỉ có một câu lệnh if hoặc câu lệnh if-else nằm trong một khối else,
  • 1:56 - 1:58
    nghĩa là ta không làm gì khác bên ngoài những khối này,
  • 1:58 - 2:04
    ta không thiết lập màu nét vẽ (stroke), cũng không có lệnh if, không gì nữa cả.
  • 2:04 - 2:08
    Tất cả những gì ta có là một câu lệnh if, có thể đi kèm một khối else.
  • 2:08 - 2:13
    Ta thực sự có thể kết hợp điều kiện này với dòng trước đó và viết:
  • 2:13 - 2:17
    else if integer bằng 1, thì tô màu vàng.
  • 2:17 - 2:22
    Và khối else cuối cùng không lồng vào bất cứ khối nào, chỉ nằm ở cuối mà thôi.
  • 2:22 - 2:27
    Tuyệt quá! Giờ điều này có nghĩa gì, nếu integer bằng 0, tô màu tím,
  • 2:27 - 2:30
    còn nếu bằng 1, thì tô màu vàng,
  • 2:30 - 2:34
    còn nếu cả hai đều sai, thì tô màu đỏ.
  • 2:34 - 2:38
    Nhấn chạy lại nhiều lần, ta có thể thấy nó vẫn chạy.
  • 2:38 - 2:42
    Tuyệt quá! Và điều thú vị là, ta có thể bao nhiêu khối else if tùy thích,
  • 2:42 - 2:45
    điều này giúp ta thực sự dễ dàng thêm nhiều mặt vào đồng xu.
  • 2:45 - 2:48
    Hãy làm điều đó ngay bây giờ. Ta sẽ tạo ra một số từ 0 đến 3,
  • 2:48 - 2:56
    và sau đó chỉ cần thêm một khối else nói rằng nếu integer bằng 2
  • 2:56 - 3:00
    ta sẽ tô màu ... cũng là màu đỏ trước để ta có thể giữ màu đỏ.
  • 3:00 - 3:03
    Và sau đó, khối else cuối cùng này dành cho khi integer bằng 3,
  • 3:03 - 3:09
    nó sẽ tô màu xanh dương. Tuyệt quá!
  • 3:09 - 3:13
    Được rồi. Vậy, để làm điều này, ta luôn phải bắt đầu bằng một câu lệnh if,
  • 3:13 - 3:17
    và sau đó bạn có thể có bao nhiêu else-if tùy ý,
  • 3:17 - 3:19
    và sau đó cái cuối cùng này có hay không cũng được.
  • 3:19 - 3:22
    Ta thực sự không nhất thiết cần nó, và sau đó có thể tất cả những điều kiện này sai,
  • 3:22 - 3:24
    nên không có khối nào trong số này được thực thi.
  • 3:24 - 3:30
    Nhưng miễn là ta có điều kiện ở đó, thì chính xác một trong những khối này sẽ được chạy.
  • 3:30 - 3:37
    Ngon chưa? Giờ nó không thực sự quan trọng việc bạn có if else-if else-if else,
  • 3:37 - 3:46
    hay chỉ sử dụng các câu lệnh if đơn giản cũ rích như ta có lúc đầu, vì vậy nếu integer bằng 3.
  • 3:46 - 3:51
    Và đó là do integer không thể bằng 0, và sau đó là 1, 2 hoặc 3.
  • 3:51 - 3:54
    Tuyệt quá. Vậy, những điều kiện này là để loại trừ lẫn nhau.
  • 3:54 - 3:57
    Chỉ một trong những khối này sẽ được chạy.
  • 3:57 - 3:58
    Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.
  • 3:58 - 4:02
    Điều gì sẽ xảy ra nếu ta cố gắng tạo ra một trò chơi như thế này mà không làm tròn thành số nguyên?
  • 4:02 - 4:04
    Vậy, tôi sẽ bỏ phần này, chỗ ta làm tròn,
  • 4:04 - 4:07
    và phần khác chỗ ta vẽ nó lên màn hình.
  • 4:07 - 4:09
    Và hãy tạo ra một số quy tắc mới cho trò chơi.
  • 4:09 - 4:13
    Tôi vẫn đang tạo một số từ 0 đến 3,
  • 4:13 - 4:15
    đặt thêm một số dấu tick vào số dòng.
  • 4:15 - 4:23
    Vậy, giải sử số rơi vào khoảng từ 0 đến 1, ta sẽ tô màu tím.
  • 4:23 - 4:26
    Ồ, nó không giống 'p' tí nào cả. Bạn hiểu ý tưởng rồi đấy. OK.
  • 4:26 - 4:31
    Và sau đó nếu từ 1 đến 2, ta có thể tô màu vàng.
  • 4:31 - 4:36
    Và nếu nó nằm trong khoảng từ 2 đến 3, ta sẽ tô màu đỏ.
  • 4:36 - 4:39
    Tuyệt quá. Vậy, hãy xem làm thế nào ta có thể làm điều đó với if và else-if.
  • 4:39 - 4:44
    Vậy, tôi có thể bắt đầu bằng cách nói nếu number nhỏ hơn 1,
  • 4:44 - 4:51
    nên nếu nó nhỏ hơn 1 và tôi biết nó nằm trong khoảng từ 0 đến 3, thì nó phải nằm trong phạm vi này,
  • 4:51 - 4:54
    tôi sẽ tô màu tím.
  • 4:54 - 5:07
    Mặt khác, nếu number nhỏ hơn 2, tôi có thể tô màu vàng. . . . 255. . .
  • 5:07 - 5:13
    Và nếu không, tôi sẽ tô màu đỏ.
  • 5:13 - 5:16
    Tuyệt quá! Và nó hoạt động đúng như mong muốn.
  • 5:16 - 5:19
    Vậy, nếu number nhỏ hơn 1, thì một lần nữa, nó nằm trong phạm vi này.
  • 5:19 - 5:24
    Còn nếu nó lớn hơn hoặc bằng 1, nhưng nó cũng nhỏ hơn 2,
  • 5:24 - 5:27
    Vậy, nó nằm trong phạm vi này, ta sẽ tô màu vàng.
  • 5:27 - 5:32
    Còn nếu nó phải lớn hơn hoặc bằng 2, thì nó sẽ nằm trong phạm vi đó.
  • 5:32 - 5:36
    Và đây là trường hợp ta không thể nói nếu number nhỏ hơn 2,
  • 5:36 - 5:40
    và nếu number nhỏ hơn 3,
  • 5:40 - 5:43
    bởi vì nếu number nhỏ hơn 1, thì chắc chắn nó nhỏ hơn 2
  • 5:43 - 5:45
    và nó cũng sẽ nhỏ hơn 3.
  • 5:45 - 5:47
    Vậy, đồng xu của ta sẽ luôn luôn có màu đỏ sau cùng.
  • 5:47 - 0:00
    Và đó là lý do tại sao trong trường hợp này, else-if thật sự hữu ích.
Title:
If/Else Part 2 (Video Version)
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
05:53

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions