Return to Video

Sức mạnh gắn kết của việc đọc

  • 0:01 - 0:06
    Hôm nay, tôi muốn nói về cách mà
    việc đọc có thể thay đổi cuộc sống ta
  • 0:06 - 0:09
    và về các giới hạn của sự thay đổi đó.
  • 0:10 - 0:14
    Tôi muốn nói với bạn rằng việc đọc
    có thể đưa ta đến một thế giới sẻ chia
  • 0:14 - 0:17
    của sự gắn kết tình người chặt chẽ.
  • 0:18 - 0:21
    Nhưng đồng thời nói về
    sự gắn kết đó luôn chỉ là một phần.
  • 0:21 - 0:26
    Đọc cuối cùng cũng chỉ là
    một việc cô độc, cá nhân.
  • 0:28 - 0:30
    Tác giả đã thay đổi cuộc đời tôi
  • 0:30 - 0:35
    là một tiểu thuyết gia vĩ đại
    người Mĩ gốc Phi James Baldwin.
  • 0:35 - 0:38
    Khi tôi lớn lên ở Tây Michigan
    vào những năm 1980,
  • 0:38 - 0:42
    không có nhiều nhà văn người Mĩ gốc Á
    tham gia vào việc thay đổi xã hội.
  • 0:43 - 0:47
    Và tôi nghĩ là
    mình nên chuyển qua James Baldwin
  • 0:47 - 0:51
    như một cách để lấp đầy khoảng trống,
    như một cách để nhận thức về chủng tộc.
  • 0:52 - 0:56
    Nhưng có lẽ vì tôi biết
    mình không phải là một người Mĩ gốc Phi,
  • 0:56 - 1:00
    tôi cũng thấy bị thử thách
    và buộc tội bởi lời văn của ông.
  • 1:00 - 1:03
    Đặc biệt là những lời sau:
  • 1:03 - 1:07
    ''Có những người đấu tranh cho tự do
    có thái độ đúng,
  • 1:07 - 1:09
    nhưng không có niềm tin thật sự.
  • 1:10 - 1:14
    Khi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm
    và bạn mong họ vùng dậy,
  • 1:14 - 1:17
    bằng một cách nào đó
    họ không có ở đó.''
  • 1:17 - 1:19
    Bằng cách nào đó họ không có ở đó.
  • 1:19 - 1:22
    Tôi hiểu những lời trên theo sát nghĩa.
  • 1:22 - 1:23
    Tôi nên đặt mình ở đâu?
  • 1:24 - 1:27
    Tôi đến đồng bằng Mississippi,
  • 1:27 - 1:30
    một trong những vùng nghèo nhất nước Mĩ.
  • 1:30 - 1:33
    Đây là nơi được tạo hình
    bởi lịch sử hào hùng.
  • 1:33 - 1:38
    Những năm 1960, người Mĩ gốc Phi
    liều mạng đấu tranh cho giáo dục,
  • 1:38 - 1:40
    đấu tranh cho quyền được bầu cử.
  • 1:41 - 1:43
    Tôi muốn là một phần của sự đổi thay đó,
  • 1:43 - 1:47
    để giúp những thiếu niên tốt nghiệp
    và lên đại học.
  • 1:48 - 1:51
    Khi tôi đến đồng bằng Mississippi,
  • 1:51 - 1:53
    nơi đó vẫn nghèo khổ,
  • 1:53 - 1:55
    vẫn tách biệt,
  • 1:55 - 1:58
    vẫn rất cần sự thay đổi.
  • 1:59 - 2:02
    Trường của tôi, nơi tôi được phân công,
  • 2:02 - 2:07
    không có thư viện,
    không có ban hướng nghiệp,
  • 2:07 - 2:10
    nhưng trường lại có một sĩ quan cảnh sát.
  • 2:10 - 2:12
    Nửa số giáo viên là giáo viên thay thế
  • 2:12 - 2:14
    và khi học sinh đánh nhau,
  • 2:14 - 2:18
    nhà trường sẽ tống chúng
    vào trại giam của hạt.
  • 2:20 - 2:23
    Đây là ngôi trường nơi tôi gặp Patrick.
  • 2:23 - 2:28
    Em 15 tuổi và đã lưu ban hai lần,
    em đang học lớp tám.
  • 2:28 - 2:31
    Em trầm tính, sống nội tâm,
  • 2:31 - 2:34
    lúc nào em cũng như đang suy tư.
  • 2:34 - 2:36
    Và em ghét thấy người khác đánh nhau.
  • 2:38 - 2:41
    Một lần, tôi đã thấy em
    nhảy vào giữa trận đánh của hai bạn nữ
  • 2:41 - 2:44
    và em bị đánh ngã gục xuống đất.
  • 2:45 - 2:48
    Patrick chỉ có một vấn đề.
  • 2:48 - 2:50
    Em không chịu đến trường.
  • 2:51 - 2:54
    Em nói là đôi lúc,
    trường lớp quá buồn phiền
  • 2:54 - 2:57
    vì học sinh luôn đánh nhau
    còn giáo viên thì nghỉ việc.
  • 2:58 - 3:04
    Và cũng vì mẹ em làm hai việc và
    quá mệt để kiếm tiền cho con đến trường.
  • 3:04 - 3:07
    Vậy nên tôi đã nhận công việc
    giúp em đến trường.
  • 3:07 - 3:11
    Và vì tôi khá điên rồ, 22 tuổi
    và đầy nhiệt huyết lạc quan,
  • 3:11 - 3:13
    chiến thuật của tôi chỉ là đến nhà em
  • 3:13 - 3:16
    và nói,
    "Này, sao em không đến trường?"
  • 3:17 - 3:18
    Và chiến thuật này lại thành công,
  • 3:18 - 3:21
    em bắt đầu đến trường mỗi ngày.
  • 3:21 - 3:23
    Và em bắt đầu tiến bộ
    trong lớp của tôi.
  • 3:23 - 3:26
    Em đã viết thơ, đọc sách.
  • 3:27 - 3:29
    Em đã bắt đầu đến trường mỗi ngày.
  • 3:31 - 3:33
    Vào khoảng thời gian đó
  • 3:33 - 3:35
    tôi đã nhận ra cách kết nối với Patrick,
  • 3:35 - 3:37
    tôi đã học tại trường luật ở Harvard.
  • 3:40 - 3:43
    Một lần nữa, tôi lại đối mặt với câu hỏi,
    tôi nên đặt mình ở đâu,
  • 3:43 - 3:45
    tôi nên đặt bản thân ở đâu?
  • 3:45 - 3:48
    Và tôi tự nghĩ
  • 3:48 - 3:52
    rằng đồng bằng Mississippi
    là nơi những người có tiền của,
  • 3:52 - 3:54
    những người có cơ hội
  • 3:54 - 3:55
    đã bỏ đi.
  • 3:56 - 3:57
    Và những người ở lại
  • 3:57 - 4:00
    là những người
    không có cơ hội để rời đi.
  • 4:01 - 4:03
    Tôi không muốn là người bỏ đi.
  • 4:03 - 4:05
    Tôi muốn là người ở lại.
  • 4:06 - 4:09
    Mặt khác, tôi cô đơn và mệt mỏi.
  • 4:09 - 4:13
    Và vậy là tôi tự thuyết phục rằng
    tôi có thể tạo nhiều thay đổi hơn
  • 4:14 - 4:18
    trên quy mô lớn hơn
    nếu tôi có một tấm bằng luật danh giá.
  • 4:20 - 4:21
    Vậy là tôi đi.
  • 4:23 - 4:24
    Ba năm sau,
  • 4:24 - 4:27
    khi tôi sắp tốt nghiệp trường luật,
  • 4:27 - 4:29
    bạn tôi gọi tôi
  • 4:29 - 4:33
    và kể tôi rằng Patrick đã dính vào
    một cuộc ẩu đả và giết người.
  • 4:35 - 4:37
    Tôi suy sụp.
  • 4:37 - 4:40
    Một phần trong tôi không tin điều đó,
  • 4:40 - 4:43
    nhưng một phần lại biết đó là sự thật.
  • 4:44 - 4:46
    Tôi bay đến đó để gặp Patrick.
  • 4:47 - 4:49
    Tôi thăm em trong nhà giam.
  • 4:51 - 4:54
    Và em kể với tôi đó là sự thật,
  • 4:54 - 4:57
    rằng em đã giết người.
  • 4:57 - 4:59
    Và em không muốn nói gì thêm
    về chuyện đó nữa.
  • 5:00 - 5:02
    Tôi hỏi em chuyện gì đã xảy ra ở trường
  • 5:02 - 5:06
    và em nói rằng em bỏ học sau năm tôi đi.
  • 5:06 - 5:09
    Và rồi em muốn kể cho tôi nghe
    một chuyện khác.
  • 5:09 - 5:12
    Em cúi xuống và nói rằng
    em có một đứa con gái nhỏ
  • 5:12 - 5:14
    vừa mới sinh.
  • 5:14 - 5:16
    Và em cảm tưởng như
    mình làm con bé thất vọng.
  • 5:19 - 5:22
    Là thế đó, cuộc nói chuyện của chúng tôi
    vội vã và ngượng nghịu.
  • 5:23 - 5:28
    Khi bước ra khỏi nhà giam,
    một giọng nói nội tâm thốt lên,
  • 5:28 - 5:30
    ''Quay lại đi.
  • 5:30 - 5:33
    nếu mày không quay lại bây giờ,
    mày sẽ không bao giờ quay lại.''
  • 5:36 - 5:40
    Vậy là tôi tốt nghiệp trường luật
    và quay lại.
  • 5:41 - 5:43
    Tôi quay lại gặp Patrick.
  • 5:43 - 5:46
    tôi quay lại xem mình có giúp được
    vụ án pháp lí của em không.
  • 5:47 - 5:50
    Và lúc đó, khi tôi gặp em lần hai,
  • 5:50 - 5:53
    tôi nghĩ là mình có một ý kiến hay,
    tôi nói,
  • 5:53 - 5:56
    ''Này Patrick, sao em không
    viết thư cho con gái mình,
  • 5:56 - 6:00
    vậy thì em có thể nhớ đến con bé?''
  • 6:00 - 6:04
    Và tôi đưa em một cây bút
    và một mẩu giấy,
  • 6:04 - 6:05
    và em ấy bắt đầu viết.
  • 6:07 - 6:09
    Nhưng khi tôi thấy mẩu giấy
    mà em đưa lại cho tôi,
  • 6:09 - 6:11
    tôi rất bất ngờ.
  • 6:13 - 6:15
    Tôi không nhận ra chữ viết của em ấy,
  • 6:15 - 6:18
    em đã phạm những lỗi chính tả cơ bản.
  • 6:19 - 6:22
    Và tôi nghĩ, với tư cách là một giáo viên,
  • 6:22 - 6:25
    tôi biết là một học sinh
    có thể tiến bộ vượt bậc
  • 6:25 - 6:28
    trong một khoảng thời gian rất ngắn,
  • 6:28 - 6:32
    nhưng tôi không nghĩ
    một học sinh có thể sa sút đột ngột.
  • 6:34 - 6:36
    Điều khiến tôi đau hơn
  • 6:36 - 6:39
    là đọc những lời em ấy viết
    cho con gái mình.
  • 6:40 - 6:41
    Em ấy viết,
  • 6:41 - 6:45
    "Bố xin lỗi vì lỗi lầm của mình,
    bố xin lỗi vì không thể ở bên con."
  • 6:46 - 6:49
    Và đó là tất cả những gì
    em ấy thấy là cần phải nói với con.
  • 6:50 - 6:55
    Và tôi tự hỏi sao có thể thuyết phục em
    rằng em có nhiều điều hơn để nói,
  • 6:55 - 6:58
    những phần trong em
    mà em không cần xin lỗi.
  • 6:59 - 7:00
    Tôi muốn em cảm thấy
  • 7:00 - 7:04
    rằng em có nhiều thứ đáng giá
    để chia sẻ với con gái mình.
  • 7:06 - 7:09
    Mỗi ngày trong bảy tháng tiếp theo,
  • 7:09 - 7:12
    tôi thăm em và mang theo sách.
  • 7:12 - 7:16
    Chiếc túi của tôi trở thành
    một thư viện nhỏ.
  • 7:16 - 7:18
    Tôi mang sách của James Baldwin,
  • 7:18 - 7:23
    tôi mang của Walt Whitman, C.S.Lewis.
  • 7:23 - 7:28
    Tôi mang sách hướng dẫn về cây cối,
    chim chóc,
  • 7:28 - 7:31
    và cuốn đã trở thành yêu thích nhất
    của em ấy là từ điển.
  • 7:32 - 7:33
    Có những ngày,
  • 7:33 - 7:37
    chúng tôi ngồi yên lặng hàng giờ,
    cả hai đều đọc sách.
  • 7:38 - 7:40
    Và vào vài ngày khác,
  • 7:40 - 7:43
    chúng tôi đọc cùng nhau,
    chúng tôi đọc thơ với nhau.
  • 7:44 - 7:47
    Chúng tôi bắt đầu đọc thơ haiku,
    hàng trăm bài haiku,
  • 7:47 - 7:50
    một kiệt tác dối lừa đơn giản.
  • 7:50 - 7:53
    Và tôi hỏi em, "Chia sẻ với cô
    bài haiku em thích nhất đi."
  • 7:53 - 7:56
    Và một vài trong số chúng rất vui nhộn.
  • 7:56 - 7:58
    Và đây là bài của Issa:
  • 7:58 - 8:02
    "Đừng lo, nhện ạ,
    tôi không dọn dẹp nhà đâu."
  • 8:03 - 8:07
    Và bài này:
    "Ngủ cả nửa ngày, không ai phạt tôi cả!"
  • 8:09 - 8:13
    Và bài tuyệt hay này,
    về ngày đầu tuyết rơi,
  • 8:13 - 8:18
    "Hươu liếm bông tuyết đầu tiên
    từ bộ lông của nhau."
  • 8:19 - 8:22
    Có điều gì rất kì bí và đẹp đẽ
  • 8:22 - 8:25
    về cách sắp xếp của thơ.
  • 8:25 - 8:30
    Khoảng trống cũng quan trọng
    như lời thơ vậy.
  • 8:31 - 8:34
    Chúng tôi đọc bài thơ này của W.S.Merwin,
  • 8:34 - 8:38
    ông ấy viết sau khi thấy vợ mình làm vườn
  • 8:38 - 8:42
    và nhận ra là
    họ sẽ dành cả cuộc đời còn lại với nhau.
  • 8:43 - 8:46
    ''Hãy để tôi tưởng tượng
    rằng chúng ta sẽ trở lại
  • 8:46 - 8:49
    khi chúng ta muốn và đó sẽ là mùa xuân.
  • 8:49 - 8:52
    Chúng ta sẽ không già hơn chút gì cả.
  • 8:52 - 8:56
    Nỗi buồn cũng sẽ nguôi ngoai
    như đám mây sớm
  • 8:56 - 9:00
    mà qua đó buổi sáng sẽ dần đến''.
  • 9:00 - 9:03
    Tôi hỏi Patrick câu thơ em thích nhất
    và em trả lời,
  • 9:03 - 9:07
    "Chúng ta sẽ không già hơn chút nào cả."
  • 9:08 - 9:13
    Em nói nó làm em nghĩ đến
    một nơi mà thời gian ngừng trôi,
  • 9:13 - 9:16
    nơi thời gian không còn quan trọng nữa.
  • 9:16 - 9:18
    Và tôi hỏi em rằng
    em có nơi nào như vậy không,
  • 9:18 - 9:20
    nơi mà thời gian kéo dài mãi.
  • 9:20 - 9:22
    Và em nói, "Mẹ em."
  • 9:24 - 9:28
    Khi bạn đọc một bài thơ
    với một người cạnh bên,
  • 9:28 - 9:30
    bài thơ thay đổi ý nghĩa.
  • 9:31 - 9:36
    Vì nó trở thành cá nhân với người đó,
    trở thành cá nhân đối với bạn.
  • 9:38 - 9:40
    Rồi chúng tôi đọc sách,
    chúng tôi đọc rất nhiều sách,
  • 9:40 - 9:43
    chúng tôi đọc hồi kí của
    Frederick Douglass,
  • 9:43 - 9:47
    một nô lệ người Mĩ
    tự học cách đọc và viết
  • 9:47 - 9:50
    và đã có được tự do
    nhờ có kĩ năng đọc viết.
  • 9:52 - 9:55
    Từ nhỏ tôi đã luôn nghĩ rằng
    Frederick Douglass là một anh hùng
  • 9:55 - 9:58
    và tôi nghĩ truyện này
    vui và tràn đầy hi vọng.
  • 9:59 - 10:02
    Nhưng cuốn sách
    lại khiến Patrick cảm thấy hoảng.
  • 10:03 - 10:08
    Em xao xuyến với một câu chuyện
    mà Douglass kể về việc, sau giáng sinh,
  • 10:08 - 10:11
    chủ nô cho nô lệ uống rượu gin
  • 10:11 - 10:15
    như một cách để chứng tỏ
    họ không thể chịu nổi tự do.
  • 10:15 - 10:17
    Vì nô lệ sẽ vấp ngã trên cánh đồng.
  • 10:20 - 10:22
    Patrick nói em cảm thấy đồng cảm.
  • 10:22 - 10:26
    Em nói rằng
    có những người trong tù như nô lệ,
  • 10:26 - 10:28
    không muốn nghĩ về hoàn cảnh của họ,
  • 10:28 - 10:30
    vì chúng quá đau đớn.
  • 10:30 - 10:32
    Quá đau đớn để nghĩ về quá khứ,
  • 10:32 - 10:35
    quá đau đớn để nghĩ về
    đoạn đường phía trước.
  • 10:37 - 10:40
    Câu yêu thích nhất của em ấy là:
  • 10:40 - 10:43
    ''Bất cứ gì, bất chấp tất cả,
    để tống khứ được việc nghĩ ngợi!
  • 10:44 - 10:49
    Chính dòng suy nghĩ không ngừng
    về hoàn cảnh đã giày vò tôi.''
  • 10:50 - 10:54
    Patrick nói Douglass đã rất dũng cảm
    để tiếp tục viết và nghĩ.
  • 10:55 - 11:01
    Nhưng Patrick không biết
    là em giống Douglass thế nào đối với tôi.
  • 11:01 - 11:04
    Cách em tiếp tục đọc,
    dù nó khiến em hoảng loạn.
  • 11:05 - 11:08
    Em đọc xong còn trước cả tôi,
  • 11:08 - 11:12
    đọc nó ở một cầu thang bê tông
    không có ánh sáng.
  • 11:14 - 11:16
    Và rồi chúng tôi đọc đến
    những cuốn tôi thích nhất,
  • 11:16 - 11:19
    cuốn "Gilead" của Marilynne Robinson,
  • 11:19 - 11:23
    cuốn sách là một bức thư dài
    từ một người cha đến con mình.
  • 11:23 - 11:25
    Em ấy thích câu này:
  • 11:25 - 11:27
    ''Cha viết điều này
    phần nào muốn nói với con
  • 11:27 - 11:31
    rằng nếu con có bao giờ tự hỏi
    con đã làm gì trong cuộc sống...
  • 11:31 - 11:33
    con là ơn trời ban cho cha,
  • 11:33 - 11:36
    một phép màu,
    thứ gì đó còn hơn cả phép màu.''
  • 11:37 - 11:43
    Thứ gì đó trong ngôn từ, tình yêu,
    nhung nhớ, giọng điệu của nó
  • 11:43 - 11:46
    đã nhen nhóm lại
    mong muốn được viết của Patrick.
  • 11:46 - 11:49
    Và em đã viết
    hết quyển vở này đến quyển vở khác
  • 11:49 - 11:53
    những lá thư cho con gái em.
  • 11:53 - 11:56
    Trong những bức thư đẹp, rối ren đó,
  • 11:56 - 12:02
    em tưởng tượng cảnh mình và con gái
    chèo thuyền dọc sông Mississippi.
  • 12:02 - 12:05
    Em tưởng tượng cảnh hai bố con
    tìm thấy một dòng suối trên núi
  • 12:05 - 12:07
    với làn nước trong tinh khiết.
  • 12:08 - 12:10
    Khi tôi nhìn Patrick viết,
  • 12:11 - 12:13
    tôi tự nghĩ,
  • 12:13 - 12:15
    và giờ tôi hỏi tất cả các bạn,
  • 12:16 - 12:21
    bao nhiêu trong các bạn đã từng viết thư
    cho người bạn thấy đã làm họ buồn?
  • 12:22 - 12:27
    Sẽ dễ dàng hơn nếu đưa những người đó
    ra khỏi tâm trí của bạn.
  • 12:28 - 12:33
    Nhưng Patrick lại hàng ngày
    đối mặt với con gái mình,
  • 12:33 - 12:36
    giữ bản thân có trách nhiệm với con bé,
  • 12:36 - 12:39
    từng chữ một với sự tập trung cao độ.
  • 12:42 - 12:45
    Tôi muốn trong cuộc sống mình
  • 12:46 - 12:49
    được đặt bản thân vào rủi ro như thế.
  • 12:49 - 12:53
    Vì rủi ro đó cho thấy một con tim mạnh mẽ.
  • 12:57 - 13:01
    Tôi xin lùi lại và hỏi một câu
    không được thoải mái lắm.
  • 13:01 - 13:04
    Tôi là ai mà lại kể câu chuyện này,
    câu chuyện của Patrick?
  • 13:06 - 13:09
    Patrick là người sống với nỗi đau đó
  • 13:09 - 13:13
    và tôi chưa từng một ngày
    thấy đói trong đời.
  • 13:15 - 13:17
    Tôi nghĩ về câu hỏi này rất nhiều,
  • 13:17 - 13:21
    nhưng điều tôi muốn nói là
    câu chuyện này không chỉ về Patrick.
  • 13:21 - 13:22
    Nó là về chúng ta,
  • 13:22 - 13:25
    nó là về sự bất bình đẳng giữa chúng ta.
  • 13:26 - 13:27
    Thế giới sung túc
  • 13:28 - 13:32
    mà Patrick và ông bà, cha mẹ em
  • 13:32 - 13:34
    đã bị từ chối.
  • 13:34 - 13:37
    Trong câu chuyện này,
    tôi đại diện cho thế giới sung túc kia.
  • 13:38 - 13:42
    Và khi kể chuyện,
    tôi không muốn giấu bản thân,
  • 13:42 - 13:44
    giấu sức mạnh mà tôi có.
  • 13:45 - 13:49
    Khi kể chuyện,
    tôi muốn bộc lộ sức mạnh
  • 13:49 - 13:51
    và rồi hỏi,
  • 13:51 - 13:54
    làm sao để thu hẹp khoảng cách
    giữa chúng ta?
  • 13:56 - 14:00
    Đọc sách là một cách
    để thu hẹp khoảng cách.
  • 14:00 - 14:04
    Nó cho chúng ta không gian
    để có thể cùng sẻ chia,
  • 14:04 - 14:07
    mà chúng ta có thể chia sẻ bình đẳng.
  • 14:08 - 14:12
    Chắc các bạn đang tự hỏi
    chuyện gì đã xảy ra với Patrick.
  • 14:12 - 14:13
    Đọc có cứu cuộc đời của em không?
  • 14:15 - 14:17
    Vừa có lại vừa không.
  • 14:18 - 14:21
    Khi Patrick được ra tù,
  • 14:21 - 14:23
    hành trình của em ấy thật đau đớn.
  • 14:24 - 14:28
    Chủ lao động từ chối em vì tiền án,
  • 14:28 - 14:31
    bạn thân nhất, mẹ của em,
    qua đời ở tuổi 43
  • 14:31 - 14:33
    vì bệnh tim và tiểu đường.
  • 14:33 - 14:36
    Em không nhà không cửa, nghèo đói.
  • 14:38 - 14:43
    Nhiều người nói nhiều thứ về việc đọc
    mà tôi thấy hơi phóng đại.
  • 14:44 - 14:48
    Khả năng đọc không giúp em ấy
    không bị phân biệt đối xử.
  • 14:48 - 14:50
    Nó đã không giúp mẹ em thoát chết.
  • 14:52 - 14:54
    Vậy việc đọc có thể giúp gì?
  • 14:55 - 14:59
    Tôi có vài câu trả lời
    để kết thúc hôm nay.
  • 15:01 - 15:03
    Việc đọc làm giàu đời sống nội tâm của em
  • 15:05 - 15:08
    với bí ẩn, sự tưởng tượng,
  • 15:08 - 15:09
    với cái đẹp.
  • 15:10 - 15:15
    Việc đọc cho em ấy
    những hình ảnh giúp em vui sống:
  • 15:15 - 15:21
    núi, biển, hươu, bông tuyết.
  • 15:21 - 15:25
    Những từ ngữ có vị như sự tự do,
    thế giới thiên nhiên.
  • 15:28 - 15:31
    Việc đọc giới thiệu lại với em
    một ngôn ngữ mà em đã đánh mất.
  • 15:31 - 15:36
    Những lời từ nhà thơ Derek Walcott
    thật quý giá làm sao.
  • 15:36 - 15:38
    Patrick nhớ những áng thơ của ông.
  • 15:38 - 15:40
    "Những ngày tôi đã sống,
  • 15:40 - 15:42
    những ngày tôi đã mất,
  • 15:42 - 15:46
    những ngày phát triển nhanh chóng,
    như những đứa con gái,
  • 15:46 - 15:48
    vòng tay che chở của tôi.''
  • 15:49 - 15:52
    Việc đọc dạy em dũng cảm.
  • 15:52 - 15:55
    Hãy nhớ là em vẫn cố đọc
    Frederick Douglass,
  • 15:55 - 15:57
    dù nó rất đau khổ.
  • 15:57 - 16:01
    Em ấy vẫn nhận thức rõ,
    dù là nhận thức rõ sự đau đớn.
  • 16:02 - 16:05
    Đọc là một hình thức nghĩ,
  • 16:05 - 16:09
    đó là lí do việc đọc khó
    vì chúng ta phải nghĩ.
  • 16:09 - 16:13
    Và Patrick chọn cách nghĩ
    hơn là không nghĩ.
  • 16:16 - 16:20
    Và cuối cùng, đọc cho em một ngôn ngữ
    để nói chuyện với con gái mình.
  • 16:21 - 16:25
    Việc đọc truyền cảm hứng cho em viết.
  • 16:25 - 16:29
    Mối liên kết giữa đọc và viết rất mạnh mẽ.
  • 16:29 - 16:31
    Khi chúng ta bắt đầu đọc,
  • 16:31 - 16:33
    chúng ta bắt đầu tìm từ ngữ.
  • 16:34 - 16:39
    Và em đã tìm ra những từ ngữ để nghĩ về
    cảnh hai bố con chơi cùng nhau.
  • 16:39 - 16:40
    Em đã tìm ra từ ngữ
  • 16:42 - 16:44
    để nói em yêu con bé nhiều thế nào.
  • 16:46 - 16:50
    Đọc cũng thay đổi
    mối quan hệ của chúng ta với nhau.
  • 16:50 - 16:52
    Chúng giúp ta có dịp được gần gũi,
  • 16:52 - 16:55
    để nhìn ngoài quan điểm của mình.
  • 16:55 - 16:58
    Và việc đọc lấy một mối quan hệ bất công
  • 16:58 - 17:00
    và cho chúng ta một sự bình đẳng tạm thời.
  • 17:02 - 17:05
    Khi bạn gặp ai đó là một độc giả,
  • 17:05 - 17:07
    bạn gặp người đó lần đầu,
  • 17:07 - 17:09
    rất mới lạ.
  • 17:10 - 17:13
    Không có cách nào để bạn biết
    câu văn yêu thích của người đó,
  • 17:14 - 17:18
    những kí ức và sự đau khổ cá nhân
    mà người đó chịu đựng.
  • 17:19 - 17:23
    Và bạn đối mặt với sự riêng tư cuối cùng
    của đời sống nội tâm của người đó.
  • 17:24 - 17:27
    Và rồi bạn bắt đầu tự hỏi, "Chà,
    đời sống nội tâm của mình xây nên từ gì?
  • 17:27 - 17:30
    Tôi có gì đáng
    để chia sẻ với những người khác đây?''
  • 17:33 - 17:34
    Tôi muốn kết thúc
  • 17:36 - 17:40
    với một số câu thơ tôi rất thích
    từ những lá thư của Patrick đến con gái.
  • 17:41 - 17:44
    ''Dòng sông đục ở vài khúc
  • 17:44 - 17:47
    nhưng ánh sáng chiếu xuyên qua hàng cây...
  • 17:47 - 17:51
    Trên vài cành lủng lẳng hàng chùm dâu tằm,
  • 17:51 - 17:54
    con vươn thẳng tay để hái lấy chúng.''
  • 17:56 - 17:58
    Và bức thư dễ thương này mà em viết,
  • 17:58 - 18:03
    ''Hãy nhắm mắt và nghe âm điệu của ngôn từ
  • 18:03 - 18:05
    Tôi thuộc lòng bài thơ này
  • 18:05 - 18:08
    và tôi muốn các bạn cùng biết.''
  • 18:09 - 18:11
    Cảm ơn mọi người rất nhiều.
  • 18:11 - 18:14
    (Vỗ tay)
Title:
Sức mạnh gắn kết của việc đọc
Speaker:
Michelle Kuo
Description:

Đọc và viết có thể là hành động can đảm giúp chúng ta gần hơn với mọi người và chính mình. Tác giả Michelle Kuo chia sẻ cách dạy kĩ năng đọc với những học sinh của cô ở đồng bằng Mississippi đã mở ra sức mạnh gắn kết của ngôn ngữ viết như thế nào -- cũng như những hạn chế của sức mạnh đó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:27

Vietnamese subtitles

Revisions