Return to Video

Mối liên hệ giữa mèo cá và bảo tồn rừng ngập mặn

  • 0:01 - 0:04
    (Giả tiếng mèo cá)
  • 0:04 - 0:08
    Đó là cách tôi bắt chước một chú mèo cá
  • 0:08 - 0:12
    mà thật ra, sẽ như thế này.
  • 0:12 - 0:17
    (Tiếng mèo cá được thu âm trước)
  • 0:17 - 0:20
    Đó là một chú mèo thích nước,
  • 0:20 - 0:22
    thích bắt cá,
  • 0:22 - 0:25
    và sống ở một trong những
  • 0:25 - 0:28
    hệ sinh thái đặc biệt
    và quý giá nhất trên trái đất:
  • 0:28 - 0:32
    vùng đất ướt và rừng ngập mặn
    của Nam Á và Đông Nam Á.
  • 0:32 - 0:33
    Chúng bắt cá,
    không tuyệt sao?
  • 0:33 - 0:36
    (Tiếng cười)
  • 0:36 - 0:39
    Mèo cá là một trong 40 loài mèo rừng.
  • 0:39 - 0:42
    Giống như hổ và sư tử,
    chỉ là nhỏ hơn rất nhiều.
  • 0:42 - 0:46
    Chúng to tầm gấp đôi
    một chú mèo nhà.
  • 0:46 - 0:48
    Ở Indonesia,
  • 0:48 - 0:50
    người ta gọi chúng là "kucing bakau,"
  • 0:50 - 0:53
    dịch sát nghĩa là
    "mèo của rừng ngập mặn."
  • 0:53 - 0:57
    Nhưng tôi thích gọi chúng là
    "hổ của rừng ngập mặn".
  • 0:57 - 1:01
    Ta không biết rõ về mèo cá
    như đã biết về hổ,
  • 1:01 - 1:05
    nhưng ta đã biết được rằng loài mèo này
    có thể là loài biểu trưng
  • 1:05 - 1:08
    cho một hệ sinh thái quan trọng
    trên quy mô toàn cầu,
  • 1:08 - 1:13
    và là dấu chỉ gắn liền
    với hiệu quả của hoạt động bảo tồn.
  • 1:13 - 1:15
    Đã đủ để hút hồn bạn chưa?
  • 1:15 - 1:16
    (Tiếng cười)
  • 1:16 - 1:19
    Giống như những loài
    có nguy cơ tuyệt chủng khác,
  • 1:19 - 1:22
    mèo cá đang bị đe doạ
    vì mất đi môi trường sống,
  • 1:22 - 1:26
    chủ yếu do nhu cầu
    nuôi trồng cá tôm của con người
  • 1:26 - 1:30
    và sự tàn phá
    hơn một nửa số rừng ngập mặn
  • 1:30 - 1:32
    ở Nam Á và Đông Nam Á.
  • 1:32 - 1:34
    Mặt khác, rừng ngập mặn
  • 1:34 - 1:38
    không chỉ là môi trường sống
    của mèo cá,
  • 1:38 - 1:41
    mà còn là nhà của vô số
    giống loài tuyệt vời khác,
  • 1:41 - 1:42
    như chó rừng,
  • 1:42 - 1:44
    rùa,
  • 1:44 - 1:46
    chim bờ,
  • 1:46 - 1:48
    và rái cá.
  • 1:48 - 1:49
    (Tiếng cười)
  • 1:49 - 1:52
    Rừng ngập mặn
    cũng ngăn chặn sói mòn
  • 1:52 - 1:57
    và là hàng phòng thủ đầu tiên
    khi nước dâng do bão, sóng thần
  • 1:57 - 2:02
    và đảm bảo sự sống
    cho hàng triệu người sống lân cận.
  • 2:02 - 2:06
    Một sự thật hiển nhiên
    mà cốt yếu
  • 2:06 - 2:09
    là rừng ngập mặn có thể chứa
  • 2:09 - 2:14
    lượng CO2 cao gấp 5 đến 10 lần
    so với rừng nhiệt đới.
  • 2:14 - 2:17
    Vậy nên, bảo vệ 0.5 hecta rừng ngập mặn
  • 2:17 - 2:23
    tương đương với bảo vệ
    hơn 2 hecta rừng nhiệt đới.
  • 2:23 - 2:27
    Bạn có muốn loại bỏ hoàn toàn
    dấu chân carbon của cả đời mình không?
  • 2:27 - 2:30
    Rừng ngập mặn có thể là
  • 2:30 - 2:34
    một trong những khoản đầu tư
    hiệu quả nhất cho bạn.
  • 2:34 - 2:37
    Nạn phá rừng, tuyệt chủng
    và biến đổi khí hậu
  • 2:37 - 2:40
    đều là những vấn đề toàn cầu
    mà ta có thể giải quyết
  • 2:40 - 2:43
    bằng cách trao giá trị
    cho hệ sinh thái và các loài,
  • 2:43 - 2:46
    và bằng cách hợp tác
    với người bản địa
  • 2:46 - 2:48
    sống cạnh những hệ sinh thái
    và những loài vật đó.
  • 2:48 - 2:52
    Đây là một trong ba đồng bằng châu thổ
    ở bờ biển Nam Ấn Độ
  • 2:52 - 2:55
    nơi mà các cộng đồng hợp tác với nhau
  • 2:55 - 2:59
    để thay đổi bộ mặt và có thể là
    số phận của cả hành tinh này.
  • 2:59 - 3:02
    Trong chưa tới một thập kỉ,
    với sự hỗ trợ của quốc tế,
  • 3:02 - 3:06
    ban quản lý rừng của các bang
    và cộng đồng địa phương
  • 3:06 - 3:08
    đã làm việc với nhau
    để phục hồi
  • 3:08 - 3:13
    hơn 8.000 hecta trại cá tôm
    không sinh lợi
  • 3:13 - 3:16
    trở lại thành rừng ngập mặn.
  • 3:16 - 3:19
    Khoảng năm năm trước,
    các bạn thử đoán xem,
  • 3:19 - 3:25
    chúng tôi đã tìm thấy ai
    trong khu rừng ngập mặn được phục hồi?
  • 3:25 - 3:29
    Khi chia sẻ hình ảnh
    của mèo cá với người bản địa,
  • 3:29 - 3:32
    chúng tôi đã có thể
    vực dậy niềm tự hào trong họ
  • 3:32 - 3:35
    về một hệ sinh thái
    với những loài có nguy cơ tuyệt chủng
  • 3:35 - 3:38
    được kính trọng trên toàn cầu
    ngay trong sân nhà.
  • 3:38 - 3:40
    Chúng tôi còn gầy dựng được
    niềm tin nơi nhiều người
  • 3:40 - 3:43
    giúp họ chọn
    cách sinh nhai khác.
  • 3:43 - 3:45
    Hãy gặp Santosh,
    một cậu bé 19 tuổi,
  • 3:45 - 3:48
    người không chỉ trở thành
    chuyên gia bảo tồn
  • 3:48 - 3:50
    chỉ sau hơn một năm
    làm việc với chúng tôi
  • 3:50 - 3:53
    mà sau đó, còn lôi kéo
    nhiều ngư dân bản địa khác
  • 3:53 - 3:57
    vào công cuộc học hỏi
    và bảo vệ mèo cá.
  • 3:57 - 3:59
    Hãy gặp Moshi,
    người săn trộm thuộc bộ lạc,
  • 3:59 - 4:01
    không chỉ dừng săn trộm
  • 4:01 - 4:04
    và trở thành người bảo tồn
    quan trọng nhất của chúng tôi,
  • 4:04 - 4:06
    mà còn dùng những kiến thức cổ
    của anh ấy
  • 4:06 - 4:11
    để giáo dục toàn bộ cộng đồng của mình
    ngừng việc săn bắt mèo cá, rái cá
  • 4:11 - 4:13
    và những loài có nguy cơ
    tuyệt chủng khác
  • 4:13 - 4:16
    sống trong rừng ngập mặn
    sau sân nhà anh.
  • 4:16 - 4:19
    Những chủ trại
    nuôi cá và tôm, như Venkat,
  • 4:19 - 4:22
    giờ đã sẵn sàng để làm việc với
    những người bảo tồn như chúng tôi
  • 4:22 - 4:27
    để kiểm tra tính bền vững
    của các hoạt động nuôi trồng như cua,
  • 4:27 - 4:29
    và có thể cả mật ong,
    đối với rừng ngập mặn.
  • 4:29 - 4:34
    Những động lực thúc đẩy họ
    bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn
  • 4:34 - 4:36
    ở những nơi mà chúng đã mất đi.
  • 4:36 - 4:38
    Thắng - thắng - thắng.
    Ba bên cùng có lợi,
  • 4:38 - 4:43
    cho mèo cá, người địa phương
    và cộng đồng toàn cầu.
  • 4:43 - 4:45
    Những câu chuyện này cho thấy
  • 4:45 - 4:47
    ta có thể trở thành
    một phần của tương lai
  • 4:47 - 4:50
    nơi mèo cá và
    rừng ngập mặn đã mất đi
  • 4:50 - 4:54
    được bảo vệ và phục hồi
    bởi chính những ngư dân,
  • 4:54 - 4:57
    tạo ra những vũng carbon
  • 4:57 - 5:01
    giúp bù đắp
    dấu chân sinh thái của chúng ta.
  • 5:01 - 5:03
    Vậy nên, dù có vẻ là nhỏ nhoi,
  • 5:03 - 5:07
    hi vọng rằng chúng tôi
    đã giúp mèo cá tìm được chỗ đứng.
  • 5:07 - 5:10
    Một nơi mà tất cả chúng ta
    có thể đầu tư vào
  • 5:10 - 5:14
    để kéo thêm
    thời gian của mình trên trái đất.
  • 5:14 - 5:17
    Hay như người bạn này
    của ta sẽ nói...
  • 5:17 - 5:20
    (Tiếng mèo cá)
  • 5:20 - 5:22
    Xin cảm ơn.
  • 5:22 - 5:26
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Mối liên hệ giữa mèo cá và bảo tồn rừng ngập mặn
Speaker:
Ashwin Naidu
Description:

Rừng ngập mặn rất quan trọng với sức khoẻ của trái đất - nó hấp thụ CO2 trong khí quyển và là nhà cho vô số các loài sinh vật. Nhưng môi trường sống phong phú này luôn bị đe doạ bởi ngành công nghiệp và nạn phá rừng. Trong bài nói chuyện truyền cảm hứng của mình, nhà bảo tồn và là TED Fellow, Ashwin Naidu, chia sẻ về những nỗ lực của cộng đồng Nam Á và Đông Nam Á trong việc bảo vệ rừng ngập mặn - với sự trợ giúp của loài mèo cá bí ẩn và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:39

Vietnamese subtitles

Revisions